1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần nam định

45 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 19,06 MB

Nội dung

Trang 1

BOY TE TRUONG ĐẠI HỌC DIEU DUONG NAM ĐỊNH NGUYEN THI LY TRUONG DAI HOC DIEU BUCNG NAM DINH THU VIEN Sẽ: xk.56

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THÀN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THÀN NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG TÂM THÀN

BAO CAO CHUYEN DE

TOT NGHIEP DIEU DUONG CHUYEN KHOA CAP I

Giảng viên hướng dẫn: TS.BS TRƯƠNG TUẦN ANH

Trang 2

Xác nhận của giảng viên hướng dân và hội dong pH _—

Lee 2

Trang 3

LOI CAM ON

Trong quá trình học trình học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y học lâm sàng trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các thầy cô

giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Trương Tuấn Anh, người thầy đã giành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu để tơi hồn thành khóa luận một cách tốt nhất Tôi cũng xin cảm ơn các

tới Ban giám đốc bệnh viện, Khoa cấp tính bệnh viện Tâm thần Nam Định đã giúp

đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi - những

người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận

Nam Định, ngày 22 tháng 5 năm 2015 Người làm báo cáo

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi Các kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nam Định, ngày 22 tháng 5 năm 2015 Người làm báo cáo

L

Trang 5

DAT VAN DE

Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, căn nguyên chưa rõ, có khuynh hướng tiến triển mạn tính, hay tái phát Người mắc bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng suy nghĩ, biểu lộ tình cảm và mối quan hệ với người xung quanh Bệnh TTPL nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, tự kỷ và mất khả năng lao động Theo thống kê của nhiều nước, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 0.3 - 1,5% dân số và tỷ lệ này khác nhau ở những quốc gia khác nhau{2]

Ở Việt Nam theo kết quả khảo sát của ngành Tâm thần học Việt Nam năm (2002) trên 67.380 dân ở các vùng dân cư khác nhau cho thấy tỷ lệ bệnh TTPL là 0,47% dân số[2] Theo báo cáo phân loại người bệnh nội trú ICD - 10 năm 2010 của BVTT Trung

ương I tổng số người bệnh điều trị nội trú là 3766 trong đó số người bệnhTTPL là 1574 chiếm 41,8% [12]

Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Tâm thần Nam Định (Bệnh

viện TTNĐ) năm 2008 có 1420 người bệnh nhập viện trong đó người bệnh Tâm thần phân liệt là 568 chiếm 40%, năm 2014 số lượt người bệnh tâm thần phân liệt phải vào

viện điều trị là 703 người, chiếm 37,1% Như vậy có thể thấy số lượt người bệnh tâm thần phân liệt vào viện điều trị chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số người bệnh vào bệnh viện Tâm thần Nam Định điều trị [10]

Bệnh TTPL không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thé là gánh nặng cho gia đình và xã hội Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người bệnh nằm viện nếu được chăm sóc tốt người bệnh sẽ thuyên giảm nhanh và dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội [5] Việc chăm sóc ở đây bao

gồm cả việc sử dụng thuốc cho người bệnh và các liệu pháp cải thiện chức năng lao động

cũng như chức năng tam ly của người bệnh

Tuy đã được Nhà nước công nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc gia, nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thực tế cho thấy ngành tâm thần còn gặp rất nhiều khó khăn do tính xã hội hoá chưa cao, những hỗ trợ từ phía xã hội còn chưa được

Trang 6

coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần còn chưa

sẵn có, tại bệnh viện cán bộ y tế cũng chỉ có thể chăm sóc cho người bệnh về thuốc thang còn các vấn đề khác như là vệ sinh, dinh dưỡng, vận động thì phụ thuộc nhiều vào

người nhà, tuy nhiên không phải gia đình người bệnh nào cũng có điều kiện chăm sóc

người bệnh chu đáo, thậm chí họ còn bỏ mặc người bệnh nằm viện mà không quan tâm

hay đến thăm({ 5]

Qua theo dõi, thực tế tham gia vào quá trình chăm sóc tôi nhận thấy vấn đề chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt cần có sự thay đổi để người bệnh được chăm sóc

tốt hơn, do đó tôi đã thực hiện chuyên đề: “Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại

bệnh viện Tâm thân Nam Định” với mục tiêu cụ thê:

1 Nhận xét thực trạng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh

uiện Tâm thần Nam Định

2 Đềxuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh tâm

thần phân liệt tại bệnh uiện Tâm thần Nam Định

Trang 7

TONG QUAN TAI LIEU

1 Đặc điểm lịch sử uà khái niệm u bệnh tâm thần phân liệt:

Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), bệnh TTPL gây ra các rối loạn đụng chạm

đến các chức năng cơ bản nhất, những chức năng làm cho người bệnh có cảm giác về cá

tính, tính độc đáo và tính tự điều khiển mình Theo khái niệm của các nhà nghiên cứu thì

bệnh tâm thần phân liệt: Shizophrenia (tâm thần phân liệt) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp :

“Shizo” có nghĩa là chia cắt, “Phrenia” có nghĩa là tâm thần Đặc trưng với bệnh này là sự

rối loạn tính thống nhất, tính toàn vẹn của tâm thần và sự không hoà hợp giữa hoạt động

tâm thần với các kích thích ngoại cảnh

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt nghĩa là mắt dần

tính hài hòa và thống nhất giữa các hoạt động tâm lý, gây chia cắt rời rạc các mặt hoạt động tâm thằn[2]

Năm 1857 R Morel (Pháp) gọi là bệnh "mắt trí sớm"

Năm 1863 K Kahlbanm và 1870 Hecker E (Đức) gọi là tâm thần thanh xuân Năm 1893 Mangan (Pháp) gọi là hoang tưởng mãn tính

Năm 1898 E Kraepelin (Đức) thống nhất các bệnh cảnh khác nhau nói trên dưới

tên gọi chung là bệnh Mắt trí sớm (Dementia Praecox) thuật ngữ này có nghĩa là bệnh

phát sinh ở tuổi trẻ và nhất thiết đưa đến trí tuệ sa sút

Theo Bleuler E., nét đặc trưng nhất của bệnh TTPL gồm 4 chữ A (Rối loạn sự liên

tưởng: Associfion, Rối loạn cảm xúc: Affct, tự kỉ: Autims, tính hai chiều trái ngược:

Ambivalance) [14]

Anne D lai cho rằng: bản chất chung của các thể bệnh TTPL là sự phân ly giữa

các khu vực khác nhau của đời sống tinh thần và hậu quả của sự phân ly này là các biểu hiện lập dị trong đời sống hàng ngày của người bệnh[ 14]

Trang 8

Năm 1911 D E Bleuler (Thuy Si) - da nghiên cứu thống nhất được các bệnh lý ấy

dưới một tên gọi chung là bệnh tâm thần phân liệt và được toàn thế giới sử dụng cho đến

bây giờ Như vậy tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng có thể do nhiều nguyên

nhân khác nhau gây ra, nhưng cũng có một đặc điểm lâm sàng chung là tính phân liệt biểu

hiện bằng sự thiếu hoà hợp giữa hoạt động của tư duy, cảm xúc, ý chí.[14]

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tập trung trí tuệ

nghiên cứu bệnh này, vì đây là một bệnh loạn thần nặng nhất, phức tạp nhất

Nhiều thành tựu lớn đã đạt được: các nhà khoa học đã tìm ra được những quy luật

hình thành và tiến triển các thể bệnh tâm thần phân liệt, giúp cho các thầy thuốc tâm thần

trên thế giới ngày càng gần nhau hơn trong chân đoán, từ đó ngày càng mở rộng sự hợp tác quốc tế nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân bệnh này

Nhu vậy, các tác giả đều thống nhất rằng: Bệnh TTPL làm mất tính thống nhất,

chia cắt các hoạt động tâm thần, bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, làm biến đổi nhân cách của người bệnh theo hướng thiếu hoà hợp và tự kỷ, cùn mòn cảm xúc, tác phong kỳ dị khó hiểu Hình 1 Hình ảnh của sự phân ly 2 Tình hình bệnh tâm thần phân liệt uà một số nghiên cứu trons, ngoài trước 2.1 Trên thế giới:

Tâm thần phân liệt nói riêng và rối loạn tâm thần nói chung hiện nay ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Nhiều công trình điều tra trên thế

giới gần đây cho thấy có 30% dân số Mỹ mắc các rồi loạn tâm than, 20% bị rồi loạn tâm

Trang 9

thần ít nhất một lần trong đời, trong đó bệnh tâm thần phân liệt là 1,5% dân số (rồi loạn

trầm cảm 1 cực là 6%, rối loạn trầm cảm 2 cực là 1%, nghiện rượu 13,3%, rồi loạn tâm căn 3-8% Một điều tra tại Bangkok (Thái Lan) năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc phải trong

đời của tâm thần phân liệt là 1,3% [14], tại Úc bệnh này hiện đang ảnh hưởng đến 200.000 người và gây tổn thất về thu nhập lên đến 488 triệu USD, cộng thêm 88 triệu

USD phát sinh từ chi phí cho những người chăm sóc người bệnh (Access Economies 2009) [14]

Theo thông cáo báo chí của WHO năm 2001, trên thế giới cứ 4 người thì có một người sẽ mắc chứng rồi loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó

trong đời và hiện có 450 triệu người bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này, trong đó có 24 triệu người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt [14]

Năm 1999, E.Jarvis đã tiến hành một điều tra thu thập thông tin về các điều kiện

sinh hoạt, ông kết luận: các bệnh loạn thần liên quan phần nào đến vấn đề chăm sóc của

người nhà, những người được chăm sóc tốt ngay từ đầu sẽ mau chóng hòa nhập với cộng

đồng [16]

Nghiên cứu của Peuter đã chứng minh rằng khi các triệu chứng báo hiệu bệnh tâm

thần phân liệt được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khẩn trương (ngoại trú tại nhà) thì chỉ có 6% người bệnh phải nhập viện lại Như vậy nếu người nhà được cung cấp đầy đủ kiến

thức về bệnh và cách chăm sóc người bệnh sẽ giảm tái phát [14]

Hai nà nghiên cứu là điều dưỡng viên người Úc, Margaret và Brenda Happell, đã tiến hành nghiên cứu định tính về tác dụng của chương trình tập luyện thê chất ở 6 người được chẩn đoán là TTPL, mỗi người tham gia đều có một chương trình được thiết kế phù hợp với mình Khi kết thúc chương trình những người tham gia họ tiết lộ rằng chương trình này:

+ Đem đến cảm giác đạt được thành tựu

+ Mang lại phương pháp giúp giảm cân và tang cường sức khỏe + Tạo ra tinh thần khích lệ và hỗ trợ đồng đội

Trang 10

+ Thúc đây người tham gia kết hợp hoạt động thể chất vào cuộc sống hang ngày [13]

Như vậy nếu có liệu pháp chăm sóc lao động, hoạt động và tái thích ứng xã hội

phù hợp sẽ giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng

Ngày 19/11/2009 — Theo kết quả một nghiên cứu quốc tế trên 17.000 người bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) ở 37 quốc gia cho thấy một kết quả rất giống nhau về các triệu

chứng bệnh, tình trạng sử dụng thuốc, việc làm, suy giảm tình dục và phương pháp chăm sóc tại gia đình Nghiên cứu này kéo dài trong 3 năm, với 17.384 người bệnh TTPL Sự giống nhau này đã gợi ý cho một quy tắc chung trên toàn thế giới cho việc sử dụng thuốc,

chế độ chăm sóc đối với người bệnh TTPL [14]

2.2 Trong nước

Ở nước ta để có được số liệu các rối loạn tâm thần trong cả nước và xây dựng kế

hoạch Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho nhân dân, ngành tâm thần chọn 10 bệnh tâm thần ưu

tiên để tiến hành điều tra tại 8 vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc (2001-2003) Trên cơ sở những kết qủa thu được đã giúp cho ngành tâm thần đề ra được các biện pháp

chăm sóc, giúp đỡ, điều trị thích hợp, phòng bệnh cho các người bệnh có rối loạn tâm

thần nặng Kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh là 14,9% dân số; trong đó tâm thần phân liệt:

0,47% (rối loan tâm căn: 2,6%; lạm dụng rượu và nghiện rượu: 5,3%, 2,38%; tram cam:

2,8%, 2,01%; chậm phát triển tâm than: 0,63%, 1,25%; mắt trí tuổi già: 0,88%, 1,03%; rối

lọan hành vị của thanh thiếu niên: 0,9%, 0,15%; 0,32%; động kinh: 0,35%, 0,26%; rỗi loạn tâm thần sau chấn thương sọ não: 0,51%, 0,41% và nghiện ma tuý: 0,3%)[1 I]

- Theo nghiên cứu của Nguyên Minh Hải tỷ lệ người bệnh TTPL uống thuốc đều tại thị trấn Vĩnh An chiếm 75%, tuy nhiên vẫn có khoảng 20,4% người bệnh uống thuốc không đều, và 4,06% NB bỏ điều trị [1]

- Theo Đinh Quốc Thắng và Trần Hữu Bình đánh giá thực hành chăm sóc NB

TTPL ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc Tỷ lệ gia đình đưa người bệnh đi khám và lĩnh thuốc đều tại trạm là 91%, cho người bệnh uống thuốc đúng cách là 90%, cho NB uống đúng

liều là 85%, giúp NB hòa nhập cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 60%[8] Kết quả này

Trang 11

cho thấy cần phải chú trọng hơn rất nhiều về công tác tư vấn chăm sóc cho NB và người

nhà để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng

- Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng

Nai Đánh giá kiến thức của gia đình khi chăm sóc người bệnh TTPL Kết quả cho thấy

cho thấy có tới 10,2 % số gia đình cho rằng điều trị bệnh TTPL chỉ cần uống thuốc một thời gian khi bị bệnh, 6,2 % không biết câu trả lời Như vậy có thể thấy việc chăm sóc NB TTPL vẫn còn hạn chế [1]

- Theo nghiên cứu của Dinh Thị Yến năm 2012, tại bệnh viện Tâm thần Nam

Định, đánh giá kiến thức về chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt có tới 10.4-23%

người nhà không biết cách chăm sóc cho người bệnh đúng (họ để người bệnh ăn riêng vì so phién toái, ít hoặc không nói chuyện với người bệnh, để người bệnh làm việc không phù hợp với khả năng ) [10]

3 Triệu chứng uà phân loại bệnh tâm thần phân liệt:

Các triệu chứng của bệnh TTPL vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp và luôn biến đổi Tuy nhiên đại đa số các nhà tâm thần học đều thống nhất chia các triệu chứng của bệnh TTPL thành 2 nhóm:

- Triệu chứng âm tính: là các triệu chứng biểu hiện sự tiêu hao mất mát trong các

hoạt động tâm thần, sự mất tính toàn vẹn, tính thống nhất trong các hoạt động tâm thần

Triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt và bao gồm hai biểu hiện chính: + Tính thiếu hoà hợp và tự kỷ

+ Sự giảm sút thế năng tâm thần

Việc xếp tính thiếu hoà hợp vào nhóm triệu chứng âm tính được đại đa số các nhà

tâm thần học thừa nhận, song cũng còn một số tranh cãi Theo Jackson thì thực chất các

triệu chứng dương tính là kết quả của hiện tượng thoát khỏi sự ức chế và nó được biểu

hiện như sự lệch lạc hay cường điệu các chức năng mà bình thường được kiểm soát và dựa vào các tiêu chuẩn đó thì các triệu chứng thiếu hoà hợp, dị kì được xếp vào nhóm

triệu chứng dương tính Ông cũng cho rằng: các triệu chứng âm tính là biểu hiện của sự tan rã các quá trình hoạt động cập cao của vỏ não và các triệu chứng đó được coi là triệu

Trang 12

chứng âm tính nguyên phát (hay triệu chứng âm tính thiếu sót) Theo Crow: những triệu chứng âm tính như cảm xúc san bằng, ngôn ngữ nghèo nàn là sự phản ánh cấu trúc giải phẫu bất thường của hệ thần kinh như sự giãn rộng các não thất và sự teo vỏ não Motokhop cũng cho rằng các triệu chứng thiếu sót trong bệnh là do quá trình teo não lan

toả ngay từ đầu [14]

- Triệu chứng đương tính: là biến đổi rất đa dạng phong phú của các hoạt động tâm thần xuất hiện trong quá trình bị bệnh: như hoang tưởng, ảo giác, ám ảnh, tâm thần tự động, cơn hưng cảm, cơn trầm cảm

Với sự phức tạp trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh TTPL., cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại bệnh TTPL, theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần

thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi của TCYTTG (1992), trong đó bệnh TTPL được đặt mã số F20 và chia thành 09 thể tuỳ theo biểu hiện lâm sàng, cụ thể như sau: - TTPL thể paranoid (F20.0) - TTPL thể Thanh xuân (F20 L) - TTPL thể căng trương lực (F20.2) - TTPL thể không biệt định (F20.3) - TTPL thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4) - TTPL thể di chứng (F20.5) - TTPL thể đơn thuần (F20.6) - TTPL các thể khác (F20.8) - TTPL không biệt định (F20.9) Kèm theo mỗi bảng phân loại là các tiêu chuân chẩn đoán chung cho bệnh TTPL và cho từng thé [7] 4 Nguuên nhân bệnh Tâm thần phân liệt 4.1.Các yếu tố di truyền

Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò

của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần Có lẽ chiếm ưu thế là

mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học,

Trang 13

—————————

được thúc đây bởi các yếu tố di truyền mặc dù vẫn còn những tranh cãi quyết liệt của

những người đi theo các nguyên nhân môi trường Bằng chứng liên quan đến các yếu tố di

truyền đã được xem xét kĩ và hầu như không có ai phản đối Những nghiên cứu về di

truyền trước đây cho thấy nguy cơ bị tâm thần phân liệt trong số những người có quan hệ

huyết thống với “ca” được xác định liên quan đến mức độ gen chung

Những nghiên cứu này cũng cho thấy có sự liên quan một phần về di truyền ở tâm thần phân liệt Tuy vậy khi các bằng chứng cho thấy trong các gia đình có xuất hiện tâm thần phân liệt thì điều đó cũng không có nghĩa là do nguyên nhân di truyền Với những

người có quan hệ gần gũi thì có nghĩa là họ cũng chia sẻ môi trường giống nhau và có thê bị ảnh hưởng hành vi của nhau

4.2 Cơ chế sinh học

Giả thuyết dopamin

Rất nhiều nghiên cứu thần kinh hướng đến xác định những nguyên nhân tâm thàn

phân liệt được thực hiện trên những người được cho là tâm thần phân liệt Điều này có thể gây ra những cảm nhận khác nhau Tuy nhiên nó cũng đặt ra những vấn đề quan trọng

trong việc lí giải các cứ liệu Johnstone (2000) cho rằng bất kì một cứ liệu nào về sự khác

biệt thần kinh giữa người bị tâm thần phân liệt với những người không bị đều chưa thể

nói đó là nguyên nhân Hơn thế nữa, những sự khác biệt này còn có thể được giải thích bởi thuốc và/hoặc stress do các ảo giác sống động hay các hoang tưởng mạnh mẽ kéo dài [14]

Mặc dù có những ý kiến như vậy song vẫn có nhiều mô hình sinh học về tâm thần phân

liệt được đưa ra

Dư thừa dopamine

Nhằm mở rộng giả thuyết dopamine, Liberman và cộng sự (1990) cho rằng khởi nguồn pha đầu tiên của tâm than phân liệt có thé là tăng hoạt hoá dopaminergic dan đến các triệu chứng dương tính Tuy nhiên hoạt tính dopamine tiếp tục tăng quá mức thì lại dẫn đến thoái hoá các nơron trong hệ thống dopamine và dẫn đến hạ thấp quá mức hoạt tính dopamine, do vậy làm xuất hiện các triệu chứng âm tính [12]

Trang 14

4.3 Nhiém virus

Có những bằng chứng chắc chắn cho thấy trẻ sinh vào mùa đông có nguy cơ mac

bệnh tâm thần phân liệt cao hơn so với mùa hè (Torrey và cộng sự 1997) Người ta cũng chưa rõ tại sao lại như vậy Tuy nhiên phỏng đoán được nhiều người chấp nhận là tổn thương nơron do virus mà các bệnh do virus thường gặp trong mùa đông Jones và Cannon (1998) cũng đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết này Các tác giả đã nhận thấy trong số những trẻ bị nhiễm virus, tỉ lệ xuất hiện tâm thần phản liệt sau

này cao gấp 5 lần so với những người không bị nhiễm[ 12]

4.4 Mang thai va tai biến sản khoa

Mang thai và tai biến sản khoa cũng có thể gây ra những tổn thương vi thể của não

và làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt Phân tích 11 nghiên cứu về khía cạnh này, Geddes và cộng sự (1999) so sánh số liệu trên 700 trẻ, những người sau này bị tâm thần

phân liệt, với 835 người nhóm chứng Một số biến chứng sản khoa có liên quan với vấn

đề này là: cân nặng, đẻ non, phải can thiệp hoặc nuôi trong lồng kính, thiếu oxy và vỡ ôi sớm [12]

4.5 Lạm dụng chất

Các chất kích thích có thể gây ra trạng thái loạn thần tạm thời và thúc đây sự

thuyên giảm của một trạng thái loạn thần (Satel và Edell, 1991) Bằng chứng về sử dụng

cần sa làm tăng nguy cơ tâm thần phân liệt đã được phát hiện trong một nghiên cứu kéo dài 15 năm của Andreasson và cộng sự (1987) trên 45.000 người Thuy Điển Những người sử dụng cần sa ở tuổi 18 trở lên phải vào viện với chân đoán tâm thần phân liệt nhiều hơn những người không sử dụng [12]

4.6 Các yếu tố tâm lí xã hội

Tỉ lệ tâm thần phân liệt cao nhất là ở tầng lớp xã hội bên dưới Enton và cộng sự (1989) đã tính toán rằng những cá nhân ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp có nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần so với nhóm cao nhất Fox (1990) đã phân tích các tư liệu thu thập qua nhiều năm và những kết quả nghiên cứu cho giả thuyết về hậu quả xã hội Như

Trang 15

vậy dường như vị thế kinh tế-xã hội thấp là nguyên nhân gây ra tâm than phân liệt hơn là

hậu quả của nó [12]

5 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

+ Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 của TCYTTG (ICD-10): Áp

dụng theo tiêu chuân của TCYTTG năm 1992 (ICD-10)

Tiêu chuẩn về lâm sàng là:

1 - Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp hay bị phát thanh

2 - Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị trỉ phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động thân thể hay các chỉ có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt,

tri giác hoang tưởng

3 - Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của người bệnh hay thảo luận với nhau về người bệnh hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ

thể

4 - Các hoang tưởng dai dăng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hồn tồn

khơng thể có được tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của

thế giới khác)

5 - Ảo giác dai dẳng với bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hồn chỉnh, khơng có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc có kèm theo ý thức quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng

6 - Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói đưa đến tư duy không liên quan, lời nói

không thích hợp hay bịa đặt

7 - Tác phong căng trương lực: kích động, giữ nguyên dáng, phủ định, không nói, sững sờ

8 - Các triệu chứng âm tính như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cin mòn

hay đáp ứng cảm xúc không thích hợp dẫn đến cách ly xã hội hay giảm hiệu xuất lao

động Các triệu chứng không do trầm cảm hay thuốc gây ra

Trang 16

9 - Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chat lượng toàn diện tập tính của cá

nhân như mất hứng thú, thiếu mục đích, lười nhác, mải mê suy nghĩ về cá nhân, cách ly

xã hội

- Tiêu chuân về lâm sàng phải có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng thuộc vào các nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), nếu không rõ thì phải có 2 triệu chứng trở lên Hoặc có từ 2

triệu chứng trở lên trong nhóm các triệu chứng từ (5) đến (9)

Tiêu chuẩn về thời gian: các triệu chứng trên phải tồn tại từ một tháng trở lên dù được điều trị hay không

6 Điều trị bệnh tâm thần phân liệt

6.1 Nguyên tắc chung

1) Khám xét toàn diện dựa trên tiếp cận sinh học- tâm lý- xã hội Thầy thuốc và các nhà tâm lý lâm sàng ,các nhà xã hội cần kết hợp để lựa chọn các phương pháp diều trị thích hợp

2 ) Kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh và gia đình người bệnh để giúp người

bệnh tuân thủ điều trị, đánh giá kết quả điều trị và phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát 3) Điều trị bệnh tâm thần phân liệt cần theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cấp tính: điều trị làm giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng của bệnh Người

bệnh cần điều trị nội trú tại bệnh viện để có điều kiện đánh giá, chân đoán chính xác, chọn

thuốc và liều thuốc, điều trị tấn công (liều cao, tiêm), hay sử dụng các biện pháp điều trị tích cực khác và theo dõi tác dụng phụ

- Giai đoạn duy trì: cho thuốc liều thấp để điều trị duy trì phòng ngừa tái phát

6.2 Điều trị cụ thể

Giai đoạn cấp tính (tốt nhất điều trị nội trú trong bệnh viện) có thể kéo dài tù 4 — 8 tuần

với mục tiêu làm giảm các triệu chứng loạn thần nặng Tuỳ theo tình trạng bệnh để chọn thuốc, liều và đường dùng cho phù hợp, thường dùng đường uống là phổ biến Thường chọn một trong các thuốc sau:

- Thuốc an thần kinh điển hình

Trang 17

+ Haloperidol (Haldol ) liều trung binh 5-15mg/ngay

+ Levomepromazine (Tisercine ) liều trung bình 100-200mg/ngày - Thuốc chống loạn thần không điển hình

+ Zyprexa (Olanzapin), liều trung bình 10 -20mg/ngày + Risperidone: liều dùng trung bình 2-4mg/ngày

+ Amisulpride (Solian) liều trung bình 100 - 400mg/ngày + Quetiapne (Seroquel), liều trung bình 100 -600mg/ngày

Chú ý: Người bệnh kích động, có ý tưởng và hành vi tự sát, không chịu uống thuốc thì

dùng đường tiêm

Giai đoạn đuy trì (điều trị tại nhà) có thể kéo dài nhiều năm, nhằm phòng tái phát và giúp

người bệnh tái hoà nhập cộng đồng Liều thuốc duy trì là liều thuốc thấp nhất có hiệu quả

(thường bằng khoảng 20% liều giai đoạn cấp tính)

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc an thần kinh có một số tác dụng phụ làm người bệnh khó | chịu và ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh:

| Vàng da

| Vàng da đã thấy sau khi bắt đầu dùng clorpromazin thời gian ngắn Vàng da nói chung | nhẹ và ít khi ngứa, thường xảy ra khi điều trị vào tuần thứ hai đến thứ tư Phản ứng đó có

_ lẽ là một biểu hiện quá mãn vì có thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở gan và cả tăng bạch cầu

ái toan trong máu và không có sự tương quan với liều Có thể xảy ra mất nhạy cảm đối với clorpromazin khi dùng thuốc tiếp và có thể hoặc không xảy ra vàng da lại nếu lại cho

| dùng thuốc an thần kinh đó Đối với một người bệnh bị vàng da do dùng thuốc an thần | kinh, nếu bệnh tâm thần cần phải được điều trị liên tục thì an toàn nhất là dùng liều thấp

- của một thuốc khác mà có hiệu lực hơn

Rối loạn tạo máu

Tăng nhẹ bạch cầu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan đôi khi xảy ra với các thuốc

điều trị loạn thần, đặc biệt với clozapin và ít hơn đối với các phenothiazin hiệu lực thấp

Khó xác định là giảm bạch cầu xảy ra khi dùng phenothiazin là sự báo trước đe dọa mất bạch cầu hạt Biến chứng nặng này tuy hiếm, xảy ra khoảng dưới 1 trường hợp promazin

Trang 18

hoặc các thuốc hiệu lực thấp khác ngoài clozapin; biến chứng thường xảy ra trong vòng 8 đến 12 tuần đầu điều trị ức chế tủy xương hoặc ít phổ biến hơn, mất bach cau hat, dac

biệt do sử dụng clozapin; tỷ lệ khoảng 1% trong vòng vài tháng điều trị, không liên quan

đến liều và cần theo dõi sát người bệnh để dùng thuốc được an toàn Rối loạn máu có thể bắt đầu đột ngột nên ở một số người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống loạn thần,

khi xuất hiện sốt, khó thở hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên phải theo dõi ngay bằng đếm số lượng hồng bạch cầu Nguy cơ mất bạch cầu hạt đã giảm đi nhiều tuy chưa loại trừ hẵn, bằng cách thường quy hàng tuần đếm bạch cầu ở các người bệnh đang điều trị bằng clozapin

Phản ứng da

Thường xảy ra phản ứng da đối với phenothiazin Mày đay hoặc viêm đa xảy ra ở khoảng 5% người bệnh dùng clorpromazin Nhiều loại bệnh da có thể xảy ra Phản ứng quá mẫn có thé la may day, dat sần, chấm xuất huyết hoặc phù, thường xảy ra trong khoảng tuần |

- 8 của điều trị Da hết phản ứng sau khi ngừng thuốc và có thể vẫn như vậy ngay cả khi điều trị trở lại với thuốc đã dùng Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở nhân viên đụng chạm

đến clorpromazin và có thể có mẫn cảm chéo với các phenothiazin khác Mẫn cảm với ánh sáng xảy ra giống như bị cháy nắng nặng Một chế phẩm chống nắng hiệu lực phải

được kê đơn cho các người bệnh ngoại trú đang

điều trị nothiazin trong mùa hè Loại sắc tố xám-xanh do dùng lâu dài các phenothiazin

hiệu lực thấp với liều cao hiểm gặp trong thực hành thông thường

Bệnh sừng hóa biểu bì thường thay 6 các người bệnh điều trị bằng clorpromazin lâu dài

và cũng thấy cả đục giác mạc và thể thủy tỉnh ở mắt Trường hợp đặc biệt, các lắng đọng ở thể thủy tỉnh có thể gây suy giảm thị giác Điều trị tích cực chứng bệnh đó (ví dụ bằng penicilamin) không giúp ích gì đặc biệt và các thể lắng đọng có khuynh hướng tự tan biến, tuy có chậm, sau khi ngừng sử dụng thuốc Bệnh sắc tố võng mạc cũng đã được thông báo, đặc biệt sau khi dùng thioridazin quá 1000 mg mỗi ngày, cho nên người ta thường khuyên dùng liều tối đa hàng ngày là 800 mg

Trang 19

6.3 Diéu tri tam ly - xã hội

Liệu pháp tâm lý

- Giải thích cho gia đình nhận thức được bệnh, xác định cần điều trị duy trì lâu dài, giúp

người bệnh yên tâm tin tưởng vào điều trị, tránh mặc cảm, kỳ thị Uống thuốc đều và biết

tác dụng phụ của thuốc

- Các liệu pháp tâm lý gồm: Trị liệu gia đình; trị liệu nhóm; trị liệu cá nhân

Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng

Hướng dẫn người bệnh tham gia các lao động đơn giản, vệ sinh cá nhân, các chức năng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, lao động nghề nghiệp giúp phục hồi chức năng đã mắt, dần đưa người bệnh trở lại cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng

7 Tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt

Sau khoảng 5-10 năm sau lần nhập viện đầu tiên, chỉ có khoảng 10 - 20% người bệnh được xem là có kết quả tốt, trên 50% phải tái nhập viện nhiều lần đo tăng nặng các triệu

chứng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt

Tiên lượng tôt Tiên lượng xấu

- Khởi phát muộn - Khởi phát bệnh sớm - Có yếu tố thuận lợi - Không có yếu tố thuận lợi - Khởi phát cấp tính - Khởi phát âm thầm

- Quan hệ xã hội trước khi trị bệnh tốt | - Quan hệ xã hội trước khi bị bệnh khép

Z 7 kin

- Có các triệu chứng rồi loạn khí sắc

, 5 - Có các biểu hiện tự kỷ, tự thu rút

- Có vợ (hoac chong)

CÀ cờ So ge OR Ks , | Độc thân, ly di, goa

- Có tiễn sử gia đình về rồi loạn khí

Trang 20

- Các triệu chứng dương tính - Đáp ứng điều trị tốt - Các triệu chứng âm tính - Đáp ứng điều trị kém 8 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần Việt Nam BO Y TE

Mién Bac Miền

Bệnh viện Tâm Viện SKTT Bệnh viện Tâm Thần T.Ư 1 (Nghiên cứu, đào than T.U 2 Téng 31 tỉnh: - 22 BV tam than tinh

- 22 Khoa Tam than

trong Trung tam PCBXH tỉnh - 11 Khoa tâm thần trong BV đa khoa -1 Trạm tâm thần tỉnh Cấp Địa Phương (63 Tỉnh/Thành phố) Các hoạt động: - Dao tao, tap huấn - Quan ly - Điều trị -_ Kiểm tra và giám sát CắpQuận/Huyện(719) Các hoạt động: Tổng 32 tỉnh: - 11 BV tâm thần tỉnh - 13 Khoa Tâm thần trong Trung tâm PCBXH tinh - 14 Khoa tâm thần trong BV đa khoa -] Trạm tâm thần tỉnh - 6 Tỉnh: không có - Hướng dẫn - Kiêmtra = ` J 347 Trung tam y té - Thay đôi thuốc † liêu 372 Trung tâm y tế - Báo cáo Cộng đông (10.797 xã) r ok

Tram y té Chinh Hội phụ nữ Đoàn TN Cựu chiên

Trang 21

9 Phục hồi cho người bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống người bệnh và làm cho họ

mắt đi nhiều khả năng sinh hoạt bình thường Mặt khác, phần lớn người bệnh bắt đầu bị

bệnh khi còn trẻ và bệnh tâm thần phân liệt được coi như một bệnh mạn tính làm người bệnh mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: suy nghĩ, học hỏi, giao tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội

Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là làm sao giúp người bệnh giảm bớt mức độ tàn phế và có thê sống một cuộc sống tương đói bình thường trong thời gian sau cơn bệnh

Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều trị và kìm

chế những triệu chứng nỗi, việc chăm sóc cho người bệnh chỉ mang lại những thay đổi

chậm và nhỏ Tuy nhiên lại làm giảm bớt những tàn phế và cải thiện cuộc sống của người bệnh

Ở nước ta từ năm 1999 khi Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia Dự

án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã có những chương trình chăm sóc phục hồi khả

năng sinh hoạt cho người bệnh, đây là một phần trong kế hoạch trị liệu bao quát cho

người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ đã tương đối ôn định, không còn các triệu chứng rối loạn tỉnh thần nữa[11] Mục tiêu của việc chăm sóc và phục hồi cho người bệnh là đề

cập tới các điểm chính như sau: - Khả năng sống còn:

Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức

khoẻ, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết cách sử

dụng những phương tiện công cộng để đi lại - Khả năng giao tiếp xã hội:

Người bệnh được hướng dẫn để dần dần lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự tự

trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, biết cách giải quyết những khúc

mắc, bất đồng ý kiến với người khác một cách thoả đáng

Trang 22

Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những căng thắng

tỉnh thần

- Khả năng tô chức cuộc sống:

Người bệnh được hướng dẫn trong việc thu xếp và tô chức cuộc sống hàng ngày

sao cho có nề nếp, thành một thông lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh một cách hữu

ích và thoải mái

- Khả năng làm việc:

Làm việc cũng giúp cho con người cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình đã

hoàn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp phần

của mình vào cuộc sống xã hội Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao tiếp VỚI người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh

tr

Hình 2 Người bệnh TTPL được học cách làm chối tại BV TT Trung Ương

Việc điều trị bằng thuốc không thể phục hồi được những khả năng này một cách

toàn vẹn (Hiện nay có một số thuốc mới có khả năng cải thiện khả năng tư duy và nhận thức của người bệnh) Một số người bệnh đã từng nằm điều trị trong các bệnh viện tâm

thần nhiều năm và đã quen với lối sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chăm sóc

của các bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên y tệ khác trong mọi chuyện; họ thường

Trang 23

không phải lo lắng đến việc ăn ở cho bản thân cũng như không phải lo cho gia đình Sau nhiều năm sống như vậy, nghị lực, tinh thần, óc sáng tạo, khả năng tháo vat, img biến với cuộc sống ngoài xã hội của họ bị ảnh hưởng nặng nề, cho đến khi họ phải trở về sống với gia đình thì họ trở thành gánh nặng cho gia đình Nếu họ không được có cơ hội để làm lại cuộc đời thì họ sẽ tiếp tục là gánh nặng cho gia đình và xã hội Chương trình chăm sóc và

phục hồi khả năng sinh hoạt chính là cơ hội để họ có thể làm lại cuộc đời

10 Vai trò của người nhà 0à người điều dưỡng trong chăn sóc người bệnh tâm thần phân liệt

* Vai tro của người nhà

Trước hết phải biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là

một thành viên của gia đình Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải giành cho họ tỉnh cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc

Hiểu về bệnh và biết được nguyên nhân gây ra bệnh là do những biến đổi sinh học phức tạp do đó không đưa người bệnh đi cúng bái hay đến đền chùa, cần đưa người bệnh

đến cơ sở y tế để được khám và điều trị

Trừng phạt người bệnh là một bằng chứng của sự kém hiểu biết Không được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm Người bệnh Tâm than phân liệt ôn định chủ yếu là sống tại gia đình vì vậy để người

bệnh được chăm sóc tốt nhất thì gia đình người bệnh cần có kiến thức về bệnh, kiến thức chăm sóc đúng để người bệnh có thể tái hòa nhập cộng đồng Để có những kiến thức đó gia đình nên tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt do các

bác sỹ chuyên khoa tâm thần phụ trách Nội dung bao gồm:

+ Cách theo dõi người bệnh: biết các triệu chứng chính của người bệnh tâm thần phân

liệt, ghi chép các biểu hiện của người bệnh và báo cáo đều đặn với bác sỹ

+ Phát hiện được các triệu chứng cấp cứu dé co thé cho người bệnh nhập viện kịp thời

Trang 24

+ Quản lý thuốc chặt chẽ, không cho người bệnh giữ hoặc biết nơi để thuốc

+ Gia đình phải cho người bệnh uống thuốc hàng ngày

Cùng với kiến thức và sự thông cảm, sẻ chia của người nhà tại gia đình và sự động

viên giúp đỡ của nhân viên y tế thì người bệnh tâm thần phân liệt sẽ được chăm sóc một

cách tốt nhất

* Vai trò của người điều dưỡng

- Phải giải thích cho gia đình, cho người bệnh hiểu thế nào là bệnh tâm thần phân liệt

- Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị bệnh tâm thần phân liệt

- Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào

- Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc

- Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của người bệnh

- Phục hồi chức năng sinh hoạt: hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc, tắm giặt, vệ sinh

cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở

- Phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, lắng nghe

và tôn trọng họ, không tranh luận căng thăng và giúp đỡ họ khi cần thiết

Phục hỗồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho người bệnh làm được

những việc như trước khi mắc bệnh như cấy lúa, trồng hoa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm một việc nào đó trong quy trình sản xuất tại nhà máy, lao động thủ công

- Dạy cho người bệnh một việc mới đơn giản

- Cùng làm với người bệnh, khích lệ người bệnh, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn

11 Chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt

11.1 Nhận định:

Người bệnh TTPL thường là một bệnh mạn tính, diễn biến kéo dài nên NB có thể

Trang 25

- Giai doan cap tính: tuỳ thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau, người bệnh có hưng phần tâm lý, kích động, căng trương lực bắt động, tự kỷ, thiếu hoà hợp, trầm cảm có hoang tưởng bị tội dẫn tới hành vi tự sát Ở giai đoạn này thông thường người bệnh phủ định bệnh không chấp nhận điều trị và tìm cách trốn viện

- Giai đoạn thuyên giảm: các triệu chứng lâm sàng trên không còn điển hình nữa, người bệnh có thẻ tiếp xúc được, tác phong hài hoà hơn nhưng vẫn chưa hồn tồn ồn định, đơi

khi vẫn có những biểu hiện kỳ dị khó hiểu, nói chung ở giai đoạn này người bệnh ăn được, ngủ được, ý thức được bệnh của mình và tự giác uống thuốc

- Giai đoạn ôn định: các triệu chứng ở giai đoạn cấp giảm nhiều, người bệnh ý thức được

bệnh của mình, tiếp xúc tốt, sinh hoạt trở lại gần như bình thường, một số người bệnh trở

lại làm việc như cũ tuy vẫn phải uống thuốc duy trì

- Một số người bệnh mạn tính điều trị tuy ồn định nhưng không làm được việc như cũ,

sống phụ thuộc vào gia đình, đôi khi có biểu hiện bất thường về tính cách nhưng nếu duy

trì uống thuốc đều thì lại én định

- Một số người bệnh bị bệnh lâu năm hoặc không được điều trị chu đáo dẫn đến giai đoạn

cuối là sa sút trí tuệ, sống cuộc sống bản năng * Một số nhận định khác:

- Toàn trạng: cân nặng, chiều cao, mạch, nhiệt độ, huyết ap

Trang 26

Lb = 1d + Biểu hiện chung: + Ý thức định hướng

Không gian: có định hướng được không?

Thời gian: có định hướng được không?

Bản thân: có định hướng được không? + Tình cảm, cảm xúc

+ Tri giác (khả năng nhận thức thực tại khách quan): có ảo giác không? Loại nào? + Tư duy

Hình thức: có hoang tưởng không

Nội dung: nội dung hoang tưởng là gì

- Hành vi, tác phong: Hoạt động hàng ngày của người bệnh thế nào? Đi lại, nói năng ? + Hoạt động bản năng:

Nhận định về dinh dưỡng của người bệnh: người bệnh ăn mấy bát cơm/bữa, ngoài ra có ăn thêm gì không?

Vệ sinh: trang phục người bệnh thế nào? người bệnh có tự vệ sinh không? Có phải

nhắc nhở vệ sinh không?

Người bệnh ngủ thể nào? Bao nhiêu giờ một ngày? Giấc ngủ có sâu? + Trí nhớ: có mất nhớ hay giảm nhớ không?

- Ở nhà người bệnh đã được xử trí gì chưa? Nếu có thì là gì?

- Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Tiền sử của người bệnh và gia đình?

11.2 Những uấn đề cần chăm sóc

- Người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát do hoang tưởng, ảo giác

- Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh

- Người bệnh không tự chăm sóc được bản thân

- Người bệnh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng - Người bệnh không dùng thuốc theo chỉ dẫn

11.3 Lập kế hoạch chăm sóc

Trang 27

Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được

Theo dõi đánh giá các triệu chứng đề phân loại người bệnh, từ đó có kế hoạch

chăm soc cu thé

- Lam gidm va mat hoang tưởng và ảo giác cho người bệnh

- Dam bao cho người bệnh và người xung quanh được an toàn

- _ Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh - Pam bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh

-_ Đảm bảo đủ và đúng việc dùng thuốc cho người bệnh 11.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

, A

* Làm giảm và mắt hoang tưởng, ảo giác cho người bệnh: đây là một trong những cap cứu trong tâm thân, có thể sử dụng các biện pháp:

- Loại bỏ các vật dùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như là dao, kéo hay bất cứ

vật sắc nhọn nào, đề phòng người bệnh tự tử bằng chăn, màn

- Theo dõi sát người bệnh, cần có sự phối hợp của điều dưỡng và người nhà theo dõi

24/24h, 15p/lần để phát hiện ngăn chặn kịp thời ý tưởng và hành vi tự sát của người bệnh

- Thực hiện thuốc đầy đủ: thuốc là biện pháp tốt nhất để cắt hoang tưởng, ảo giác cho

Trang 28

- Thông báo cho các điều dưỡng khác trong khoa để phối hợp theo dõi người bệnh

- Sử dụng liệu pháp tâm lý: nói chuyện với người bệnh, giải thích cho người bệnh về hoang tưởng, ảo giác là không có thật, giúp người bệnh có ý chí để vượt qua hoang tưởng, ảo giác, tuy nhiên không nên nhắc lại quá nhiều về hoang tưởng ảo giác vì có thể làm người bệnh nghĩ đó là thật

- Nếu cần phải làm sốc điện cho người bệnh

* Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an toàn

- Những người bệnh kích động phải cho nằm buồng riêng, chỉ trang bị những thứ thật cần

thiết như giường chiếu, chăn màn, hệ thông điện phải ở trên cao

- Những người bệnh ở mức độ trung bình cho nằm phòng chung, không cho mang các thứ nguy hiểm vào trong phòng bệnh, các dụng cụ sinh hoạt dùng bằng đồ nhựa

- Tiêm thuốc kịp thời cho người bệnh

- Chăm sóc ăn uống đầy đủ

- Tiếp xúc với người bệnh với thái độ hài hòa, niềm nở nhưng cũng cần cương quyết nêu

người bệnh chống đối

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc

- Hướng dẫn cho người bệnh những cách hợp lý để họ thực hiện các hoạt động tự chăm

sóc như: vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, quét nhà

- Khuyến khích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt, chỉ trợ giúp khi người bệnh không

tự làm được bự Vu Sa Eee 1

Hình 4 Người bệnh TTPL lao động

Trang 29

- Nếu người bệnh không ngủ được hay khó ngủ có thể dùng thuốc an thần, khuyên người

bệnh nên tập luyện như đi dạo, tập thé duc trước khi ngủ,

- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện

* Đảm bảo đủ dinh dưỡng

- Những người bệnh không chịu ăn do hoang tưởng, ảo giác chỉ phối cần động viên cho

người bệnh ăn, nếu không được phải đặt ống thông dạ dày để bơm thức ăn

- Người bệnh tâm thần có thê thích người này hay người khác cho ăn, tìm hiểu xem nguoi

bệnh yêu quý ai để người đó có thể giúp người bệnh ăn, thậm chí có người bệnh không

chịu ăn khi có người nhưng khi để họ một mình họ tự lấy cơm ăn

- Sử dụng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm, có một sé người bệnh lo sợ bị đầu độc

trong thức ăn do hoang tưởng, có thê để người bệnh tham gia vào quá trình chế biến thức ăn hoặc mua thực phẩm đóng gói để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn cho người bệnh

- Thức ăn phải đủ và cân đối về thành phần dinh dưỡng, đủ năng lượng (2000 — 2400

kcalo/ ngày), có thể chia ăn làm nhiều bữa cho người bệnh * Đảm bảo việc dùng thuốc cho người bệnh:

- Sử dụng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm chữa bệnh và thực hiện đầy đủ nội quy

buồng bệnh, khi người bệnh ổn định về tâm lý họ sẽ chấp nhận bệnh và chấp nhận việc

dùng thuốc

- Đối với người bệnh nặng, có hoang tưởng, ảo giác có thể sử dụng thuốc tiêm cho người bệnh, khi tiêm cần lưu ý là phải có người giữ đề phòng người bệnh chống đối dẫn đến gãy

kim tiêm, thực hiện 3 nhanh: đâm kim nhanh, bơm thuốc nhanh và rút kim nhanh

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh sau khi dùng thuốc để phát hiện kịp thời những người

bệnh cố ý không dùng thuốc, đặc biệt là theo dõi tác dụng phụ của thuốc vì các thuốc an

thần kinh có rất nhiều tác dụng phụ 11.5 Danh gia

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi :

Các triệu chứng giảm và hết, người bệnh tiếp xúc và sinh hoạt bình thường Chấp hành tốt nội quy bệnh phòng, có thể trở lại làm việc được; ý thức được bệnh và tự giác dùng thuốc

Trang 30

THUC TRANG

Bénh vién Tam than Nam Dinh duoc thanh lập từ năm 1997 với 4 khoa điều trị va một khoa khám bệnh, số lượng NB TTPL nhập viện hàng năm là: năm 2011 có 857 người

(tổng số NB nhập viện là 2084), 2012 có 865 người (tổng số NB nhập viện là 1907), 2013 có 798 người (tổng số NB nhập viện là 1656), 2014 có 703 người (tổng số NB nhập viện

là 1893) Trong đó khoa cấp tính thường là khoa tiếp nhận nhiều NB TTPL ở giai đoạn

cấp nhất, khoa có 18 nhân viên y tế trong đó có 2 bác sĩ, 2 hộ lý, 1 điều dưỡng đại học, 3 điều dưỡng hợp đồng, 3 điều dưỡng đang đi học, toàn khoa có 10 phòng bệnh, mỗi phòng

có khoảng 4 — 6 giường bệnh Thực tế người bệnh TTPL ở bệnh viện được chăm sóc như

nhau chỉ trừ một số người bệnh không có người nhà chăm sóc, sau đây là một số trường

hợp bệnh cụ thể về chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt tại bệnh viện TTNĐ Trường hợp bệnh 1: Thủ tục hành chính: 1 Họ và tên người bệnh: NGUYÊN THỊ CAO 2 Tuôi: 46 3 Giới tính: Nữ 4 Dân tộc:Kinh Nghề nghiệp: Làm ruộng 5

6 Địa chỉ: Xóm 1 —- Xuân Phong —- Xuân Trường — Nam Định 7 Vào viện ngày 20/4/2015

8 Lý do vào viện: mất ngủ, đập phá, đánh người thân vô cớ 9 Chẩn đoán y khoa: Tâm thần phân liệt

I Quá trình bệnh lú:

Nguyễn Thị Cao, 46 tuổi, là nông dân Người bệnh là con đầu trong gia đình có 3

người con, quá trình phát triển thể chất và tâm thần bình thường, đã lập gia đình được 17

năm và có 2 con Cách đây 10 năm, người bệnh tự nhiên thấy khó ngủ mặc dù không có lý do gì đặc biệt, người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, không tập trung làm được việc gì

hoàn chỉnh sau đó người bệnh bắt đầu nghe thấy tiếng nói trong đầu Lần đầu tiên người

Trang 31

bệnh nghe thấy tiếng nói vào ban đêm khi người bệnh không ngủ được, đó là giọng nói

của một người đàn ông và một người đàn bà, họ nói với nhau rằng có người muốn hãm

hai gia đình người bệnh, người bệnh nghe vậy sợ quá liền dậy gọi chồng va ké cho chồng,

chồng người bệnh cho là vợ mình mơ ngủ nên khuyên vợ đi ngủ, đừng nghĩ vẫn vơ nữa

Về sau, tiếng nói như vậy xuất hiện ngày một thường xuyên hơn Người bệnh kẻ lại với người khác (kể cả mẹ và em trai) về tiếng nói Nhưng mọi người cho là người bệnh quá

đa nghi nên đặt điều nói vậy Người bệnh rất giận nhưng không biết làm gì khác được

Từ đó nhiều khi, gia đình thấy người bệnh ngồi một chỗ, lúc thì lâm bẩm nhưng có

lúc nói rất to như đang nói với ai đó Đôi khi, người bệnh khuâ chân múa tay như doạ

dẫm người nào đó

Gia đình cho là người bệnh bị ma làm nên đưa người bệnh đi hết chùa này đến

chùa khác đề cầu phúc Mẹ người bệnh còn lập bàn thờ tại nhà để mời thầy cúng đến cúng

bái Tuy nhiên, những hành vi bất thường của người bệnh ngày càng tăng Theo lời khuyên của một người hang xóm làm ngành y, gia đình đưa người bệnh đến khám tại nhà

một bác sỹ tâm thần Từ khi bắt đầu có đấu hiệu bệnh đến lúc gặp bác sỹ là 18 tháng Bác sỹ khám thấy những bất thường của người bệnh là do ảo thanh gây ra Người

bệnh được điều trị bằng Risperidone 6 mg/ ngày liên tục Gia đình người bệnh được

hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bệnh một cách cặn kẽ Sau khoảng 4 tuần, người

bệnh thấy tiếng nói giảm đi rõ rệt: tiếng nói nhỏ đi nhiều, không xuất hiện liên tục nữa mà

thường xuất hiện vào những lúc nhàn rỗi, những hành vi bất thường của người bệnh hầu

như không còn Được ba năm, người bệnh thấy uống thuốc rất phiền toái Cùng với việc

gia đình ngày càng lơ là, ít quan tâm đến việc theo dõi và nhắc nhở nên người bệnh đã tự

bỏ uống thuốc Từ đó người bệnh thỉnh thoảng lại có đợt tái phát, trung bình mỗi năm có

một đợt tái phát

Đợt này bệnh tái phát từ ngày 21/3/2015 với biểu hiện đêm mắt ngủ, đi lại lộn xộn,

lâm bẩm nói một mình, người bệnh cho rằng có tiếng nói trong đầu xúi giục người bệnh

phải đi lại, đập phá nếu không sẽ có người hãm hại mình Kèm theo người bệnh ăn uống

thất thường, không chịu vệ sinh cá nhân

Trang 32

Các triệu chứng trên kéo dài 5 ngày thì người nhà đưa người bệnh vào bệnh viện

Tâm thần Nam Định để điều trị II Kham bénh: 1 Toàn trạng: - _ Thể trạng: trung bình (BMI 18,7) - Dấu hiệu sinh ton: + Mach: 751/p + Huyét ap: 110/65 mmHg + Nhiệt độ: 36°5 + Nhịp thở: 16 lp 2 Cac co quan khác

- Tuan hoan: nhịp tim đều, T1, T2 rõ

- _ Hô hấp: lồng ngực cân đối, nhịp thở đều

- _ Tiêu hóa: bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy

- Than, tiết niệu, sinh dục: bình thường - _ Tai, mỗi, họng: bình thường

- Rang, hàm, mặt: bình thường

3 Thần kinh:

- _ Không liệt thần kinh khu trú

- - Đáy mắt: chưa soi

- _ Vận động, trương lực cơ, phản xạ: bình thường

4 Tâm thần:

- _ Biểu hiện chung: đi lại lộn xộn, không hợp tác điều trị

- _ Ý thức định hướng không gian, thời gian, bản thân: lúc được lúc không - Tinh cam, cam xúc: hay lo lắng

- _ Tri giác: có ảo thanh gia xui khiến

- _ Tư duy: có hoang tưởng bị hại

- Hanh vi, tác phong: đi lại lộn xộn

Trang 33

Hoạt động bản năng: ăn uống kém, mỗi bữa ăn được một bát cơm; ngủ kém: mỗi ngày khoảng 4h Trí nhớ: giảm Chú ý: kém tập trung Các thuốc được dùng cho người bệnh: Haloperidol 5mg x 2 ống Tiêm bắp 10h 1 ống — 20h 1 ống Aminazin 25mg x 4 ống Tiêm bắp 10h 2 ống — 20h 2 ống

Trihex 2mg x 4 viên: Uống 10h 2 viên - 20h 2 viên

Vitamin B1 250mg x l viên: uống lúc 10h

Các xét nghiệm đã được làm:

Xét nghiệm máu Xét nghiệm nước tiểu

Tiền sử

Bản thân: sự phát triển thể chất, tâm thần từ nhỏ hoàn toàn bình thường Bị bệnh

lần đầu cách đây 10 năm

Gia đình: không ai mắc bệnh tâm thần Kinh tế gia đình: khá Trường hợp bệnh 2: 1 Họ và tên người bệnh: TRÀN NGỌC CHÍNH 2 Tuổi: 51 3 Giới tính: Nam 4.Dân tộc:Kinh

5 Nghề nghiệp: Công nhân

6 Địa chỉ: phường Cửa Bắc — Tp.Nam Dinh

7 Vao vién ngay 15/3/2015

8 Ly do vao vién: mat ngủ, bỏ nhà đi lang thang

9 Chan doan y khoa: Tam than phân liệt

Trường hợp bệnh 3:

Trang 34

1H _ Họ và tên người bệnh: NGUYÊN VĂN PHU 2 Tuổi: 48 Giới tính: Nam 4 Dân tộc:Kinh 5 Nghề nghiệp: Làm ruộng

Dia chi: Hai Long — Hai Hau — Nam Dinh

Vao vién ngay 10/3/2015

Ly do vao vién: mat ngu, néi nham, dọa dét nha G3) eC we ID Chẩn đoán y khoa: Tâm thần phân liệt Chăm sóc:

Trong quá trình người bệnh nằm viện qua theo dõi tôi thấy nhìn chung người bệnh

được chăm sóc như sau:

1 Chăm sóc triệu chứng hoang tưởng, ảo giác của người bệnh:

Người bệnh được dùng thuốc theo chỉ định:

Điều dưỡng đã tiếp xúc với người bệnh, phổ biến nội quy, quy định của bệnh viện

và khuyên người bệnh cũng như người nhà yên tâm điều trị

Điều dưỡng đã nhắc nhở người nhà cất hết những vật sắc nhọn có thể gây nguy

hiểm cho người bệnh và người nhà

Cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cho người bệnh

Người bệnh ăn theo suất cơm tại bệnh viện, bữa sáng I bát cháo, bữa trưa người

bệnh ăn được 1 bát cơm, rau và thịt, bữa tối 1 bát cơm, canh và đậu, ngoài ra người bệnh không ăn thêm gì, người bệnh không muốn ăn mặc dù thỉnh thoảng người nhà có mua thêm ít hoa quả hay sữa

Điều dưỡng có động viên người bệnh ăn nhưng người bệnh không muốn ăn, qua quan sát thấy người bệnh ăn chưa đủ nhu cầu dinh dưỡng hang ngày

Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh

Vệ sinh

Trang 35

Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, người nhà cũng ít chú ý đến việc vệ sinh của người bệnh vì họ không có mặt thường xuyên và họ cảm thấy chan nan , diéu dưỡng

có nhắc nhở người bệnh nhưng người bệnh không chịu làm

- Giấc ngủ:

Người bệnh ngủ kém, khoảng 4h/24h người bệnh khó ngủ do có ảo thanh, người

bệnh nói cứ định ngủ thì lại có tiếng nói trong đầu nói vọng ra làm người bệnh không

ngủ được

Điều dưỡng có tư vấn cho người bệnh rằng tiếng nói đó là không có thật, người bệnh nên tập thể dục trước khi ngủ nhưng cũng không cải thiện nhiều được giấc ngủ

cho người bệnh - - Vận động:

Người bệnh hay đi lại lộn xộn, có khi định ra ngoài cổng, khi bị nhân viên y tế yêu

cầu trở về bệnh viện thì người bệnh chống đối, hỏi han người bệnh thì biết rằng người bệnh ra ngoài là do tiếng nói trong đầu yêu cầu người bệnh ra ngoài

4 Việc dùng thuốc cho người bệnh:

- _ Ở bệnh viện người bệnh được điều dưỡng tiêm, phát thuốc uống và theo dõi uống

thuốc hàng ngày

- _ Tuy nhiên người bệnh nói rằng khi ở nhà người bệnh tự quản lý thuốc và tự uống

thuốc, người nhà không quan tâm đến việc dùng thuốc của người bệnh 5 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà

- _ Người nhà và người bệnh đã được điều dưỡng phổ biến về nội quy khoa phòng và

bệnh viện

- _ Điều dưỡng đã tiếp xúc với người nhà và người bệnh để ôn định tâm lý cho người bệnh, giải thích về bệnh, cách chăm sóc, cách cho người bệnh ăn uống

- Tuy nhién quan sat thấy ở khoa có một phòng dùng làm phòng giáo dục sức khỏe

nhưng hầu như không bao giờ sử dụng đến, điều dưỡng chỉ đến phòng bệnh để nói ngắn gọn, việc giáo dục không chỉ tiết và đầy đủ, nhất là về bệnh, nguyên nhân gây

Trang 36

BAN LUAN

Qua theo đối một số trường hợp bệnh trên và các trường hợp bệnh khác tại bệnh viện

Tâm thần Nam Định tôi thấy có một số vấn đề trong chăm sóc người bệnh Tâm thần phân

liệt như sau:

1 Những công tác chăm sóc đã làm được:

- Người bệnh đã được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị trong giai đoạn đầu người bệnh có hoang tưởng, ảo giác, thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như : thuốc,

theo đõi sát dấu hiệu sinh tổn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh, xếp

giường cho người bệnh, có hướng dẫn và nhắc nhở người nhà phụ giúp người bệnh vệ sinh cá nhân Người bệnh đã tiến triển tốt hơn trong quá trình điều trị

- Hầu hết khi ra viện người bệnh có thể tiếp xúc hài hòa, ý thức được bệnh của mình

và tự giác uống thuốc

- Người nhà và người bệnh phần nào đã hiểu về bệnh TTPL từ đó có thái độ tốt hơn

trước về bệnh của người bệnh

2 Bên cạnh đó còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục để giúp người

bệnh được chăm sóc tốt hơn Cụ thể là:

* Chăm sóc triệu chứng hoang tưởng, ảo giác:

Đây là hai triệu chứng cơ bản và quan trọng trong bệnh TTPL, cần làm mờ hoặc mắt càng sớm càng tốt cho người bệnh, tuy nhiên điều dưỡng mới chỉ tiêm thuốc cho

người bệnh, phổ biến nội quy khoa phòng Như vậy là chưa đủ, cần theo dõi người bệnh 24/24h, nếu cần có thể để người bệnh ở phòng riêng để người bệnh được nghỉ ngơi thoải mái tránh áp lực về tâm lý

Cần phát hiện kịp thời ý tưởng tự sát của người bệnh để ngăn chặn tránh hậu quả đáng tiếc

* Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh

Dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh vì có sức khỏe tốt sẽ giúp người bệnh chống đỡ tốt những triệu chứng do bệnh gây ra Tuy nhiên hầu hết khẩu phần ăn của

người bệnh chưa đạt về số lượng và chất lượng Nhân viên y tế do đặc thù người bệnh

Trang 37

đông nên thường hướng dẫn qua loa, còn người nhà kiến thức chưa đầy đủ, mặt khác do

người bệnh ở xa nhà lên việc chế biến gặp khó khăn Do vậy chủ yếu là cơm mua ngoài

viện hoặc ăn theo suất cơm bệnh viện nhưng không ăn hết dẫn đến không đảm bảo về dinh dưỡng

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc của người bệnh

- Người bệnh chưa được vệ sinh sạch sẽ, người bệnh không chịu vệ sinh cá nhân nhưng điều dưỡng cũng chỉ nhắc nhở chứ chưa giúp người bệnh làm vệ sinh nên có một số người

bệnh ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù, thậm chí có người cả tháng không chịu tắm rửa

- Khi người bệnh phản ánh là không ngủ được, diều dưỡng đã báo cáo thầy thuốc và cho

người bệnh dùng thuốc an thần, nhưng điều dưỡng đã không hướng dẫn NB cách tập

luyện để có giấc ngủ tốt

- Điều dưỡng chưa theo dõi sát NB sau khi dùng thuốc, chỉ đến khi người nhà hoặc người

bệnh kêu bị run tay chân hay đi ngoài phân lỏng, (do tác dụng phụ của thuốc) thì điều dưỡng mới biết Như vậy điều dưỡng đã không làm đủ nhiệm vụ của mình là theo đõi sat

người bệnh sau khi dùng thuốc

* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà

Việc hiểu về bệnh cũng như cách phòng bệnh rất quan trọng với người nhà và NB TTPL

vì có một số trường hợp do không hiểu bản chất của bệnh mà dẫn đến những hậu quả

đáng tiếc ví dụ do người nhà nghĩ bệnh TTPL là do ma làm nên đã đưa bệnh đi cúng bái

hết chùa này đến chùa khác, do người bệnh không được điều trị đúng làm người bệnh

ngày càng nặng và người bệnh đã tự sát do hoang tưởng, ảo giác Tuy nhiên người nhà và người bệnh chưa được giáo dục sức khỏe một cách đầy đủ, mặc dù đã có phòng chuyên dùng để giáo dục sức khỏe

3 Một số nguyên nhân của những tổn tại:

- Thực tế một điều dưỡng phải phụ trách khoảng một buồng bệnh hơn nữa họ chỉ làm việc

6h/ ngày còn lại chỉ có kíp trực 2 điều dưỡng/khoa/ngày, họ không có nhiều thời gian

dành cho người bệnh cũng như các hoạt động cụ thể trên từng người bệnh

Trang 38

- Phần lớn điều dưỡng ở đây là điều dưỡng trung cấp có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người bệnh

- Cơ sở vật chất còn thiếu, không có phương tiện để người bệnh có thể tập phục hồi chức

năng sau giai đoạn cấp, việc giúp người bệnh có một công việc ổn định có thể giúp ích

cho xã hội là không có (tại bệnh viện Tâm thần Trung ương người bệnh có thể chon một

số nghề như là dệt chiếu, thêu, để học sau khi bệnh đã thuyên giảm)

- Hầu hết người bệnh TTPL đều có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên gia đình không

thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất

4 Một số nhận xét uề thực trạng chăm sóc cho người bệnh TTPL tại bệnh uiện

Tâm thần Nam Định 4.1 Về phía nhân uiên tết

- Chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của điều dưỡng Điều dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc cho người bệnh uống thuốc, nhắc nhở người nhà vệ sinh cho người bệnh

- Kế hoạch chăm sóc còn sơ sài, không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh Đặc biệt là nhu cầu đinh dưỡng, người bệnh không muốn ăn nhưng điều dưỡng mới chỉ nhắc nhở chứ

không bón cho người bệnh hoặc sử dụng các liệu pháp giúp người bệnh ăn tốt

- Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các điều dưỡng với nhau và giữa điều dưỡng với người nhà người bệnh

- Điều dưỡng chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh cũng như cách chăm sóc người bệnh

cho người nhà người bệnh, mặc dù tại khoa đã có riêng một phòng dùng làm phòng giáo

dục sức khỏe Chưa thật sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để nâng đỡ họ

về tâm lý Các liệu pháp tâm lý còn chưa được sủ dụng nhiều

- Không theo dõi kịp thời và chính xác tác dụng phụ của thuốc an thần kinh trên người bệnh, chỉ đến khi người nhà hoặc người bệnh phản ánh lại mới biết

- Điều dưỡng ít sử dụng liệu pháp lao động và tái thích ứng cho người bệnh, việc giúp

từng người bệnh luyện tập, giúp họ có khả năng tự chăm sóc mình là điều ít được làm,

việc tổ chức các hoạt động tập thẻ như thể dục thể thao, lao động chung gần như là không

PP

Trang 39

4.2 VỀ phía gia đình người bệnh

- Chưa có sự quan tâm đúng mức với người bệnh, thậm chí có một số gia đình còn bỏ mặc người bệnh trong bệnh viện, có thể do hoàn cảnh kinh tế nên họ không có thời gian chăm sóc cho người bệnh

- Chưa có đủ kiến thức về bệnh cũng như cách chăm sóc và phòng chống bệnh tái phát Một số gia đình khi thấy người than của mình có triệu chứng hoang tưởng, ảo siác, họ nghĩ rằng do ma làm và đi lên chùa hay đến thầy bói để chữa trị, và chỉ đến khi người

bệnh không khỏi hoặc bệnh ngày càng nặng họ mới đưa người bệnh vào bệnh viện điều tri

- Chua két hợp với nhân viên y tế trong việc chăm sóc cho người bệnh, chế độ ăn uống

của người bệnh còn chưa được trú trọng, ngay cả việc vệ sinh cho người bệnh họ cũng

thường lãng quên

- Chưa có sự quản lý thuốc chặt chẽ đối với người bệnh, một số gia đình để người bệnh tự

Trang 40

4

CAC BIEN PHAP CAI THIEN CHAM SOC CHO NGUOI BENH

Đối với nhân viên y tế:

Phải giải thích cho gia đình, cho người bệnh hiểu thế nào là bệnh tâm thần phân

liệt, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng và phát hiện dấu hiệu tái phát bệnh

Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị bệnh tâm thần phân liệt Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào

Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc

Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của người

bệnh

Phục hồi chức năng sinh hoạt: hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, lắng nghe và tôn trọng họ, không tranh luận căng thẳng và giúp đỡ họ khi cần thiết Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho người bệnh làm được những việc như trước khi mắc bệnh như cấy lúa, trồng hoa, trồng cây ăn quả, chăn

nuôi, làm một việc nào đó trong quy trình sản xuất tại nhà máy, lao động thủ

công

Dạy cho người bệnh một việc mới đơn giản

Cùng làm với người bệnh, khích lệ người bệnh, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn

- Đối uới gia đình

Trước hết phải biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng

cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải

giành cho họ tinh cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc

Cần hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần để có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: thái độ tôn trọng, tình cảm am áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ôn định bệnh, bệnh có én

Ngày đăng: 22/01/2022, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN