1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình hình sử dụng các ứng dụng xe ôm công nghệ của sinh viên trường đại học ngoại thương

31 618 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 710,78 KB

Nội dung

Đây là một mô hìnhkinh tế mới mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân,kết hợp với các nền tảng trung gian ứng dụng công nghệ 4.0 để kết nối các tài sảnhoặc

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 6

I.Lý do chọn đề tài 6

II.Mục tiêu nghiên cứu 6

III.Phạm vi nghiên cứu 6

IV Thời gian nghiên cứu 7

V Phương pháp thống kê 7

VI.Tiêu thức thống kê 7

Chương 2: Nội dung nghiên cứu 9

I.Phân tích dữ liệu 9

1.Giới tính 9

2.Đối tượng sinh viên 9

3.Phương tiện cá nhân 10

4.Tiếp cận với xe ôm công nghệ 10

5.Thu nhập trung bình hàng tháng 11

6.Chi phí một tháng dành cho xe ôm công nghệ 13

7.Khoảng cách di chuyển trung bình 14

8.Tiêu chí để lựa chọn hãng xe và mức độ quan trọng của tiêu chí đó (mức độ quan trọng tăng dần từ 1 đến 5) 16

9.Thói quen đánh giá dịch vụ sau khi trải nghiệm 17

10.Đánh giá sao cho tài xế 17

11.Nhu cầu sử dụng dịch vụ trong giờ cao điểm 18

12.Hình thức thanh toán 19

13.Các hãng xe ôm được sử dụng nhiều nhất 19

14.Đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ (1 là không hài lòng cho đến 5 là rất hài lòng) 20

15.Những điểm chưa hài lòng ở xe ôm công nghệ 21

16.Lựa chọn sử dụng xe ôm công nghệ trong tương lai 21

II.Hồi quy và tương quan 22

1.Mối liên hệ giữa thu nhập trung bình/tháng và số tiền trung bình/tháng chi cho dịch vụ xe ôm công nghệ 22

Trang 3

2.Mối liên hệ giữa khoảng cách di chuyển và chi phí di chuyển bằng xe ôm công

nghệ hàng tháng 24

Chương 3: Kết luận 25

I.Những đặc điểm chính rút ra sau khi nghiên cứu 25

II.Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu 27

1.Thuận lợi 27

2.Khó khăn 28

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” đang ngày càngđược nhắc đến nhiều hơn trên thế giới cũng như tại Việt Nam Đây là một mô hìnhkinh tế mới mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân,kết hợp với các nền tảng trung gian ứng dụng công nghệ 4.0 để kết nối các tài sảnhoặc dịch vụ này lại với nhau, tạo thành một mạng lưới chia sẻ rộng khắp, không bịgiới hạn ở khoảng cách địa lý Mô hình này tận dụng được giá trị của những tài sản,dịch vụ cá nhân một cách tối đa, giảm bớt sự lãng phí khi các tài sản này khôngđược sử dụng đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cá nhân đang có nhu cầu

sử dụng Từ những ưu điểm mà không mô hình kinh tế nào có thể đạt được, xuhướng phát triển của nền kinh tế chia sẻ đang ngày càng được mở rộng cả về phạm

vi khi lan tỏa trên toàn thế giới cũng như về lĩnh vực khi càng ngày càng nhiều cácngành nghề ứng dụng mô hình này vào trong hoạt động kinh doanh của mình Mộttrong những lĩnh vực ứng dụng mô hình này sớm nhất trên thế giới là lĩnh vực dịch

vụ vận tải khi tận dụng được các phương tiện đi lại cá nhân để tạo ra một nguồn tàisản vô tận đáp ứng nhu cầu vận chuyển của cá nhân bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu

Mô hình này giảm thiểu chi phí mà các doanh nghiệp vận tải phải bỏ ra khi khôngphải mua sắm phương tiện vận chuyển, tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành, giúpgiảm giá dịch vụ vận chuyển, tạo được nguồn thu nhập ổn định cho một số lượngkhông nhỏ các cá nhân có phương tiện vận chuyển và thời gian

Là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng như trình độ tiếpthu các nền tảng kỹ thuật và công nghệ 4.0 nhanh, Việt Nam không nằm ngoài xuhướng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ này Thời gian gần đây, các hình thứckinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng công nghệ như Grab,Airbnb… đã tạo được những thay đổi không nhỏ trong đời sống của người dân ViệtNam đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vận tải Mô hình này cạnh tranh trực tiếp vớicác hình thức vận tải truyền thống như xe ôm, taxi… giúp người tiêu dùng có nhiềulựa chọn cũng như yên tâm hơn khi di chuyển Theo đánh giá của nhiều chuyên giakinh tế, loại hình xe ôm công nghệ có rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, màtrước hết là lợi ích về giá cả bởi giá của xe ôm công nghệ rõ ràng minh bạch và rẻ

Trang 5

hơn rất nhiều so với xe ôm truyền thống Cùng với đó, người sử dụng dịch vụ khôngcần phải

Trang 6

thỏa thuận, mặc cả bởi mức giá đã được niêm yết và công khai Khi đó, thế hệ trẻ,đặc biệt là các sinh viên, sẽ là bộ phận khách hàng thường xuyên nhất của ứng dụnggọi xe Trên cơ sở đó, “Tình hình sử dụng các ứng dụng xe ôm công nghệ của sinhviên Trường Đại học Ngoại thương” thực sự là một đề tài bức thiết và rất thực tế vớisinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nói riêng.

Trang 7

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

I Lý do chọn đề tài

Trong kỷ nguyên Thời đại số hiện nay, một khái niệm mới được sinh ra trong lĩnhvực vận tải và bắt đầu phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng ViệtNam là khái niệm “gọi xe công nghệ”, hiểu theo nghĩa đơn giản là hành vi ngườitiêu dùng sử dụng các ứng dụng công nghệ để đặt xe cho nhu cầu di chuyển củamình Là một thị trường tiềm năng nên việc có nhiều hãng công nghệ tham gia vàolĩnh vực vận tải này là điều tất yếu Tại Việt Nam, ngoài các hãng công nghệ nổitiếng thế giới như Grab, Go-jek… tham gia vào thị trường và đạt được những kếtquả không nhỏ thì các thương hiệu nội địa khác cũng đang nổi lên như Be, FastGo,VATO… để cạnh tranh và khai thác thị trường tiềm năng này Số người sử dụng ứngdụng gọi xe ở Việt Nam phần lớn là học sinh, sinh viên Cho nên nhóm quyết địnhchọn sinh viên làm đối tượng nghiên cứu chính, cụ thể là sinh viên Trường Đại họcNgoại thương vì đây là đối tượng tương đối tự do về chi tiêu, có trình độ cao, nắmbắt công nghệ Nghiên cứu sẽ cho thấy những yếu tố chính tác động đến hành vi sửdụng ứng dụng gọi xe của sinh viên, mức độ hài lòng cũng như các thương hiệusinh viên thường tin dùng

II Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhắm đến mục tiêu là chỉ ra các yếu tố nào tác động đến hành vi sử dụng ứngdụng gọi xe công nghệ Ngoài ra ta có thể xác định được những hãng vận tải côngnghệ thường được sinh viên dùng cũng như thái độ và mức độ hài lòng của sinhviên Trường Đại học Ngoại thương

III Phạm vi nghiên cứu

Sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại thương

Trang 8

IV Thời gian nghiên cứu

Do tình hình dịch bệnh hiện nay không cho phép thu thập dữ liệu và thông tin nênnhóm đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu của các hoạt động đã diễn ra và ghinhận trước thời điểm phát sinh dịch n-CoV

V Phương pháp thống kê

Với đề tài này, nhóm đã lựa chọn một số phương pháp thống kê đặc trưng để nghiêncứu bao gồm:

Phương pháp 1: Thiết kế phiếu điều tra

Phương pháp 2: Thu thập thông tin

Thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra online

Phương pháp 3: Tổng hợp thông tin

Phương pháp 4: Bảng, đồ thị thống kê

Phương pháp 5: Các tham số phân tích thống kê

Phương pháp 6: Phân tích hồi quy và tương quan

Phần mềm sử dụng:

- Sử dụng Google Biểu mẫu để tạo phiếu điều tra và thu thập câu trả lời

- Sử dụng Microsoft Excel để thống kê và tạo bảng, đồ thị thống kê

VI Tiêu thức thống kê

Giới tính

Số năm học tại trường

Thu nhập trung bình

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt xe

Đánh giá chất lượng chuyến đi

Trang 9

Các hãng xe công nghệ

Chi tiêu trung bình đi xe công nghệ hàng tháng

Khoảng cách di chuyển trung bình

Hình thức thanh toán

link khảo sát

link data

Trang 10

Chương 2: Nội dung nghiên cứu

I Phân tích dữ liệu

Để thu thập dữ liệu nghiên cứu bọn em đã tiến hành sử dụng Phiếu điều tra thiết kế

từ Google biểu mẫu để thu được thông tin sơ cấp, qua việc điền phiếu của 168người tham gia (điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên), để từ đó thu được các kết quả sau

Trang 11

Chủ yếu các đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất (39.8%) và năm hai(40.9%), tiếp đến là sinh viên năm ba (14.6%) và năm tư (4.7%).

3 Phương tiện cá nhân

Việc sở hữu phương tiện di chuyển cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng

xe ôm công nghệ Có đến 38% người tham gia khảo sát không có phương tiện dichuyển cá nhân, đồng nghĩa với việc họ sẽ có nhu cầu sử dụng xe ôm công nghệ vàcác phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn

4 Tiếp cận với xe ôm công nghệ

Trang 12

Từ biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ sinh viên Ngoại thương đã từng sử dụng xe ôm côngnghệ chiếm đến 98.2% gấp gần 50 lần số sinh viên chưa sử dụng bao giờ, điều đócho thấy việc sử dụng xe ôm công nghệ rất phổ biến với sinh viên Trường Đại họcNgoại thương Xe ôm công nghệ đang dần trở thành lựa chọn quen thuộc cho phần

đa sinh viên – bộ phận khách hàng nhạy bén về công nghệ và có nhu cầu cao trong

đi lại

5 Thu nhập trung bình hàng tháng

Từ biểu đồ ta có thể thấy thu nhập hàng tháng của người tham gia khảo sát có54.8% dưới 2 triệu đồng, 25% từ 2-3 triệu đồng, 17.9% từ 3-5 triệu đồng và hơn 2%đối với mức trên 5 triệu đồng Do việc sử dụng xe ôm công nghệ có thể tốn nhiềuchi phí hơn so với sử dụng phương tiện cá nhân hay công cộng, nên thu nhập hàngtháng cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến việc sử dụng xe ôm công nghệcủa sinh viên

Trang 13

2 - 3 triệu đồng 42

Trang 14

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Như vậy số người có thu nhập trên và dưới mức 2.41 triệu đồng là bằng nhau

12

Trang 15

6 Chi phí một tháng dành cho xe ôm công nghệ

Từ biểu đồ cho thấy số tiền trung bình sinh viên bỏ ra trong một tháng để sử dụngdịch vụ xe ôm công nghệ dưới 200000 VND chiếm 86.3% Mức tiền 200000 -

500000 VND chiếm 12.5% và trên 500000 VND là 1.2% Hàng tháng đa số sinhviên dành không quá 200000 VND để sử dụng xe ôm công nghệ Đây là điều dễhiểu khi đối tượng sinh viên là đối tượng có khả năng tài chính khiêm tốn do đókhỏa chi cho việc đi lại cũng giới hạn

Mức chi cho sử dụng xe ôm công nghệ Số người

Trang 16

 Me = 73793 (VND)

Ý nghĩa: tại giá trị 73793 đồng số người chi tiêu cho xe ôm công nghệ/tháng ít hơn

73793 đồng bằng số người chi tiêu cho xe ôm công nghệ/tháng nhiều hơn 73793VND

 X = 94643 (VND)

Ý nghĩa: Trung bình mỗi sinh viên chi 94643 VND để sử dụng dịch vụ xe ôm côngnghệ

7 Khoảng cách di chuyển trung bình

Khoảng cách di chuyển cũng phản ánh phần nào số tiền dành cho dịch vụ xe ômcông nghệ, đồng thời nói lên thói quen sử dụng dịch vụ Ví dụ như có người có thóiquen sử dụng xe ôm công nghệ ở khoảng cách ngắn, có người sử dụng khi điểm đến

xa, có người sử dụng trên một khoảng cách cố định như từ nhà đến trường, nơi làmviệc…

14

Trang 18

8 Tiêu chí để lựa chọn hãng xe và mức độ quan trọng của tiêu chí đó (mức độ quan trọng tăng dần từ 1 đến 5)

Tiêu chí “giá cả hoặc ưu đãi” được cho là quan trọng nhất với 54.2% số người thamgia khảo sát lựa chọn mức 5, 38.1% chọn mức 4 và là hai mức cao nhất trong cáctiêu chí được đưa ra Ở hai tiêu chí còn lại thì “ thời gian gọi xe “ được coi là quantrọng hơn khi 42.3% chọn mức 4 và 23.2% chọn mức 5 Tiêu chí “mức độ thânthiện của tài xế” được đánh giá ở mức trung bình Điều này dễ hiểu khi kinh phí bỏ

ra để sử dụng xe ôm công nghệ của sinh viên khá khiêm tốn do đó họ phải quan tâmđầu tiên đến mức giá và các chương trình ưu đãi của các hãng Và thời gian gọi xecũng là khá quan trọng khi việc này ảnh hưởng đến thời gian của sinh viên (thờigian học tập, làm việc, giải trí,…)

16

Trang 19

9 Thói quen đánh giá dịch vụ sau khi trải nghiệm

Qua biểu đồ ta có thể thấy hơn 60% sinh viên có thói quen đánh giá tài xế sau khi

sử dụng dịch vụ Đây cũng là thói quen tốt để các hãng xe có thể dần dần hoàn thiệndịch vụ mà mình cung cấp một cách tốt hơn Những góp ý sau khi trải nghiệm củangười dùng cũng giúp cho tài xế cải thiện nhiều điều hơn (tránh đi quá nhanh hayquá chậm, vượt ẩu, tránh đi đường dài, đón trả khách chậm…) Ngoài ra điều nàycũng giúp cho các khách hàng sử dụng sau đấy có thể tránh được những tài xế chưatốt (bị đánh giá kém) và có thể an tâm sử dụng dịch vụ

10 Đánh giá sao cho tài xế

17

Trang 20

Phần đa sinh viên tham gia khảo sát (73.8%) đánh giá 5* cho tài xế, tiếp đến là23.8% đánh giá 4* còn lại rất ít (1.2%) đánh giá 2* và 3* Không có sinh viên đánhgiá 1* Như đã khảo sát thì mức quan trọng của tiêu chí “mức độ thân thiện của tàixế” được đánh giá ở mức trung bình, sinh viên không quá khắt khe trong việc phụcthái độ và quá trình cung cấp dịch vụ của tài xế cho nên đa phần đều đánh giá 4* và5* Như vậy việc đánh giá sao của sinh viên mang tính động viên tài xế nhiều hơn

là đánh giá thực chất quá trình trải nghiệm dịch vụ do tài xế đó cung cấp

11 Nhu cầu sử dụng dịch vụ trong giờ cao điểm

Nhu cầu sử dụng xe trong giờ cao điểm khá tương đồng khi có 83 đối tượng trong

số 168 người tham gia khảo sát thường xuyên sử dụng ứng dụng, trong khi đó có 85người không thường xuyên dùng Điều đấy cũng cho thấy một phần lớn các bạnsinh viên sẵn sàng đặt xe vào các giờ cao điểm và các hãng cần cải thiện dịch vụcủa mình hơn trong giờ cao điểm, như tăng số tài xế, giảm thời gian đón khách,giảm chi phí và thưởng khuyến khích tài xế chạy giờ cao điểm để có nhiều hơnkhách hàng sẵn lòng sử dụng dịch vụ

18

Trang 21

12 Hình thức thanh toán

Đa số sinh viên sẽ sử dụng tiền mặt để thanh toán khi sử dụng dịch vụ xe ôm côngnghệ, dễ hiểu khi thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ nhanh chóng và đơn giản Tiếp đến

là thanh toán thông qua ngân hàng (23.8%) một số ngân hàng có liên kết với các cty

xe ôm công nghệ đưa ra các ưu đãi chiết khấu khi thanh toán bằng tài khoản ngânhàng điều này giúp khuyến khích người dùng thanh toán bằng tiền số thay vì tiềnmặt Một số ít sử dụng ví điện tử (0.6%) Và một số ít còn lại chọn cách thanh toánkhác

13 Các hãng xe ôm được sử dụng nhiều nhất

19

Trang 22

Ta có thể thấy hai cái tên được các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương sử dụngnhiều nhất là Be và Grab, đây cũng là 2 tên tuổi nổi trội so với phần còn lại của thịtrường xe ôm công nghệ Với Grab đó là sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và antoàn, đây cũng là hãng có thời gian tham gia vào thị trường này ở Việt Nam lâunhất, nên đã phần nào tạo được thói quen cho người sử dụng Có lẽ cũng vì thế màchi phí của Grab luôn cao hơn các đối thủ khác Còn với Be, dù tham gia muộn hơn,nhưng với các chiến lược quảng bá, khuyến mãi, mức giá rẻ hơn và dịch vụ tươngđối chất lượng nên cũng đã có cho mình một chỗ đứng vững chắc Yếu tố chi phí rẻcủa Be tác động lớn hơn tới những đối tượng có thu nhập chưa cao như sinh viên,những người ưu tiên giá rẻ lên hàng đầu, chính vì thế nên mặc dù tính cả thị trường,thì thị phần của Grab nổi trội hơn hẳn Be, nhưng đối với sinh viên nói chung vànhững người tham gia khảo sát là sinh viên Ngoại thương nói riêng thì 2 hãng này

có số người sử dụng gần như ngang bằng nhau

14 Đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ (1 là không hài lòng cho đến 5

là rất hài lòng)

Phần đa người dùng hài lòng về dịch vụ xe ôm công nghệ với 70.8% chọn mức 4 và10.1% chọn mức 5 là hai mức cao nhất Và có 12.5% chọn mức 3 Xe ôm côngnghệ mang lại khá nhiều lợi ích như sự tiện dụng, giá cả hợp lý nhiều ưu đãi, không

sợ tài xế “chặt chém” … do đó đem lại cho người dùng sự hài lòng cao

20

Trang 23

15 Những điểm chưa hài lòng ở xe ôm công nghệ

Tổng hợp lại, xe ôm công nghệ vẫn có những mặt hạn chế như: giờ cao điểm giá xecao gấp nhiều lần và cũng rất khó đặt, đón khách mất nhiều thời gian, thái độ của tài

xế chưa tốt, di chuyển không thực sự an toàn, Tuy vậy, xe ôm công nghệ vẫn được

sử dụng rộng rãi đặc biệt tại các thành phố lớn nhờ những đặc điểm ưu việt củamình so với các hình thức di chuyển khác Các hãng xe cũng cần quan tâm hơn tớiphản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình như: thưởngkhuyến khích tài xế chạy giờ cao điểm, tối ưu bản đồ định vị để tiết kiệm thời gianđón trả khách, xử phạt nghiêm các tài xế có hành vi không đúng mực để xe ômcông nghệ

được ngày càng hoàn thiện và mở rộng hơn nữa ngay cả ở những tỉnh thành khác

16 Lựa chọn sử dụng xe ôm công nghệ trong tương lai

Sự hài lòng của khách hàng đối với xe ôm công nghệ khiến họ quyết định quay lại

sử dụng trong các lần kế tiếp, phần đa ( 92.9%) đều có ý kiến là chắc chắn sẽ tiếptục sử dụng xe ôm công nghệ trong tương lai Chỉ có 1.2% là không sử dụng nữa.Còn lại (6.0%) là các ý kiến khác như: nếu phương tiện riêng bị hỏng, một ngày nào

đó khi thực sự cần,…

21

Ngày đăng: 28/01/2022, 20:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w