Tài liệu tham khảo công nghệ thông tin, chuyên ngành tin học Giải pháp tăng lợi nhuận tại Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin – Công ty Điện lực
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thìnhất thiết doanh nghiệp phải hoạt động làm ăn có hiệu quả Điều này có nghĩa làdoanh nghiệp bỏ vốn ra thì phải thu được lợi nhuận, có lợi nhuận thì doanhnghiệp mới có thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập cho cán bộ côngnhân viên Do đó việc tìm ra giải pháp nâng cao lợi nhuận luôn là một trongnhững vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độquản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm.Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, quyết địnhsự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuậnlà điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp đượcvững chắc.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng lợi nhuận tạiTrung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin – Công ty Điện lực I”
Nội dung chính của chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận của Doanh nghiệp trong nền kinh tếthị trường
Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Trung tâm Viễn thông vàCông nghệ thông tin – Công Ty Điện Lực I.
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại Trung tâmViễn thông và công nghệ thông tin – Công Ty Điện Lực I.
Do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tậpcủa em không tránh khỏi những thiếu sót khuyết điểm Em rất mong nhận đượcsự đóng góp giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn để chuyên đề thực tập của em đượchoàn thiện hơn.
Trang 21.1.1 Lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều đềra cho mình những mục tiêu hoạt động riêng và lấy đó làm cái đích để đạt tới.Trong đó tối đa hoá giá trị của vốn chủ sở hữu là mục tiêu chung nhất, tổng quátnhất của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp một cách tổng hợp Nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng ápdụng các biện pháp nâng cao lợi nhuận Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lợinhuận phụ thuộc vào quan điểm và góc độ xem xét.
Các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Mác cho rằng "Cái phần trội lên nằmtrong giá bán so với chi phí là lợi nhuận" Theo Adam Smith lợi nhuận là“khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động Còn Ricardo thì cho rằng“lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công”.
Theo K.Mác thì "Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giátrị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả côngcủa công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận".
Các nhà kinh tế học hiện đại như Samuelson và Nordhaus phát biểu “Lợinhuận là khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi” hay cụthể hơn thì “ Lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập củamột doanh nghiệp và tổng số chi phí” Còn David Begg, Stanley Fisher vàRudiger Doven Bush cho rằng “Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so vớichi phí”.
Trang 3Các nhà kinh tế học XHCN trước đây cho rằng “Lợi nhuận dưới XHCN làthu nhập thuần túy của xã hội XHCN”, còn hiện nay thì coi “Lợi nhuận của quátrình kinh doanh là phần chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ sản phẩm hànghóa dịch vụ và chi phí để đạt được thu nhập đó”.
Các khác niệm trên đều thống nhất với nhau về mặt lượng đó là "Lợi nhuậnlà chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí" Lợi nhuận là kết quả tài chínhcuối cùng của hoạt động kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quảhoạt động kinh tế của doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanhđều mong muốn thu được lợi nhuận cao Doanh nghiệp muốn thu được lợinhuận cao thì phải nhìn thấy những cơ hội, phải tìm ra những phương thức sảnxuất mới và hiệu quả để giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm Nói chung cácdoanh nghiệp tiến hành tốt các hoạt động kinh doanh để có thu nhập lớn nhất,chi phí thấp nhất.
Từ giác độ doanh nghiệp ta có thể thấy "lợi nhuận là phần chênh lệch giữacác khoản tiền nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra đểđạt được điều đó"
Hiện nay lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét dưới rất nhiều cách vàcó một số cách phân chia như sau.
- Lợi nhuận chia thành lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế.Chi phí kinh tế ở đây ngoài các chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động củadoanh nghiệp còn bao gồm cả chi phí cơ hội – đó là chi phí do việc không sửdụng những nguồn nhân lực để đầu tư cho phương án khác tốt nhất mà doanhnghiệp bỏ qua
Lợi nhuận kế toán là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kế toán.Đó là các khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh và không tính đến chi phí cơ hội
- Lợi nhuận danh nghĩa và lợi nhuân thực tế
Trang 4Lợi nhuận nếu không điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát được gọi là lợi nhuậndanh nghĩa, lợi nhuận điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát là lợi nhuận thực tế
Lợi nhuận danh nghĩa = Lợi nhuận thực tế + mức lạm phát- Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được hiểu làphần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.Lợi nhuận sau thuế (hay thu nhập sau thuế của doanh nghiệp) là chênh lệchgiữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN).
Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
1.1.2 Nội dung của lợi nhuận:
Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phongphú và đa dạng, do đó lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khách nhau.
- Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệchgiữa doanh thu về tiêu thụ và chi phí của khối lượng sản phẩm hàng hóa thuộccác hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ các hoạt động liên doanh liên kết là số chênh lệch giữa thunhập phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh liên kết với chi phí của doanhnghiệp đã bỏ ra để tham gia liên doanh.
- Lợi nhuận thu từ hoạt động đầu tư tài chính là chênh lệch giữa các khoảnthu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mạng lại là lợinhuận thu được do kết quả hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tếnói trên.
Trang 5Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củabất kỳ một doanh nghiệp nào, không những thế nó còn tác động đến cả nhữngngười lao động và nền sản xuất xã hội
1.2 Vai trò của lợi nhuận:
Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
1.2.1 Đối với doanh nghiệp :
Trong thời kỳ bao cấp, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp quốcdoanh dựa và sự bao cấp mọi mặt của Nhà nước Vốn đầu tư là do nhà nước bỏra, doanh nghiệp không phải lo lắng tìm nguồn vốn, nếu làm ăn thua lỗ thì đượcnhà nước bù Vì thế trong thời kỳ này doanh nghiệp hoạt động kém năng động,tình trang lãi giả lỗ thật xảy ra tại rất nhiều doanh nghiệp Lợi nhuận chưa trởthành vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra hoặc làdo các nhà đầu tư bỏ ra hoặc vốn đi vay Doanh nghiệp phải hoạt động dựa vàochính năng lực của mình, không được Nhà nước bù đắp nếu thua lỗ nữa Doanhnghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanhnghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Hàng loạt doanh nghiệp đã bị giảithể, phá sản do làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài Doanh nghiệp với tưcách là nhà đầu tư, một nhà kinh doanh đã bỏ vốn ra là nhằm thu được lợi nhuậntối ưu Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếukhông thu được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranhđược Chính vì vậy mà lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực kinh tếthúc đẩy các doanh nghiệp cũng như người lao động không ngừng sử dụng hợplý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầucủa thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải bỏ ra nhữngchi phí nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh như tiền vốn bỏ ra, tiền
Trang 6thuê đất đai, lao động Họ mong muốn hàng hoá và dịch vụ được mua với giá ítnhất phải đủ đề bù đắp những chi phí đã tiêu hao và mong muốn đạt lợi nhuậnđể mở rộng tái sản xuất Động cơ lợi nhuận là động lực chủ yếu nhất kích thíchsự hoạt động cho thị trường sản phẩm.
- Lợi nhuận tạo khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quảcao hơn.
- Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ sung vốn kinhdoanh, đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
- Không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh, thểhiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộquản lý trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận chứng tỏ là đãthích ứng với cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay.
- Lợi nhuận càng cao thể hiện doanh nghiệp có sức mạnh tài chính càngvững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư và đổimới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khảnăng cạnh tranh
- Lợi nhuận cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp tới khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không đủ sức tái sản xuấtgiản đơn, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ xấu đi và hạn chế khả năngthanh toán của doanh nghiệp Có lợi nhuận doanh nghiệp mới đảm bảo được khảnăng thanh toán của mình, có điều kiện thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhànước thông qua việc nộp thuế và các khoản phải nộp khác Lợi nhuận cũng làkhoản tài chính để doanh nghiệp thanh toán các khoản thua lỗ trước kia haynhững khoản do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập củangười lao động Ngoài tiền lương, người lao động có thể nhận được các khoảntiền thưởng thông qua các quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng được hình thành dophân phối lợi nhuận Việc nâng cao, cải thiện đời sống của người lao động sẽ tạonên sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.
Trang 71.2.2 Đối với xã hội:
Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội
Lợi nhuận là tiền đề của tái sản xuất mở rộng của xã hội, là động lực là đònbẩy kinh tế của xã hội Nếu các doanh nghiệp kinh doanh đảm bảo tài chính ổnđịnh và luôn tăng trưởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổnđịnh và phát triển.
Lợi nhuận của doanh nghiệp tham gia đóng góp và nguồn thu của ngân sáchNhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó lợi nhuận là nguồn thuquan trọng của ngân sách, là nguồn củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng,duy trì bộ máy hành chính, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần củanhân dân.
2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢINHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phímà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó Đây là lợi nhuận trước thuếcủa doanh nghiệp, được áp dụng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpcho Nhà nước.
Tuy nhiên hiện nay đang tồn tại một số quan điểm khách nhau về phươngpháp xác định lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận chiu thuế thu nhập của doanhnghiệp.
Theo quan điểm thứ nhất thì lợi nhuận chịu thuế TNDN được xác định nhưsau
Lợi nhuận chịuthuế TNDN =
Doanh thu không cóVAT, thuế TTĐB -
Chi phí không cóVAT, thuế TTĐB
Theo quan điểm thứ hai cho rằng đối với doanh nghiệp thì cả VAT và thuếTTĐB đều là chi phí của doanh nghiệp và tổng thu tổng chi trong kỳ khi tính lợinhuận đều có VAT và thuế TTĐB
Trang 8Lợi nhuận chịuthuế TNDN =
Doanh thu có VAT, thuế
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ lợi nhuận hoạt động kinhdoanh, lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận hoạt động bất thường Tỷ trọngmỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp có sự khác nhau giữacác doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau Để xácđịnh lợi nhuận của doanh nghiệp ta xem xét từng bộ phận của lợi nhuận
2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do thực hiện cáchoạt động kinh doanh, được đo bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần vàchi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài thuế
Lợi nhuận hoạtđộng kinh doanh =
Thu nhập hoạtđộng kinh doanh -
Chi phí hoạt độngkinh doanh
* Xác định thu nhập hoạt động kinh doanh
Thu nhập hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nóđảm bảo cho việc trang trải, bù đắp các chi phí kinh doanh Thu nhập hoạt độngkinh doanh chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp
Doanh thu thuần là toàn bộ tiền bán hàng hóa dịch vụ sau khi trừ đi cáckhoản giảm trừ doanh thu
Trang 9Doanh thuthuần
= Doanh thu bánhang ngoài thuế -
Các khoản giảmtrừ doanh thu
Doanh thu bán hàng ngoài thuế là toàn bộ các khoản doanh thu về tiêu thụsản phẩm hàng hoá dịch vụ không bao gồm VAT đầu ra và thuế TTĐB đầu vào.Ngoài ra doanh thu bán hàng còn bao gồm các khoản phải thu thêm ngoài giábán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiêpđược hưởng, giá trị các sản phẩm hàng hóa mang biếu tặng, trao đổi.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu bán hàng: là số tiền tính trên doanh thu bán hàng trả cho kháchhàng, bao gồm hai loại là chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại Đâylà số tiền tính giảm trừ cho khách hàng do khách hàng đã thanh toán số tiền muahàng ngay trong thời hạn được hưởng chiết khấu hoặc do khách hàng mua hàngvới số lượng lớn Chiết khấu hàng bán được coi là một khoản mục làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp và được phản ánh vào khoản mục chi phí hoạt động tàichính
- Giảm giá hàng bán: là số giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợpđồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân như hàng kém phẩm chất, khôngđúng quy cách… hoặc do các nguyên nhân khác của bản thân hàng hóa dịch vụ.
- Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ đã xuất hóa đơnnhưng bị khách hàng trả lại do nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàngbán ra không đúng chủng loại, hàng sai quy cách, kém phẩm chất…
- Thuế xuất khẩu: là loại thuế tính trên sản phẩm hàng hóa của các tổ chứckinh tế trong nước xuất khẩu qua biên giới Việt Nam
* Xác định chi phí hoạt động kinh doanh
Trang 10Chi phí hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các haophí lao động mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh trong 1 kỳ nhất định
Chi phíquản lý DN
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh giá trị gốc sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đãđược xác định là tiêu thụ
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất
Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất + Chênh lệch thành phẩm tồn khoTrong đó:
Chênh lệch thànhphẩm tồn kho =
Thành phẩmtồn kho đấu kỳ
-Thành phẩmtồn kho cuối kỳ
Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dangChi phí
sản xuất =
Chi phí
vật tư +
Chi phí nhâncông trực tiếp +
Chi phí sảnxuất chung
Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch hàng hoá tồn khoTrong đó:
Trang 11- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đếnviệc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong kỳ như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phívề vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong bộ phận bán hàng, chi phí bao bì,dụng cụ, chi phí bảo quản…Những khoản chi này phụ thuộc vào đặc điểm củahàng hóa dịch vụ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tớibộ máy quản lý hành chính và điều hành hoạt động kinh doanh trong doanhnghiệp như tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho Ban giám đốc và nhân viênquản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu dùng cho văn phòng, chi phí KHTSCĐdùng chung cho doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòngdoanh nghiệp…
2.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là hoạt động có liên quan đến việc huy động, quản lývà sử dụng vốn trong kinh doanh Hoạt động tài chính của doanh nghiệp rấtphong phú đa dạng trong đó chủ yếu là hoạt động tham gia liên doanh liên kết,đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản.
Lợi nhuận từ hoạt dộng tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạtđộng tài chính và chi phí hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt
động tài chính =
Doanh thu hoạtđộng tài chính -
Chi phí hoạt độngtài chính
Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng doanh thu do các hoạt động đầu tưtài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại như doanh thu từ hoạt động đầu tư
Trang 12chứng khoán, lãi cho vay, lãi do góp vốn liên doanh, chiết khấu thanh toán khimua hàng được hưởng, thu do cho thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhậpkhoản dự phòng.
Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí khi tiến hành cáchoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh về vốn như chi phí thuêtài sản, chi phí liên kết, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí liên quan đến muabán ngoại tê, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
2.3 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
Hoạt động bất thường là những hoạt động diễn ra không thường xuyên,không sự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện như thanhlý, nhượng bán TSCĐ, xử lý nợ khó đòi
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là khoản chênh lệch giữa doanh thu từcác hoạt động bất thường và các khoản chi phí bất thường và được xác định nhưsau:
Trang 13Lợi nhuận hoạt
động bất thường =
Doanh thu hoạtđộng bất thường -
Chi phí hoạt độngbất thường
Doanh thu hoạt động bất thường: là doanh thu không thường xuyên củadoanh nghiệp như doanh thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạtdo đối tác vi phạm hợp đồng, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanhthu từ bán vật tư, hàng hoá dôi thừa ra, thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ…
Chi phí hoạt động bất thường: là những khoản chi phí không được dự tínhcủa doanh nghiệp có thể do chủ quan hay khách quan mang lại như chi phí thanhlý nhượng bán TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã được giảm trừ, chi phí cho cáckhoản nợ đã xoá, các khoản thu khó đòi mà doanh nghiệp chưa lập dự phòng,chi phạt thuế…
Việc xác định thu nhập và chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bấtthường tương đối dễ dàng hơn so với hoạt động sản xuất kinh doanh vì đó chỉ làcác dòng tiền thường xuyên, mọi phát sinh đều được hạch toán gọn trong kỳ.
Trên cơ sở tính được các bộ phận lợi nhuận ở trên, chúng ta sẽ xác địnhđược lợi nhuận trước thuế và từ đó tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
3 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN DOANHNGHIỆP:
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủdoanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độthực hiện của mục tiêu này Công thức xác định như sau:
= Lợi nhuận sau thuế x 100
Trang 14Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận sau thuế thu được từ 100 đồng vốn chủsở hữu tức là nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Doanh nghiệptính chỉ tiêu này để thấy được lợi nhuận ròng do vốn chủ sở hữu mang lại, thấyđược hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và để phục vụ cho việc phân tíchtài chính của doanh nghiệp Đây cũng là chỉ tiêu các nhà đầu tư quan tâm khi họra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành:
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành cho biết 100 đồng giá thành sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Thông qua tỷ suất lợi nhuận giá thành có thể thấyhiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng giá thành sảnphẩm
Giá thành của sản phẩm bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm,từng hạng mục công trình cũng như có thể tính chung cho toàn bộ sản phẩmhàng hoá dịch vụ, từ kết quả tính toán này doanh nghiệp có thể định hướng xemmặt hàng nào đạt mức lợi nhuận cao và tìm biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giáthành sản phẩm để tăng lợi nhuận.
3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện trong 100 đồng doanh thu thuầnmà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây
Trang 15là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tỷ suất này được xác định theo công thức sau:
Để đánh giá chỉ tiêu này là tốt hay xấu thì cần đặt nó trong một ngành cụthể rồi so sánh chỉ tiêu này với các năm trước và các doanh nghiệp trong cùngngành Nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu chung của toàn ngành chứng tỏ doanhnghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong cùngngành.
4 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 4.1 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao lợi nhuận:
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệpcó tồn tại và phát triển hay không điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc doanhnghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Trong kinh doanh, các doanh nghiệpluôn tìm cho mình một con đường riêng tối ưu để có thể thoả mãn cao nhất nhucầu của thị trường và đạt tới mức lợi nhuận tối đa Như vậy động lực lợi nhuậnđã thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động ngày càng mở rộng Và ngược lại khi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng thì tất yếu sẽ đưalợi nhuận doanh nghiệp ngày một tăng lên Có lợi nhuận các doanh nghiệp mớicó tiền đề vật chất để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mở rộng quy môkinh doanh hay nói cách khác là để tồn tại và phát triển, còn ngược lại nếudoanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận, vốn của doanh nghiệp sẽ mất dầnvà đẩy doanh nghiệp tới bên bờ của sự phá sản.
Tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100Doanh thu thuần
Trang 16Hơn nữa, lợi nhuận cao sẽ giúp cho tốc độ tích luỹ của doanh nghiệp càngnhanh, vốn kinh doanh cũng tăng nhanh tạo uy tín và tăng khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giành thắnglợi với hiệu quả kinh doanh cao nhất trên cơ sở đáp ứng tốt nhất các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội Và chính lợi nhuận năm trước sẽ là cơsở để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp vào năm sau.
Khi lợi nhuận tăng, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ có mức thunhập thoả đáng, doanh nghiệp có tiền để chi các khoản lương, phúc lợi khenthưởng Đây chính là đòn bẩy kinh tế kích thích tính năng động sáng tạo, tựgiác, phát huy hết khả năng tiềm tàng của người lao động, tạo ra sự gắn kết giữangười lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, nhờ vậy mà năng suấtlao động sẽ không ngừng tăng lên Rõ ràng đây là nhân tố quan trọng để nângcao hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng thì nguồn thu của ngân sách Nhànước (trên cơ sở nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp) cũng tăng, điềunày góp phần vào việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Như vậy, lợi nhuận không chỉ là niềm mơ ước của các nhà đẩu tư, nhà kinhdoanh mà còn của cả những người lao động và ngân sách Nhà nước Lợi nhuậnlà phương tiện để doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh và là yếu tố quyếtđịnh sự sống còn cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Do đó, nâng cao lợinhuận doanh nghiệp là điều tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, nhấtlà trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Để có thể tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt tới mức lợi nhuận mongmuốn, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đếnkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong các nhân tố đó có những nhân tố
Trang 17thuộc về bên trong (chủ quan của doanh nghiệp) nhưng cũng có thể là nhữngnhân tố khách quan bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp Tấtcả các nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bất lợi tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.
4.2.1 Các nhân tố khách quan
Thứ nhất là thị trường và sự cạnh tranh: thị trường ảnh hưởng trực tiếp tớilợi nhuận của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp cung cấp hàng hoá ra thịtrường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời Sựbiến động của cung và cầu trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng hoábán ra của doanh nghiệp Nếu cung lớn hơn cầu, chứng tỏ nhu cầu về mặt hàngkinh doanh đã được đáp ứng đầy đủ, việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra là hếtsức khó khăn - điều này ảnh hưởng bất lợi tới yêu cầu tăng lợi nhuận của doanhnghiệp Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng kinh doanh củadoanh nghiệp đang được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích - nói cách khácdoanh nghiệp chưa đáp ứng được hết nhu cầu thị trường, lúc này doanh nghiệpdễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán ra để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Khi nhắc tới thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh bởi cạnhtranh là một quy luật tất yếu của thị trường Ngày nay mọi doanh nghiệp đềuphải đối mặt với vấn đề này Cạnh tranh trên thị trường luôn ảnh hưởng tới hoạtđộng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, do đó nó tác động lớn đến sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp đó Vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đối thủcạnh tranh để có thể xác định vị thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựngmột chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phương thức cạnh tranh có lợi nhất để thuđược hiệu quả kinh doanh cao nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai là giá cả hàng hoá tiêu thụ: giá bán tác động đến khối lượng hànghoá và do đó tác động đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Về nguyên
Trang 18tắc theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi giá giảm thì mức tiêu thụtăng và ngược lại Trong nền kinh tế thị trường giá cả hàng hoá nhất trí với giátrị và dao động theo quy luật cung cầu Doanh nghiệp không thể kiểm soát đượcmức giá trên thị trường Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không bị giảm nếu mứcgiảm giá bán nhỏ hơn mức tăng khối lượng hàng bán và doanh thu vượt quáđiểm hoà vốn hay mức tăng của giá bán lớn hơn mức giảm của khối lượng hàngbán.
Thứ ba là chính sách kinh tế của Nhà nước: vai trò chủ đạo của Nhà nướctrong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt độngkinh tế ở tầm vĩ mô Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt độngcủa các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bằng chính sách,luật lệ và các công cụ tài chính Cụ thể Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý đảmbảo an toàn cho hoạt động của mọi doanh nghiệp, đồng thời thông qua các chínhsách thuế Nhà nước thực hiên tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình Tóm lại,thuế và các chính sách kinh tế khác của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đềđầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường… và vì vậy nótác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sự biến động của giá cả tiền tệ, nhân tố chất lượng hàng hoá (đốivới doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh thuần tuý) cũng là nhân tố kháchquan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
4.2.2 Các nhân tố chủ quan:
Thứ nhất là nhân tố con người: có thể nói con người luôn đóng vai tròtrung tâm và có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đăc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay khi các doanh nghiệp phảicạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định đượcmình là nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận Chỉ trên tinh thần hăng say lao
Trang 19động, phát huy hết sức sáng tạo và tâm huyết của mình thì năng suất lao độngcủa người lao động mới được nâng cao - từ đó nâng cao lợi nhuận của doanhnghiệp Khoa học phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều máy móc góp phần giảiphóng sức lao động song không vì thế mà vai trò của con người giảm đi mà càngkhẳng định sự cần thiết của đội ngũ cán bộ có ý thức trách nhiệm, trình độchuyên môn và đặc biệt là trình độ quản lý.
Thứ hai là nhân tố chất lượng và khối lượng hàng hoá tiêu thụ: khối lượnghàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp thươngmại bởi: "Doanh thu = SLHH tiêu thụ * giá bán " Do đó khi các yếu tố kháckhông đổi thì khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng, doanh thu sẽ tăng kéo theo lợinhuận sẽ tăng và ngược lại Như vậy, khối lượng hàng hoá tiêu thụ thông quadoanh thu ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp Đối với doanhnghiệp sản xuất thì chất lượng sản phẩm sản xuất ra, còn đối với doanh nghiệpchỉ tiến hành hoạt động kinh doanh thuần tuý thì chất lượng dịch vụ mà doanhnghiệp tạo ra trong bán hàng là nhân tố chủ quan tác động rất lớn đến khốilượng hàng hoá tiêu thụ - vì vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Ba là nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ: trong nền kinh tế thị trường đểnâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh các doanh nghiệpthường kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau Tuy nhiên giá cả, tốc độ tiêuthụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các loại hàng hoá khác nhau làkhác nhau Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợinhuận Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêudùng, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, đưa ra kết cấu hàng hoá hợp lý sẽtránh được tình trạng ứ đọng khi khối lượng hàng hoá quá lớn so với mức cầucủa thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thịtrường lớn nhưng doanh nghiệp lại dự trữ quá ít.
Trang 20Thứ tư là khả năng về vốn: vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyếtđịnh đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp Trong quá trìnhcạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thếtrong kinh doanh Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp chớp đượcthời cơ, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến trang thiết bị máy móckỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận củadoanh nghiệp
4.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Không ngừng nâng cao lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp luônhướng tới trong sản xuất kinh doanh Xuất phát từ mục tiêu đó, trong kinh doanhcác doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy một cáchtốt nhất lợi thế của doanh nghiệp mình Các doanh nghiệp khác nhau có lợi đặcđiểm kinh doanh khác nhau nên các giải pháp cụ thể sẽ không giống nhau Tuynhiên dưới góc độ lý luận chúng ta có thể đề cập đến một số giải pháp mang tínhchất chung như sau:
4.3.1 Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp
Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là vấn đề có ý nghĩa sống cònđối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Xây dựng phương án kinhdoanh đúng đắn sẽ làm doanh nghiệp tốn ít công sức mà vẫn thu được nhiều kếtquả, ngược lại xây dựng phương án sai không hợp lý sẽ dẫn đến thua lỗ, thậmchí phá sản Do vậy phải xây dựng phương án kinh doanh một cách thận trọng,khoa học và chính xác.
Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp làphương án phải khả thi, phù hợp với tình hình thực tế, khai thác hết thế mạnh
Trang 21tiềm năng của doanh nghiệp mình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu vềlợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
4.3.2 Phấn đấu tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vịthời gian Để tăng năng suất lao động cần thực hiện các biện pháp:
Cải tiến đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với các điều kiện của doanhnghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm
Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất củamáy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.
Tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, đảm bảo đúng người, đúngviệc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng caonăng suất lao động.
4.3.3 Tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm
Đây là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi mối quanhệ giữa chi phí và lợi nhuận là mối quan hệ tỷ lệ nghịch, nếu giảm chi phí thì lợinhuận tăng và ngược lại, chi phí doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận lợi nhuận giảmvà ngược lại Chi phí doanh nghiệp bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí giántiếp Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vàoquá trình sản xuất kinh doanh do đó chúng ta không thể cắt giảm khoản chi phínào mà phải giảm định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm Chi phí gián tiếpbao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương công nhân gián tiếp, chiphí văn phòng tiếp khách…các khoản chi phí này không liên quan trực tiếp tớiquá trình tạo ra sản phẩm, vì vậy phải giảm tỷ trọng của nó trong tổng chi phí
Trang 22như tinh giảm bộ máy quản lý, có kế hoạch khấu hao tài sản cố định và địnhmức sử dụng chúng…
Ngoài ra tiết kiệm chi phí còn tạo điều kiện để hạ thấp giá thành sản phẩm,từ đó giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thươngtrường mà vẫn đảm bảo được mức lãi mong muốn.
Như vậy nếu giá bán và mức thuế đã xác định thì lợi nhuận đơn vị sẽ tănglên hay giảm đi là do giá thành sản phẩm quyết định Bởi vậy để tăng lợi nhuậncác doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
4.3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng.
Hiện nay, cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, các doanhnghiệp không những cạnh tranh về giá cả mà chuyển sang cạnh tranh về chấtlượng và dịch vụ sau bán hàng như tín dụng, bảo hành, sửa chữa lắp đặt ….đòihỏi doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
4.3.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
Tổ chức tốt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, khâu cung ứng sảnphẩm hàng hoá, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng caokết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần tổ chức tốt cácphòng ban chức năng và xắp xếp lao động hợp lý đảm bảo sự quản lý của cấptrên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các bộ phận với nhau.
4.3.6 Phân phối lợi nhuận hợp lý
Thực chất đây là việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ dự phòng vàtiêu dùng để vừa đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh vừa thoả mãn tiêu dùnghợp lý của người lao động trong doanh nghiệp Trong trường hợp vốn còn hạnchế thì việc phân phối lợi nhuận cần dành phần lớn cho tích luỹ vì có như vậy
Trang 23mới có điều kiện mở rộng và cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó sẽthu được nhiều lợi nhuận đồng thời tạo điều kiện tích luỹ vốn nhiều hơn.
Trang 24CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG VÀCÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm
Tiền thân của Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin là phòng Máy
tính – Công ty Điện lực 1, được thành lập vào tháng 03 năm 1998.
Tháng 09 năm 2001, nhận thấy qui mô của phòng Máy tính chưa tươngxứng với nhu cầu phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tácđiều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, ngày 03/01/2002 Tập đoàn Điện lựcViệt Nam ra quyết định thành lập Trung tâm Máy tính trực thuộc Công ty Điệnlực 1 Cơ cấu tổ chức ban đầu của Trung tâm Máy tính bao gồm:
- Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc.- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Kinh doanh và Tài chính kế toán.- Phòng Kỹ thuật phần cứng.
- Phòng Kỹ thuật phần mềm.
Tháng 01 năm 2003, thực hiện chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinhdoanh, trong đó đẩy mạnh kinh doanh viễn thông lên ngang tầm với kinh doanhđiện, Công ty Điện lực 1 đã ra quyết định thành lập phòng Thông tin viễn thôngvà tự động hoá trực thuộc Trung tâm Máy tính.
Tháng 08 năm 2005, Hội đồng quản trị - Tổng Công ty Điện lực Việt Namra quyết định thay đổi tên Trung tâm Máy tính thành Trung tâm Viễn thông vàCông nghệ thông tin trực thuộc Công ty Điện lực 1, bổ sung một số chức năngnhiệm vụ mới của Trung tâm:
Trang 25- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện tử, viễn thông và côngnghệ thông tin.
- Đại lý kinh doanh các dịch vụ viễn thông.
- Xây lắp, quản lý và khai thác các công trình về thông tin, tự động hoá vàviễn thông.
- Cung cấp dịch vụ đào tạo liên quan đến Viễn thông và công nghệ thôngtin.
1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm
Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin – Công ty điện lực I là mộttổ chức kinh tế, đơn vị cơ sở, hạch toán nội bộ Công ty Điện lực I Hoạt độngkinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị cơ sở khác trong một dâychuyền công nghệ kinh doanh các sản phẩm Công nghệ thông tin và Viễn thôngliên ngành, có mối quan hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinhtế, tài chính, phát triển dịch vụ Công nghệ thông tin và Viễn thông để thực hiệnnhững mục tiêu, kế hoạch do Công ty Điện lực I giao.
Trung tâm được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: Bộ máy quảnlý gọn nhẹ để nhằm đảm bảo quản lý tốt, sản xuất đạt hiệu quả cao.
Với sơ đồ như trên thì sẽ phát huy được vai trò tham mưu của các phòngban chức năng, phát huy được tính năng động sáng tạo của cán bộ công nhânviên trong Trung tâm, đồng thời đảm bảo quyền chỉ huy trực tiếp việc truyềnmệnh lệnh theo tuyến.
Ban lãnh đạo gồm 3 thành viên: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
- Giám đốc: Là người đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo của toàn Trung tâm,đồng thời Giám đốc là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ củaTrung tâm trước cơ quan cấp trên và các cơ quan pháp luật.
Trang 26- Phó Giám đốc phụ trách Viễn thông và tự động hoá: Phụ trách công táckinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thiết kế và tư vấn, tiêuchuẩn chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực viễn thông và tự động hoá.- Phó Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin: Phụ trách công tác kinh
doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thiết kế và tư vấn, tiêu chuẩnchất lượng sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hệ thống chức năng của các phòng ban.
- Phòng Tổng hợp: Quản lý công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua, khenthưởng, kỷ luật, công tác lao động tiền lương.
- Phòng Kế hoạch Vật tư: tham mưu cho Giám đốc Trung tâm quản lý côngtác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và vật tư của Trungtâm.
- Phòng Tài chính Kế toán: quản lý trong lĩnh vực tài chính, lập báo cáoquyết toán hàng năm
- Phòng Kinh doanh và Marketing là phòng chức năng nghiệp vụ của Trungtâm, chịu trách nhiệm giúp Giám đốc về các công tác kinh doanh, tìmkiếm và khai thác thị trường các sản phẩm viễn thông và công nghệ thôngtin.
- Phòng Kỹ thuật và mạng viễn thông là phòng chức năng nghiệp vụ củaTrung tâm, chịu trách nhiệm giúp Giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuậtmạng, thông tin viễn thông và tự động hoá.
- Phòng Công nghệ thông tin và Máy tính là phòng chức năng nghiệp vụcủa Trung tâm, chịu trách nhiệm giúp Giám đốc về các lĩnh vực quản lý,vận hành, khai thác, phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong vàngoài Công ty Điện Lực 1.
- Phòng Đào tạo Nghiên cứu và phát triển: Xây dựng kế hoạch, chươngtrình, nội dung đào tạo về công nghệ thông tin thống nhất trong Công ty
Trang 27Điện lực 1 và tổ chức thực hiện Ký kết và thực hiện hợp đồng đào tạo vềcông nghệ thông tin cho các đơn vị ngoài Công ty Phát triển các ứngdụng thành tựu mới về công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt độngquản lý và điều hành sản xuất của Công ty Điện lực 1.
- Phòng tư vấn và đầu tư xây dựng: Thực hiện các dự án đầu tư xây dựngcác công trình Viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin và các côngtrình khác.
- Phòng quản lý và thu cước Viễn thông: Quản lý và thu cước Viễn thôngcủa khách hàng thuộc Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin –Công ty Điện lực 1 quản lý
2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNGTÂM
Như đã nói ở trên, Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin đi vàohoạt động từ năm 2002 chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tinphục vụ Công tác sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn và đặc biệt là Công tyĐiện lực I Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, Trung tâm chỉ thực sự có doanhthu khi tham gia với vai trò là tổng đại lý kinh doanh dịch vụ Viễn thông Điệnlực từ năm 2005 Vì vậy có thể nói nguồn chính để hình thành doanh thu là từviệc cung cấp các dịch vụ Viễn thông
So với năm 2005 tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm năm 2006có nhiều biến động tương đối thuận lợi Trong 02 năm gần đây, doanh thu củaTrung tâm liên tục tăng, số lượng thuê bao cũng tăng một cách đáng kể Ta cóthể thấy thông qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 1 : Kết quả kinh doanh của Trung tâm