Có sự cân đối hợp lý mức đầu tư cho các ngành, nghề, các vùng, miền khác nhau trong cả nước

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 108 - 116)

vùng, miền khác nhau trong cả nước

Để hạn chế, tiến đến ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực, bất bình đẳng xã hội đang còn tồn tại thì cần phải có quy hoạch và kế hoạch cụ thể, rõ ràng để có sự cân đối hợp lý mức đầu tư cho các ngành, nghề, vùng, miền khác nhau trong cả nước. Tăng cường chất lượng dự báo và các nghiên cứu về thị trường trong các dự án quy hoạch. Trong đó, phải chú ý đến những quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

Trước tiên cần đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm của mỗi miền, các ngành kinh tế giữ vai trò động lực như các ngành có liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới và công nghệ vật liệu mới để một mặt, bắt kịp với trình độ phát triển công nghệ hiện đại của thế giới và mặt khác, chính những ngành nghề đó sẽ làm đầu tầu để kéo nền

kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn, tạo tiền đề vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu xã hội nhân văn.

Để giảm thiểu sự bất công xã hội, cần phải có sự đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây. Những nơi này đang gặp rất nhiều khó khăn về các điều kiện tự nhiên, cũng như đã chịu nhiều đau thương mất mát vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Việc đầu tư này sẽ góp phần từng bước khắc phục “tình trạng bất công” do điều kiện tự nhiên gây ra, cũng như những bất công do lịch sử để lại. Việc đầu tư này trước tiên là để cải thiện đời sống quá nghèo khổ, thiếu thốn của người dân, tạo những điều kiện thuận lợi để họ có cơ hội tiếp cận công bằng với những yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, tín dụng, kỹ thuật, thông tin kinh tế, môi trường kinh doanh… Sự đầu tư quan trọng hơn cả là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường xá, trường học, nước sạch, trạm y tế… Đó là sự đầu tư mang tính chiến lược cho tương lai, đầu tư để có nguồn nhân lực có chất lượng cao, làm cho các vùng này tiến kịp với các vùng phát triển của cả nước để người dân có cơ hội tiếp cần bình đẳng với các nguồn lực phát triển. Vì rằng, hiện nay việc học tập và chăm sóc sức khỏe đối với các trẻ em ở vùng này còn hạn chế, đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cho nên Nhà nước cần ưu tiên đầu tư vốn cho sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề bức xúc về mặt xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế như thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp, thuế lưu thông hàng hóa… kể cả thuế thuê đất sử dung phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thương nghiệp Nhà nước hoạt động ở khu vực miền núi. Tiếp tục chính sách trợ giá, trợ cước đối với các mặt hàng nông, lâm sản và các hàng hóa thiết yếu như muối, dầu hỏa, thuốc

chữa bệnh, giấy viết, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cho đồng bào. Đối với đối tượng nghèo đói, Nhà nước cần có cơ chế co vay và kiểm soát vốn vay để giúp đỡ phát triển sản xuất mà không phải trả lãi hoặc thấp thông qua chương trình xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh việc chú ý đầu tư phát triển vùng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Để tiến tới một xã hội công bằng, bình đẳng thì cần phải tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung, một trong những giải pháp quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Vì, Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do đó, thu hút cho người nghèo ở Việt Nam có được việc làm và tăng thu nhập thì phát triển nông thôn sẽ là một trọng tâm của chiến lược tăng trưởng. Đây là một quyết sách nhất thiết phải có để vừa mang lợi cho quá trình tăng trưởng, vừa là điều kiện để tạo lập công bằng xã hội. Hơn nữa, đa số dân số Việt Nam, lực lượng lao động và người nghèo là ở nông thôn. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải có chính sách phù hợp để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở phát triển nông nghiệp thì mới chỉ có thể đảm bảo cho cư dân nông thôn một nguồn thu nhập hạn chế nhưng khó có khả năng đưa nông thôn trở nên giàu có. Do vậy, phải thực hiện các bước đa dạng hóa thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Điều đó sẽ có tác dụng tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt là trong lúc nguồn lao động nông thôn ngày càng dư thừa nhiều mà đất đai nông nghiệp, nguồn tư liệu chủ yếu mở rộng sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn. Mặt khác, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một phần lớn đất canh tác của người nông dân bị Nhà nước thu hồi. Cho nên, Nhà nước cần có chính sách đền bù thỏa đáng, chính sách đầu tư giải quyết việc làm cho nông dân và con em họ để họ khỏi gặp khó khăn trong đời sống xã hội.

Trên đây là một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực, đồng tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, chúng ta có thể xây dựng được một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh để vững bước phát triển cùng thời đại.

KẾT LUẬN

Công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội là một hoài bão lớn lao, một lý tưởng cao đẹp mà nhân loại luôn hướng đến trong quá trình làm nên lịch sử. Công bằng xã hội đã được đặt ra từ rất sớm và loài người đã từng bước, từng bước làm được điều đó, từ việc xây dựng các quan điểm lý luận đến việc thực hiện nó trong đời sống hiện thực. Công bằng xã hội luôn là mối quan tâm thường xuyên và sâu sắc của các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, vấn đề công bằng xã hội đã được đặt ra từ lâu, nó đã từng được biết đến trong văn học dân gian, trong các tư tưởng tôn giáo… Tuy nhiên, đến thời đại Hồ Chí Minh, công bằng xã hội không chỉ dừng lại ở quan điểm, ở khát vọng mà nó đã được hiện thực hóa trong đời sống xã hội.

Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, tận mắt chứng kiến những bất công, bất bình đẳng xã hội mà chủ nghĩa thực dân đối xử với dân tộc mình, Hồ Chí Minh khát khao xóa bỏ những bất công và bất bình đẳng đó. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc và đã tìm ra chân lý để thực hiện niềm ước mơ cháy bỏng đó.

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hòa quyện với nhau và luôn nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Con đường cách mạng mà Người đã chọn, cuộc cách mạng mà Người lãnh đạo, những chủ trương, chính sách mà Người đề ra và cả những việc làm rất cụ thể của Người, tất cả đều nhằm bảo vệ con người, đảm bảo công bằng, bình đẳng cho con người. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, công bằng xã hội được hiểu khá toàn diện và sâu sắc, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Công bằng xã hội có vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Thực hiện công bằng xã hội tạo động lực to lớn thúc đẩy mọi người

tích cực lao động để tạo nên sự giàu có của bản thân họ và toàn xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội mới tốt đẹp - xã hội chủ nghĩa, trong đó mọi người được tự do, có điều kiện phát triển khả năng của mình; có điều kiện cống hiến và được hưởng thành quả tương xứng với sự cống hiến đó.

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, coi công bằng xã hội là một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội chủ nghĩa và hiện thực hóa sự công bằng xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt trong tiến trình đổi mới đất nước.

Những chủ trương của Đảng về thực hiện công bằng xã hội được đưa ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và đã được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội Đảng, qua các hội nghị Trung ương.

Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, quyền của con người được hiến pháp, pháp luật bảo vệ và được thực hiện trong thực tế. Nền kinh tế phát triển đã tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội để mọi người tham gia đóng góp sức lực của mình vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước. Đặc biệt trong những năm vừa qua, Việt Nam đã được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất trong việc thực hiện “mục tiêu thiên nhiên kỷ” của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, vấn đề thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Kinh tế thị trường dẫn tới sự phát triển, nhưng cũng dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt. Đồng thời việc phát huy dân chủ vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ, đâu đó dân chủ vẫn chỉ là hình thức, những tệ nạn xã hội như tham nhũng, làm ăn phi pháp, lừa

đảo… vẫn tồn tại. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, để thực hiện mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân ta hướng tới xây dựng nước ta trở thành “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ; để công bằng xã hội ngày càng được hiện thực hóa sâu sắc trong thực tiễn cuộc sống thì cần phải: Một là: Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về công bằng xã hội. Hai là: Từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách pháp luật, chế độ của Nhà nước để đảm bảo công bằng, đặc biệt là hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội. Ba là: Phát động toàn dân tích cực thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, quan liêu lãng phí. Bốn là: Cần có chính sách đầu tư cân đối, hợp lý giữa các ngành, nghề, các vùng, miền khác nhau trong cả nước.

Thực hiện công bằng xã hội là một trong những mục tiêu trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ quan điểm của Hồ Chí Minh đến sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta vào công cuộc đổi mới hiện nay vẫn còn là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm giải quyết.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w