Biến chứng ở tim và mạch máu:

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 46 - 49)

Thường bệnh nhân đến với bác sỉ là những triệu chứng thiếu máu cơ tim (ischemic heart disease), khó thở do suy tim (heart failure), tai biến mạch máu nảo (stroke), hoặc chân bị lở không lành, và các vị bác sỉ phát giác ra bệnh nhân của mình có tiểu đường loại 2.

Người bệnh tiểu đường loại 2 có cơ hội bị bệnh về tim 2-4 lần người bình thường. Nếu họ hút thuốc thì con số này sẻ lên đến 10 lần nhiều hơn. Vì thế, việc bỏ thuốc lá rất là quan trọng. Tôi thường dùng những danh từ mạnh mẻ để nói với bệnh nhân tiểu đường loại 2 là “ông hay bà nếu muốn sống phải ngừng hút thuốc

ngay”. Biến chứng này xảy ra sau khi mạch máu ở tim hay động mạch cổ (carotid

arteries) hay chân tay bị ngẻn đến 90%, triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện:

Ở tim: đau ngực (chest pain) kèm theo khó thở (short of breath). Người

bệnh có cãm giác như có một người nặng 500 cân (lbs.) ngồi lên trên ngực của mình. Đau có thể lan lên đến vai trái và cổ (left shoulder and neck). Đau lan xuống tay trái. Đó là triệu chứng thiếu máu cơ tim (ischemic heart/angina).

 Nếu triệu chứng kéo dài hơn 20 phút, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (heart attack/myocardial infarction) và đua đến trụy tim mạch (cardiovascular collapse). Bệnh nhân chết nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này nhiều nhất ở người trẻ tuổi (dưới 65 tuổi). Từ 18-44 tuổi có biến chứng tim nhiều hơn người bình thường 4 lần. Từ 45-64 tuổi co biến chứng tim 3 lần nhiều hơn người bình thường. 65 tuổi hay lớn hơn có biến chứng tim 2 lần nhiều hơn người bình thường.

Tai biến mạch máu nảo (stroke):

thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường lớn hơn 65 tuổi. Chiếm tỉ lệ 9% của tất cả các người bị bệnh tiểu đường. Ở lứa tuổi 45-64 tuổi, người bị bệnh tiểu đường có biến chứng này nhiều hơn người bình thường cùng lứa tuổi 5 lần. Biến chứng này do mỡ đọng trong thành mạch máu nảo. Những mãnh vở của lớp mỡ này tạo ra sự tắc nghẻn mạch máu.

Hoặc thành mạch máu quá cứng dể bị vở và gây ra xuất huyết trong nảo. Người Việt và người Hoa (chinese origin) thường bị chứng xuất huyết nảo nhiều hơn là bị tắc nghẻn mạch máu (hemorrhagic stroke>infarct stroke). Để ngừa biến chứng này, thuốc hạ mở (statin: Lipitor, Zōcor, Crestor…) và aspirin với liều thấp (81 mg mổi ngày) rất hửu hiệu. Ngoài ra những bất thường như dị dạng (malformation) của mạch máu nảo cũng gây ra nhiều tai biến mạch máu nảo. Cho nên chưa có biện pháp ngăn ngừa chúng hửu hiệu 100%.

Ở chân và tay: đauchân hoặc tay khi làm việc hay đi bộ. Nếu nghỉ ngơi,

sự đau đớn sẻ thuyên giãm (claudication). Nặng hơn nửa, chân hay tay bị lở loét và thúi (gangrene). Đến giai đoạn này phải cưa chân hay tay. Biến chứng tim mạch xảy ra rất nhanh nếu bệnh nhân hút thuốc. Bệnh lở loét chân chiếm 15% số người bệnh tiểu đường trong suốt cuộc đời của họ. 6- 43% người bệnh tiểu đường bị cưa chân. 55% người bệnh tiểu đường bị cưa chân xảy ra ở người lớn hơn 65 tuổi.

Một phần của tài liệu Bệnh tiểu dường type 2 pdf (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)