Giai đoạn từ 1986

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh pptx (Trang 26 - 30)

Đây là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng cũng phải đổi mới. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình. Giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn bước đầu khởi động, làm cơ sở cho việc xác lập đường lối và chính sách kinh tế mới. Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng nêu: "Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân" [23, 147].

Trong giai đoạn này, chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nên khi chuyển sang cơ chế thị trường các cơ sở quốc doanh, ngoài quốc doanh gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong cơ chế mới. Nhiều đơn vị không chuyển đổi kịp phải giải thể và bị thua lỗ.

Chỉ số phát triển công nghiệp thời kỳ này ở thành phố Hồ Chí Minh là không đều, bấp bênh: có năm vượt kế hoạch, có năm không đạt kế hoạch được biểu hiện qua bảng 4. So sánh hai thời kỳ kế hoạch thì thời kỳ 1985 - 1990 chỉ số phát triển bình quân

có tăng nhưng thấp xa so với thời kỳ

Biểu 4: Chỉ số phát triển bình quân giá

trị sản lượng công nghiệp từ 1988 - 1990

Đơn vị: %

Năm trước = 100% Bình quân 1980 - 1985 Bình quân 1985 - 1990 1988 1989 1990 Tổng số 113,8 97,8 106,8 115,5 106,5 Trong đó:

- Công nghiệp nhà nước 113,8 95,3 113,2 115,4 107,5 - Công nghiệp ngoài quốc

doanh 114,6 98,0 101,3 115,7 104,7 [4, 202].

Trong thời kỳ này, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản có chỉ số phát triển qua các năm thể hiện ở biểu sau:

Biểu 5: Chỉ số phát triển một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu

từ 1988-1990 và bình quân giữa hai thời kỳ 5 năm trên địa bàn thành phố

Đơn vị: %

Nhóm hàng theo phân loại

Năm trước = 100% Bình quân 1980 - 1985 Bình quân 1985 - 1990 1988 1989 1990 - Cao su 101,8 105,7 117,1 119,1 103,9 - Khai thác chế biến gỗ 100,2 89,1 98,7 107,1 101,2 - Giấy, xen lu lô 115,6 85,3 99,4 111,1 105,3

- Lương thực 102,9 153,9 94,3 121,4 107,9 - Thực phẩm 116,9 84,0 134,0 119,6 109,7

- Dệt 96,9 103,8 94,8 117,1 99,9

- May mặc 137,6 85,0 107,8 99,7 112,0 - Da, giả da 148,8 123,8 104,8 109,2 127,0 - Công nghiệp chế biến khác 132,2 90,3 86,2 112,2 104,3

[17, 202-203].

Nhìn vào biểu 5, ta thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố còn lớn, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều nhóm sản phẩm của công nghiệp chế biến tăng có chỉ số phát triển cao, tạo điều kiện tăng doanh thu, thu hút lao động ngày một nhiều. Tính đến năm 1990, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến tăng nhiều lần so với 10 năm về trước (1980) như lương thực xay xát tăng 290%, thuốc lá tăng 307%, vải tăng 233% [4, 70-72].

Một số ngành khác cũng tăng nhanh cả về nguyên liệu và sản phẩm. Số lượng đàn gia súc cũng rất lớn, theo báo cáo thống kê năm 1999, đàn gia súc trên địa bàn thành phố là: trâu 10.794 con, bò 39.864 con, heo 190.880 con, gà 2.100.618 con v.v...

Công nghiệp sữa thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% năng lực sản xuất và cung ứng sữa cho nhu cầu toàn quốc. Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố đã có bước đầu tư khá lớn, đưa ra được nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của người tiêu dùng như các loại sữa đặc có đường đóng hộp do nhà máy sữa Trường Thọ, sữa Thống Nhất sản xuất, sữa bột Dielac, Ridielac ngọt nhãn xanh v.v...

Sản xuất thuốc lá, dự báo đến năm 2010 thuốc lá mỗi năm tăng 3.500 triệu bao và sản xuất thuốc lá của thành phố năm 1999 đạt 1.218 triệu bao, chiếm 2/3 sản lượng của toàn quốc.

Công nghiệp giấy công nghệ cũ kỹ lạc hậu, sản lượng năm 1999 đạt 32.600 tấn, nhu cầu của ngành này đòi hỏi phải đối mới nhiều để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic, ngành này bao gồm công nghiệp cao su, công nghiệp nhựa (plastic). Hiện tại, trên địa bàn thành phố, tính đến cuối năm 1999, số cơ sở sản xuất là 2.266 cơ sở, nhìn chung công nghệ lạc hậu, sản xuất chất lượng sản phẩm thấp. Ngoại trừ nhà máy nhựa Bình Minh và nhà máy cao su Hóc Môn đầu tư đổi mới công nghệ, do vậy sản phẩm đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường thành phố và các tỉnh.

Trong thời điểm 1990, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm trên 600 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, gần 400 hợp tác xã, hơn 150 xí nghiệp tư doanh và 20.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể. Vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của toàn ngành công nghiệp trong thời gian này khoảng 3.300 tỷ đồng chiếm 51% tổng số vốn trên địa bàn thành phố [4, 70-72]. Thời kỳ này, một số xí nghiệp đã cải tiến thiết bị, đổi mới từng phần công nghệ như may Việt Tiến, may Nhà Bè, dệt Đông á, cao su Phú Lâm, Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Cầu Tre... Công nghiệp ngoài quốc doanh ở các quận, huyện cũng mở rộng đầu tư, đổi mới và áp dụng dây chuyền công nghệ mới, tăng thêm năng lực sản xuất của một số ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều sản phẩm mới có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 4,3 lần so với 1985: tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1986 - 1990 là 34% (thời kỳ 1980 - 1985 là 29%). Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của thành phố là gạo, ván sàn, gỗ, các loại đậu, hàng may mặc sẵn...

Biểu 6: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

trên địa bàn thành phố thời kỳ 1986 - 1990

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

- Hàng nông sản 51,6 - Thiết bị phụ tùng 19,2 - Hải sản 21,0 - Nguyên vật liệu 46,2 - Lâm sản 10,4 - Hàng tiêu dùng 34,6 - Hàng công nghiệp chế biến 17,0

[17, 70-72].

Sự phát triển của công nghiệp chế biến khiến giá trị sản lượng (GDP) công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng lên: năm 1990 thực hiện gần 45 tỷ đồng (theo giá thời điểm 1982), tăng 182% so với 1980 và gấp 3 lần so với 1976. Sự phát triển của công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng đã giải quyết thêm nhiều việc làm. Tính đến 1990, số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp có khoảng gần 600.000 người chiếm gần 40% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Thời kỳ này, công nghiệp đóng góp một nửa trong tổng thu nhập quốc dân năm 1990 và chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng công nghiệp trong cả nước.

Trong giai đoạn này, bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế. Đó là: - Còn chưa khai thác được tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố. Việc đổi mới thiết bị máy móc công nghệ được tiến hành ở một số cơ sở nhưng với nhịp độ chậm và chưa nhiều. chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.

- Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến là một vấn đề bức xúc do ngân sách hạn hẹp. Vì vậy năng suất và hoạt động sản xuất chưa cao. Nằm ở vị trí thuận lợi, nhưng ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng chưa khai thác và tận dụng tốt, có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, nên có lúc không chủ động được nguồn nguyên liệu. Thêm vào đó là những khó khăn về cơ chế, chính sách và pháp luật thuộc tầm quản lý của Nhà nước chậm được tháo gỡ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh pptx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)