MỞ ĐẦU Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra và trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống, sâu sắc về các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: vấn đề con người, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vấn đề sở hữu,…để trên cơ sở đó, xây dựng một quan niệm mới, duy vật biện chứng về thế giới và về lịch sử nhân loại. Đây là những quan điểm đãc làm nên giá trị trường tồn, sức sống bền vững và ý nghĩa lịch sử lớn lao của “Hệ tư tưởng Đức”. Mác Ăngghen đã làm nên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, tạo ra một phương pháp luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trình phát triển của xã hội loài người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách kết quả có tính quy luật của tiến trình lịch sử khách quan, một cuộc vận động hiện thực trên cơ sở và nền tảng kinh tế xã hội phát triển mà hiện đang được chúng ta lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở lý luận cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì ý nghĩa to lơn đó, tác giả đã chọn “Các quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” làm tiểu luận cho chương trình học lớp bổi dưỡng kiến thức kinh điển C.Mác, Ph.Ăgghen, Lênin, Hồ Chí Minh.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC KINH ĐIỂN MÁC-LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CÁC QUAN NIỆM DUY VẬT LỊCH SỬ CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG
ĐỨC”
Trang 2HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT
CNDVBC : Chủ nghĩa duy vật biện chứngCNDVLS : Chủ nghĩa duy vật lịch sửLLSX : Lực lượng sản xuất
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra
và trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống, sâu sắc về các vấn
đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, như: vấn đề con người, mối quan hệ giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vấn đề sở hữu,…để trên cơ sở đó, xâydựng một quan niệm mới, duy vật biện chứng về thế giới và về lịch sử nhânloại Đây là những quan điểm đãc làm nên giá trị trường tồn, sức sống bềnvững và ý nghĩa lịch sử lớn lao của “Hệ tư tưởng Đức” Mác Ăngghen đã làmnên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại,tạo ra một phương pháp luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trìnhphát triển của xã hội loài người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa
xã hội khoa học với tư cách kết quả có tính quy luật của tiến trình lịch sửkhách quan, một cuộc vận động hiện thực trên cơ sở và nền tảng kinh tế - xãhội phát triển mà hiện đang được chúng ta lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ
sở lý luận cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Vì ý nghĩa to lơn đó, tác giả đã chọn “Các quan niệm duy vật về lịch
sử của C.Mác và Ph Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” làm tiểu
luận cho chương trình học lớp bổi dưỡng kiến thức kinh điển C.Mác,Ph.Ăgghen, Lênin, Hồ Chí Minh
Trang 4NỘI DUNG
I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CHO VIỆC RA ĐỜI NHỮNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
I.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu và nước Đức thế kỷ XVIII - XIX
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở phương Tây đã trải qua cuộccách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đượccủng cố vững chắc Trình độ phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Đức lạc hậuhơn ở Anh và Pháp Tới những năm 30 của thế kỷ XIX, đời sống kinh tế ởĐức về cơ bản vẫn mang đậm nét điển hình thời Trung cổ Nhưng do ảnhhưởng của các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, đặc biệt là sự thành lậpliên minh thuế quan khiến cho chủ nghĩa tư bản đức có sự phát triển nhấtđịnh, nền công nghiệp Đức phát triển rõ rệt
Như vậy, ở châu Âu nói chung, nước Đức nói riêng, cách mạng côngnghiệp vừa là cuộc cách mạng về kỹ thuật sản xuất và lực lượng sản xuất, vừalàm thay đổi quan trọng quan hệ sản xuất Sự thay đổi quan hệ sản xuất trongthời kỳ này nhanh hơn bất kỳ thời đại nào trước kia C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã nhận xét: “Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng
trong tất cả những quan hệ xã hội, sự luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư bản khác với tất cả các thời đại trước Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy, đều đang tan rã; những quan hệ xã hội thay thế những quan hệ đó chưa kịp cứng lại đã bị già cỗi ngay Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trí tuệ đều tiêu tan như mây khói, tất cả những gì là thiêng liêng đều bị ô uế, và rốt cuộc, mọi người đều
Trang 5phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo”.1
Sự thay đổi nhanh chóng trong quan hệ xã hội đã đem lại cơ sở kháchquan cho việc phê phán quan niệm siêu hình, hình thành quann điểm duy vậtbiện chứng Đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội thì những thành tựu
đạt được tròng khoa học tự nhiên cũng đã tạo những tiền đề cho việc hình
thành quan điểm duy vật biện chứng về “con người hiện thực” của C.Mác vàPh.Ăngghen
1.2 Tiền đề lý luận
1.2.1 Phái Hêghen trẻ và Hêghen già
Sau Hêghen, triết học Đức xuất hiện các phái: Hêghen trẻ và Hêghengià Hêghen già: lặp lại nguyên si các tư tưởng của Hêghen Phái này cho rằngbất cứ cái gì họ cũng hiểu được khi đã quy về logic học của Hêghen Hêghentrẻ thì phê phán mọi cái, bằng cách thay thế mọi cái bằng những quan điểmtôn giáo hoặc tuyên bố rằng mọi cái là có tính thần học Cả hai phái này đềunhất trí tin tưởng rằng tôn giáo, kinh nghiệm, cái phổ biến thống trị trong thếgiới hiện có Khác nhau ở chỗ: Hêghen già tán dương sự thống trị ấy là hợppháp Hêghen trẻ chống lại sự thống trị ấy, coi đó là sự tiếm đoạt Phái nàycho rằng những sản phẩm của ý thức mà họ gán cho là có một sự tồn tại độclập, đều là những xiềng xích thực sự đối với con người, phái Hêghen trẻ đấutranh chống lại những ảo tưởng đó của ý thức mà thôi, họ đưa ra một yêu cầuđạo đức: Đổi ý thức hiện nay của mình lấy ý thức con người Mác đã nhận xéthành động này chẳng khác gì đòi hỏi giải thích một cách khác cái gì đang tồntại, nghĩa là thừa nhận cái đang tồn tại bằng cách giải thích khác nó đi Mặc
dù dùng những lời lẽ khoa trương dường như làm đảo lộn cả thế giới, nhưngthực chất họ vẫn là những kẻ đại bảo thủ Cả hai phái đều nhận mình đã vượtqua Hêghen Cuộc luận chiến chống lại nhau, chống lại Hêghen chỉ đóng
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T.4, NXB CTQG, H1995, Tr601.
Trang 6khung ở chỗ mỗi người trong bọn họ tách riêng một mặt nào đó của hệ thốngHêghen và đem mặt đó chống lại toàn bộ hệ thống cũng như chống lại cácmặt mà người khác tách riêng ra Cả hai phái này rất nguy hiểm đối với sựphát triển triết học duy vật nói chung và DVBC nói riêng, đặc biệt rất nguyhiểm cho cuộc cách mạng của GCCN ở Đức và châu Âu, làm cho dân tộcĐức đắm chìm thêm vào CNDT mà các bậc tiền bối Kant, Hegel, Selinh đãxây dựng.
Trong đó phái Hêghen trẻ đặc biệt nguy hiểm vì lời lẽ của phái này tỏ
ra rất “đao to búa lớn”, có vẻ rất tiến bộ cách mạng, có thể sẽ gây nhầm tưởngtrong quần chúng rằng đây là những lý thuyết cách mạng, tiến bộ đã khắcphục được Hêghen Thực chất phái Hê-ghen trẻ phê phán cái hiện tồn bằnglời nói và tiến hành sự phên phán đó một cách gián tiếp, duới hình thức phêphán tôn giáo chẳng qua chỉ là cuộc đấu tranh với “cái bóng của hiện thực”,chứ không phái bản thân hiện thực, và trên thực tế họ thừa nhận cái hiện tồn
đó bằng cách giải thích khác đi Phái Hêghen trẻ luôn muốn thể hiện mìnhlàm ra những tư tưởng vượt trước Hêghen Họ tự xưng là “những nhà triết họccách mạng Đức hiện đại” với những lời lẽ khoa trương về khát vọng giải thoát(khỏi chủ nghĩa giáo điều) trên thực tế chỉ là một trò bịp bợm triết học Mác -
Ăngghen viết: “Những nhà triết học cách mạng Đức hiện đại đó đều xất phát
từ triết học Hêghen , coi đó như mảnh đất màu mỡ để phê phán, tranh luận.
Họ tuyên bố đã vượt qua Hêghen nhưng thực tế không ai dám thử phê phán Hêghen một cách toàn diện Cuộc luận chiến của họ chống lại Hêghen và chống lại nhau chỉ đóng khung ở chỗ mỗi người trong bọn họ tách riêng một mặt nào đó của hệ thống Hêghen và đem mặt đó chống lại toàn bộ hệ thống, cũng như chống lại một mặt do những người khác tách riêng ra” 1
1.2.2 Lý luận nhân bản của Phoiơbắc
1 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1995, tr.26
Trang 7Hè năm 1845, Phoi ơ bắc có bài báo công khai tuyên bố lý luận nhân
bản chủ nghĩa của ông là “học thuyết chủ nghĩa cộng sản” và nhận mình là
người cộng sản
L Phoiơbắc, đại biểu tích cực của CNDV Đức đã đạt được nhữngthành tựu to lớn vào nửa đầu thế kỷ XIX Sự phê phán tôn giáo, thần học làmột bộ phận quan trọng trong triết học nhân bản của ông Công lao to lớn củaông trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm, đã làm lunglay địa vị độc tôn của CNDT, khôi phục vị trí của CNDV Phoiơbắc trước sauchủ trương: thế giới là vật chất Con người thống nhất với giới tự nhiên, vàgiới tự nhiên tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào ý thức của conngười Ông kiên trì thuyết khả tri của CNDV, cho rằng thế giới duy vật là cóthể nhận thức được
1.2.3 Chủ nghĩa xã hội chân chính
Một trong những biến dạng của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản xuất hiện ởnước Đức vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX Quan điểm triết học của
họ được hình thành trên cơ sở kết hợp một cách chiết trung những tư tưởngcủa các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, Anh, của phái Hêghen trẻvới đạo đức học của Phoi-ơ-bắc
Những người chủ nghĩa xã hội chân chính coi chủ nghĩa xã hội là mộthọc thuyết siêu giai cấp, tuyên bố chủ nghĩa xã hội là việc thực hiện bản chấtnào đó của con người nói chung, phủ nhận đấu tranh giai cấp Từ đó họ chủtrương điều hòa các mâu thuẫn xã hội, không tham gia các hoạt động chínhtrị, không đấu tranh giành những quyền tự do dân chủ tư sản (một bước tiến
bộ so với chế độ phong kiến), kêu gọi giai cấp vô sản không tham gia cáccuộc cách mạng chính trị
Những người chủ nghĩa xã hội chân chính cho rằng, sự phát triển chủnghĩa tư bản là một tội ác, sẽ dẫn tới sự phá sản của những người sản xuấtnhỏ Họ chủ trương cấp không cho mỗi người nghèo một mảnh đất nhỏ, biến
Trang 8những người vô sản thành những người sản xuất nhỏ, để lý tưởng hóa chế độcông hữu trên những mảnh đất ấy
Họ ủng hộ việc duy trì chế độ phong kiến chuyên chế, phủ nhận tính tấtyếu phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, kêu gọi Chính phủ Đức đươngthời cố gắng không để nước Đức đi theo con đường của Anh, Pháp, nhằmngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã khẳng định đối với “chủ nghĩa xã hội chân chính”… “lòng nhân ái chung
thay cho nhiệt tình cách mạng … nó không hướng về giai cấp vô sản, mà hướng về … những người tiểu tư sản… và những nhà tư tưởng của những người tiểu tư sản ấy, tức là những nhà triết học…”1
Như vậy là những biến đổi của thực tiễn chính trị- xã hội những năm 40của thế kỷ XIX đã được thể hiện bằng bức tranh tư tưởng phong phú và phức
tạp Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khái quát
xã hội Đức bấy giờ như sau: “Những nguyên lý thay thế lẫn nhau, những anh
hùng tư tưởng đẩy nhau ngã với một tốc độ nhanh chưa từng thấy, và chỉ trong ba năm từ 1842-1845 ở nước Đức, người ta đã dọn sạch được nhiều hơn trong 3 thế kỷ trước kia” 2 Vấn đề đặt ra cần phải có một tác phẩm luậnchiến chống lại triết học phản động Đức, chống lại chủ nghĩa xã hội Đức,chuẩn bị cho phong trào công nhân tiếp thu lý luận khoa học Tác phẩm “Hệ
tư tưởng Đức” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy, đây cũng là một đòi hỏi tấtyếu của xã hội Đức nói riêng và châu Âu nói chung thời bấy giờ Khác vớicác nhà triết học Đức hiện đại, các ông không xuất phát từ những tiền đề duytâm mà xuất phát từ “con người hiện thực” để xây dựng hệ thống triết học duyvật về lịch sử của mình
II NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH
SỬ TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, T3, NXB CTQG, H1995, Tr669-670
2 Sđd tr.23
Trang 92.1 Mác - Ăngghen phê phán xuất phát điểm nghiên cứu về lịch
sử xã hội loài người của các đại biểu triết học Đức hiện đại, đề xuất xuất phát điểm mới – “những cá nhân hiện thực”
“Hệ tư tưởng Đức” dành dung lượng khá lớn để phê phán triết học Đức
hiện đại qua các đại biểu của nó là Phoiơbắc, B Bauơ và Stiếcnơ Các nhàtriết học này đều xuất phát từ con người để nghiên cứu về lịch sử xã hội loàingười song học thuyết của họ đều rơi vào duy tâm, vì con người trong tưtưởng các nhà triết học Đức hiện đại không phải là con người hiện thực thậmchí còn đối lập với con người hiện thực
2.1.1 Phoiơbắc xuất phát từ con người chung chung, trừu tượng
Phoiơbắc là triết gia duy vật kiệt xuất người Đức, là học trò của ghen, từng gia nhập phái Hê-ghen trẻ, về sau rời phái tự lập một hệ thống triếthọc riêng, đồng thời là người phê phán triết học Hê-ghen kịch liệt C.Mác vàPh.Ăngghen đã đặt sự phân tích triết học Phoiơbắc lên vị trí đầu tiên trong tácphẩm bởi Phoiơbắc là người đối lập mạnh mẽ nhất và có hiệu quả nhất đối vớitriết học Hêghen, do vậy có phần gần với quan điểm của Mác - Ăngghen hơn
Hê-Mác - Ăngghen chỉ rõ, CNDV của Phoiơbắc chỉ là sự triển khai tiếp tụccác nguyên lý của CNDV thế kỷ XVII - XVIII, thứ chủ nghĩa duy vật mới chỉ
“nhìn ngắm” tự nhiên trong dạng thuần khiết của nó chứ chưa vạch ra được
sự tác động tích cực, có tính thực tiễn của con người vào thế giới được cảmgiác ấy Cần thấy rằng, cái “thế giới cảm giác được” trong triết học Phoiơbắckhông chỉ là thế giới sẵn có, tồn tại hàng ngàn năm qua, mà còn là thế giới
như kết quả của “công nghiệp và của trạng thái xã hội” 1 CNDV tự nhiên ấychưa lột tả được hoạt động thực tiễn, hoạt động có tính cải tạo của con người
Sự “nhìn ngắm” thế giới như cái sẵn có ấy cũng trái với quan điểm phát triển,tức quan điểm biện chứng về thế giới Cách tiếp cận nhìn “ngắm” tự nhiêntrong dạng “thuần khiết” của nó, chứ không phải trong quá trình vận động,
1 Sđd Tr 62
Trang 10biến đổi, trong quá trình giới tự nhiên thể hiện mình như cơ sở tự nhiên của sựtồn tại và hoạt động của con người, đã khiến cho Phoiơbắc chưa vượt khỏi tựnhiên luận để đến với quan niệm lịch sử - cụ thể trong phân tích con người.Đối với Phoiơbắc, hình ảnh con người - kết quả, sản phẩm ưu tú của tự nhiênđược xem xét cùng với hình ảnh con người - bản chất cộng đồng, song phầnsau lại tỏ ra trừu tượng, phi lịch sử Cái chiếm vị thế cao trong CNDV nhânbản Phoiơbắc là cái tự nhiên, sinh học còn ý thức “cộng đồng” hoàn toàn bịche khuất.
Khi xây dựng hệ thống triết học nhân bản của mình, Phoiơbắc cũng bắt
đầu từ con người Ông tuyên bố “Chân lý không phải là CNDV hay CNDT,
chân lý là nhân bản học” Song con người của ông là con người trừu tượng,
phi lịch sử, đứng bên ngoài lịch sử hiện thực của chính nó Phoiơbắc khôngbao giờ đi tới được những con người hoạt động đang tồn tại thực sự mà ôngvẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng: “Con người” và chỉ đóng khung ở chỗthừa nhận con người “hiện thực, cá thể, bằng xương, bằng thịt” trong tình cảmthôi, nghĩa là ông không biết đến những “quan hệ con người”, “giữa ngườivới người” nào khác ngoài tình yêu và tình bạn Do tiếp cận con người trừutượng vậy Phoiơbắc đã sa vào quan điểm duy tâm trong quan niệm về xã hội
và lịch sử
Khác với những người thuộc phái Hêghen trẻ, Phoiơbắc đã phê phántrực diện cơ sở khách quan của hệ thống Hêghen và đảo ngược nó Ông mới
là kẻ duy nhất trong toàn bộ “Hệ tư tưởng Đức” lúc bấy giờ Song cũng như
đa phần những người theo phái Hêghen trẻ, Phoiơbắc chưa tiếp cận với quanđiểm thực tiễn trong giải quyết hàng loạt vấn đề tư duy và tồn tại, về tính quyluật của sự vận động xã hội, về vị trí của con người trong thế giới
Phoiơbắc đã cố gắng khắc phục chủ nghĩa giáo điều, qua việc ông cốgắng xây dựng hình ảnh con người hiện thực, cụ thể, bằng xương bằng thịt,biết tư duy, xúc cảm và yêu thương, nhưng ông không xem xét con người
Trang 11trong mối quan hệ xác định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt hiện cócủa họ, trong những điều kiện để cho họ trở thành người đúng nghĩa Mác
Ăngghen đã viết: “Như vậy Phoiơbắc không bao giờ hiểu được rằng thế giới
cảm giác được là tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những
cá nhân họp thành thế giới ấy, vì vậy khi ông nhìn thấy chẳng hạn một đám người đói, còi cọc, kiệt quệ vì lao động và lo lao, chứ không phải những người khỏe mạnh thì ông buộc phải lẩn trốn vào trong “quan niệm cao hơn”
và trong “sự bù trừ trong loài”…”.1 (tức là ông tìm sự giải thoát con ngườitrong tôn giáo Phoiơbắc từ một nhà duy vật nhân bản đã rơi vào CNDT) Ôngchối bỏ hiện thực để xây dựng tôn giáo không có Chúa, tôn giáo của tình yêuphổ quát, xác định vận động xã hội qua sự thay thế các tôn giáo
Phoiơbắc duy vật về mặt tự nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội Mác
-Ăngghen nhận xét: “Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề
cập đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật Ở Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau” 2
Phoiơbắc đóng vai trò cầu nối lịch sử, tạo điều kiện cải tạo phép biệnchứng của Hêghen trên cơ sở CNDV Nhưng CNDV Phoiơbắc có nhiều hạnchế của CNDV cũ, nghĩa là không thực sự nắm bắt được triết học phong phúcủa Hêghen Ông vứt bỏ phép biện chứng của Hêghen để quay về với phươngpháp siêu hình Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, ông kiên trì lậptrường của CNDV, nhưng về quan điểm lịch sử xã hội, ông rơi vào vũng bùncủa CNDT Do đó, quan điểm triết học của Phoiơbắc không thể làm vũ khítinh thần cho GCVS, mà cần phải tiến hành cải tạo nó
Có thể thấy rằng, từ triết học Hêghen đến triết học Phoiơbắc đã diễn raquá trình kép: vừa tiến lên lại vừa thụt lùi Từ CNDT tư biện của Hêghen đếnCNDV của Phoiơbắc là một bước tiến lớn của tư duy nhân loại Nhưng từphép biện chứng của Hêghen đến chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc lại là một
1 Sđd Tr 64- 65
2 Sđd Tr 65
Trang 12bước thụt lùi đáng kể của nhận thức nhân loại Đến đây triết học cổ điển Đức
đã đạt đến giới hạn của điểm đỉnh Bước kế tiếp có hai con đường, phải chọnlấy một, hoặc là di theo con đường CNDV triệt để - CNDV hoàn bị, tức làđưa ra sự giải thích duy vật đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, hoặc làquay về với CNDT, với “tinh thần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt đối” Người lãnhnhận sứ mệnh lịch sử tiến hành cải tạo hai hệ thống triết học đối lập ấy chính
là Mác và Ăngghen Từ “Gia đình thần thánh” đến “Hệ tư tưởng Đức”,
“Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” đến “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác - Ăngghen đã tiến một bước xa trong việc xác lập
quan điểm DVLS của mình
2.1.2 Brunô Bauơ xuất phát từ con người tự ý thức
Brunô Bauơ - nhà triết học duy tâm người Đức, một trong những nhânvật nổi tiếng của phái Hêghen trẻ, một phần tử cấp tiến tư sản, sau năm 1866ông là người theo tự do dân tộc chủ nghĩa Trước đó, Mác - Ăngghen từng
phê phán Brunô Bauơ và Betnô Bauơ trong tác phẩm “Phê phán sự phê phán
có tính chất phê phán” (Gia đình thần thánh) Năm 1844, trong phái Hêghen
có nhóm tự xưng là “Sự phê phán có tính chất phê phán”, trong đó 2 anh emnhà Bauơ tự nhận mình là nắm được chân lý tuyệt đối, chỉ dẫn cho xã hộinhư những vị thánh Mác - Ăngghen viết tác phẩm đó để phê phán lại nhómnày, về sau Mác dùng cụm từ trong kinh thánh “Gia đình thần thánh” để thaythể cho tên ấy, ám chỉ anh em Bauơ
Nhóm Hêghen trẻ này tự xưng là lực lượng duy nhất của thế giới, nóđược gọi là triết học phê phán, nó xem quá trình khắc phục thực thể vật chấtcủa sự tự ý thức là quá trình phê phán Mục đích là muốn tự đề cao chínhmình là những người sang tạo ra lịch sử, có năng lực phê phán, ra sức tuyêntruyền cho quan điểm anh hung làm nên lịch sử Như vậy, Brunô Bauơ là “kẻthù” lý luận rất nguy hiểm của chủ nghĩa Mác
Trang 13Xuất phát điểm nghiên cứu của B Bauơ không phải là con người màchỉ là một phần, một yếu tố của con người - tự ý thức Phê phán xuất phátđiểm nghiên cứu này của Bauơ, Mác - Ăngghen đã chỉ rõ: “Đáng lẽ là nhữngcon người hiện thực và ý thức hiện thực của họ về những quan hệ xã hội của
họ, những quan hệ đối lập với họ như một cái gì đó có vẻ độc lập, thì ở ông,
ta chỉ còn lại công thức trừu tượng trần trụi là: tự ý thức” Tự ý thức mangtính “trừu tượng trần trụi” chỉ là một hình thức khác của “tinh thần tuyệt đối”
ở Hêghen, tức là duy tâm và tư biện hoàn toàn 1
Tự ý thức nhằm đề cao tính sáng tạo của tinh thần, hạ thấp và xemthường vai trò của vật chất, coi vật chất không có vai trò gì Đồng thời phêphá đả kích phong trào công nhân, vu cáo công nhân là đám quần chúngkhông biết phê phán, là thứ vật chất tiêu cực Từ đó nó kết luận: quần chúngcông nhân bị lăng nhục, bị bóc lột dưới CNTB chỉ là tư tưởng thuần túy vàchỉ tồn tại trong đầu óc công nhân Vì thế muốn giải phóng GCCN thì cần giảiphóng tư tưởng Chính vì sự tai hại đó, Mác - Ăngghen phải chống BrunôBauơ, hai ông viết “bằng cách nhân danh tự ý thức tối cao mà hà hiếp kháiniệm “thực thể” “Tự ý thức” tuyên truyền cho tư tưởng tinh thần đem lạisinh khí còn thể xác yếu đuối, bất lực Nhưng Mác, Ăngghen đã chỉ rõ muốnđứng dậy thì không chỉ đứng dậy trong tư tưởng mà phải trong hiện thực
2.1.3 Maxơ Stiếcnơ xuất phát từ con người – cá nhân vị kỷ
Maxơ Stiếcnơ (1806 - 1856) cũng là một nhà triết học Đức theo pháiHêghen trẻ, một trong những nhà tư tưởng của chủ nghĩa cá nhân tư sản vàchính phủ vô chính phủ Tháng 10/1844, Stiecnơ xuất bản cuối “Kẻ duy nhất
và sở hữu của nó” Cuốn sách thể hiện chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí, tưtưởng vô chính phủ và chủ nghĩa cá nhân và đã có ảnh hưởng đối với giai cấptiểu tư sản, giới trí thức và gián tiếp ảnh hưởng tới cả phong trào công nhân
1 Sđd Tr 123
Trang 14Stiếcnơ bắt đầu bằng “con người duy nhất”, cá nhân vị kỷ, “cái tôi duy nhất”
và lấy đó làm xuất phát điểm
Cái tôi duy nhất của Stiếcnơ hoàn toàn cũng giống như Trời, là cáikhông của tất cả các cái khác, cái Tôi là tất cả của Tôi, cái tôi là kẻ duynhất… “Tôi là cái không, theo nghĩa là sự trống rỗng, nhưng tôi là cái không
có tính sáng tạo, sáng tạo ra tất cả” Cái tôi duy nhất được Stiếcnơ định nghĩanhư thực thể, tức là hoàn toàn tư biện, nối tiếp truyền thống tư biện của triếthọc Tây Âu Mác - Ăngghen chỉ ra sự ảnh hưởng của Hêghen trong khái niệmnày: “Kẻ duy nhất, xét theo quan điểm thực thể, đó là bước đầu của logic
“duy nhất” với danh nghĩa như vậy, đó là sự đồng nhất chân chính giữa “tồntại” và cái “hư vô” kiểu Hêghen”.1
Có thể nói, “kẻ duy nhất” của Stiếcnơ không những khác với con ngườitrừu tượng của Phoiơbắc mà còn đối lập với con người hiện thực của Mác -Ăngghen Từ “kẻ duy nhất”, Stiếcnơ đã xây dựng một hệ thống quan niệm tưbiện về xã hội, về loài người mà theo đó, con người trong tiến trình phát triểnlịch sử của nó chỉ như là sự tự phát hiện ra mình (trải qua 3 giai đoạn tự pháthiện: trẻ con, thanh niên, người lớn, tự mình tồn tại và phát triển mà khôngcần đến yếu tố bên ngoài)
Đồng nhất “con người” với “kẻ duy nhất”, Stiếcnơ phân tích các vấn
đề giai cấp, CNCS trong đó “kẻ duy nhất” là “kẻ sở hữu”, còn đấu tranh giaicấp, CNCS được quan niệm một cách tư biện, ấu trĩ Stiếcnơ quan niệmnhững giai đoạn phát triển khác nhau của đời người chỉ là “những sự pháthiện của cá nhân” và “những sự phát hiện” ấy luôn được quy thành một quan
hệ nhất định của ý thức Như vậy là ở đây, những sự khác nhau của ý thức làđời sống của cá nhân Còn những biến đổi thể xác và xã hội đang xảy ra ởtrong những cá nhân và đang sản sinh ra những biến đổi trong ý thức thìkhông được Stiếcnơ đoái hoài đến2
1 Sđd, Tr 152
2 Sđd, Tr 164
Trang 15Vị thánh Maxơ không chú ý đến đời sống thể xác và xã hội của cá nhân
và hoàn toàn không nói đến “đời sống” cho nên ông ta trước sau như mộthoàn toàn không quan tâm đến các thời đại lịch sử, đến dân tộc, đến giai cấp1
Do đó “quan điểm triết học… về lịch sử” trở thành “tư tưởng tư biện đến nỗilịch sử cũng biến thành lịch sử triết học đơn thuần… lịch sử đơn thuần củanhững tư tưởng có sẵn…” 2
Stiếcnơ cũng nói đến CNCS, nhưng đó là CNCS đảm bảo quyền tự dobẩm sinh là tư hữu
Khi xét đến sự phân tích của Stiếcnơ về hình ảnh “kẻ duy nhất”, conngười cá nhân vì mình, cùng với suy nghĩ về loạt quyền của con người, không
cần biết đến những điều kiện hiện thực, hai ông đánh giá: “Thánh Maxơ rút
ra CNCS từ trong các nhà nước dựa trên tình yêu do bản thân ông ta bịa đặt
ra, vì vậy CNCS ấy vẫn là cái CNCS của chỉ riêng Stiếcnơ mà thôi Một mặt, thánh Xăng sơ chỉ biết có chủ nghĩa vị kỷ, mặt khác chỉ biết có sự đòi hỏi tình yêu, lòng thương và những bố thí của con người” 3
Thực chất tư tưởng của Stiếcnơ là gì? Theo Mác - Ăngghen, đó lànhững ảo tưởng về chủ nghĩa tự do của những người thị dân lương thiện vànhững kẻ lang thang, khoác lên mình tấm áo choàng của cách mạng Phápđược gọt dũa cho phù hợp với hiện thực Đức Vẫn giẫm vào vết xe đổ của cácnhà tiền bối “lý luận của K là triết học của người Đức về cách mạng tư sảnPháp” nhưng chỉ làm cách mạng trong tư tưởng, né tránh trong hiện thực
2.1.4 “Những cá nhân hiện thực” - xuất phát điểm nghiên cứu của Mác và Ăngghen
Cả Phoiơbắc, Bauơ, Stiếcnơ, dù có ba xuất phát điểm khác nhau nhưngđều rơi vào duy tâm về lịch sử xã hội, do đã từ bỏ con người “cá nhân hiện
thực” Trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác - Ăngghen đã đặt sự quan tâm của
1 Sđd, tr.167 - 168
2 Sđd, tr 168
3 Sđd, tr.347
Trang 16mình vào xuất phát điểm nghiên cứu Điều này cũng có nguyên nhân lịch sửcủa nó Các ông không chỉ vạch rõ tính chất duy tâm trong xuất phát điểm củacác nhà triết học Đức hiện đại, mà còn chỉ rõ từ xuất phát điểm ấy, họ đãphạm những sai lầm như thế nào khi xây dựng quan điểm lịch sử Để đối lậpvới những quan điểm ấy, các ông đã nêu lên xuất phát điểm cho triết học củamình và với xuất phát điểm này, quan niệm của các ông về lịch sử đã cónhững khác biệt, có sự phát triển về cơ bản (phát triển về chất so với các nhàtriết học Đức hiện đại).
Trong “Hệ tư tưởng Đức”, lần đầu tiên Mác - Ăngghen đã trình bày
một cách trực tiếp về xuất phát điểm, về đối tượng nghiên cứu của mình: conngười cá nhân, cụ thể hơn “những cá nhân hiện thực” Các ông thừa nhậnrằng để xây dựng một thế giới quan triết học mới - thế giới quan DVBC, cácông đã xuất phát một cách có ý thức từ những tiền đề nhất định, hơn nữa đókhông phải là những tiền đề giáo điều, tư biện, mà là những tiền đề thực tế,hiện thực: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền
đề trừu tượng, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực… kháiniệm thuần túy”
“Những tiền đề ấy là những con người, không phải những con người ởtrong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con ngườitrong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy đượcbằng kinh nghiệm của họ dưới những điều kiện nhất định” 1… “Chính nơi mà
tư biện dừng lại - chính trong đời sống hiện thực - là nơi bắt đầu khoa họcthực sự, thực chứng, sự miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của
sự phát triển của con người”2
“Những cá nhân hiện thực” này được Mác - Ăngghen đặt trên nền tảngduy vật triệt để Hoàn toàn không giống với triết học Đức là thứ triết học đi từtrên trời xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới đất đi lên trời Từ dưới đất tức là
1 Sđd , Tr 38
2 Sđd, tr 39
Trang 17chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực, đúng nhưcon người đang hoạt động ngoài cuộc sống.
Lần đầu tiên các ông khẳng định quan điểm của mình coi con người làxuất phát điểm của nhận thức triết học của các ông về xã hội, lịch sử Mác -Ăngghen tập trung xem xét hoạt động của con người với tư cách nhân tốquyết định tiến trình phát triển lịch sử Hoạt động của con người có 2 mặt:Hoạt động sản xuất - quan hệ của con người với tự nhiên, tác động của conngười tới tự nhiên Hoạt động giao tiếp - quan hệ giữa người với người, trướchết là trong quá trình sản xuất Hai mặt hoạt động này tác động qua lại lẫnnhau, nhưng cái đóng vai trò quyết định trong sự tác động qua lại đó là hoạtđộng sản xuất., toàn bộ lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ sản xuất vật chất
Theo các ông, đầu tiên là con người phải có khả năng sống, sau đó mới
có thể làm ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần Nói cách khác con ngườimuốn sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải tồn tại, phải sống Các ông đãkhẳng định: “Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thứcuống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”.1 Vì vậy, con người phải thamgia vào sản xuất ra những thứ đó Quá trình sản xuất hay quá trình lao động racủa cải vật chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu đầu tiên của con người đã giúp conngười trở thành "Người" theo đúng nghĩa của nó Nhờ lao động, con người đãsản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình và đó là điểm khác biệt giữa conngười và con vật C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, "bản thân con ngườibắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình”.2 Trong quá trình đó, con người làm ralịch sử - xã hội của chính mình
Trong quá trình sản xuất, trước hết con người phải trao đổi chất với tựnhiên, khai thác những sản phẩm có trong tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tốithiểu của mình Sau đó, con người tác động vào tự nhiên không chỉ để khai
1 Sđd Tr 40
2 Sđd, tr 29
Trang 18thác nó, mà còn làm biến đổi bộ mặt của nó, "sản xuất", "chế tạo" thêm nhữngcái mà nó không có Trong quá trình đó, con người tạo ra một thiên nhiên thứhai như là tác phẩm nghệ thuật của chính mình Đó là quá trình biến tự nhiênthuần tuý thành tự nhiên - xã hội Tự nhiên ko phải tĩnh tại, thuần khiết nhưPhoiơbắc nghĩ.
Khi nhu cầu tối thiểu được đáp ứng, trước sự vận động của thực tại và
do tác động của hoàn cảnh, ở cá nhân con người lại xuất hiện những nhu cầumới Nhu cầu này được thực hiện lại xuất hiện những nhu cầu khác cao hơn,tạo cho con người những khả năng sáng tạo hơn để tiếp tục thoả mãn nhu cầu
Nếu không có nhu cầu mới, con người chỉ tự thoả mãn với những "tưliệu" vốn có ban đầu thì đương nhiên, xã hội sẽ dừng lại ở trạng thái khôngphát triển Theo các ông, những nhu cầu mới làm cho cá nhân luôn phát huytính năng động của bản thân, khơi dậy trong họ ý thức tư duy sáng tạo tìm ranhững "phương thức" để thoả mãn nhu cầu: "Bản thân cái nhu cầu đầu tiên đãđược thoả mãn, hành động thoả mãn với công cụ để thoả mãn mà người ta cóđược - đưa tới những nhu cầu mới”.1
Vì vậy, nhu cầu đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội
và quá trình lao động sản xuất để thoả mãn nhu cầu con người là quá trình con
người tạo ra lịch sử xã hội của chính mình Cùng với việc sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con người và sự xuấthiện những nhu cầu mới Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, còn có một "quan hệthứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo
ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con ngườikhác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó
là gia đình”.2
Sự tái tạo ra bản thân con người thông qua việc "sinh con đẻ cái" cũng
là nhu cầu sống còn để duy trì nòi giống và đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình
1 Sđd, tr 40
2 Sđd, tr 41
Trang 19thường của xã hội Bởi lẽ, mỗi một thế hệ không thể tồn tại vĩnh viễn tronglịch sử
Sự tái tạo ra bản thân con người và sự kế tiếp nhau giữa các thế hệ làdòng chảy liên tục, từ quá khứ đến tương lai Thông qua sự phát triển kế tiếpnhau này, hoạt động của con người đã thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa
kế thừa và đổi mới và qua đó, con người tạo ra lịch sử - xã hội của mình: "Lịch
sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất
cả các thế hệ trước để lại” 1
Việc tái sản sinh ra bản thân con người không chỉ đơn thuần để duy trìnòi giống, tái sản xuất ra sức lao động nhằm tiếp tục quá trình sản xuất, màđiều quan trọng hơn là, thông qua việc tái sản sinh ra bản thân con người, cácthế hệ có thể kế thừa những thành tựu của quá khứ để phát triển trong hiện tại
và tương lai
Coi quá trình sản xuất để đáp ứng những nhu cầu đầu tiên nhằm duy trì
sự sống của mỗi cá nhân, cũng như việc "sản xuất" ra đời sống của ngườikhác thông qua việc sinh con đẻ cái là quan hệ cùng tồn tại, C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định: "Như vậy là sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống
của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con, đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan hệ song trùng: một mặt
là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội 2
Trong quá trình lao động sản xuất, con người không chỉ tác động vào
tự nhiên, mà còn tác động lẫn nhau và nhờ vậy, hình thành nên các quan hệ xã
hội C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Ngay từ đầu, đã có mối liên hệ vật chất giữa
người với người, mối liên hệ này bị quy định bởi những nhu cầu và phương
1 Sđd, tr 65
2 Sđd, tr 42
Trang 20thức sản xuất và cũng lâu đời như bản thân loài người, - một mối liên hệ không ngừng mang những hình thức mới, và do đó, là “lịch sử” 3
Bằng hoạt động thực tiễn và lao động sản xuất ra "thế giới vật thể", cảitạo giới tự nhiên, con người đã tỏ ra là một sinh vật có tính loài, có ý thức.Với tư cách là một cá thể, một chủ thể có ý thức, con người không tách rờikhỏi môi trường tự nhiên, càng không thể tách khỏi môi trường lịch sử - xãhội Khác với những sinh vật thuần tuý bản năng, con người thực sự là mộtsinh vật - xã hội, đứng trên đỉnh cao của sự tiến hoá giống loài Là một sinhvật, con người cũng có bản năng như mọi sinh vật khác Song, là một sinh vật
- xã hội, con người có ý thức, có năng lực tự giác và sáng tạo - sức mạnh màchỉ riêng con người mới có Ở con người cái sinh vật và cái xã hội thống nhấthữu cơ với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau trong sự sinh thành, pháttriển và hoàn thiện bản chất Người của con người xã hội Nhờ ưu thế của tính
có ý thức, ý thức điều khiển bản năng, nên bản năng của con người không còn
là bản năng thuần tuý như động vật Nó được cải biến theo hướng xã hội hoá,nhân tính hoá để ngày càng có tính Người nhiều hơn
Điều đó có nghĩa là, con người đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại vớihai tư cách con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triểnlịch sử Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng chính con người lại làchủ thể của tất cả những biến đổi to lớn của hoàn cảnh
Với quan niệm đó, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng, không phảilịch sử sử dụng con người như một phương tiện để đạt tới mục đích của mình,
mà lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi những mụcđích nhất định Rằng, con người vừa là tiền đề thường xuyên của lịch sử, vừa
là sản phẩm, là kết quả của lịch sử Con người là sản phẩm của tự nhiên, songchính con người lại là tác giả của tất cả những biến đổi to lớn diễn ra trong tựnhiên Chính con người, bằng hoạt động lao động của mình đã tạo ra những
3 Sđd, tr 43
Trang 21điều kiện sinh sống tự nhiên và xã hội cho mình Con người không chỉ là diễnviên, mà còn là tác giả của vở kịch do mình dàn dựng Hoàn cảnh cũng chỉ cóthể tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh mà thôi.
2.2 Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
Xuất phát từ “tiền đề đầu tiên của lịch sử” - con người “cá nhân hiệnthực” đến việc phân tích mối quan hệ giữa con người và xã hội, mà khía cạnhquan trọng nhất của nó là khía cạnh vật chất, rồi từ đó, trình bày những quanđiểm duy vật về lịch sử với tư cách một hệ thống cùng những khái niệm đặcthù của nó, có thể nói, là một nội dung cốt lõi của “Hệ tư tưởng Đức”
Thuật ngữ, Mác - Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm này rằng, sự giaotiếp về vật chất, trước hết là sự giao tiếp của con người trong quá trình sảnxuất, là cơ sở của bất cứ sự giao tiếp nào khác Những thuật ngữ “hình tháigiao tiếp”, “phương thức giao tiếp”, “quan hệ giao tiếp” được dùng trong tácphẩm biểu thị khái niệm QHSX đã được hình thành ở Mác - Ăngghen tronggiai đoạn này
“Hệ tư tưởng Đức” là tác phẩm ở thời kỳ đầu hình thành quan điểm duyvật về lịch sử, dẫu đây là tác phẩm quan trọng nhất của thời kỳ này Trong tácphẩm, cái mà chúng ta gọi là hệ thống quan điểm duy vật về lịch sử chưađược C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày một cách rành mạch như trong các tácphẩm của giai đoạn sau
Hệ thống ấy có thể được rút lại trong hai nguyên lý quan trọng nhất, hainguyên lý cốt lõi của CNDV lịch sử: nguyên lý về sự phát triển biện chứnggiữa LLSX và QHSX và nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa xã hộicông dân và kiến trúc thượng tầng
Trước khi đề cập đến các nguyên lý trên, Mác - Ăngghen đã đề cập đếnvai trò của sản xuất vật chất quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội.Hai ông đã xuất phát từ con người Con người hiện thực muốn tồn tại phải có
Trang 22những yếu tố thỏa mãn như cầu vật chất (ăn, mặc, ở) Do đó con người phảilao động tạo ra của cải vật chất, “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mớilàm ra lịch sử Nhưng muốn sống…” 1
Sản xuất vật chất chính là yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa con ngườivới con vật Con vật cũng có nhu cầu ăn, ở, tồn tại, nó lấy những điều kiệnthỏa mãn trong tự nhiên, còn con người thì biết sản xuất ra, tạo ra những điềukiện đó để thỏa mãn nhu cầu Tại sao ngày xưa đất rộng người thưa mà conngười vẫn chết đói, do trình độ sản xuất vật chất của con người thấp Nay đất
ít hơn, người đông hơn nhưng trình độ sản xuất vật chất của con người caohơn do vậy đáp ứng được nhu cầu con người cao hơn, “có thể phân biệt conngười với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo…”2 Đây là một phát hiện rất tựnhiên, vừa đơn giản vừa rất vĩ đại của Mác - Ăngghen, tuy nhiên rất nhiềunhà triết học đi trước đã không thể nhận ra nên cứ đi giải thích sự phát triểnlịch sử xã hội bằng tinh thần, bằng ý thức Phát hiện vĩ đại này giống như đãtìm ra được chiếc chìa khóa lý giải sự tồn tại và phát triển của xã hội
Phạm trù LLSX: khái niệm khoa học về LLSX được làm rõ khi phêphán quan điểm duy tâm của Lixtơ về LLSX trong kinh tế học Đây là kháiniệm Mác - Ăngghen kế thừa từ các nhà kinh tế học thế kỷ XVII, XVIII Từviệc đề cập và làm rõ vai trò của sản xuất vật chất, Mác - Ăngghen đã đi xácđịnh vai trò của LLSX trong tác phẩm này Các ông cho rằng, tổng thể cácLLSX quyết định trạng thái của xã hội Sự phát triển của LLSX dẫn tới sựphân công lao động xã hội Tương ứng với sự phân công lao động xã hội làcác hình thức sở hữu Các hình thức sở hữu này lại quy định các hình thức củacác tổ chức xã hội (nhà nước và các hình thái ý thức xã hội)
- Từ việc thấy được vai trò của LLSX, hai ông đã đưa ra nhiều nhữngnhận thức mới, sâu sắc hơn về các quy luật của sự phát triển xã hội Nếutrước kia, các ông coi quan hệ kinh tế là cái quyết định các quan hệ chính trị,
1 Sđd, tr.40
2 Sđd, tr.29
Trang 23pháp quyền, v.v., thì giờ đây, trong “Hệ tư tưởng Đức”, các ông đã xác định
rõ cái quyết định bản thân các mối quan hệ kinh tế ấy và làm nên cơ sở sâu xahơn của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại là các lực lượng sản xuất Rằng,rốt cuộc, sự phát triển của các lực lượng sản xuất không chỉ là cái quyết địnhtất cả những mối quan hệ giữa người với người, mà còn quyết định bướcchuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, caohơn Nếu trước kia, các ông coi sản xuất vật chất là cơ sở của toàn bộ đờisống xã hội thì giờ đây, trong “Hệ tư tưởng Đức”, các ông đã tìm thấy cơ cấunội tại trong sự phát triển của chính cơ sở đó và nhờ vậy, đã giải thích đượcmối quan hệ lệ thuộc giữa các mặt chủ yếu của đời sống xã hội: những lựclượng sản xuất và các quan hệ sản xuất, tổng thể các quan hệ sản xuất vàthượng tầng kiến trúc chính trị, cũng như những hình thái ý thức xã hội
Hai ông đã nhìn thấy vai trò của LLSX trong đời sống xã hội Trước
“Hệ tư tưởng Đức” Mác đã chỉ rõ: con người không thể tự mình quyết địnhhoặc lựa chọn LLSX cho mình Đó là cơ sở của toàn bộ lịch sử của conngười, vì thế con người không thể tùy tiện cắt khúc lịch sử Bất kỳ một LLSXnào cũng đều là sản phẩm tất yếu của các thế hệ trải qua các thời đại lịch sử
mà tích lũy được
Trong “Hệ tư tưởng Đức”, hai ông cho rằng, chỉ cần con người tiếnhành sản xuất vì cuộc sống của mình thì lập tức biểu hiện ra ngay một quan
hệ kép (quan hệ song trùng): Một mặt là quan hệ tự nhiên; Mặt khác là quan
hệ xã hội (là sự hợp tác của nhiều cá nhân) Do đó, hai ông nhận thấy 1phương thức sản xuất nhất định luôn luôn gắn liền với một phương thức hợptác (sự hợp tác của các cá nhân) nhất định hay một xã hội nhất định và do đóthấy rằng: Tổng thể những LLSX mà con người đã đạt được, quyết định trạngthái xã hội các ông nhấn mạnh đến tác dụng quyết định của LLSX
Giữa LLSX và hình thức giao tiếp có mối quan hệ biện chứng, đặctrưng cơ bản nhất của mối liên hệ này là: “Hình thức giao tiếp phù hợp với