ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 BẰNG DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 59 - 83)

7/ Những biến chứng khác:

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 BẰNG DINH DƯỠNG

Người bị bệnh tiểu đường loại 2 không dư đường mà cũng không thiếu đường. Có sự vận chuyển đường trong cơ thể của người bệnh chậm hơn người bình thường. Đây là một bệnh biến dưỡng do ăn quá nhiều và thiếu hoạt động. Thêm vào đó, người bệnh có di truyền làm cho insulin của họ làm việc không được hửu hiệu. Sửa đổi sự sai lạc về di truyền đang được các nhà khoa học tích cực nghiên cứu và tìm tòi. Nhưng hai yếu tố: ăn uống và hoạt động có thể sửa chửa được bởi người bệnh.

Thực ra, tổ tiên của người Việt đã tìm ra cách trị bệnh tiểu đường loại 2 từ lâu lắm rồi nhưng con cháu của họ không hiểu. Cách ăn ít và ăn nhiều lần, 3 bửa ăn chính và 3 bửa ăn lót lòng, đã có từ lâu ở Việt Nam và đây cũng là cách ăn uống để trị

tiểu đường loại 2 hiện nay. Ngoài ra, người ta đã chứng minh được rằng khi ăn vào (đường qua ruột) đường tiêu hóa tiết ra chất incretin tác động mạnh vào tế bào beta nên insulin được tiết ra nhiều hơn nếu ta ăn. Nhịn đói là phương pháp đưa đến tử vong nhanh hơn.

Mọi Người cho rằng người bệnh tiểu đường không được ăn ngọt ?

Quan niệm này chỉ đúng một phần nhỏ. Đúng chổ nào, sai chổ nào tôi sẻ trình bày sau đây:

Đúng ở chổ là khi đường trong máu còn cao, người bệnh không nên ăn đường (glucose) dù là đường cát hay đường thẻ. Không ăn có nghiã là không nêm vào thức ăn khi nấu nướng nhiều hay uống nước có đường nhiều. Để nhận diện trong đồ hộp thực phẩm, tiếng Anh gọi là sugar hay glucose. Tránh những đồ ăn nấu sẳn hay đồ hộp có nhiều đường. Lý do là đường glucose vào trong ruột ta và đi thẳng vào trong máu rất nhanh. Trong việc điều trị bệnh tiểu đường, ta phải tránh làm những gì giúp cho đường lên cao quá hay xuống thấp quá. Cả hai điều này đều đưa đến những biến chứng nguy hiễm cho sức khoẻ. Ở những người bệnh tiểu đường đã điều chỉnh đường rất tốt, họ nên tránh uống nước ngọt (7-up, coke, pepsi…) thường xuyên hoặc nêm nhiều đường vào thức ăn. Riêng người bị bệnh tiểu đường, uống

Đường quá thấp trong máu (nhỏ hơn 3 mmol/L hay 55 mg/dL) có thể làm cho bệnh nhân hôn mê và nguy hiễm đến tính mạng. Trong trường hợp này, người bệnh phải uống một ly nước apple juice hay orange juice, hoặc ăn 2- 3 cái kẹo ngọt, hoặc uống một ly nước pha với 2-3 muổng cà-phê đường cát. Sau đó, người bệnh ăn uống thực phẫm hàng ngày. Trong trường hợp này, người bệnh phải dùng đường glucose để làm đường trong máu trở lại bình thường nhanh chóng. Để tránh đường trong máu lên quá cao hay xuống quá thấp, bệnh nhân phải có một máy thử đường (glucometer Asensia, one step…) và thử đường trong máu liền nếu ta không được khoẻ vì một lý do nào đó.

Đường sucrose làm chất ngọt trong đồ hộp và đường cho người bệnh tiểu đường. Có 12 nghiên cứu về loại đường này cho thấyđường sucrose làm tăng đường trong máu rất ít và chậm.. Có khi nó làm đường trong máu giãm đi. Cho nên đường sucrose có thể xữ dụng cho người bị bệnh tiểu đường nhưng với số lượng cho phép của chính phủ. Người bệnh có thể hỏi bác sỉ của họ số lượng đường sucrose cho bệnh nhân có thể tiêu thụ mổi ngày là bao nhiêu?

Có loại đường fructose như mật ong (thiên nhiên chứ không phải thứ mật ong do người nuôi), sirô bắp (corn syrup), đường mật (molasses), nước trái cây nguyên chất, dextrose là những chất ngọt làm tăng đường trong máu không đáng kể. Cho nên khi đường trong máu xuống quá thấp, người bệnh không nên dùng đường fructose để điều trị cấp cứu. Fructose có nhiều trong trái cây, rau cải, và mật ong

thiên nhiên. Đường fructose cũng cho 4 calories cho mổi gram đường này. Ăn vừa phải thì tốt. Ăn nhiều quá cùng một lúc thì cũng làm cho đường trong máu lên cao.

Đường sorbitol, manitol, và xylol còn gọi là đường rượu (sugar alcohol) dùng làm chất ngọt trong thực phẫm đã được biến chế (đồ hộp). Các loại đường này cho 2-3 calories cho mổi gram. Điều bất tiện là dùng nhiều đường này sẻ bị tiêu chảy. Điều này còn tùy thuộc sự nhạy cãm của mổi người. Ăn các loại đường rượu trên 50 grams mổi ngày chắc chắn sẻ bị tiêu chảy. Cho nên, có người dùng sorbitol làm thuốc xổ. Nếu ăn ít hoặc vừa phải đường rượu, đường trong máu không tăng đáng kể.

Nếu bệnh nhân không ăn được đường cát, vậy bệnh nhân muốn uống cà-phê hay bánh ngọt thì sao?

Khi bệnh nhân đã điều chỉnh được đường trong máu ở mức độ bình thường, họ có thể ăn được đường với lượng ít mổi lần. Nếu họ không điều chỉnh được đường theo ý muốn, họ phải xử dụng đường cho người tiểu đường (đường diet) như aspartame, acesulfame K, saccharin, sacralose… hiện nay được chính phủ cho phép xử dụng với những tên thương mại khác nhau. Những chất này đã được các cơ quan kiễm soát thực phẫm và thuốc men của chính phủ thử nghiệm rất kỷ và có thể dùng cho bệnh nhân được. Số lượng bệnh nhân dùng hàng ngày rất thấp so với số lượng mà bệnh nhân có thể dùng được trong phạm vi an toàn. Ví dụ như

aspartame, bệnh nhân có thể ăn khoảng 100-200 g trong vòng 2 tuần lể ỏ người nặng 50 kg. Nhưng chính phủ cho phép dùng lên đến 2500 g cho mổi 2 tuần lể.

Người ta đồn rằng bệnh tiểu đường không ăn được trái cây, mà chỉ ăn được rau cải và gạo lức, có đúng không?

Đã là thực phẩm thì phải có chất bổ dưỡng để cơ thể xử dụng. Trước đây, các nhà dinh dưỡng và các bác sỉ cho rằng những thực phẫm ngọt không nên ăn vì sợ đường cao! Cho nên trái cây ngọt nhất là trái cây vùng nhiệt đới không nên ăn. Và những thực phẫm nhiều chất sơ và sợi (fiber) tốt cho người tiểu đường vì nó có giá trị dinh dưỡng thấp(low glucose index). Những điều này không hoàn toàn đúng nữa vì những lý do sau đây:

Cơ thể của người bình thường hay bị bệnh tiểu đường đều cần chất dinh dưỡng để sống. Mổi thức ăn có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Có nghiả là có những chất bổ dưỡng khác nhau và đều cần cho cơ thể cả. Trị bệnh tiểu đường theo lối củ trước đây làm bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và cơ thể yếu đi. Bệnh nhân không chết vì tiểu đường mà chết vì suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng. Mọi người cần phải ăn. Như tôi đã định nghiả trước đây: bệnh tiểu đường loại 2 là có sự quản lý đường không chặt chẻ, bênh nhân không dư đương hay thiếu đường. Điều này giống như người bình thường có xe vận tải đường 10 tấn còn người bệnh tiểu đường loại 2 chỉ có xe vận tải đường 5 tấn. Do đó, người bệnh ăn ít, nhai kỷ và ăn chẫm rải vì mất

một thời gian dạ dày và ruột non mới báo cho nảo biết là chúng ta đã ăn no. Nếu ăn nhanh quá, chúng ta nuốt nhiều hơn là chúng ta cần. Lượng thực phẫm dư thừa sẻ gây rắc rối.

Nếu người bệnh nặng cân hơn bình thường hay mập phệ, họ sẻ ăn nhiều. Chúng ta bảo họ nhịn, họ có làm theo một cách lâu dài không? Nếu họ không làm theo, ta bảo họ không nghe lời bác sỉ ! (non-compliance) Sự thất bại này là do bác sỉ không hiểu bệnh và bảo bệnh nhân làm sai! Họ không làm theo được. Nếu chúng ta nhịn đói đến xây xẫm, tay chân bủn rủn, chúng ta có ăn không? Nếu các vị bác sỉ trong hoàn cảnh này, họ cũng làm như bệnh nhân: Đói phải ăn. Trước đây các bác sỉ sai lầm vì lúc đó họ chưa hiểu được cơ chế của sự đề kháng insulin ( xin xem ở phần tại sao sự đề kháng insulin lại xảy ra). Đến nay, các bác sỉ đã hiểu được điều này và họ đã thay đổi cách trị liệu về sự ăn uống.

Có loại thực phẫm cho ra đường nhanh và có loại thực phẫm cho ra đường chậm như tôi đã trình bày trong câu hỏi bệnh nhân có nên ăn ngọt không. Nếu thực phẫm cho ra đường nhanh, đường trong máu lên nhanh và cũng xuống nhanh. Thời gian cơ thể ta tiếp xúc với đường trong máu cao ngắn hơn. Nếu thực phẫm cho ra đường chậm và ta ăn nhiều, thực phẫm sẻ ở trong ruột non (small intestine) từ 6-8 giờ. Đường từ thực phẫm cứ từ từ đi vào máu hoài, cơ thể ta tiếp xúc với đường trong máu cao lâu hơn. Sự phá hoại cơ thể của chúng ta nhiều hơn! Như vậy cái nào lợi hơn? Hơn nửa,

theo William’s Textbook of Endocrinology xuất bản năm 2003 đề nghị chúng ta không nên phân biệt thực phẫm cho đường ra nhanh hay ra chậm. Đường ra chậm làm cho lượng đường trong máu vẩn còn cao hơn tiêu chuẩn sau khi ăn 2 giờ; và có lẻ nó hại nhiều hơn là lợi cho bệnh nhân về lâu về dài.

Vậy ăn như thế nào để đường không lên cao quá? Theo nguyên tắc, ta giử đường trong máu khi đói hay sau khi ăn 2 giờ từ 4-7 mmol/L (73-127 mg/dL). Nhưng có thể được, ta giử đường trong máu khi đói hay sau khi ăn 2 giờ vào khoảng 4-6 mmol/L (73-110 mg/dL) là lý tưởng nhất. Đường trong máu ở mức độ này thì bệnh nhân ít có biến chứng về sau.

Chúng ta ăn những gì chúng ta thích ngoại trừ: MỠ và ĂN NHIỀU ĐƯỜNG

CÁT, ĐƯỜNG THẺ . Như tôi đã trình bày về đường cát đường thẻ rồi. Người bệnh tiểu đường loại 2, mỡ (cholesterol) cao, đóng vào thành mạch máu tim và nảo dể đưa đến nhồi máu cơ tim (heart attack) hay tai biến mạch máu nảo (stroke). Nên tránh mỡ là điều rất quan trọng để ngừa những biến chứng này. Ngoài ra 1 gram mỡ hoặc dầu cho 9 calories trong khi 1 gram đường cho ra 4 calories. Số calories trong mổi bửa ăn càng cao, đường trong máu càng lên cao. Ăn nhiều năng lượng quá trong cùng một lúc sẻ mập và bệnh càng nặng hơn.

Để tránh ăn cùng một lúc qúa nhiều đường, ta ăn làm nhiều lần. Ta nên ăn làm 6 lần, 3 bửa ăn chính và 3 bửa ăn lót lòng. Mổi lần ta ăn ít thôi. Mổi ngày ta có 8

giờ nghỉ ngơi và ngũ, 16 giờ làm việc và sinh hoạt. Cho nên, mổi 3 giờ, chúng ta nên ăn một lần và ăn với số lượng ít. 3 bửa ăn chính: ăn điễm tâm (breakfast), ăn trưa (lunch), ăn tối (dinner or supper). Giữa 2 bửa ăn chính, ta ăn nhẹ (snack). Ăn như vậy có những điều lợi sau đây:

Ăn nhiều lần ta có thể ăn ít đi. Làm thế nào để cho bệnh nhân ăn nhiều lần và đừng ăn nhiều trong mổi lần, tôi sẻ đề cập trong phần điều trị sau.

Giữ đường trong máu không cao quá mà cũng không thấp quá

Thay vì ta nhịn cơm để ăn trái cây tráng miệng, ta ăn trái cây vào bửa ăn lót lòng (snack). Ta phải ăn nhiều trái cây chia ra làm nhiều lần trong ngày. Vì trái cây có nhiều sinh tố (vitamins) cần cho sự dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nửa, trái cây có nhiều chất sợi và những chất nhuận trường thiên nhiên giúp ta tránh được táo bón.

Rau cải có nhiều chất sợi, sinh tố như trái cây, và những chất có thể chống ung thư. Như broccoli, giá sống chứa chất chống lại sự tăng trưởng của ung thư vú, phổi, và ruột già ( breast cancer, lung cancer, and colon cancer).

Mổi người bệnh tiểu đường loại 2 nên có máy thử đường tại nhà để theo dỏi sự ăn uống của mình. Nhưng đường trong máu cũng như thời tiết, có lúc lên lúc xuống. Nhưng số lần đường trong máu cao phải ít hơn số lần đường trong máu bình thường. Đừng hoảng hốt lo sợ, vì lo sợ, hoảng hốt có thể làm đường trong máu lên cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi không nghĩ là những điều tôi đề nghị làm cho bệnh nhân khó theo. Có một điều khó tin nhưng là sự thật: ai ăn một bửa cơm mổi ngày sẻ dể bị mập hơn là người ăn nhiều lần mổi ngày!

Ở Việt Nam, tôi ăn mặn quen rồi. Bác sỉ bảo tôi ăn lạt, làm sao tôi ăn được?

Đúng! Việt Nam là một xứ nóng, chúng ta đổ mồ hôi nhiều. Có nhiều chất muối trong mồ hôi, nên mồ hôi mặn. Tôi không ngạc nhiên là thực phẫm tại Việt Nam quá mặn. Ở Bắc Mỹ, khí hậu ôn đới như ở Mỹ và khí hậu của Bắc Cực của Canada (ngoại trừ Vancouver), chúng ta ít đổ mồ hôi, nên lượng muối ăn vào ít được thải ra ngoài. Khi muối trong máu nhiều sẻ giử nước trong cơ thể nhiều và đưa đến vấn đề phù thủng, mệt cho tim và phổi… Nhất là người bị cao huyết áp (high blood pressure), yếu hay suy thận (renal impairment or renal failure) và người mập phệ (có cân nặng/chiều cao > 28), sự giữ nước trong cơ thể quá nhiều sể gây ra hậu qủa trầm trọng. Cho nên, những người bị bệnh tiểu đường loại 2 đi đôi với cao áp huyết chỉ ăn 2,4 grams muối mổi ngày. Có nghỉa là ăn rất lạt. Điều này, chúng ta tập dần sẻ quen vì chúng ta không có nhu cầu nhiều muối như ở Việt Nam.

Những người bệnh tiểu đường loại 2 không có cao huyết áp hay suy thận, ăn khoảng 3 grams muối mổi ngày. Có nghỉa là ăn lạt hơn người bình thường một chút. Những người bệnh tiểu đường loại 2 với suy thận, ăn ít hơn 2 grams muối

mổi ngày. Có nghỉa là nêm rất ít muối vào thức ăn khi nấu nướng, và không thêm mắm hay muối khi ngồi lên bàn ăn. Ăn rất lạt.

Tôi uống bia lâu rồi, chú không uống rượu và tôi có bệnh tiểu đường. Bỏ bia rượu đời lạt lẻo vô vị. Tôi uống bia được không?

Bia và rượu là hai sản phẫm khác nhau nhưng có chung một đặc tính. Đó là chứa chất rượu (alcohol). Bia chứa chất rượu ít hơn, từ 2% cho đến 6% tùy theo loại bia. Rượu mà mọi người thường gọi có nhiều loại khác nhau: rượu nho (wine) chứa 10%-15% chất rượu (alcohol) được tiêu thụ nhiều ở đất Bắc Mỹ và Âu Châu. Rượu mạnh như whisky, cognac hay brandy chứa từ 30%-45% chất rượu. Còn các loại rượu do những người dân không chuyên nghiệp làm lấy như home- made wine hoặc rượu đế hay rượu nếp ở Việt Nam thì nồng độ rượu vô chừng, có thể từ 10% cho đến 60% chất rượu (như rượu tắt-kè). Cho nên người bị bệnh tiểu đường phải nên biết mình uống bao nhiêu chất rượu vào người chứ không phải loại nào. Người bệnh nên tránh “home-made wine” và rượu đế hay rượu nếp của Việt Nam. Vì chúng ta không biết rỏ thành phần rượu trong các loại rượu này.

Khi uống nhiều rượu, nảo bộ của ta dể quên đi những điều gì ta nên làm như tập thể dục, uống thuốc đúng giờ. Cho nên uống rượu phải tùy thuộc hoàn cảnh của bệnh nhân. Tốt hơn hết, người bệnh phải hỏi bác sỉ của mình trước khi uống.

Bệnh tiểu đường loại 1: lúc đường trong máu chưa ổn định không nên uống bia hay rượu. Nếu đường trong máu đã ổn định một thời gian vài tháng, có

thể uống 1-2 lần bia hay rượu trong những bữa ăn trong một ngày. Mổi lần uống 1 chai bia 12 oz, hoặc môt ly rượu nho (wine) 5 oz, hoặc whisky hay cognac 1,5 oz. Chỉ được uống trong bữa ăn, không ăn không uống rượu. Người nghiện rượu và đàn bà có thai hay muốn có thai, tuyệt đối không nên uống rượu dù trong hoàn cảnh nào.

Bệnh tiểu đường loại 2: theo sách vở thì bệnh nhân có thể uống bia hoặc rượu ít nếu họ không có những biến chứng như cao áp huyết, cao mỡ, suy thận … Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những người Việt với bệnh tiểu đường loại 2 thường có loại thấp khớp (phong thấp) cấp tính gọi là thống- phong (gout) do uric acid trong máu lên cao đột ngột. Uric acid gia tăng nhanh chóng sẻ đi vào trong các khớp xương và làm sưng đỏ nóng đau các khớp. Sự đau đớn làm bệnh nhân không tài nào ngủ được. Nó thường xảy ra ở đầu gối, cổ chân, ngón chân cái làm bệnh nhân không đi được. Điều này làm bệnh nhân không tập thể dục được. Kết qủa là đường trong máu lên cao. Theo ý kiến của tôi là bệnh nhân tiểu đường loại 2 không nên uống rượu. Hơn nửa, người Việt sanh đẻ tại Việt Nam có tỉ lệ 20% bị mang siêu vi trùng viêm gan B và C (hepatitis B & C). Những người này uống rượu

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 59 - 83)