Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội Lê Thị Thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thuỳ V
Trang 1Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Lê Thị Thông
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thuỳ Vinh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống huyện Sóc Sơn Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn Chương 3: Giá trị nội dung văn bia huyện Sóc Sơn Keywords: Văn bia; Hán nôm; Sóc Sơn
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là vùng đất có bề dầy lịch sử văn hóa, nơi hội tụ giao thoa giữa hai nền văn hóa: văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Thăng Long Sóc Sơn là vùng có nhiều di tích lịch sử Đặc biệt Sóc Sơn còn lưu giữ được một số lượng văn bia khá lớn Văn bia nơi đây phản ánh rõ nét sự thay đổi về mặt địa lý, lịch sử cùng sự phát triển
về đời sống, văn hóa, sinh hoạt làng xã của người dân Nghiên cứu giới thiệu về hình thức văn bản cũng như nội dung của văn bia đang là nhu cầu của xã hội muốn tìm hiểu về cội nguồn,
về làng xã Bởi bia đá – xét về vật thể hiện hữu, và văn bia - xét về giá trị văn bản mà bia đá chuyển tải, xuất hiện khắp các làng quê của cả nước trong các thời kỳ lịch sử khác nhau Bia
đá bổ sung cho chính sử, là cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu về các làng Việt truyền thống trong quá trình vận động và phát triển.Từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về văn bia của huyện Sóc Sơn một cách cụ thể Ngoài những công trình như các bộ thư mục văn bia, bộ văn khắc Hán Nôm Việt Nam… có tính chất thông tin bước đầu, thì chỉ có một số tuyển dịch văn bia của một vài di tích Nghiên cứu văn bia dưới góc độ hệ thống các vấn đề được nêu theo địa danh ở huyện Sóc Sơn hiện đang còn là địa hạt bỏ ngỏ Ở hầu hết các làng
xã huyện này đều có bia đá, mỗi bia lại gắn với một di tích cụ thể, với số lượng bia hiện nay (ở thực địa cũng như thư viện Hán Nôm) có thể nói huyện Sóc Sơn là một trong những đia danh có nhiều bia Điều này đã có sức thu hút lớn đối với những người làm công tác nghiên
cứu Vì thế chúng tôi chọn Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn là đề tài nghiên cứu của mình
Trang 2Văn bia có giá trị rất to lớn, vì vậy ngay từ rất sớm nó đã được các nhà khoa học khai thác
và nghiên cứu Lê Quý Đôn (1725 - 1781) đã lập danh mục văn bia bia thời Lý - Trần trong
cuốn Đại Việt thông sử Bùi Huy Bích (1744 - 1818) đã công bố nhiều bài văn khắc trên bia chuông trong tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển Lê Cao Lãng(? - ?) đã chép 82 bài văn bia ở Văn Miếu để biên soạn thành cuốn Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí Sang đầu thế kỉ
XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức sưu tầm thác bản văn khắc Hán Nôm
ở hơn 40 tỉnh thành trong phạm vi cả nước Kết quả đã thu thập được 11.651 đơn vị văn khắc với 20.980 mặt thác bản Từ nhưng năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các địa phương trong cả nước, kết quả khối lượng văn khắc Hán Nôm đã thu thập được khoảng hơn 30.000 mặt thác bản Trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã có
nhiều công trình nghiên cứu về văn bia, đáng chú ý như luận án Văn biaViệt Nam và giá trị
của nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại của TS Trịnh Khắc Mạnh Luận án Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS Phạm Thị Thùy Vinh
Luận án Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI của TS Đinh Khắc Thuân Luận án Văn bia khuyến học Việt Nam của TS Nguyễn Hữu Mùi Các luận văn: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII của Ths Trần Thu Hường; Nghiên cứu
văn bia chợ của Ths Đỗ Bích Tuyển; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Ths.Nguyễn Thị
Hường; Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, Thanh Hóa của Ths Ngô Thị Thanh Tâm,
Nghiên cứu bia chùa quận Ba Đình, Hà Nội của Ths Đoàn Trung Hữu, Luận văn Nghiên cứu văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng của Th.s Nguyễn Thị Kim Hoa, Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm, Hà Nội của Th.s Phạm Minh Đức…Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đề cập
đến văn bia một cách sâu sắc
Huyện Sóc Sơn có 274 văn bia văn bản có niên đại sớm nhất là năm Hồng Phúc 1 (1572), muộn nhất vào năm Bảo Đại thứ 14 (1939) Số lượng bia huyện Sóc Sơn khá lớn và có giá trị, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về
số lượng văn bia này Viết về văn bia huyện Sóc Sơn, cho đến nay đáng kể nhất phải kể đến
cuốn sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS Phạm Thùy Vinh, trong đó huyện Sóc Sơn được đề cập đến là huyện Kim Hoa thời Lê
3 Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, hệ thống tất cả những thác bản văn bia trên địa bàn huyện Sóc Sơn
gồm 274 văn bia trên địa bàn 25 xã
Trang 33 2 Phạm vi nghiên cứu
Sóc Sơn là huyện có bề dầy lịch sử, văn hóa, trải qua những bước biến đổi thăng trầm của lịch sử, huyện Sóc Sơn cũng có những thay đổi về mặt địa lý hành chính Văn bia huyện Sóc Sơn là di sản vô giá, văn bia chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức: hiện vật bia đá và thác bản văn bia Văn bia nơi đây mang nhiều giá trị, đặc trưng tiêu biểu của vùng đất thuộc xứ Kinh Bắc xưa Văn bia phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội: đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán tín ngưỡng Do thời gian có hạn nên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát văn bia dưới dạng thác bản Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 3 vấn đề:
- Tìm hiểu lịch sử địa lý và văn hóa huyện Sóc Sơn
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn
- Tìm hiểu nội dung văn bia của huyện Sóc Sơn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học Để hoàn thành luận văn, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
3.3.1 Phương pháp văn bản học
Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết chúng tôi đưa ra những nhận định về đặc điểm văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội
3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng
Tiến hành thống kê định lượng đối với 274 thác bản bia của huyện Sóc Sơn theo các tiêu chí: Sự phân bố theo không gian, thời gian, tác giả biên soạn, chữ viết Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng quát về đặc điểm phân bố văn bia nơi đây Song song với thống kê định lượng chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử
3.3.3 Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi dựa vào phương pháp này để đưa ra nhận định tổng quát về những giá trị của văn huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Ngoài ra chúng tôi tiến hành phương pháp điền dã để khảo sát thực về văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội Chúng tôi cũng sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị nhằm biểu thị những nét khái quát của vấn đề
4 Đóng góp mới của luận văn
- Khảo sát, thống kê toàn bộ số lượng thác bản văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (274 thác bản văn bia)
Trang 4- Lần đầu tiên văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội được nghiên cứu có hệ thống về cả nội dung và hình thức Hơn nữa đề tài đưa ra những thống kê, so sánh đối chiếu mang tính tổng hợp, khái quát cao nhất về văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ trước đến nay
- Chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận xét đánh giá chung nhất, khách quan nhất cùng những ưu điểm nổi bật về những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của vùng đất này thông qua những văn bia nơi đây; góp phần làm cơ sở cho các ngành nghiên cứu về vùng đất này
- Đưa ra danh mục văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Phần phụ lục dịch một số tấm bia tiêu biểu, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa
5 Bố cục luận văn
- Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần phụ lục
- Phần nội dung được chia ra 3 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu lịch sử địa lý, văn hóa truyền thống của huyện Gia Lâm, Hà
Nội
+ Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội
+ Chương 3: Tìm hiểu giá trị nội dung văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Phần phụ lục bao gồm:
+ Nguyên văn một số bài văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội
+ Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia tiêu biểu
6 Quy ước trình bày
- Các tài liệu trích dẫn để trong ngoặc vuông và đánh số theo thứ tự trong danh mục Tài
liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu được trích dẫn Ví dụ: Đại Việt sử kí toàn thư [159,
tr.133] Các văn bia cũng có số thứ tự từ 1 đến 274 cũng đồng thời là những số thứ tự đầu của chúng tôi trong phần tài liệu tham khảo Ví dụ [1] tức là bia số 1, [2] là bia số 2
- Những chữ trên văn bia bị mờ trong phần phụ lục cúng tôi thống nhất để trong ngoặc [.]
References
A TIẾNG VIỆT
275 Bùi Huy Bích: Hoàng Việt văn tuyển, phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa, 1971
276 Bùi Thiết: Từ điển Hà Nội địa danh Nxb Văn hóa Thông tin, 1993
277 Đào Duy Anh: Chữ Nôm nguồn gốc cấu tạo và diễn biến Nxb KHXH H.1975
278 Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam Nxb Văn hóa Thông tin, 2002
279 Đinh Khắc Thuân : Văn bia thời Mạc Nxb KHXH, H.1996
280 Đinh Khắc Thuân: Văn bia làng Nành Nxb KHXH, 2003
281 Hà Văn Tấn (chủ biên): Đình Việt Nam Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1998
Trang 5282 Đỗ Thị Bích Tuyển: Nghiên cứu hệ thống văn bia chợ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Hán Nôm, H.2003
283 Đỗ Văn Ninh: Từ điển quan chức Việt Nam Nxb Thanh Niên, 2006
284 Đỗ Văn Ninh: Văn bia Quốc tử giám Hà Nội Nxb Văn Hóa Thông Tin
285 Gia Lâm văn hóa, phát triển Nxb Văn hóa Thông tin, 2008
286 Lã Minh Hằng: Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt Nxb KHXH, 2004
287 Lao Tử - Lê Thịnh (chủ biên): Từ điển Nho - Phật - Đạo Phân Viện Nghiên cứu
Phật học, 1994
288 Lê Quý Đôn: Đại Việt Thông Sử Bộ Văn hóa Giáo Dục và Thanh niên, 1973
289 Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích Nxb
Sử học, H, 1962, tr.117
290 Lê Cao Lãng: Lê triều đăng khoa Tiến sĩ đề danh bi kí, Bộ Quốc gia giáo dục, 1961
- 1962
291 Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm Nxb KHXH, H.1981
292 Mai Quốc Liên (chủ biên): Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2 NXB Văn học,
Trung tâm nghiên cứu quốc học
293 Ngô Đức Thọ (chủ biên): Các nhà khoa bảng Việt Nam Nxb KHXH, H.1993
294 Ngô Đức Thọ: Chữ húy Việt Nam qua các triều đại Nxb Văn hóa, H.1997
295 Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử kí toàn thư Nxb KHXH, 1973
296 Nguyễn Xuân Diện: Lịch sử và nghệ thuật ca trù NXB Thế Giới, 2007
297 Nguyễn Văn Huyên: Địa lý hành chính Kinh Bắc, EFEO Nxb Thế giới mới, 1996
298 Nguyễn Quang Hồng (chủ biên): Văn khắc Hán Nôm Việt Nam NXB KHXH,
1992
299 Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm Nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp, H.1985
300 Nguyễn Thị Hường: Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, luận văn Thạc sĩ, 2005
301 Nguyễn Thị Kim Hoa: Nghiên cứu Văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, luận văn
Thạc sĩ, 1998
302 Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Văn Nguyên (chủ biên): Địa chí Thăng Long Hà Nội
trong thư tịch Hán Nôm NXB Thế Giới, 2007
303 Nguyễn Văn Phúc, Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường: Lịch sử Thăng Long Hà
Nội Nxb trẻ, 2005
304 Nguyễn Văn Siêu: Phương Đình địa dư chí Cơ sở báo chí và Xuất bản tự do,
Trang 6305 Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội Nxb, KHXH - Nxb
Mũi Cà Mau, 1992
306 Phan Huy Chú: Lịch triều Hiến chương loại chí Nxb KHXH, 1992
307 Phan Huy Lê Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Nxb Giáo dục H.1959
308 Phong thổ Hà Bắc đời Lê Ty văn hóa Hà Bắc, 1971
309 Phạm Thị Thùy Vinh: Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng
xã Nxb Văn hóa Thông tin, 2003
310 Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng: Các triều đại Việt Nam Nxb Thanh Niên, H.2000
311 Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Dương Thị The - Phạm Thị Thoa dịch và biên
soạn NXB KHXH, Hà Nội, 1981
312 Thiều Chửu: Hán Việt tự điển, Nxb VHTT, H.1999
313 Trần Hồng Đức: Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại
phong kiến Việt Nam, Nxb VHTT, H.1999
314 Trần Huy Liệu: Lịch sử thủ đô Hà Nội NXB Hà Nội, 2000
315 Trần Nghĩa (chủ biên): Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu, 4 tập Nxb KHXH, H,
1984
316 Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam Nxb KHXH,
H.2002
317 Trịnh Khắc Mạnh (giới thiệu và biên dịch): Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam Nxb
Giáo dục, 2006
318 Trịnh Khắc Mạnh: Một số vấn đề về Văn bia Việt Nam Nxb KHXH, 2008
319 Từ điển Phật học Hán Việt Nxb KHXH, H.1999
320 Tuyển tập văn bia Hà Nội Nxb KHXH, 1978
321 Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm Nxb KHXH,
H.1983
322 Nguyễn Quang Hồng (chủ biên): Văn khắc Hán Nôm Việt Nam tuyển chọn - lược
thuật Nxb KHXH, H.1993
323 Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb
KHXH, H.1991
324 Hà Văn Tấn: Chữ trên đá trên đồng, minh văn và lịch sử Nxb KHXH, H.2002
325 Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb KHXH -
Nxb Mũi Cà Mau, 1992
326 Văn bia Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn, 1993
327 Vũ Văn Kính: Học chữ Nôm Nxb Đồng Nai, 1995
Trang 7* Những bài đăng trên tạp chí khoa học
328 AL Phê Đô Rin: Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê tư liệu văn
bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử kinh tế - chính trị - xã hội, bản dịch của PGS TS
Trịnh Khắc Mạnh, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1992
329 Bùi Xuân Đính: Hệ thống bia ở cụm di tích Đình – Đền – Chùa làng Phú Thị (Gia
Lâm, Hà Nội)
330 Bùi Xuân Đính: Tinh thần tôn sư trọng đạo qua một tấm bia cổ ở làng khoa bảng,
Thông báo Hán Nôm, 2003
331 Chu Quang Trứ: “Bia đá - chuông đồng với lịch sử - văn hóa dân tộc” Thông báo
Hán Nôm, 1996, tr.433 - 446
332 Chu Quang Trứ: “Bia và văn bia chùa Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu Phật học, số
4-5/1997
333 Chu Quang Trứ: “con rồng trong nghệ thuật Việt Nam qua các thời đại”, Nghệ
thuật Huế, Huế, 1992
334 Chu Trọng Thu - Đinh Khắc Thuân: Ngôi đình thời Mạc qua tư liệu văn bia, Thông
báo Hán Nôm, 1996
335 Đinh Công Vĩ: Hiểu biết của Lê Quý Đôn về kim thạch văn, Tạp chí Hán Nôm, số 1
- 1989
336 Đinh Khắc Thuân: “Bia đá chuông đồng thời Tây Sơn”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -
1989
337 Đinh Khắc Thuân: “Chữ Nôm trên Văn bia thời Lê (Thế kỷ XV - XVIII)”, Tạp chí
Hán Nôm, số 6 - 2004
338 Đinh Khắc Thuân: “Đá, thợ khắc và đặc trưng Bia thế kỷ XVI”, Tạp chí Hán
Nôm, số 2 1998
339 Đinh Khắc Thuân: “Một số vấn đề về niên đại bia Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm,
số 2 - 1987
340 Đinh Khắc Thuân: “Văn bia Hán Nôm với di tích, danh thắng”, Thông báo Hán
Nôm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H 2003
341 Đinh Khắc Thuân: “Vài nét về kim thạch và khoa nghiên cứu kim thạch ở Trung
Quốc”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 1992
342 Đinh Khắc Thuân: Văn bia Hán Nôm với di tích, danh thắng, Thông báo Hán
Nôm năm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H.2003
343 Đinh Văn Minh: “Văn khắc sớm nhất ở Trung Quốc”, Thông báo Hán Nôm học,
Trang 8344 Đỗ Thị Bích Tuyển: “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn
đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến”, Tạp chí Hán Nôm, số 5- 2006, tr 48 - 58
345 Đỗ Thị Hảo: “Nét “dân gian” trong một số Văn bia Thăng Long”, Tạp chí Hán
Nôm, số 1 - 2000
346 Dương Thị The - Phạm Thị Thoa: “Đôi nét về bia hậu”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -
1987
347 Hoàng Lê: “Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn bia Việt Nam”, tạp
chí Khảo cổ học, số 2 - 1982
348 Lâm Giang: Chữ Nôm kiêng húy trên tấm bia đời Trần, Thông báo Hán Nôm,
1998
349 Lê Đình Phụng: “Tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII”, Tạp chí Khảo
cổ học, số 2 - 1987, tr.45 - 51
350 Lê Viết Nga: Quan hệ giữa Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo và Thám
hoa Nguyễn Thế Lập, Thông báo Hán Nôm, 2004
351 Mai Hồng: “Tục bầu Hậu Thần, Hậu Phật qua một số tấm bia ở một làng quê Thái
Bình”, Thông báo Hán Nôm học 2003, tr 270 - 277
352 Nguyễn Du Chi: “Nghệ thuật trí trên các bia Tiến sĩ thời Lê ở Văn Miếu, Hà Nội”,
Tạp chí Khảo cổ học, số 5 - 6/1970
353 Nguyễn Hoàng Quý: “Góp thêm một loại hình bia Hậu”, Thông báo Hán Nôm
2005, tr.541 - 544
354 Nguyễn Hữu Mùi: “Vài nét về tình hình giáo dục Nho học ở cấp Làng xã qua Tư
liệu Văn bia”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 - 2005
355 Nguyễn Hữu Mùi: “Văn bia đề danh Tiến sĩ cấp huyện ở nước ta”, Tạp chí Hán
Nôm, số 5 - 2002
356 Nguyễn Hữu Mùi: “Về những văn bản văn bia khuyến khích việc học tập trong nền
giáo dục khoa cử thời phong kiến ở nước ta”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 1991
357 Nguyễn Huy Thức: “Bước đầu tìm hiểu Văn bia ở một huyện thuộc Đồng bằng
Bắc Bộ”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1987
358 Nguyễn Khắc Thuần: Vài phát hiện mới trong một gia phả cổ, Thông báo Hán
Nôm, 2001
359 Nguyễn Khắc Xương: Gia phả, nguồn tư liệu quý trong công cuộc tìm hiểu danh
nhân văn hóa, Thông báo Hán Nôm, 1996
360 Nguyễn Văn Nguyên: “Thực trạng vấn đề ngụy tạo Niên đại trong thác bản văn
bia Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 1- 2006, tr 28 - 34
Trang 9361 Nguyễn Văn Nguyên: “Những thủ thuật ngụy tạo Niên đại tong thác bản Văn bia”,
Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 2006, tr.23 - 33
362 Phạm Minh Đức: Hai tấm bia của Lê Quý Đôn và Nguyễn Nghiễm ở sinh từ Quận
công Phạm Huy Đĩnh Thông báo Hán Nôm học, 2007
363 Phạm Minh Đức: Về Hai tấm bia của Cúc Hương Hoàng Thúc Hội ở chùa Tảo
Sách Tạo chí Hán Nôm số 5 - 2005
364 Phạm Minh Đức: Bước đầu khảo sát tư liệu Hán Nôm ở chùa Tảo Sách Thông báo
Hán Nôm, 2004
365 Phạm Minh Đức: Về tấm bia Từ Vũ bi kí ở sinh từ Quận công Phạm Huy Đĩnh Tạp
chí Hán Nôm, số 2- 2008
366 Phạm Thị Thùy Vinh: “Về một số bia tượng Hậu thế kỷ XVII - XVIII”, Thông báo
Hán Nôm 1996, tr 491- 501
367 Phạm Thùy Vinh: “Lệ bầu Hậu của người Việt qua tư liệu văn bia”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 3 - 2006
368 Phạm Thùy Vinh: Có một tình thầy trò như thế qua văn bia, Thông báo Hán Nôm,
1997
369 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Bước đầu tìm hiểu loại hình văn khắc chữ Hán của Nhật
Bản”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 – 2003
370 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng
xã”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 – 2002
371 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Tên gọi “Việt Nam”trong bia đá thời Lê Trung Hưng”, Tạp
chí Hán Nôm, số 4 – 1994
372 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Văn bản chữ Hán trên pho tượng Phật thế kỷ XV mới được
phát hiện tại Hà Bắc”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 – 1993
373 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Bia về các Thái giám triều Lê tại Kinh Bắc”, Tạp chí Hán
Nôm, số 1- 1996
374 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Vài nét về hai quả chuông thời Tây Sơn tại Sài Sơn, Hà Sơn
Bình”, Tạp chí Hán Nôm, số 1- 1987
375 Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bản văn
bia Lê sơ”, Tạp chí Hán Nôm, số 4- 2008
376 Phạm Thị Thuỳ Vinh: Văn khắc Hán Nôm Hà Nội qua đợt sưu tầm của Viện Viễn
Đông bác cổ Pháp đầu thế kỷ 20, Tạp chí Hán Nôm, năm 2009
377 Trần Thị Kim Anh: “Bia hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 - 2004
Trang 10378 Trần Văn Giáp: “Văn bia Việt Nam: công cụ thác bản văn bia Việt Nam đối với
KHXH và những thác bản hiện có ở Thư viện Khoa học xã hội”, Tạp chí nghiên cứu
lịch sử, số 1 - 1969
379 Trịnh Khắc Mạnh: “Bước đầu tìm hiểu những giá trị của Văn bia Việt Nam đối với
việc nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời phong kiến”, Tạp chí Hán Nôm,
số 2 - 1998
380 Trịnh Khắc Mạnh: “Đặc điểm thể loại Văn bia Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 -
1993
381 Trịnh Khắc Mạnh: “Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 -
2005
382 Trịnh Khắc Mạnh - Trương Đức Quả: “Về những thác bản văn khắc chữ Nôm ở
Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1994
383 Trịnh Tiến Thuận: Phương pháp sưu tập văn bia, Tạp chí KHXH, số 28 - 1996
384 Trương Đức Quả: Về diễn biến cấu trúc chữ “Cửa” Nôm trong một số văn bia Hán,
Tạp chí Hán Nôm, số 4 - 1995
385 Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam
386 Vương Tiểu Thuẫn: Văn khắc và sử liệu làng xã - Diễn âm, diễn nghĩa, diễn tự Tạp
chí Hán Nôm, số 4 - 2000
B HÁN NÔM
387 金石遺文, VHv.1432
388 金文類聚, A.1059
389 黎 朝 名 人 詩 集, VNv.152
C TIẾNG TRUNG
390 朱劍心﹕ “金石學”,商務印書舘 上海, 1995
391 “辭源”, 合訂板,商務印書舘 , 北京, 1997
392 辭海, HV.217
393 陽伯俊: “文言語法”, 中花書局北京, 1984
394 李林: “ 古代漢語法分析”, 中國社會科學出板社, 北京, 1996