hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của các quan hệ vật chất của họ” 1và “chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm… của mình”. Từ những luận điểm trên có thể hiểu kết luận của Mác - Ăngghen: Ý thức là sản phẩm tất nhiên của tồn tại xã hội, bắt nguồn từ tồn tại xã hội, hình thành do nhu cầu của tồn tại xã hội và nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Chỉ như thế nó mới là “tồn tại được ý thức” đặc trưng quan trọng nhất của ý thức xã hội chính là ở chỗ nó là sản phẩm, là kết quả tất yếu của tồn tại xã hội. Là sản phẩm của tư tưởng, ý thức không chỉ là kết quả của quá trình hoạt động của con người, mà quan trọng hơn, kết quả đó cịn có ý nghĩa đối với sự tồn tại của con người. Như thế tức là, với tư cách tồn tại được ý thức, ý thức được sản sinh ra, được tạo ra một cách tất yếu bởi con người và cũng vì sự tồn tại của con người, một cách tất yếu. Đó là tính xã hội của ý thức, là đặc trưng quan trọng nhất của ý thức xã hội (tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân loại, tính thời đại).
Hai khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội được xây dựng trong tương quan với nhau chỉ nhằm vạch ra sự khác biệt chung giữa chúng, giữa cái quy định và cái bị quy định, giữa cái được phản ánh, cái tồn tại, hiện thực, khách quan và cái phản ánh, cái tinh thần, cái chủ quan.
2.5.3. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Mác - Ăngghen đã khẳng định rõ: “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”2 [38].
=> TTXH quyết định YTXH là vì về căn bản nó là cái sản sinh, có năng lực sản sinh ra YTXH, và vì ý thức chỉ có thể được sản sinh ra từ TTXH.
Mác - Ăngghen nêu rõ: “chính con người, khi phát triển sự sản xuất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm của tư duy của mình”. “Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu