Khác với các loại hợp đồng khác, để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế, pháp luật có một số quy định hạn chế hành vi giao kết hợp đồng tín dụng, như: quy định mức
Trang 1KHOA LUẬT
_*** _
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng
Tại Tòa Án
Sinh viên thực hiện: Bùi Băng Anh
Mã sinh viên: 17071225
Lớp: Kép 8 LKD
Học phần: Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng – Thứ 3 – Tiết 8-9
Giảng viên: Lê Thị Thu Thủy
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay với tư cách
là doanh nghiệp, còn bên vay là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan hệ cho vay giữa các ngân hàng với khách hàng bị chi phối bởi tư cách quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước và khách hàng vay chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nên việc thiết lập quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng mang nặng thủ tục hành chính Từ khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường, pháp luật đã từng bước xác lập cơ sở pháp lí cần thiết để các tổ chức tín dụng
và khách hàng vay vốn kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng theo các chuẩn mực chung về hợp đồng Khác với các loại hợp đồng khác, để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế, pháp luật có một số quy định hạn chế hành vi giao kết hợp đồng tín dụng, như: quy định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với một số đối tượng Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng vay tài sản, thuộc loại hợp đồng song vụ và có đền bù
Tranh chấp trong hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay được giải quyết tại Tòa án Nhân dân các cấp Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn
an ninh trật tự xã hội
Trong thời gian gần đây, số lượng các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng được giao cho tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh giải quyết
Trong thực tiễn, hợp đồng tín dụng ngân hàng có nhiều vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Tại các tòa án trong thời gian vừa qua, các tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra với tần xuất ngày càng tăng, với tính chất phức tạp
Trang 3Hợp đồng tín dụng ngân hàng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật dân sự
2015
Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, em thực hiện tiểu luận với nội dung như sau:
Chương I: Tổng quan về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Chương II: Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Chương III: Thực trạng áp dụng và giải pháp về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Bài tiểu luận của em được thực hiện dựa trên quá trình tham khảo nhiều nguồn báo
và tìm đọc với nhận định của cá nhân nên sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót cũng như sự chưa hoàn thiện về nội dung Em rất mong sẽ nhận được ý kiến, góp ý cũng như nhận xét từ Thầy/Cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 5
1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng 5
1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng 5
1.2 Đặc điểm hợp đồng tín dụng 5
1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng 6
2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng 6
2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng 6
2.2 Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng 7
2.3 Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng 7
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG QUA TÒA ÁN 9
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN 11
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng
1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp lý mà qua đó tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động cho vay Hợp đồng tín dụng là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (gọi là bên vay) Theo đó, tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm
Với định nghĩa này, hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố:
- Về phương diện hình thức, sự thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản
- Về phương diện nội dung, bên cho vay thỏa thuận để bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm
1.2 Đặc điểm hợp đồng tín dụng
Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một
số đặc trung sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia họp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ chức
tín dụng có đủ các điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thoả mãn những điều kiện vay vốn
do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ), về
nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng
Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của
bên cho vay Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định
Trang 6Thứ tư, cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ
chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay
1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng
Tùy vào từng tính chất mà hợp đồng tín dụng có cách phân loại riêng theo từng loại tín dụng:
- Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay Hợp đồng tín dụng chia thành 3 loại:
o Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
o Hợp đồng tín dụng trung hạn
o Hợp đồng tín dụng dài hạn
- Nếu căn cứ vào đối tượng tín dụng cho vay Hợp đồng tín dụng chia làm 2 loại:
o Hợp đồng tín dụng vốn cố định
o Hợp đồng tín dụng vốn lưu động
- Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm các tổ chức tín dụng Hợp đồng tín dụng chia thành 2 loại:
o Hợp đồng tín dụng không cần đảm bảo
o Hợp đồng tín dụng có đảm bảo
2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng
2.1 Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm Một tranh chấp hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi
có sự xung đột, bất đồng về quyền lợi các bên đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành
vi xâm phạm cụ thể
Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức
Trang 72.2 Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, giá trị của tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thường có giá trị lớn
xuất phát từ mục đích vay của khách hàng là sự thiếu hụt về vốn mà chủ yếu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể tự mình xoay sở được hoặc khó có thể vay từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài do nguồn vốn khá lớn Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ hoạt động cho vay từ các tổ chức tín dụng khi mà mọi hoạt động của họ đều nhằm tìm kiếm lợi nhuận Chính vì vậy, tổ chức tín dụng thường tìm đến những hợp đồng tín dụng có giá trị lớn dựa trên sự định giá tài sản bảo đảm tại thời điểm cho vay
Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể được giải quyết dựa trên nguyên tắc
thỏa thuận do hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan
hệ mang tính thỏa thuận Vì vậy, trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng mà phát sinh tranh chấp thì pháp luật vẫn ưu tiên các bên tự thỏa thuận với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho cả hai bên Việc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong việc giải quyết tranh chấp, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như bảo vệ mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia hợp đồng tín dụng
Thứ ba, tranh chấp hợp đồng tín phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên
tham gia hợp đồng Quan hệ tín dụng bắt đầu khi hai bên thỏa thuận, ký kết với nhau hợp đồng tín dụng ghi nhận quyền và nghĩa vụ các bên Chính vì vậy, khi lợi ích các bên bị ảnh hưởng thì tranh chấp phát sinh là điều tất yếu Khởi nguồn của tranh chấp có thể là do bên cho vay giải ngân không đúng hạn hay do bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi suất kèm theo
2.3 Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá
trình thực hiện hợp đồng
Trang 8Đối với bên cho vay, khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho bên vay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của họ dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của bên vay sau này
Đối với bên vay, hành vi phát sinh tranh chấp chủ yếu là việc vi phạm nghĩa vụ trả
nợ gốc và lãi Theo thực tiễn nghiên cứu, đây là dạng tranh chấp xảy ra phổ biến nhất trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng
Thứ hai, tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng
Mặc dù đây không phải là dạng tranh chấp phổ biến nhưng lại là dạng tranh chấp đa dạng và phức tạp, nhất là một bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng có yếu tố nước ngoài
Khi ký kết hợp đồng tín dụng, việc xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng là điều hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến hiệu lực của hợp đồng và việc thực hiện nội dung hợp đồng sau này
Thứ ba, tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản bảo đảm của hợp đồng tín dụng
có bảo đảm bằng tài sản
Các tranh chấp này xảy ra tương đối nhiều và chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm Căn nguyên của tranh chấp này bắt đầu ngay từ khâu thẩm định, định giá tài sản bảo đảm của đội ngũ nhân viên tín dụng Nếu như bước đầu thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm không hiệu quả, nguồn vốn thu về sẽ không cao
Thứ tư, tranh chấp phát sinh từ chính pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng
Pháp luật hiện nay đưa ra rất nhiều lựa chọn cho các bên về các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến có thể kể đến là: thương lượng; hòa giải; trọng tài
Trang 9CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG TẠI TÒA ÁN
Tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng như các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng “giải quyết” tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất Hòa giải, thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn Nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả, các bên có thể chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Hiện nay, các vụ án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án được quy định theo Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) đòi hỏi các đương sự tham gia và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự theo điều 5 BLTTDS
2015
- Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh theo điều 6 BLTTDS 2015
- Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo điều 8 BLTTDS 2015
- Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự theo điều
9 BLTTDS 2015
- Nguyên tắc hòa giải theo điều 10 BLTTDS 2015
Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau: Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá
Trang 10nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận
Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản
1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận
Trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015
Ngoài ra, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện
mà Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo
đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện
Trang 11CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN
Pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng tại Tòa án là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án Nhân dân (TAND)
Theo quy định tại BLTTDS 2015, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án sẽ giải quyết vụ án theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án
Để bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, bên khởi kiện (nguyên đơn) phải tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án trên cơ sở nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền
Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của BLTTDS hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn
Giai đoạn xét xử sơ thẩm
Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành theo đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án của Tòa án, các bên có quyền gửi đơn kháng cáo để xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm
Trang 12Nghị quyết 42/2017/NQ-QH ban hành ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tín dụng của các tổ chức tín dụng được xem là bước tiến quan trọng trong hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ tại Nghị quyết 42, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành một số Nghị quyết để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan trong lĩnh vực tranh chấp tín dụng, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, do việc nghiên cứu tài liệu, chứng
cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan… dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên
bị huỷ vì vi phạm thủ tục tố tụng; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án còn nhiều hạn chế
Những khuyết điểm đang tồn tại có nhiều nguyên nhân, trong đó về nguyên nhân khách quan do số lượng các vụ án ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, trong khi một số quy định của pháp luật còn nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc chậm được hướng dẫn áp dụng
Do vậy, đòi hỏi chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án của Toà
án cần phải có tầm cao hơn, triệt để hơn, cần thiết phải có các giải pháp tích cực, lâu dài nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra
Giải pháp về pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án
Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, chi phí tuân thủ pháp luật thấp, góp phần giảm thiểu các tranh chấp hợp đồng tín dụng và nâng xếp hạng chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng