Những đặc điểm chính rút ra sau khi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng các ứng dụng xe ôm công nghệ của sinh viên trường đại học ngoại thương (Trang 27 - 29)

Qua quá trình nghiên cứu về tình hỉnh sử dụng xe ôm công nghệ của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, nhóm đã rút ra được một số kết luận về vấn đề này. Theo nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được rằng, sinh viên có nhu cầu sử dụng và đã sử dụng xe ôm công nghệ rất cao, đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ nếu các hãng tiếp cận và thu hút được thị trường này. Bên cạnh đó, các sinh viên trong Trường vẫn sẵn sàng sử dụng xe ôm công nghệ mặc dù đã có phương tiện cá nhân và các sinh viên có tỷ lệ cao đặt xe kể cả vào lúc cao điểm (50.6%)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đa phần sinh viên có thu nhập phổ biến ở mức 2.148 (triệu đồng)/tháng, đồng thời mỗi tháng trung bình một sinh viên chi tiêu cho dịch vụ xe ơm công nghệ là 94643 VND và khoảng cách di chuyển trung bình cho mỗi chuyến đi là 3.72 km. Từ đó, ta có thể thấy rằng sinh viên thường chi cho các chuyến xe quãng ngắn – trung bình thay vì các chuyến xe đường dài để phục vụ cho các mục đích di chuyển của bản thân và vừa phù hợp với tình hình tài chính khá eo hẹp. Và hình thức thanh tốn được sinh viên sử dụng nhiều nhất là thanh tốn bằng tiền mặt bởi sự tiện dụng và nhanh chóng của nó, bên cạnh đó là phương thức thanh tốn bằng ví điện tử và thơng qua ngân hàng cũng đang được sử dụng. Hãng xe ôm công nghệ được sinh viên lựa chọn nhiều nhất gọi tên 2 ông lớn “xanh – vàng” là Grab và Be. Theo như khảo sát, trong 3 tiêu chí lớn được đưa ra thì tiêu chí ảnh hưởng lớn nhất tới lựa chọn hãng xe ôm cơng nghệ của sinh viên chính là tiêu chí “giá cả hoặc ưu đãi”, tiếp đến là “mức độ thân thiện của tài xế” và “thời gian gọi được xe”.

Dựa vào kết quả khảo sát, các sinh viên Trường Đại học Ngoại thương tham gia khảo sát thường đánh giá cho các tài xế thông qua ứng dụng gọi xe sau mối chuyến đi và thường đánh giá mức cao nhất (5*) dành cho các tài xế, cụ thể con số này chiếm đến 73.8% số người tham gia khảo sát, rất ít sinh viên đánh giá 2* và 3*, không sinh viên nào đánh giá 1* dành cho tài xế. Như vậy, nhìn chung thì các sinh viên có ấn tượng tốt đới với các tài xế nói riêng và các ứng dụng gọi xe nói chung, qua đó có thể thấy là các hãng đang làm tốt trong việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh trong mối quan hệ “khách – tài xê” trong các chuyến đi. Đồng thời cũng chứng tỏ các hãng đặt xe rất quan tâm đến các ý kiến của khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó là các điểm chưa hài lịng của sinh viên tham gia khảo sát mà nhóm thu được sau khi nghiên cứu. Tổng hợp các ý kiến chưa hài lòng đấy lại, các điểm mà sinh viên chưa hài lịng có thể kể đến như giá xe giờ cao điểm quá cao so với tài chính của sinh viên và rất khó đặt xe trong thời điểm đấy, đón khách mất nhiều thời gian, thái độ tài xế hay di chuyển khơng thực sự an tồn,….

Như vậy, thị trường sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung là một thị trường tràn đầy tiềm năng nhưng cũng khó tính này,

để chinh phục được thị trường này, các hãng xe cần đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên, có các chính sách phù hợp với tệp khách hàng với mức giá phù hợp hơn, đồng

thời có sự đảm bảo hơn trong vấn đề an toàn trong khi di chuyển cũng như việc tối ưu mạng lưới và thời gian đón khách để xây dựng uy tín và thu hút khách hàng tới với doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng các ứng dụng xe ôm công nghệ của sinh viên trường đại học ngoại thương (Trang 27 - 29)