PHẦN BA : PHƯỚNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG HỢP LÍ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 49 - 53)

DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG HỢP LÍ 1. Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu đầu tư &phương hướng

thực hiện.

1.1 Quan điểm của Đảng

Đảng và nhà nước ta nhận thức rõ tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế cũng như tới sự tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy đã có sự chú trọng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 33/2004/CT-TTg về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Coi trọng việc

huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nước (vốn, cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý) để phát triển lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng cịn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”

1.2 Mục tiêu chiến lược.

1.2.1 Mục tiêu tổng quát kinh tế- xã hội(2006-2010)

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cảu nhân dân.Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thoe hướng hiện đại vào

năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế

Tổng sản phẩm trong nước(GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000.tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 7,5-8% phấn đấu đạt trên 8%.Qui mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1690- 1760 nghìn tỉ đồng( theo giá hiện hành) tương đương với 94-98 tỉ $ và GDP bình quân đầu người khoảng 1050-1100 $

Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 3-3,2% Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5-10,2% Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 7,7-8,2%.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến :nông lâm nghiệp và thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 43- 44%; các ngành dịch vụ chiếm khoảng 40-41%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16% năm, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770-780 USD người, gấp đôi năm 2005.

Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40% tổng lao động xã hội.Tỉ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 5% năm 2010,giải quyết thêm việc làm bình qn mỗi năm trên 1,6 triệu lao động,trong đó 50% là lao động nữ.

Giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10-11% vào năm 2010…

1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đầu tư (2006-2010)

Tổng đầu tư tồn xã hội trong 5 năm khoảng 2200 nghìn tỉ đồng(theo giá năm 2005)tương đương gần 140 tỉ USD chiếm 40%GDP trong đó vốn trong nước chiếm 65% và vốn nước ngồi chiếm 35%.

Tốc độ tăng chi ngân sách khoảng 11.2%; đảm bảo cơ cấu hợp lí giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ trong đó chi đầu tư bằng 30% tổng chi ngân sách.

Đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm khoảng 69,9% tổng vốn đầu tư tồn xã hội trong đó đầu tư cho ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 13,5%;công nghiệp và xây dựng 44.5%; giao thông vận tải bưu điện 11,9%. Đầu tư cho lĩnh vực xã hội chiếm 28,3% tổng nguồn vốn đầu tư tồn xã hội,trong đó ngành giáo dục đào tạo chiếm4,6%; ngành y tế- xã hội chiếm 2,7%; ngành văn hóa thể thao chiếm 2,3%.

Phát huy lợi thế và tính cạnh tranh riêng của từng vùng về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí nguồn nhân lực trong mối liên kết chung tạo ra sức mạnh lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của các vùng.Tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn,trọng điểm,đồng thời phát triển thêm một số khu vực kinh tế , khu công nghiệp,khu chế xuất. Tăng cường sự liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khó khăn và trong nội bộ vùng kahwcs phục tình trạng chia cắt theo địa giới hành chính.

Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001–2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

1.3 Phương hướng thực hiện.

- Đổi mới cơ cấu đầu tư phải hướng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội theo hướng CNH – HĐH.Mục tiêu của chính sách CNH trong giai đoạn tới là phải làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế-xã hội. CNH trong thời kì này cũng phải dựa trên cơ sở của kinh tế thị trường.

trình CNH-HĐH, góp phần làm chuyển dịch một cách sâu sắc và tồn diện cơ cấu nền kinh tế từ nơng nghiệp sang công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, khắc phục sự mất cân đối giữa các vùng,đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và nâng cao mức sống nhân dân.

- Đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước,đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ,đồng thời động viên mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của ngền kinh tế,những nganh có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển.Mục tiêu là kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,đồng thời phải giải quyết căn bản được các vấn đề xã hội, mở đường, hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tấ phi nhà nước, là lực lượng vật chất có hiệu quả để nhà nước thực hiện chính sách quản lí và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường .

- Coi trọng qui luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở, đồng thời đảm bảo vai trị quản lí của nhà nước.Trong quá trình xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lí phải coi trọng các yếu tố thị trường. Hoạt động đầu tư nên đổi mới theo hướng hạn chế những quyết định đầu tư theo kiểu hành chính. Mở rộng quyền cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở định hướng của nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực đầu tư cần giảm các công việc quản lí hành chính,can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung sức làm tốt việc dự báo, cung cấp thông tin kinh tế, định hướng đầu tư ,kiểm tra công tác đầu tư ở cơ sở .

- Đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo nguyên tắc vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Để đảm bào nguyên tắc vốn trong nước là quyết định đòi hỏi trong giai đoạn tới chú trọng hơn nữa việc phát huy các nguồn nội lực. Ngoài một vài lĩnh vực đặc biệt cần sự quản lí trực tiếp của

nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trên cơ sở hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo đúng các nguyên tắc của thị trường

- Đổi mới đầu tư đảm bảo sự phát triển hợp lí giữa các vùng và xây dựng các vùng trọng điểm. Khi xây dựng cơ cấu đầu tư vùng cần xem xét tới các đặc tính xã hội, các điều kiện kinh tế xã hội,điều kiện tự nhiên ,phải đảm bảo sự chuyển dịch đồng bộ cân đối giữa vùng và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng. Đồng thời vẫn phải xây dựng cả vùng kinh tế trọng điểm. Cơ cấu của vùng này cần được đầu tư theo hướng mở rộng liên kết giữa các địa phương nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó trong cơ cấu đầu tư cần coi trọng thỏa đáng tới các qui hoạch vùng và địa phương trong cả nước nhằm phát triển toàn diện giữa các vùng miền đảm bảo cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế hợp lí.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cơ cấu đầu tư ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Trang 49 - 53)