Hầu hết những người bệnh tiểu đường loại 2 có hệ thống miển nhiểm yếu đi do đường máu cao ảnh hưởng đến. Những nhiễm trùng thường xãy ra. Khi nhiễm trùng xãy ra, đường máu sẻ lên cao mặc dù chúng ta có điều trị nhiều loại thuốc khác nhau. Cho nên, một người với tiểu đường loại 2 khó kiễm soát đường máu, điều đầu tiên là người bệnh khám tổng quát nhất là về nhiễm trùng. Nhiễm trùng da xãy ra thường xuyên nhất, đừng quên những nhiễm trùng dưới móng tay và móng chân.
Ngoài ra, nhiễm trùng ở dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori và những nhiễm trùng ở mắt, cổ họng và cơ quan sinh dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường giúp làm vở những mảnh mỡ đóng trong thành mạch máu và gây ra nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) hay tai biến mạch máu nảo (stroke). Tỉ lệ những vi khuẩn này được tìm thấy trong 2 biến chứng vừa kể lên đến 30%. Nếu chúng ta không điều trị những vi khuẩn này, 2 biến chứng ở tim và nảo sẻ xãy ra trở lại. Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococci và Helicobacter pylori cũng gây ra nhiễm trùng ngoài da lâu ngày sẻ tạo ra những bệnh ngoài da kinh niên như bệnh vảy nến (psoriasis vulgaris).
Bệnh vảy nến ở tiểu đường loại 2 sẻ không tiến triển tốt nếu chúng ta không điều trị bằng những kháng sinh (antibiotics) thích hợp ngoài những thuốc thường dùng cho vảy nến. Có một điều nhiều bác sỉ quên rằng những nhiễm trùng da kinh niên
có sự nhiễm vi nấm đi kèm theo nhiễm vi khuẩn. nếu không điều trị vi nấm thì những vết thương của bệnh vảy nến không bao giờ lành.
Do đó, người bệnh cũng như các nhân viên y tế nên để ý và theo dỏi những nhiễm trùng và nhiễm vi nấm ở người bệnh tiểu đường loại 2. Để tránh những nhiễm trùng, người bệnh tiểu đường loại 2 nên chích ngừa những bệnh truyền nhiễm, nhất là thuốc chích ngừa viêm phổi (Pneumo 23/Pneumovax) và thuốc ngừa cãm cúm (flu vaccine).