2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí 1 Nhóm giải pháp chung.
2.2.4 Cơ cấu đầu tư theo vùng,lãnh thổ.
- Kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch phát triển đầu tư giữa các Bộ, ngành, địa phương và vùng lãnh thổ.Thực hiện có hiệu quả lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn.
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm để các vùng này có đủ điều kiện khai thác tốt thế mạnh của mình và làm đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận.
- Vùng kinh tế phía Bắc phải đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường. Vùng KTTĐ Bắc Bộ phải đi theo những phương hướng mới có tính đột phá để phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt như: phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hóa, robot, sản xuất vật liệu mới, thép chất
lượng cao; phát triển cơng nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo; khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ mà vùng KTTĐ Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện...; Tập trung phát triển dịch vụ một cách toàn diện, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, hàng hải; phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khốn...; khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong khu vực tích cực đầu tư phát triển theo hướng có 50-55% đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh, dành 9-10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, 35-36% đầu tư giao thông vận tải.
-Miền Trung cần phải tập trung đầu tư phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt như: Hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế mở Chu Lai ( tỉnh Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và khu khuyến khích phát triển kinh tế -thương mại Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên- Huế), quy hoạch xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) để sau năm 2010 các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng. Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và giao dịch, trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hình thành các trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và vùng Phụ cận miền Trung và Tây Nguyên.
Hồn thành việc xây dựng các cơng trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình hành lang Đông - tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, trong đó Đà Nẵng có vai trị là điểm trung tâm của khu vực.
- Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, xác định Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng, đồng thời hình thành khu cơng nghiệp tp.Hồ chí minh, Bình dương, Biên Hồ, Vũng tàu.
Kết luận:
Đất nước ta sau 20 năm đổi mới trên con đường hội nhập và phát triển, nền kinh tế đã có những chuyển biến hết sức tích cực, trong đó cơ cấu đầu tư đã có những chuyển biến đáng khích lệ: Nguồn vốn đầu tư phát triển không ngừng tăng và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Cơng nghiệp hố- hiện đại hóa. Trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã hội thì nguồn vốn trong nước trong đó nguồn vốn khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò quyết định, thúc đẩy các nguồn vốn khác phát triển, định hướng tạo ra một cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lý. Hoạt động đầu tư trong từng ngành kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, chú trọng đầu tư cho những ngành trọng điểm, đạt hiệu quả cao tạo nên sự phát triển ngày càng mạnh mẽ cho từng ngành. Vốn đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm tăng nhanh, bên cạnh đó các vùng khó khăn tiếp tục được quan tâm đầu tư nhằm thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng…
Tuy nhiên thì bên cạnh đó cơ cấu đầu tư ở Việt Nam hiện nay vẫn còn những tồn tại mà chưa thể khắc phục như:qui mô nguồn vốn nhỏ,cơ chế phân bổ vốn chưa hợp lí, tình trạng dàn trải trong đầu tư, thất thoát vốn trong đầu tư Nhà nước… làm giảm hiệu quả đầu tư xã hội, tác động xấu tới nền kinh tế. Hiện nay tồn Đảng, tồn dân đang tích cực hành động để giải quyết dần những mặt tồn tại đó.Trong thời gian tới chúng ta có thể lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ có bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lý qua đó khơng ngừng tăng trưởng kinh tế cao, đạt mục tiêu của tầm nhìn chiến lược 2020
Chúng em xin chân thành cảm ơn: TS. Từ Quang Phương đã giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề này.