TÔI KHÔNG TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN NẾU TÔI MUỐN BẮT ĐẦU TẬP THỂ DỤC, TÔI PHẢI LÀM GÌ CHO AN TOÀN?

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 91 - 97)

7/ Những biến chứng khác:

TÔI KHÔNG TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN NẾU TÔI MUỐN BẮT ĐẦU TẬP THỂ DỤC, TÔI PHẢI LÀM GÌ CHO AN TOÀN?

ĐẦU TẬP THỂ DỤC, TÔI PHẢI LÀM GÌ CHO AN TOÀN?

Tập thể dục hay hoạt động có thể chia ra làm 3 mức độ khác nhau:

1. Tập nhẹ (light activities): những hoạt động làm tăng nhịp tim rất ít, không làm tăng huyết áp ngoại trừ tập trên 10 phút. Những hoạt động như làm việc nhà nhẹ, đi bộ chậm rải (dưới 2 cây số/giờ), tập thái cực quyền (Tai

Chi), vận động tay lúc đang ngồi trên ghế, đánh golf dùng xe tự động, tập thể dục trong hồ tắm (aquatic exercises)…

2. Tập thể dục vừa phải (moderate exercises): những hoạt động làm hơi thở của ta nặng nề hơn, nhịp tim hơi tăng khoảng trên 100 nhịp mổi phút. Những hoạt động này như đạp xe đạp 8,8 cây số một giờ, đi bộ 5 cây số một giờ, chơi golf và tự mình mang đồ nghề của mình và đẩy xe (golf cart) không có máy tự động, chèo ghe (rowling) 4 cây số một giờ, bơi (swim) 400 mét mổi giờ, đánh tennis đôi (doubles tennis)…

3. Tập thể dục thật tích cực (strenous exercises): những vận động hết sức mình hoặc thật nặng nề làm ta thở hổn hển, thở nhanh, nhịp tim gia tăng từ 120-160 nhịp mổi phút. Những hoạt động này như khiêu vũ thật tích cực (vigorous dancing), đạp xe đạp 16 cây số mổi giờ (bicycling), chẻ củi hay cưa cây, chạy chậm (jogging) 8 cây số một giờ, chơi tennis đơn (single tennis), hay leo đồi 30 mét mổi giờ (hill climbing)…

Trước khi bắt đầu chương trình thể dục, tất cả những người bệnh tiểu đường dù loại 1 hay loại 2 đều phải được bác sỉ khám tổng quát (general check-up) và thảo luận với bác sỉ gia đình hay bác sỉ chuyên khoa về tiểu đường của họ. Có những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong lúc tập thể dục như sau:

Thể dục có thể làm cho đường trong máu giãm quá nhanh, nhất là ở những người chích insulin. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc uống cho bệnh tiểu đường loại 2 cũng làm giãm đường trong máu như insulin: glyburide (diabeta), glipizide (Diamicron), Amyral, Gluconorm… Vì thế bệnh nhân phải chú ý những vấn đề sau:

Thử đường trong máu trước khi tập thể dục, trong khi tập, và sau khi tập xong trong những lần đầu. Nếu thấy đường xuống dưới 4 mmol/L (73 mg/dL), người bệnh phải ngưng tập và uống 1-2 ly nước cam hoặc nước táo (apple juice), hoặc ăn 1-2 cây kẹo. Nếu không có những thứ vừa kể trên, người bệnh có thể lấy 2-3 muỗng đường cát pha với nước và uống ngay. Sau đó phải ăn nhẹ và thử đường trở lại. Nếu thấy đường cao hơn 6 mmol/L (109 mg/dL), người bệnh có thể tập thể dục trở lại. Khởi đầu người bệnh có thể thử nhiều lần. Sau đó, người bệnh có thể thỉnh thoảng mới thử một lần nếu cãm thấy mệt mỏi, đói bụng hoặc chóng mặt.

Liên lạc với bác sỉ của mình để điều chỉnh lượng insulin hay thuốc uống trước khi tập thể dục. Nhớ đem theo các kết quả thử máu để cho bác sỉ của mình có một ý niệm về chiều hướng của đường lên hay xuống như thế nào.

Ăn nhẹ: như 1-2 lát bánh mì hoặc 1 chén oak meal, hoặc một quả táo (apple) hay chuối, hoặc 1 chén cháo… Nói chung là ăn chất ngọt hay chất bột (carbohydrate) hay trái cây trước khi tập thể dục ở những người bệnh

tiểu đường. Sở dỉ tôi nhấn mạnh chử ăn nhẹ là vì ăn nhiều người bệnh mệt không tập thể dục được. Tại sao tôi đề nghị ăn chất bột hay trái cây? Vì những nguyên do sau đây:

1. Ăn dầu mỡ, thịt cá làm “nặng bụng” khó tập thể dục, nhất là những người bệnh tiểu đường có triệu chứng khó tiêu (gastroparesis).

2. Ở những người bệnh tiểu đường có đường trong máu cao lâu ngày, tế bào bê-ta của lá miá (pancreas) mất cãm ứng với đường trong máu lên cao. Chúng không tiết ra insulin như người bình thường. Nhưng các tế bào bê-ta còn cãm ứng khi người bệnh ăn dầu mỡ và thịt cá. Khi insulin trong máu gia tăng làm người đang tập thể dục có đường trong máu xuống quá thấp và làm xây xẫm hay ngất xỉu.

 Tránh chích insulin hoặc uống thuốc trị tiểu đườngtrong vòng 1 giờ trước khi tập thể dục. Khi tập xong, nếu cãm thấy đói nên ăn trước khi chích insulin hay uống thuốc làm giãm đường. Và cũng nên giãm lượng insulin nếu đường trong máu xuống thấp. Sau đó, liên lạc với bác sỉ của mình để điều chỉnh lại số lượng insulin hay thuốc giãm đường trong máu.

 Nếu tập thể dục vào buổi trưa hay chiều, nên giãm lượng insulin chích vào buổi chiều và ăn nhẹ trước khi đi ngũ. Nếu thay đổi giờ tập thể dục nên tham khảo bác sỉ của mình trước để tránh những vấn đề vừa nói trên.

Những người bệnh tiểu đường có biến chứng ở thận và võng mạc (retina)

Những người có bệnh tiểu đường loại 2 thường có những biến chứng:

 Ở võng mạc (retina) của mắt: nếu không giữ đường trong máu ở mức bình thường lâu ngày, những mạch máu nhỏ trong đáy mắt (retina) sẻ phình ra từng khúc như xâu chuổi (beading hay microaneurysm).

 Ở thận: nếu không điều trị đúng mức, thận thải ra chất đạm. Thận thải ra chất đạm ít gọi là microalbuminuria. Và thận thải ra chất đạm nhiều gọi là proteinuria. Thêm một bước nửa, thận sẻ bị suy hoặc hư hoại. Những người có biến chứng này không nên cử tạ nặng, đô vật (wrestling), arm wrestling (kéo tay)… Những thể dục quá tích cực (strenous exercises) làm tăng áp lực trong bụng và lồng ngực. Do đó, nó làm tăng áp huyết trong mạch máu. Áp huyết tăng cao, làm vở những mạch lựu nhỏ (microaneurysm) trong mắt và thận. Kết qủa làm cho người bệnh có thể mù hay hư thận. Vì thế, mổi năm người bệnh tiểu đường loại 2 phải thử

microalbuminuria trong nước tiểu và khám đáy mắt (fundoscopy). Nếu

bác sỉ của bạn không làm điều này, bệnh nhân có thể yêu cầu hoặc nhắc nhở bác sỉ của họ. Khám mắt có thể thực hiện bởi bác sỉ gia đình có nhiều kinh nghiệm hoặc bởi bác sỉ đo mắt (optometrist chứ không phải optician) hoặc bởi bác sỉ nhản khoa (ophthalmologist). Ở người bệnh tiểu đường loại 1, 2 vấn đề này chỉ cần phải khám mổi 5 năm nếu bệnh nhân điều chỉnh

lượng đường trong máu tốt. Nếu họ không thể điều chỉnh tốt, họ phải được khám mổi năm.

Những người bệnh tiểu đường có triệu chứng về tim:

Đau ngực đi đôi với khó thở (chest pain and short of breath)

Điện tâm đồ (EKG) cho thấy có triệu chứng bất thường hoặc thiếu máu cơ tim.

Mạch máu ngoại biên của chân tay hoặc cổ (carotid arteries) bị nghẻn hoặc tắt.

Những người trước đây không hoạt động nhiều (không thể dục hoặc ngồi coi TV nhiều) và trên 35 tuổimuốn tập thể dục.

Những người có lượng mỡ trong máu cao, huyết áp trên 140/80, hút thuốc, hoặc có nhiều chất đạm (albumin) trong nước tiểu.

Nếu bạn có những triệu chứng trên, phải đòi bác sỉ khám tim kỷ càng trước khi tập thể dục. Có nghiả phải làm stress test trước khi chương trình thể thao bắt đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 91 - 97)