1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

62 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 390 KB

Nội dung

Đầu tưphát triển có tác động đến nhiều mặt như: tổng cung, tổng cầu; tăng trưởngkinh tế, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế và

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU.

Xét theo nghĩa rộng của đầu tư là bỏ ra lợi ích của hiện tại để tìm kiếmmột lợi nhuận trong tương lai Xét theo nghĩa hẹp thì sự đầu tư ấy phải làmtăng thêm một khối lượng nào đó các nguồn lực ban đầu, hay đó chính là đầu

tư phát triển Điều đó có nghĩa là sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển Như vậy đầu tư có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Đầu tưphát triển có tác động đến nhiều mặt như: tổng cung, tổng cầu; tăng trưởngkinh tế, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động hai mặt đến

sự ổn định của nền kinh tế và tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kính tế Làyếu tố tác động đến tăng trưởng vì thế để có một sự tăng trưởng bền vững thìcần phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý Một nền kinh tế phát triển bền vững làmột nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệpdịch vụ và giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng thu nhập quốcdân Điều này đòi hỏi cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với nhữngmục tiêu chiến lược phát triển của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể

Trong đề tài này chúng em muốn đi sâu nghiên cứu một nội dung của

đầu tư là cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý Qua đó xem tác động của

nó tới nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua từ đó xác định những vấn

đề tồn tại cũng như một số giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ cấu đầu

tư hướng đến cơ cấu kinh tế hợp lí theo hướng CNH-HĐH

Trang 2

PHẦN MỘT: MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU

ĐẦU TƯ, CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÍ.

1 Đầu tư và đầu tư phát triển:

1.1.Đầu tư:

1.1.1 Khái niệm.

Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiếnhành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực hiện tại Nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, tàinguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ

Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiềnvốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học ), tài sản trítuệ ( trình độ văn hóa,chuyên môn ,quản lí,khoa học kĩ thuật ) và nguồn nhânlực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sảnxuất xã hội Điều này thể hiện rõ tính lan tỏa của đầu tư: không chỉ đem lại lợinhuận cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồnlực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tươnglai lớn hơn các nguồn lực hiện tại

1.1.2 Đầu tư phát triển.

Nếu xét trong phạm vi quốc gia, chỉ có những hoạt động trực tiếp làmtăng tài sản của nhà đầu tư và cả nền kinh tế thuộc phạm trù đầu tư theonghĩa hẹp là đầu tư phát triển Nói cách khác, đầu tư phát triển là lọai đầu tưquyết định trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là bộ phận cơbản của đầu tư…

Trang 3

1.2 Vai trò của đầu tư phát triển.

1.2.1 Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

- Tác động đến tổng cầu:

Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28%trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Tác động của tổng cầuthể hiện rõ trong ngắn hạn.Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phậnchiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu Từ mô hình tổng cầu : AD= C + I+ G +X-M

Trang 4

Tăng qui mô vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực tiếp là tăng tổng cungcủa nền kinh tế (nếu các yếu tố khác không đổi).Mặt khác tác động của vốnđầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổngcung nền kinh tế.

1.2.2 Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượngtăng trưởng Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là nhữngnhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư ,tăng năng suất nhân tốtổng hợp, tác động đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…do đó nâng cao chất lượngtăng trưởng kinh tế

Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăngtrưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính chỉ số ICOR = đầu tư trong kì/GDPtăng thêm Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốnđầu tư Theo một số nghiên cứu, muốn giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn địnhthì tỉ lệ đầu tư phải chiếm trên 25% so với GDP

1.2.3 Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Con đường tất yếu để dẫn tới sự tăng trưởng trên thế giới là tăng cườngđầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm đầu tư vào khu vực nông,lâm, ngư nghiệp Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợpvới qui luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từngthời kì, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa cácngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tốngoại lực.Chẳng hạn đối với cơ cấu ngành: đầu tư vốn vào ngành nào, qui môvốn bao nhiêu, hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độphát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề

Trang 5

1.2.4 Đầu tư phát triển tác động đến khoa học công nghệ.

Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và pháttriển khoa học công nghệ của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia.Quá trình đổi mới công nghệ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn (muathiết bị linh kiện, bằng sáng chế…) Mỗi doanh nghiệp hay quốc gia cần cóbước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ phù hợp Trên cơ sở đó đầu tư hiệuquả để phát huy lợi thế so sánh từng đơn vị cũng như của toàn nền kinh tếquốc dân

2 Cơ cấu đầu tư,cơ cấu đầu tư hợp lí.

2.1 Cơ cấu đầu tư.

2.1.1 Khái niệm và bản chất.

Khái niệm: Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơcấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn quan hệ hữu cơ,tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận độngtheo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớnhơn về mọi mặt kinh tế xã hội

Bản chất: Về bản chất, cơ cấu đầu tư luôn thay đổi trong từng giai đoạn

phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Cơ cấu đầu tư chịu ảnh

hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế, có nhân tố tácđộng từ bên ngoài, có nhân tố tích cực tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng

có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển

2.1.2 Các loại cơ cấu đầu tư.

a) Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn :

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguốn vốn đầu tư thể hiệnquan hệ tỉ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồnvốn đầu tư của doanh nghiệp Cùng với sự gia tăng vốn đầu tư xã hội, cơ cấu

Trang 6

nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trongđầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy độngmọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấunguồn vốn hợp lí là cơ cấu phản ánh khả năng huy động mọi nguồn nguồn lựcđầu tư cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao mọinguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng của nguồnvốn đầu tư từ ngân sách, tăng cường tỉ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi vànguồn vốn của dân cư.

Nước ta, thời kì 1986-1990 nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nướcchiếm tỉ trọng không đáng kể, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đạt1,35% tổng vốn đầu tư, đầu tư nước ngoài chỉ khoảng 6,5% và các nguồn việntrợ không nhiều thì nguồn vốn đầu tư xã hội chủ yếu vẫn là vốn đầu tư từngân sách nhà nước Nhưng đến thời kỳ từ 1991 cho đến nay, cơ cấu nguồnvốn đầu tư đã có sự thay đổi lớn Nguồn vốn đầu tư cấp phát trực tiếp củangân sách giảm dần, từ 23,59% (1991-1995) xuống còn 21,87% (1996-2000)

Cơ cấu đầu tư theo nguốn vốn bao gồm các bộ phận:

Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích ra từ ngân sách của

nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư Đây là một nguồn quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nó thường được sửdụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợcác dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhànước

Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: nguồn này có vai trò quan

trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà và điều tiết kinh tế vĩ mô.Thông qua nguồn này, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của cácngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình Nguồn này cótác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước

Trang 7

trả vốn vay Vốn tín dụng đầu tư là một hình thức quá độ chuyển từ phươngthức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án cókhả năng thu hồi vốn trực tiếp Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện cácmục tiêu phát triển xã hội.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: được xác định là thành phần

giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữmột khối lượng vốn nhà nước khá lớn Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từkhấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước

Vốn đầu tư tư nhân và dân cư: bao gồn phần tiết kiệm của dân cư, phần

tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Vốn của dân cư phụthuộc vào thu nhập của các hộ gia đình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụthuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư,chính sách động viên của nhà nước thông qua thuế thu nhập và các khoảnđóng góp đối với xã hội Đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã đã vàđang hoạt động, thì phần tích luỹ của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng gópđáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: là loại hình đầu tư nước

ngoài trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điềuhành hoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nướcngoài là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động quốc tế Đây lànguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển Đầu tư trực tiếp nước ngoài mangtheo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận nên nó có thể thúc đẩyphát triển ngành nghề mới, đặc biệt những ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật, côngnghệ hay cần nhiều vốn Nó có các hình thức chính như: Hợp đồng hợp táckinh doanh, liên doanh,công ti 100% vốn nước ngoài, các hình thức khác nhưEPZ, BOT, BTO,BT Nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quátrình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ

Trang 8

tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư Không những là nguồn bổ sung vốnquan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâmhụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Đặc biệt nguồnvốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh hệ thống cơ

sở hạ tầng giao thông vận tải ,bưu chính viễn thông bước đầu hình thành cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đồng thời giải quyết công

ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương….Bước đầu hình thànhđược các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thực hiện côngnghiệp hoá hiện đại hoá và đô thị hoá

b, Cơ cấu vốn đầu tư.

Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổngvốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án

Trong thực tế, có một số cơ cấu vốn đầu tư quan trọng cần được chú ý:

Cơ cấu vốn đầu tư XDCB; vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học,công nghệ và môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chiphí tạo ra tài sản lưu động và những chi phí khác…; Cơ cấu vốn đầu tư theoquá trình và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư chi phí chuẩn bị thựchiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư…

Trong doanh nghiệp thì cơ cấu vốn đầu tư có thể được phân chia theolĩnh vực hoạt động của nó, chẳng hạn đối với một công ti S cơ câú vốn đầu tưchia thành: đầu tư trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đầu tư trong lĩnh vựcxây dựng kinh doanh hạ tầng; đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm; đầu tưkhác Cách khác, đầu tư của công ti có thể chia thành vốn đầu tư cho xây lắp,đầu tư thiết bị, chi phí khác

c, Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.

Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từngngành kinh tế quốc dân cùng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực

Trang 9

hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trongmột thời kì nhất định.

- Xem xét cơ cấu đầu tư theo hai nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội

và nhóm ngành kết cấu hạ tầng.Trong đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngphải đi trước một bước, nhưng cần có tỉ lệ hợp lí vì nếu quá tập trung cho đầu

tư cho cơ sở hạ tầng, không chú ý đúng mức cho đầu tư sản xuất kinh doanhthì sẽ khó hoặc không có tăng trưởng

- Xem xét cơ cấu đầu tư theo ba nhóm ngành: công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ Theo đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng, ưu tiên pháttriển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lí xuấtphát từ tình hình thực tiễn của nước ta

- Xem xét cơ cấu đầu tư theo hai khối ngành: khối ngành chủ đạo và khối

ngành còn lại Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lí giữa hai khối ngành đểnền kinh tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triểnlâu dài, đồng thời đảm bảo sự phát triển tổng hợp đáp ứng yêu cầu tăngtrưởng nhanh và bền vững

d, Cơ cấu đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ

Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư vốn theokhông gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc pháthuy lợi thế cạnh tranh của từng vùng Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hayvùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế có sẵn của vùng trong sự hài hoàcân đối phát triển với các vùng khác

- Xem xét cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: lãnh thổ phát triển và lãnh thổ

kém phát triển.Ở Việt nam,vùng lãnh thổ có tính chất động lực( phát triển) là

ba vùng kinh tế trọng điểm:Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung vàvùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 10

- Xem xét cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ kinh tế, Việt nam có thể chia thành

-Đồng bằng sông Cửu long

Trong thời gian qua, tổng vốn đầu tư xã hội được phân vào hai vùngkinh tế lớn là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông nam bộ, hai vùng có tỉtrọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng miền núi phía bắc và vùng núi Tây nguyên

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư.

Cơ cấu đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Các nhân tố đó cóthể là các nhân tố trong nội tại nền kinh tế, cũng có thể là những nhân tố tácđộng từ bên ngoài Các nhân tố đó có thể là nhân tố tích cực thúc đẩy sựchuyển dịch tới một cơ cấu đầu tư hợp lý, cũng có thể là những nhân tố tiêucực kìm hãm sự chuyển dịch đó Trong các nhân tố tác động đó có một sốnhân tố đáng chú ý sau:

Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: đây là nhân tố rất

quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư.Nó là nhân tố quyết định để trả lờicho câu hỏi cái gì? Cho ai? trong quá trình ra quyết định của chủ đầu tư: cái

gì, cho ai và như thế nào? Khi quyết định đầu tư vào ngành lĩnh vực nào thìchủ đầu tư trước hết phải nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trườngcũng như tình hình cung ứng sản phẩm đó trên thị trường Có như vậy mớibiết được liệu việc đầu tư vào lĩnh vực đó có mang lại lợi nhuận hay không?

Có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy quyết định đầu tư

Trang 11

của chủ đầu tư chịu sự tác động lớn của yếu tố nhu cầu thị trường Do đó,khối lượng vốn đầu tư cho các ngành các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau.

Và như vậy cơ cấu đầu tư sẽ thay đổi khi cầu tiêu dùng xã hội thay đổi

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: lực lượng sản xuất càng phát

triển thì trình độ chuyên môn hoá càng cao Sự chuyên môn hoá trong sảnxuất giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng làm cho mỗi ngành, lĩnh vựccũng như mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng, có thế mạnh riêng Nhữngthế mạnh đó tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư Điều đó có nghĩa là trình

độ phát triển lực lượng sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu đầu tư.Ngày nay khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ quốc tế hoá,khoa học công nghệ phát triển đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thôngtin cho phép việc tiếp cận, tìm hiểu các thông tin thị trường của các nhà đầu tư

dễ dàng hơn, chính xác hơn Do đó các nhà đầu tư có thể xác định được chiếnlược đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập

Quan điểm, chiến lược mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định: có thể nói đây là nhân tố có tác động quyết

định tới cơ cấu đầu tư Vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước không những

là đề ra những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà còn là việcnhà nước thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh, hướng nền kinh tế xã hộiphát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược đã đề ra Nhà nước có thể đầu tư từvốn ngân sách nhà nước để xây dựng những chương trình, dự án phát triểntrong quy hoạch, kế hoạch đồng thời cũng có thể đưa ra những chính sách ưuđãi, những biện pháp hỗ trợ nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào cácngành, các vùng…theo định hướng của mình Những biện pháp này đã thúcđẩy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xâydựng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu chiến lược đã đề ra, nhằm xâydựng một nền kinh tế phát triển hơn, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoátrong nước trên trường quốc tế

Trang 12

Cơ chế quản lí: môi trường đầu tư của một quốc gia và trong từng ngành

bị ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế quản lí của quốc gia đó Nếu môi trường pháp

lí hoàn chỉnh, thông thoáng và ổn định sẽ là điệu kiện thuận lợi thu hút cácnhà đầu tư tham gia Ngược lại, nếu môi trường pháp lí còn nhiều kẽ hở,chưađồng bộ,đồng thời gây cản trở cho quá trình đầu tư thì đó là một rào cản lớnngăn các nhà đầu tư tham gia đầu tư.Trong cơ chế quản lí thì khuôn khổ phápluật và bộ máy quản lí có ảnh hưởng quyết định

Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài gồm có: nhân tố xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của các khu vực và thế giới là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu đầu tư của nền kinh tế Một ảnh hưởng về tài chính tiền tệ của một nước

lớn cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu Một cuộc khủng hoảng

về tài chính sẽ kéo theo sự suy thoái của cả hệ thống tài chính các nước khác

Sự thay đổi về tỉ lệ giá cả của các đồng tiền làm thay đổi về sức cạnh tranhcủa các mặt hàng trong nước ra nước ngoài Sự không ổn định về kinh tếchính trị ở một nước, một khu vực gây ra tâm lý e ngại cho đầu tư cũng ảnhhưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực đó, gâytổn thất không ít tới nền kinh tế

Đặc biệt với giai đoạn hiện nay theo xu hướng hội nhập kinh tế thế giới,

sự phát triển của một nền kinh tế chịu tác động rất lớn từ các nền kinh tế kháctrong khu vực và thể giới Mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình đường lối,chiến lược phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, nhằm bắt kịp sự pháttriển của các nước trên thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nângcao vị thế kinh tế chính trị trên trường quốc tế Từ việc tìm hiểu thông tin vềtình hình kinh tế, chính trị, tìm hiểu thị trường của các nước trong khu vực vàtrên thế giới các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho hợp lý nhằm đạtđược hiệu quả cao nhất Đồng thời nhà nước cũng sẽ căn cứ vào xu hướngchính trị trên thế giới và khu vực để đề ra mục tiêu phát triển cho nước mìnhcho phù hợp với xu thế đó

Trang 13

2.2 Cơ cấu đầu tư hợp lý:

2.2.1 Khái niệm:

Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật kháchquan, với các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn,phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng,

cơ sở và toàn bộ nền kinh tế, có tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tếtheo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lựctrong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trịcủa thế giới và khu vực

2.2.2 Đánh giá cơ cấu đầu tư hợp lý.

Một cơ cấu đầu tư hợp lý, trước hết phải phù hợp với quy luật khách quan, nghĩa là nó phải phù hợp với các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật tự nhiên Nếu đi nguợc lại các quy luật đó lập tức nó sẽ bị đào thải và không thể tồn tại, phát triển được.

Trong mỗi giai đoạn, với những điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội,

về chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì sẽ có một cơ cấu đầu tưhợp lí khác nhau Và trong các ngành khác nhau cũng sẽ có cơ cấu đầu tư hợp

lý khác nhau Cơ cấu này là phù hợp với quốc gia này nhưng lại không phùhợp với quốc gia kia, và ngay trong nền kinh tế thì cơ cấu hợp lý cho mỗingành, mỗi lĩnh vực cũng khác nhau Vấn đề cần đặt ra là các nước phải xâydựng cho mình cơ cấu đầu tư hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trongtừng bộ phận của nền kinh tế để đạt đựoc sự phát triển bền vững

Với mỗi cách phân loại cơ cấu đầu tư thì sự hợp lý cũng khác nhau:

- Cơ cấu đầu tư hợp lí theo nguồn vốn:

Trên phạm vi quốc gia: Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu phản ánh khảnăng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh tối

Trang 14

đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụnghiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư.

Xu hướng cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần

tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng

ưu đãi và nguồn vốn của dân cư

Xét trên góc độ doanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phảnánh tỷ lệ giữa các nguồn vốn trong doanh nghiệp, giữa vốn chủ sở hữu và vốn

đi vay sao cho tận dụng tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp

- Cơ cấu vốn đầu tư hợp lí.

Vốn đầu tư hợp lý được đánh giá thông qua danh mục và hiệu quả cuảcác bộ phận mà doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư

Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho

bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đầu tư và nó thườngchiếm một tỷ trọng khá cao

- Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành hợp lí:

Cơ cấu đầu tư theo ngành hợp lý được đánh giá dựa trên chính sách pháttriển kinh tế từng thời kỳ để xem: Cơ cấu ngành được chuyển biến như thế đãtheo hướng tích cực chưa? Xem đã phù hợp với tốc độ phát triển kinh tếchưa?

Cơ cấu đầu tư ngành hợp lý là cơ cấu chuyển dịch theo hướng đẩy mạnhcông nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và ưu tiên nông nghiệp nông thôn,phát triển hạ tầng cơ sở cũng như các lĩnh vực xã hội nhằm hướng tới mụctiêu công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước

- Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ hợp lí:

Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp

lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy

Trang 15

lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất

và những cân đối trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành

2.2.3 Hiệu quả từ cơ cấu đầu tư hợp lí.

-Cơ cấu đầu tư hợp lý là nhằm hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý Cơcấu đầu tư và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện ở chỗ: nếu cơcấu kinh tế hướng vào việc thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thì cơ cấu đầu

tư chính là phương tiện để đảm bảo cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lýtheo mục đích hướng tới của nó Cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư là điều kiệncần và đủ để thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể

Sự thay đổi cuả cơ cấu đầu tư và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tếdiễn ra một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại theo hướng tiệm cận đến những

cơ cấu kinh tế tối ưu Qúa trình thay đổi đó mang tính chất khái quát dưới tácđộng của các quy luật kinh tế Thông qua việc nhận thức ngày càng đầy đủ vàsâu sắc cơ chế tác động của các quy luât kinh tế, mà nhà nước có thể địnhhướng, điều tiết quá trình thay đổi cơ cấu đầu tư hướng vào mục tiêu kinh tế

xã hội đã trù định

Xét về mặt hiệu quả thì cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế đều hướng vàomục đích chung là nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội trên cơ sở phát huy hếtcác nguồn lực của nền kinh tế

Xuất phát từ mối quan hệ giữa hai loại cơ cấu trên, từ yêu cầu củachuyển dich cơ cấu kinh tế, của thực trạng cơ cấu đầu tư cho thấy việc chuyểndịch cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý là tất yếu khách quan vàhết sức cần thiết, cấp bách và cần phải định hướng một cách khoa học

-Khai thác và sử dụng.hợp lí các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầuhội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế - chính trị của thế giới và khu vực Mộtkhi xác định được cơ cấu đầu tư hợp lí thì quốc gia đó sẽ có định hướng đúng

Trang 16

đắn cho sự tăng trưởng kinh tế đảm bảo nhanh và bền vững, đồng thời có kếhoạch sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả và hợp lí, tạo ra lợi thế sosánh với các nước trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay.

3 Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư.

3.1 Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư &cơ cấu kinh tế, sự cần thiết phải

chuyển dịch cơ cấu đầu tư.

3.1.1.Cơ cấu kinh tế & sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

a) Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế cùng cácmối quan hệ tương quan chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và pháttriển giữa các yếu tố cấu thành của nền kinh tế đối với nhau hay toàn bộ hệthống kinh tế.Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiệnkinh tế xã hội nhất định, trong khoảng thời gian nhất định, luôn vận động vàhướng vào những mục tiêu cụ thể Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sựthay đổi về lượng thì xu thế cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất trong quá trìnhphát triển

Cơ cấu kinh tế có thể chia thành các loại : cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấuvùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế, cơ cấu táisản xuất, cơ cấu thương mại quốc tế…

Trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tếđược xem là quan trọng nhất vì nó phản ánh được sự phát triển của khoa họccông nghệ, lực lượng sản xuất ,phân công lao động chuyên môn hóa và hợptác sản xuất Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Một trong những cách phân loại cơ cấu ngành là:nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Trang 17

Để đánh giá hiệu quả của cơ cấu kinh tế cần phải đưa ra các chỉ tiêuđánh giá toàn diện cả về mặt định tính và định lượng

- Mặt định tính: Sự phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu nhiệm vụ kinh

tế chính trị, xã hội đề ra trong từng thời kì cụ thể

- Mặt định lượng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực chất là sự chuyểndịch cơ cấu sản lượng đầu ra do sự thay đổi các yếu tố đầu vào như: vốn, laođộng, tài nguyên, khoa học và công nghệ…

b) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theotừng thời kì phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định.Quátrình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngàycàng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ làthay đổi về số lượng các ngành, tỉ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sựthay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việcchuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dungcủa sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ,lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xâydựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu

cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn …

3.1.2 Tác động của cơ cấu đầu tư tới cơ cấu kinh tế.

-Trên giác độ kinh tế vĩ mô, đầu tư với chức năng quan trọng tác độngtrực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và làm biến đổi cơ cấu kinh tế Do

đó, cơ cấu đầu tư có mối quan hệ mật thiết tới sự hình thành và biến đổi cơcấu kinh tế Một sự thay đổi tuyệt đối hoặc tỉ trọng vốn đầu tư trong mỗingành sẽ làm thay đổi năng lực sản xuất và đo dó làm thay đổi sản lượng củangành đó dẫn đến làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mức tác động của thay đổi

Trang 18

cơ cấu đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tùy thuộc vào động thái tăngtrưởng sản lượng và mức độ phát triển hợp lí của mỗi ngành

- Đầu tư có tác động dây chuyền Khi tăng cường đầu tư, phân bổ vàomột ngành, một lĩnh vực nào cho ngành, lĩnh vực đó gia tăng sản lượng và từ

đó làm thay đổi mối tương quan giữa các ngành Những ngành, những lĩnh

vực phát triển nhanh sẽ thu hút nhiều lao động vào ngành, lĩnh vực đó, tạo ra

sự chuyển dịch giữa các ngành, các lĩnh vực

Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua nhữngchính sách tác động đến cơ cấu đầu tư Trong điều hành chính sách đầu tư,nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kếhoạch hóa, xây dưng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua cáccông cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một

cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn Thực tiễn phát triển nhiều nước cho thấy nếu có chính sách đầu tư hợp lý

sẽ tạo đà cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi ngành không chỉ phụ thuộc vào khốilượng gia tăng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn vốn

đó Nghĩa là đầu tư được sử dụng phải phù hợp với các nguồn đầu vào khácnhư lao động, tài nguyên và công nghệ, phải cho phép phát huy được các lợithế của ngành Tức là mức độ ảnh hưởng của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tếcòn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nội bộ ngành

- Do đầu tư là một quá trình có độ trễ về thời gian và độ dài của thời giantrễ thường khác nhau giữa các ngành, hiệu quả tác động của cơ cấu đầu tư đến

cơ cấu kinh tế chỉ có thể diễn ra khi vốn đầu tư được phát huy trong sản xuất

xã hội Sự tác động của cơ cấu đầu tư dến tổng cung và tổng cầu của nền kinh

tế là không cùng thời điểm Như vậy khi bố trí cơ cấu đầu tư không chỉ xemxét tác động trực tiếp, trước mắt mà phải có cái nhìn chiến lược lâu dài, có

Trang 19

như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu định hướng mớiđược thực hiện một cách có hiệu quả.

-Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu đểtăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao là tăng cường đầu tư nhằm tạo

ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ Đầu tư còn là điềukiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nềnkinh tế Đầu tư còn giải quyết tình trạng mất cân đối về tình trạng phát triểngiữa các vùng, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên,địa thế của những vùng có khả năng phát triển, làm bàn đạp thúc đẩy những vùngkhác cùng phát triển

3.1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư ( ở Việt nam).

Thực chất, chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồnvốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn huy động và sử dụng các loại vốn và nguồnvốn phù hợp với mục tiêu xác định của toàn bộ nền kinh tế,ngành,địaphương và các cơ sở trong từng thời kì phát triển

Hơn 20 năm đổi mới kinh tế Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc

đã và đang tạo thế và lực mới cho nước ta bước vào thời kì phát triển caohơn.Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay tạo ra rất nhiều cơ hội nhưngcũng không ít thách thức to lớn đặt ra cho nền kinh tế của nước nhà Đặc biệt

là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực do xuấtphát điểm của ta quá thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh khốcliệt.Để thoát khỏi tình trạnh yếu kém của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhândân, giải quyết các vấn đề xã hội phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.Chính vì vậy, công cuộc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hượp lí theo hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung cơ bản mang tính chất quyết định

Trang 20

3.2 Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về chuyển dịch cơ

cấu đầu tư.

Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư đến sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế được minh chứng rõ nét qua thực tiễn của một số nước như Hànquốc,Thái lan, Singapore Tuy nhiên mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau vềđiểm xuất phát, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội có con đường và bước đichuyển dịch khác nhau Vì vậy nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thànhcông và cả thất bại của các nước nhất là những nước có điều kiện tương đồngvới Việt nam là vấn đề có ý nghĩa với nước ta trong quá trình chuyển dịch cơcấu đầu tư Từ đó rút ra một số lưu ý như sau:

- Nhận thức tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và pháttriển; cần tăng vốn đầu tư, mở rộng tích luỹ trong nứơc thu hút vốn từ nướcngoài trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định

- Cần tạo được một qui trình hợp lý về đầu tư và xuất khẩu để sử dụngvốn một cách hiệu quả nhất

- Kiên định đường lối công nghiệp hoá hướng ngoại, mở cửa nền kinh tế,tăng cường cạnh tranh, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế

- Phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, không được lãng quên thay thếnhập khẩu để khỏi phụ thuộc nước ngoài đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấungành cũng như trong nội bộ ngành nhất là trong công nghiệp Bố trí cơ cấuđầu tư theo ngành phải chú ý giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp vànông nghiêp

- Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kết hợp quy mô lớn với quy

mô vừa và nhỏ Lựa chọn tiến bộ công nghệ tiên tiến, tăng cường đầu tư theochiều sâu

Trang 21

- Bố trí đầu tư phải theo hướng tận dụng cao nhất lợi thế so sánh củatừng ngành vùng về lao động , tài nguyên… và phải đảm bảo tính linh hoạttrong cơ cấu kinh tế khi lợi thế so sánh bị thay đổi.

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

THỜI GIAN QUA

1 Tình hình cơ cấu đầu tư ở Việt nam.

Trong những năm gần đây nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ

về phát triển kinh tế xã hội, trong đó đầu tư phát triển đóng góp vai trò hếtsức quan trọng.Việc huy động tương đối đầy đủ các nguồn lực cho đầu tư, cơcấu lại các nguồn vốn đầu tư, coi trọng nguồn vốn của dân cư và tưnhân,chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí…đã và đang tạo ra thế vàlực cho nền kinh tế trong quá trình hộp nhập khu vực và quốc tế

Trong 5 năm 1991-1995 vốn đầu tư phát triển thực hiện được 232,5nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương khoảng 20,9 tỷ đô la, bằng3,5 lần vốn đầu tư phát triển thực hiện trong thời kỳ 1986-1990 (vốn đầu tư 5năm 1986-1990 khoảng 65 nghìn tỷ đồng theo mặt bằng giá 1995, tươngđương 5,9 tỷ đô la), tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm là30,4%/năm Trong giai đoạn 5 năm 1996- 2000, tổng vốn đầu tư phát triểnước thực hiện khoảng 397 nghìn tỷ đồng (tuơng đương 36.100 triệu USD) gấp1,74 lần thực hiện thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng bình quân hàng năm là6,4% năm là 30,4% Tính chung 10 năm 1991-2000 vốn đầu tư toàn bộ nềnkinh tế đã được thực hiện khoảng 640 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư xã hội (tươngđương khoảng 58 tỷ đô la), tăng bình quân hàng năm là 17,9% Từ năm 2000

Trang 22

2002 là 199.104 tỉ đồng,năm 2003 là 231,616 tỉ đồng, năm 2004 là 275 tỉđồng, năm 2005 là 335 tỉ đồng…

1.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.

Tình hình

Trong giai đoạn 1991- 2000, tốc độ phát triển của các nguồn vốn là theochiều hướng tích cực Trong số các nguồn vốn cấu thành nên tổng vốn đầu tưtoàn xã hội thì nguồn vốn Nhà nước năm 2000 gấp 6,4 lần năm 1990, vốn tíndụng của Nhà nước gấp 8,2 lần, vốn của doanh nghiệp nhà nước gấp 4,9 lần;vốn của khu vực ngoài quốc doanh gấp 1,4 lần; vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài gấp 5,9 lấn Về cơ cấu nguồn vốn thì vốn của khu vực nhà nước và vốnđầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong khi vốn của khu vựcngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ dần Vốn nhà nước năm 1991 chiếm38% tổng vốn đầu tư toãn xã hội thì đến năm 2000 chiếm 61,9% Hai tỷ lệtương ứng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 14,3% và 18,6%;của vốn ngoài quốc doanh lần lượt là 47,7% và 19,5% Tình hình cụ thể về cơcấu các nguồn vốn như sau: (Đơn vị: %)

Cơ cấu đầu tư toàn xã hội 1991-2000

- Vốn của dân cư và tư nhân 34,94 22,49 27,07

- Vốn đầu tư trực tiếp NN 24,44 23,92 24,11

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong những năm trở lại đây tổng vốn đầu tư phát triển xã hội cho toàn

Trang 23

không ngừng tăng Năm 2001 vốn đầu tư chiếm 35,42% tổng sản phẩm trongnước thì đến 2005 đã chiếm khoảng 38,67% tổng sản phẩm trong nước Trongtổng vốn đầu tư trong 5 năm 1991-2000 thì nguồn vốn trong nước thườngchiếm tới 84%.

Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thực hiện (từ 2001-2005)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn(%) từ 2001-2005: tổng 100%

Năm Tổng % Nhà nước Ngoài quốc

doanh Đầu tư nước ngoài

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng tỉ trọngvốn đầu tư nhà nước có xu hướng giảm dần từ 59,8% năm 2001 xuống 52%năm 2005 Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hìnhthành, phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện Trongkhi đó vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có mức tăng cao hơn cả

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài quốc

Trang 24

mức tăng trưởng vốn cuả khu vực ngoài quốc doanh chiếm vị trí thứ haitrong các nguồn vốn nhà nước.

Tốc độ tăng bình quân năm (%) qua các giai đoạn.

Trang 25

(1996-chính viễn thông 30,7%; cho khoa học và công nghệ 1,8%, giáo dục và đàotạo 7,1%; y tế, xã hội 6,4%; văn hoá, thể dục thể thao 3,6%; cho các ngànhkhác 17,5%.

Tính chung cho giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhànước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong đó nguồn vốnngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển năm 2005 là gần 79,199 nghìn

tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng nguồn đầu tư xã hội Nếu tính cả nguồn tráiphiếu Chính phủ và công trái giáo dục khoảng từ 8-10 nghìn tỷ đồng thì tổngđầu tư chiếm 32% so với tổng chi ngân sách nhà nước Trong những năm tiếptheo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đốinhưng giảm về tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Nếu như trước 1990,nguồn vốn này được xem là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế thì tronggiai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắtđầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.Giai đoạn 1991-

1995 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu

tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xãhội.Trong những năm tới ,xu hướng của nguồn vốn này là cải thiện về mặtchất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỉ trọng không có sự gia tăng đángkể

Nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tựđầu tư thông qua việc huy động khấu hao tài sản cố định, đất đai, nhà xưởngchưa sử dụng, thì Nhà nước điều hành có mức độ; hai nguồn vốn này chiếmkhoảng 17% thời kỳ 1991-1995 và 31,72% thời kỳ 1996-2000 Như vậychung cho cả 3 nguồn vốn mà Nhà nước có thể điều hành với những mức độkhác nhau chiếm khoảng 49% so với tổng nguồn, còn tất cả các nguồn vốnkhác điều hành gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách

Trang 26

Nguồn vốn đầu tư huy động để đưa vào cho vay các chương trình, dự ánđầu tư trong năm 2005 là 30.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xãhội, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 25.000 tỷđồng (bao gồm 18.000 tỷ đồng nguồn vốn trong nước; 7.000 tỷ đồng vốnODA cho vay lại) và Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 5.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: năm 2005 khoảng 59.000

tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn tín dụng nhà nước mà các DNNN vay từQuỹ hỗ trợ phát triển), trong đó vốn của một số Tổng công ty lớn như sau:Tổng công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu khíViệt Nam đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng công Thép Việt Nam là 2.200 tỷ đồng,Tổng công ty Than Việt Nam là 600 tỷ đồng, …

Nguồn vốn đầu tư tư nhân và dân cư:

Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và cácdoanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khỏng 15% GDP, trong đó phầntiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp và khoảng 3,7%GDP, chiếmkhoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của dân cư tham giatrực tiếp đầu tư khoảng 5% GDP và bằng 33% tổng tiết kiệm Trong giai đoạn2001-2005 nguồn vốn này chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Năm 2005 đầu tư ngoài quốc doanh là khoảng 105 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôivốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Có được thành tựu trên lànhờ 38 nghìn doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký

là 103,5 nghìn tỷ đồng cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và luật đầu

tư khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước

Nguồn vốn từ nước ngoài

Tính đến năm 207, cả nước có hơn 9500 dự án dầu tư nước ngoài đượccấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí khoảng 98 tỉ USD (kể cảvốn tăng thêm).Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời

Trang 27

với việc thu hút các dự án đầu tư mới,nhiều dự án sau khi hoạt động đã mởrộng qui mô sản xuất tăng vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 đến nay.Tính đếnhết 2007 có trên 4000 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn18,9 tỉ USD,bằng 19,2% tổng vốn đăng kí cấp mới.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng lớn nhất,chiếm 66,8% về

số dự án, 60,2% tổng vốn đăng kí và 68,5% vốn thực hiện.Lĩnh vực dịch vụchiếm 22,2% về số dự án 34,4% vốn đăng kí và 24,5% vốn thực hiện.Nônglâm ngư nghiệp chiếm 10,8% số dự án,5,37% vốn đầu tư và 6,7% vốn thựchiện

Từ 1988 đến hết năm 2007 các tỉnh phía bắc thu hút 2220 dự án với tổngvón đầu tư 24 tỉ USD chiếm 26% số dự án,29% tổng vốn đăng kí,24% vốnthực hiện.Các tỉnh phía Nam thu hút được 5452 dự án tổng vốn 46,8 tỉ USDchiếm 63%dự án, 56% vốn dăng kí và 51% vốn thực hiện.Trong đó nổi lênmột số địa phương thu hút và sử dụng vốn tốt như Bình dương, Đồng nai, tp

Hồ chí Minh Tuy vậy tại các vùng miền núi phía Bắc và tây nguyên việc thuhút FDI vẫn còn quá ít

Trong thời gian qua đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt namtrong tổng vốn đang kí trên 80 tỉ USD các nước Châu Á chiếm 69,1% màđứng đầu là Đài loan, Singapore,Nhật bản,Châu Mĩ chiếm chiếm11,8%,riêng

Mĩ chiếm 4%.Số vốn còn lại thuộc các nước khu vực khác

Đánh giá những mặt đạt được:

- Quy mô vốn đầu tư huy động từ các nguồn luôn tăng liên tục qua cácnăm

Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ tính riêng 3 năm 2001-2003 đã đạt

được khoảng 2440423,2 tỷ đồng bằng 95,04% 5 năm 1996-2000, nếu tínhthực hiện bình quân hàng năm vốn đầu tư phát triển thì khu vực kinh tế nhànước giai đoạn 1996-2000 thì chỉ 3 năm 2001-2003 bằng 158,4% Năm 2005

Trang 28

so với 2004 thì : nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tăng 8%, nguồn vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước tăng khoảng 3,5%, nguồn vốn của khuvực doanh ngiệp nhà nước tăng khoảng 25% Năm 2006 đạt khoảng 185100 tỉđồng

Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân, trong 3 năm 2001-2003 đạt

khoảng 107038,3 tỷ đồng bằng 96,68% trong 5 năm 1996-2000 Năm 2005nguồn vốn này tăng vọt lên tới gần 105 nghìn tỷ đồng

Vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài không ngừng tăng trưởng, tính chung

trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 19,9 tỷ USDvượt mục tiêu đề ra, vốn FDI thực hiện vượt 37% so với dự kiến và tămg4,5% so với giai đoạn 1996-2000 Về nguồn vốn ODA, số vốn cam kết khôngngừng tăng, từ 1993 đến 2005 vốn cam kết đạt trên 32 tỷ USD và được cụ thểhóa bằng nhiều hiệp định cụ thể với tổng trị giá 24 tỷ USD và thực tế đã giảingân được 16 tỷ USD năm 2006 ước đạt 63300 tỉ đồng

- Cùng với sự gia tăng của tổng vốn đầu tư xã hội thì cơ cấu nguồn vốncũng ngày càng đa dạng, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần của Đảng và nhà nước ta Trước đây nguồn vốn cho đầu tư pháttriển là từ nhà nước thì bây giờ có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng hợp lý, huy động được ngày càngnhiều nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội Trong đó khu vực kinh tếnhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho các khu vực kinh tế khác.Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã góp phần tích cực trong việc địnhhướng các nguồn vốn khác dần tạo nên một cơ cấu đầu tư hợp lý

Những hạn chế còn tồn tại : Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng

bên cạnh đó thì cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế :

- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng củacác nguồn vốn là còn hạn chế, không đủ để tạo ra sự chuyển dịch nhanh

Trang 29

chóng cơ cấu đầu tư, tăng thêm sức cạnh tranh Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểmchưa hợp lý như đầu tư ngân sách nhà nước cho một số ngành và sản phẩmđược bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp trong khi đó đầu

tư vào các công trình thủy lợi chiếm hơn 70% vốn đầu tư của ngành nôngnghiệp, nhưng việc xây dựng các công trình thủy lợi tưới cho các loại câycông nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thủy lợi cấp nước cho công nghiệp vàdân sinh, cho nuôi trồng thủy sản

- Cơ chế phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước chưa thực sự hiệuquả Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư đã hạn hẹp, mà một nửa trong số

đó lại là nguồn vốn từ bên ngoài nên có nhiều hạn chế trong việc bố trí cơ cấuđầu tư, bị co kéo bởi nhiều nhu cầu bức bách Ở chừng mực nhất định còn bịnhiều “nhóm lợi ích” chi phối, tìm cách để dành phần “chiếc bánh” ngân sáchnày Trong khi đó, các Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đến việc thu hútthêm các nguồn vốn khác để cải thiện cơ cấu đầu tư, còn trông chờ, ỷ lại vàonguồn vốn ngân sách Nhà nước Các chính sách khuyến khích và các hìnhthức huy động vốn chưa được thực hiện đến nơi, đến chốn, làm cho các thànhphần kinh tế còn dè dặt trong việc bổ vốn đầu tư

- Nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân tuy có tăng về số lượng,nhưng còn rất nhỏ bé so với khả năng và tiềm lực Nguồn vốn nhàn rỗi trongdân cư còn rất nhiều, hàng năm mới huy động được khoảng 60% vào đầu tưphát triển, không đạt được kế hoạch do nhiều nguyên nhân như chưa đủ hấpdẫn, người dân còn khá thờ ơ với hình thức huy động vốn này chưa coi là mộtloại huy động mang tính thương mại

- Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài còn nhỏ thấp chưa tương xứng vớitiềm năng Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạnchế, chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây Hầuhết các dự án được cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu

tư tuy được cải thiện nhiều, nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong

Trang 30

khu vực chưa cao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi

và khó dự báo trước; có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hútvốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương

- Nguồn vốn FDI tuy tăng hàng năm nhưng cơ cấu lại không hợp lý, chủyếu tập trung vào những vùng phát triển, những ngành trọng điểm, khoảngcách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện có xu hướng ngày càng cao Việc thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, chưa phục hồiđược tốc độ huy động cao như những năm trước đây Hầu hết các dự án đượccấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy được cảithiện nhiều, nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưacao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báotrước; có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nướcngoài giữa các địa phương

1.2 Cơ cấu vốn đầu tư.

Tình hình

Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản.

Đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố cơ bản phát triển kinh tế xây dựng, đặcbiệt là trong một nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém nhưchúng ta Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm

2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng, bằng 121,2% kế hoạch cả năm,trong đó các đơn vị Trung ương 24,57 nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạchnăm; các đơn vị địa phương 38,36 nghìn tỷ đồng bằng 119,8% Vốn đầu tưXDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư dotrung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phươngquản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119% Tính bình quân năm, vốn đầu tư xâydựng cơ bản (ĐTXDCB) của nước ta lên đến hơn 15000 tỷ đồng, chiếm

Trang 31

hơn 50% Kết cấu hạ tầng phát triển khá; hệ thống đường giao thông được cảithiện, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả nước; hệ thống đường sắt đượcnâng cấp bảo đảm an toàn chạy tàu; một số cảng biển quan trong được mởrộng và hiện đại hoá; sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa được mở rộng

và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận tải hành khác quốc tế

Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và phát triển ở tất cả các vùng, đăc biệt

là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, diện tích được tướinước và tiêu úng tăng đáng kể, góp phần tăng diện tích canh tác và gieo trồng,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở cả thành phố, đô thị và nông thôn đượcnâng cấp: tất cả các huyện và 85% xã, phường có điện; cung cấp nước sạchcho nông thôn đạt 40% Cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo, khoahọc công nghệ, y tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thể dục thể thao được tăngcường Tuy nhiên chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí vàkém hiệu quả trong đầu tư Theo kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án,với tổng số vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và

sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư cáccông trình được kiểm tra Riêng 17 công trình do Thanh tra Nhà nước thựchiện kiểm tra, phát hiện sai phạm về tài chính chiếm khoảng 13% Đó là chưa

kể tới các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sóttrong chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất

Năm 2003, Thanh tra Nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành tiến hànhnhiều hoạt động trong việc chấp hành các quy định về đầu tư, đơn giá, khốilượng, chủng loại, vật tư, thiết bị Năm 2003, số lượng các đoàn thanh tra và

số dự án, công trình được thanh tra nhiều hơn năm 2002 Thanh tra Nhà nướctiếp tục thanh tra một số dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản với số vốn

là 8.235 tỷ đồng Qua kiểm tra đã phát hiện tổng số sai phạm về tài chính là1.235 tỷ đồng, chiếm trên 14% tổng số vốn

Ngày đăng: 25/01/2014, 15:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình - THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
nh hình (Trang 22)
Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thực hiện (từ 2001-2005). - THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Bảng c ơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thực hiện (từ 2001-2005) (Trang 23)
Bảng số liệu chi tiết cơ cấu đầu tư theo ngành 2000-2005 - THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Bảng s ố liệu chi tiết cơ cấu đầu tư theo ngành 2000-2005 (Trang 37)
Tình hình. - THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
nh hình (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w