DSpace at VNU: Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án,...
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC -o0o -
NGÔ THỊ THANH TÂM
NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN ĐÔNG SƠN
TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
HÀ NỘI - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC -o0o -
NGÔ THỊ THANH TÂM
NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN ĐÔNG
SƠN TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRỊNH KHẮC MẠNH
HÀ NỘI - 2008
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Hán Nôm, những người nghiên cứu đi trước và các bạn đồng ngành Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, xin cảm ơn các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong khoá học của tôi, xin cảm ơn Viện Nghiên cứu Hán Nôm và các thư viện khác đã giúp tôi được làm việc với nguồn tư liệu quý giá Hơn thế, sự ủng hộ và giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất của gia đình là điều không thể thiếu để tôi có thể thực hiện được luận văn này
Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Ký tên
Ngô Thị Thanh Tâm
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do lựa chọn đề tài 8
3 Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu 10
3.1 Đối tượng nghiên cứu 10
3.2 Phạm vi nghiên cứu 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Phương pháp văn bản học. 11
3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng. 11
3.3.3 Phương pháp tổng hợp. 11
4 Đóng mới của luận văn 12
5 Bố cục của luận văn 12
6 Quy ước trình bày 13
PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐÔNG SƠN Error! Bookmark not defined
1.1 Địa lý Error! Bookmark not defined
1.1.1 Địa lý tự nhiên Error! Bookmark not defined 1.1.2 Địa lý hành chính Error! Bookmark not defined 1.1.3 Dân cư và các ngành nghề truyền thống Error! Bookmark not defined
1.2 Văn hoá - Xã hội Error! Bookmark not defined
1.2.1 Những phong tục tập quán, tín ngưỡng Error! Bookmark not defined 1.2.2 Di tích lịch sử văn hoá và lễ hội truyền thống Error! Bookmark not defined
1.3 Văn học - Giáo dục Error! Bookmark not defined
1.3.1 Văn học dân gian và văn học viết Error! Bookmark not defined 1.3.2 Giáo dục thời phong kiến Error! Bookmark not defined 1.3.3 Một số danh nhân tiêu biểu Error! Bookmark not defined
Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA HUYỆN ĐÔNG SƠN Error! Bookmark not defined
2.1 Vài nét về văn bia Error! Bookmark not defined
Trang 62.1.1 Quá trình phát triển của văn bia Việt Nam Error! Bookmark not defined 2.1.2 Hiện trạng văn bia Đông Sơn Error! Bookmark not defined
2.2 Khảo sát văn bia huyện Đông Sơn Error! Bookmark not defined
2.2.1 Sự phân bố của văn bia huyện Đông Sơn Error! Bookmark not defined
2.2.1.1 Phân bố theo không gian Error! Bookmark not defined
2.2.1.2 Phân bố theo thời gian Error! Bookmark not defined 2.3 Một số đặc điểm về văn bản Error! Bookmark not defined
2.3.1 Tác giả biên soạn văn bia Error! Bookmark not defined 2.3.2 Kích cỡ bia và độ dài bài văn bia huyện Đông Sơn Error! Bookmark not
3.1.1 Văn bia huyện Đông Sơn góp phần nghiên cứu về các nhân vật lịch sử
Error! Bookmark not defined
3.1.2 Văn bia huyện Đông Sơn góp phần tìm hiểu sự thay đổi diên cách địa phương.
Error! Bookmark not defined
3.1.3 Văn bia huyện Đông Sơn là tư liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử Error!
Bookmark not defined
3.2 Văn bia huyện Đông Sơn góp phần tìm hiểu về phong tục tập quán, tín ngưỡng địa phương Error! Bookmark not defined
3.2.1 Văn bia huyện Đông Sơn phản ánh tục lập Hậu thần, Hậu phật Error!
Bookmark not defined
3.2.2 Văn bia huyện Đông Sơn phản ánh tục lệ gửi giỗ ………Error!
Bookmark not defined.1
3.3 Văn bia huyện Đông Sơn góp phần tìm hiểu các hoạt động làng xã Đông Sơn Error! Bookmark not defined.3
3.3.1 Xây dựng các công trình phục vụ cho tín ngưỡng của người dân Đông Sơn
Error! Bookmark not defined
Trang 73.3.2. Xây dựng các công trình công cộng nhằm phát triển kinh tế địa phương………
3.4 Văn bia huyện Đông Sơn góp phần tìm hiểu tinh thần giáo dục và truyền thống hiếu học của người dân Đông Sơn 90
Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined.3
KẾT KUẬN Error! Bookmark not defined.4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.8
PHỤ LỤC 1: Danh mục văn bia huyện Đông Sơn Error! Bookmark not defined.9 PHỤ LỤC 2: Nguyên văn một số văn bia của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Error! Bookmark not defined.9
PHỤ LỤC 3: Phiên âm, dịch nghĩa một số văn bia của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá Error!
Bookmark not defined.31
PHỤ LỤC 4: Một số ảnh về văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá Error! Bookmark not defined.53
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán, và cũng là nước có những yếu tố đặc thù về thời tiết khí hậu, lại luôn xảy ra chiến tranh, nên người Việt đã dựng bia đá từ hơn 1000 năm nay như là một phương thức hữu hiệu để lưu giữ các ghi chép và truyền tải thông tin ở thời cổ và trung đại
Huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương còn lưu giữ được bia đá tương đối dồi dào về số lượng, phong phú về nội dung và nghệ thuật Đến bất cứ thôn làng nào ở huyện Đông Sơn đều có thể bắt gặp những tấm bia đá được dựng ở đình, chùa, đền, miếu, từ đường, lăng mộ, hoặc ngoài cánh đồng, trong hang động… với kích thước và hình dáng khác nhau, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính cho cảnh quan và toát lên một màu sắc văn hoá khá độc đáo của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá nói riêng
Văn bia huyện Đông Sơn có một lịch sử lâu dài vào loại nhất nước Bia
sớm nhất được đặt tại xã Đông Minh huyện Đông Sơn là Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文, khắc năm
Trang 9Đại Nghiệp thứ 14 (618) nhà Tuỳ Nội dung bia ca tụng giáo lý nhà Phật và ca ngợi đạo học cùng sự nghiệp của Viên thứ sử Cửu Chân họ Lê Bia đã bị mờ nhiều chữ, tác phẩm không còn nguyên vẹn, nhưng nó là văn bản văn bia cổ nhất còn lại ở Việt Nam Tấm bia muộn nhất ở huyện Đông Sơn có niên đại của
đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là bia Ngọc Tích bi ký 玉 積 碑 記, tạo năm Việt Nam dân quốc năm Bính Tuất thứ 2 (1946) thuộc xã Đông Thanh Với lịch sử trải dài trên 13 thế kỷ tồn tại, văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá đã góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu niên đại và nghiên cứu các vấn đề văn học, lịch
sử, địa lý, tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá nói riêng
Có thể nói, văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là địa phương có nhiều văn bia cổ Xét về loại hình văn bản, văn bia huyện Đông Sơn mang đầy
đủ những đặc trưng của văn bia Việt Nam nói chung Hơn nữa, văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá tuy từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm lưu tâm, dịch và công bố, song đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào mang tính chất bao quát, tổng hợp Những công trình nghiên cứu trước đây, hoặc là chỉ nghiên cứu, giới thiệu mang tính độc lập đối với từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn Vấn đề số lượng bia đá, số lượng thác bản văn bia hiện có và địa điểm đặt bia của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá ngày nay, vẫn còn chưa mang tính đích xác, văn bia còn bị xếp nhập nhằng giữa xã này với xã khác, giữa huyện Đông Sơn với huyện khác Tình trạng này
đã gây ít nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng, khai thác văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Vì vậy, việc nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là việc cần thiết và có ý nghĩa Trong đó, việc tập hợp đầy đủ, chính xác số lượng văn bia, cũng như việc khảo sát tổng quan để tìm hiểu đặc điểm, giá trị nội dung văn bia, đồng thời tiến hành phiên âm, dịch nghĩa các văn bản văn bia tiêu
Trang 10biểu của huyện Đông Sơn để nghiên cứu và phục vụ cho việc nghiên cứu là công việc thiết thực, nằm trong chuyên môn của ngành Hán Nôm
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu văn bia
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn -
chuyên ngành Hán Nôm
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá từ lâu đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Cụ thể là trong các cuốn sách như: Khảo sát văn hoá truyền thống Đông Sơn do Trần Thị Liên - Phạm Văn Đấu biên soạn năm
1988 đã giới thiệu một số bài văn bia của huyện Đông Sơn; hai cuốn sách Địa chí
Thanh Hoá, tập II- Văn hoá xã hội, Nxb KHXH, 2004 và Địa chí huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá, Nxb KHXH, 2006 cũng có giới thiệu một vài văn bia tiêu
biểu của huyện Đông Sơn, đồng thời đưa ra danh mục văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá, tuy nhiên, danh mục này chưa thật đầy đủ và chính xác so với
số lượng và đơn vị hành chính hiện nay
Bên cạnh đó, trong các tạp chí, thông báo Hán Nôm, cũng có một số nhà nghiên cứu có bài giới thiệu về văn bia huyện Đông Sơn, như các bài viết
của: Trần Thị Băng Thanh với bài “Thanh Hoá vườn văn bia” (Tạp chí Hán Nôm, số 3-2000), tác giả giới thiệu khái quát sự phong phú đa dạng về số lượng
và nội dung văn bia trong cả mảng khắc thơ đề vịnh và bi ký của tỉnh Thanh Hoá, trong đó bao gồm cả giới thiệu về một số văn bia huyện Đông Sơn Phạm
Thị Hoa với bài “Văn khắc Hán Nôm ở đền thờ Nguyễn Nghi” (Thông báo Hán Nôm, năm 2000) đã giới thiệu tóm tắt về ngôi đền thờ Nguyễn Nghi cùng với
ba tấm bia được đặt tại đền, thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ngoài ra, trong cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH, 1993 do
Nguyễn Quang Hồng chủ biên cũng có giới thiệu thư mục 20 văn bia của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Trang 11Như vậy, có thể thấy, những bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu, giới thiệu mang tính độc lập cho từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá, mà hoàn toàn chưa có một công trình nào trình bày về văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá một cách hệ thống
3 Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các thác bản văn bia của huyện Đông Sơn tính theo địa lý hành chính hiện nay, cụ thể là tất cả những bài văn, bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm chuyển tải đầy đủ một nội dung hoàn chỉnh được khắc trên bia đá
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát
180 thác bản văn bia, có đối chiếu với địa điểm đặt bia tại địa phương theo đơn
vị hành chính hiện nay Nghiên cứu đặc điểm về phân bố không gian và thời gian của các văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá Bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung của văn bia trong nghiên cứu lịch sử, văn hoá xã hội huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá Ngoài ra chúng tôi còn lập danh mục văn bia huyện Đông Sơn và dịch nghĩa một số bài văn bia tiêu biểu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
3.3.1 Phương pháp văn bản học
Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm viết chữ,… chúng tôi đưa ra một số nhận định về đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn, về vấn đề niên đại, về thời đại và tác giả
3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng
Trang 12Chúng tôi tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lượng đối với
tư liệu văn bia huyện Đông Sơn thu thập được theo các tiêu chí: sự phân bố theo không gian và thời gian, tác giả biên soạn, và các vấn đề có liên quan, v.v… Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét tổng quát về tình hình và đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn
3.3.3 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp liên ngành là phương pháp quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu của chúng tôi Chúng tôi dựa vào phương pháp này
để bước đầu đưa ra những nhận định tổng quát về văn bia huyện Đông Sơn
Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn tiến hành phương pháp nghiên cứu điền dã để khảo chứng, xác minh, và bổ sung tư liệu mới về văn bia huyện Đông Sơn
4 Đóng mới của luận văn
- Bước đầu khảo sát văn bản, xác định được chính xác vị trí đặt bia, thống kê tương đối đầy đủ về mặt số lượng văn bia huyện Đông Sơn được sưu tầm trong những năm qua, hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành thu thập thêm một số văn bản văn bia huyện Đông Sơn thông qua các tài liệu khác, và qua quá trình điền dã
- Lần đầu tiên văn bia huyện Đông Sơn được trình bày một cách có hệ
thống và tương đối đầy đủ về tình trạng và đặc điểm
- Đưa ra một số nhận xét về giá trị cơ bản của văn bia huyện Đông Sơn về: văn học, văn hoá, nghệ thuật tạo hình Tất cả những giá trị đó được đề cập một cách cụ thể
- Phần Phụ lục giới thiệu những bài văn bia huyện Đông Sơn tiêu biểu,
bao gồm có nguyên văn kèm phiên âm, dịch nghĩa và chú thích
- Lập Danh mục văn bia huyện Đông Sơn mà chúng tôi thu thập và làm
lược thuật theo 8 tiêu chí
5 Bố cục của luận văn
Trang 13- Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận
và Phần phụ lục
- Phần Nội dung được chia làm 3 chương:
+ Chương 1:Giới thiệu khái quát về huyện Đông Sơn
+ Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Đông Sơn
+ Chương 3: Tìm hiểu giá trị của văn bia huyện Đông Sơn
- Phần Phục bao gồm:
+ Phụ lục 1 Danh mục văn bia huyện Đông Sơn
+ Phục lục 2 Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia huyện Đông Sơn
+ Phụ lục 3 Nguyên văn một số bài văn bia giới thiệu
6 Quy ƣớc trình bày
- Trong phần danh mục văn bia tóm lược, kích thước văn bia được đo theo hình thức: chiều ngang x chiều cao, đơn vị tính là cm
- Những chữ trên thác bản bị mờ, chúng tôi chưa chắc chắn về phương
án phiên âm sẽ được đặt trong dấu []
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
I CÁC TƢ LIỆU VĂN BIA HUYỆN ĐÔNG SƠN (SỐ THỨ TỰ VĂN BIA ĐƢỢC XẾP THEO NIÊN ĐẠI)
1 Đại Tuỳ Cửu Chân Bảo An đạo
xã Đông Ninh, Đông Sơn,Thanh Hoá
45296
5 Trùng tu Báo Ân tự bi ký 重 修
xã Đông Hưng,Đông Sơn, Thanh Hoá
45300
Thanh, Đông Sơn,
Trang 1545288-91
18 Tạo bi từ vũ 造 碑 祠 宇
1660
th Vân Nhưng, xã Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hoá
17607-08
th Vân Nhưng, xã Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hoá
17587-90
21 Cúng tiến tế điền từ vũ thạch
xã Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hoá
17584-85
22 Bản thôn lập bi 本 村 立 碑
1679
Lộc Giang, xã Đông Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
Sơn, Thanh Hoá
17807-08
26 Từ vũ bi ký 祠 宇 碑 記
1733 xã Đông Tân, Đông
Sơn, Thanh Hoá
17573-76
27 Trùng tu miếu vũ tự biển
1753 xã Đông Quang, Đông
Sơn, Thanh Hoá
17819
28 Tế tự điền thổ ký 祭 祀 田 土 1756 xã Đông Yên, Đông 45305-06
Trang 16記 Sơn, Thanh Hoá
29 An Hoạch thượng xã từ vũ bi
1768 xã Đông Tân, Đông
Sơn, Thanh Hoá
45297
Sơn, Thanh Hoá
10084
Sơn, Thanh Hoá
301, 308
Sơn, Thanh Hoá
16624-26
Sơn, Thanh Hoá
306-307
302-305-36 Sinh từ bi ký 生 祠 碑 記
1782 xã Đông Hưng, Đông
Sơn, Thanh Hoá
16627-28
Sơn, Thanh Hoá
16678-79
Sơn, Thanh Hoá
16684-87
39 Thạch kiều bi ký 石 橋 碑 記 1784 xã Đông Hưng, Đông
Sơn, Thanh Hoá
41 Hưng công Tiên Sơn tự bi ký 興功 仙 山 寺 碑 記 1807
xã Đông Hưng, Đông Sơn, Thanh Hoá
16655
Sơn, Thanh Hoá
Sơn, Thanh Hoá
17695-96
45 [Bia chùa Quán Thánh] 1833 xã Đông Hưng, Đông
Sơn, Thanh Hoá
Trang 1749 Quan Thánh tự bi 關 聖 寺 碑 1839 xã Đông Hưng, Đông
Sơn, Thanh Hoá
51 Phụng nghị đại phu Lê mộ chí 奉 議 大 夫 黎 墓 誌 1840
xã Đông Thanh, Đông Sơn, Thanh Hoá
52 Tân Lương xã văn từ bi
Sơn, Thanh Hoá
45292-93
57 Trùng tu La Sơn tự 重 修 羅
th.Đồng Duệ, Đông Văn, Đông Sơn, Thanh Hoá