Điều kiện để thực hiện công bằng xãhộ

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 48 - 58)

Một là: Công bằng xã hội phải trở thành mục tiêu của Đảng và cách

mạng Việt Nam.

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm tới việc thực hiện công bằng xã hội, coi công bằng xã hội là một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội, xã hội chủ nghĩa và hiện thực hóa sự công bằng xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.

Đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc là mục tiêu và nghĩa vụ quan trọng nhất, thiêng liêng nhất của các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình; quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho đồng bào. Người thường nhấn mạnh: Phải đấu tranh giành cho độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn; chứ không phải là thứ “độc lập giả hiệu”; “độc lập nửa vời”; “độc lập hình thức”. Người đã từng nói: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [45, tr.56]; “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [45, tr.152]. Ý nghĩa và giá trị của quyền độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng. Đó chính là hoài bão, là lý tưởng của Hồ Chí Minh kể từ khi Người bước vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Chống chủ nghĩa thực dân, giành lại quyền độc lập gắn liền với đấu tranh giành quyền tự do, hạnh phúc cho nhân dân, giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với giải phóng đồng bào là định hướng, là nền tảng của đường lối, chủ trương do Người xác lập.

Hồ Chí Minh nêu rõ trách nhiệm của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất coi trọng giải quyết những yêu cầu cụ thể của cuộc sống hàng ngày của nhân dân, như lo muối, gạo, vải mặc cho dân, lo trường học và chăm sóc sức khỏe cho các cháu nhỏ. Tất cả mọi việc Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước nhà Đảng phải lo. Ngay đến tương cà, mắm muối của dân Đảng cũng phải lo, làm sao cho nước ngày càng mạnh. Một trong những điều mà trước khi qua đời, Người tha thiết dặn, Đảng ta là chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân bằng cách phát triển kinh tế và văn hóa theo kế hoạch thật tốt.

Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là điều kiện để đi tới hạnh phúc, ấm no. Mặt khác, Người cho rằng, để đi tới hạnh phúc ấm no, đem lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp chỉ có ở trong chủ nghĩa xã hội. Vào những năm 50, 60, khi miền Bắc trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người xác định rõ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc.

Tóm lại, khát vọng về xây dựng một xã hội mới công bằng, bình đẳng

đã được thể hiện sâu sắc trong tư duy, lý tượng của Hồ Chí Minh ngay từ khi Người bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân. Mục tiêu, lý tưởng ấy của Người cũng là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:

Xã hội, xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại… [19, tr.17].

Hai là: Công bằng xã hội cần được thể chế hóa thành pháp luật và các

Theo Người để thực hiện công bằng xã hội phải xây dựng được Nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân quản lý xã hội bằng pháp luật. Nghĩa là công bằng xã hội phải được thể chế hóa thành pháp luật và các chính sách của Nhà nước.

Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam mà Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp ký tên gửi đến hội nghị Véc xây đã nhấn mạnh đến yếu tố pháp luật của một Nhà nước pháp quyền:

“Bảy xin Hiến pháp ban hành,

Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [42, tr.438].

Theo Hồ Chí Minh, một Nhà nước dân chủ, đảm bảo được công bằng xã hội phải có hiến pháp, phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, mọi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo đúng hiến pháp và pháp luật; Nhà nước phải thực sự dân chủ với nhân dân tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nhân dân phải thực sự tôn trọng và chấp hành pháp luật, sống có kỷ cương, phép nước; Đảng đề ra chủ trương, đường lối và Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối đó thành luật; lệnh, chính sách cụ thể và tổ chức thực hiện những chính sách đề ra.

Chính vì vậy, ngay sau khi đọc tuyên ngôn độc lập, liền một ngày sau, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt ngay vấn đề phải ban hành hiến pháp dân chủ.

Là người sáng lập Nhà nước dân chủ mới Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp. Trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản khác dưới luật.

Theo Hồ Chí Minh, cùng với Hiến pháp phải có pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân. Có vậy mới đảm bảo được công bằng xã hội. Người luôn nhấn mạnh, trong mỗi giai đoạn

phát triển của đất nước, luật pháp cũng tỏ rõ sự chưa đầy đủ của nó nên phải cố gắng làm cho luật pháp ngày càng dân chủ hơn. Người còn cho rằng: Nhà nước phải luôn hoàn thiện Hiến pháp và pháp luật theo sự phát triển mọi mặt của đất nước và sự tiến bộ của nhân loại.

Cùng với việc chỉ đạo xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ ở nước ta, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật. Người luôn chỉ đạo việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích luật pháp hướng dẫn việc thi hành và thực hiện pháp luật cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân đấu tranh bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế. Đồng thời, Người yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Để đảm bảo công bằng xã hội Hồ Chí Minh khẳng định rằng phải chống tham ô, lãng phí và quan liêu. Vì: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Nó gây trở ngại cho sự phát triển nền kinh tế, ảnh hưởng không tốt đến phong trào đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm của nhân dân. Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm…” Vì những tác hại và nguy cơ đó, đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là một cuộc cách mạng quan trọng và cần kíp như đánh giặc trên mặt trận. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị” [47, tr.490]. Quan điểm của Người về đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là triệt để “Phải kiên quyết “nhổ cỏ”” [47, tr.493]. Cuộc đấu tranh chống các tệ nạn này là “một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới,

giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu” [51, tr.578].

Để từng bước giành thắng lợi ở mặt trận này, các ban ngành, các cơ quan, xí nghiệp, Chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức ắt phải có lãnh đạo và trung kiên” [47, tr.490]. Một trong những bước quan trọng của cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp là phải tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và nhất trí trong hành động, tinh thần mạnh bạo xung phong của cán bộ và nhân dân.

Nếu như trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải “dựa vào: lực lượng của dân tinh thần của dân” thì trong chống “giặc nội xâm” cũng phải dựa vào dân mới có thể giành được thắng lợi, “phong trào tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công” [47, tr.495]. Phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền trong quần chúng, phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Về điều này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải: “biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” [51, tr.576].

Quán triệt tư tưởng của Người, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, có ý chí và nghị lực, quyết tâm sáng tạo, trí tuệ và công sức của cán bộ, đảng viên và sự hăng hái tham gia của quần chúng. Người tổ chức phong trào chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, theo Hồ Chí Minh: “Phải nắm vững chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, phải dựa vào lực lượng của quần chúng, phải lắng nghe ý kiến của quần chúng, phải thật sự mở rộng dân chủ” [51, tr.578].

Để nhân dân hăng hái tham gia ngày một nhiều hơn vào phong trào chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu với tinh thần phấn khởi, Hồ Chí

Minh luôn luôn đòi hỏi Đảng phải thật sự mở rộng dân chủ. Tính chất dân chủ rộng rãi của cuộc đấu tranh là nhân tố tạo nên sự thắng lợi; là động lực căn bản sâu xa nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đi tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Bản thân các tệ nạn này là xa lạ, đối lập với nhân dân, là biểu hiện trực tiếp của tình trạng thoái hóa trong đạo đức con người. Việc đấu tranh chống các tệ nạn này đòi hỏi phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, mở rộng mọi quyền dân chủ cho quần chúng nhân dân, lôi cuốn rộng rãi mọi người vào các phong trào hành động cách mạng, tự phê bình và phê bình. Thực hành dân chủ là giải pháp căn bản nhất để nhanh chóng phát hiện và xử lý đúng mức các căn bệnh nguy hiểm đó. Hồ Chí Minh khẳng định:

Trong mọi công việc, ngay từ khi lập kế hoạch và suốt cả thời gian thực hiện, phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể. Quần chúng thật sự có quyền dân chủ và cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải xung phong gương mẫu, thì chắc chắn ngăn ngừa được những tệ quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô [53, tr.249-250].

Phê bình và tự phê bình trong cán bộ, đảng viên và quần chúng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người, đó cũng chính là thực hành dân chủ. Phong trào thật thà tự phê bình và phê bình được thực hiện “phải có trọng tâm, phải làm từng bước, phải nắm vững và vào sâu. Phải làm từ cấp trên đến cấp dưới, từ bộ phận chính đến bộ phận phụ” [47, tr.493]. Hồ Chí Minh đặt ra nguyên tắc tự phê bình và phê bình là: phải dựa vào sự thực, phải đào tận gốc rễ những khuyết điểm, không che giấu, tô vẽ, không nên nói việc nhỏ, bỏ việc lớn, nói việc cũ quên việc mới. Vấn đề đặt ra để tự phê bình và phê bình không thể chung chung, đại khái mà phải trả lời trực tiếp những câu hỏi: Mình có tham ô không? có ăn bớt của công cho riêng đơn vị mình không? có phô trương, lãng phí của công và sức lực nhân dân không? có coi khinh và xa rời

quần chúng không? Trong phong trào này, đòi hỏi các cán bộ cao cấp; phải tự cải tạo lòng mình, giữ tư tưởng trong sạch, lập trường vững, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân thì sẽ tránh được nhiều khuyết điểm. Theo Hồ Chí Minh, nếu cán bộ “Đè nén phê bình, hoặc phớt phê bình, cũng là tội lỗi” [48, tr.81]. Phải tăng cường phê bình và tự phê bình. Phải quản lý kiểm tra, đôn đốc từ nhiều phía đối với cán bộ, từ cấp trên, từ đồng cấp, cho đến từ dưới và đặc biệt là từ quần chúng nhân dân.

Phong trào tự phê bình và phê bình để tìm ra gốc rễ tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, theo Hồ Chí Minh phải lấy giáo dục, bồi dưỡng làm chính. Phải giáo dục, giải thích, giúp đỡ để làm cho những người phạm lỗi, phạm khuyết điểm thật thà tự phê bình; chủ động, tích cực khen ngợi, nêu gương những người tốt, việc tốt, những người trung thực, thật thà, liêm khiết. Hồ Chí Minh viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [42, tr.263]. Nêu gương đạo đức mới phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội. Lấy gương người tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng con người mới và cuộc sống mới, là tiền đề quan trọng để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Coi trọng phương pháp nêu gương, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở, phải kỷ luật thích đáng với cá nhân ngoan cố, không chịu ăn năn, sửa chữa hoặc ngăn cản, đe dọa người khác phê bình, tố cáo mình, nghiêm trị những kẻ mắc “những tội lỗi đặc biệt nặng”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc tham ô, lãng phí, quan liêu được Hồ Chí Minh coi là “rất cần thiết và phải làm thường xuyên” [51, tr.575]. Phải đấu tranh bằng sức mạnh của dân chủ, kỷ luật, pháp luật và cả đạo đức, văn hóa nói chung của toàn xã hội, với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là quần chúng công nông. Đây là con đường thực thi bảo đảm cho nền kinh tế phát triển. Cuộc đấu

tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu là một cuộc cách mạng, có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng. Nó giáo dục mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, để xây dựng kinh tế, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thông qua phong trào này, nó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn tự rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc. Đồng thời, nó củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, thúc đẩy mọi người phát huy hết năng lực, trí tuệ, công sức để đẩy mọi người phát huy hết năng lực, trí tuệ, công sức để xây dựng nền kinh tế nước nhà giàu mạnh, bảo đảm đời sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội ở việt nam hiện nay theo quan điểm của hồ chí minh (Trang 48 - 58)