1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021

38 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thị Trường Nông Sản Việt Nam Năm 2021
Tác giả Đỗ Lưu Châu Anh, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Lâm Quỳnh Anh, Trần Hiếu Ngân, Vũ Thanh Trúc
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Trang
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 525,99 KB

Nội dung

Những kết quả đã đạt được trong nông sản năm 2021 sẽ là nền tảng quantrọng, tạo đà bứt phá cho hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2022,nhất là trong bối cảnh Hiệp định CPT

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Học phần : Kinh tế vi mô

Họ và tên sinh viên Mã sinh viên

Nguyễn Thị Hoàng Anh KDQT48C1-0019

Hà Nội, Tháng 1/2022

Trang 2

Mục lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG V

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021 4

1.1 Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2021 4

CHƯƠNG 2 5

THỰC TRẠNG NÔNG SẢN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NĂM 2021 5

2.1 Thị trường sản xuất và tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm 2021 5

2.1.1 Thực trạng tình hình sản xuất nông sản Việt Nam năm 2021 5

2.1.2 Tiêu thụ và diễn biến giá một số mặt hàng nông sản chủ đạo 8

2.2 Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản việt nam năm 2021 9

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 9

Trang 3

2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 11

2.2.3 Khó khăn của thị trường xuất khẩu nông sản năm 2021 12

2.3 Thực trạng thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 12

2.3.1 Kinh ngạch nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 12

2.3.2.Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 13

2.3.3 Khó khăn của thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 14

2.3.4 Cán cân thương mại thị trường nông sản Việt Nam năm 2021 14

2.4 Chính sách đầu tư vào thị trường nông sản Việt Nam 2021 14

2.4.1 Quy định mới về cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 14

2.4.2 Phát huy hiệu quả thực thi các Hiệp định Thương mại Tự do trong bối cảnh dịch Covid-19 16

2.5 Tiểu kết 16

2.5.1 Điểm mạnh của thị trường nông sản Việt Nam 2021 16

2.5.2 Điểm yếu của thị trường nông sản Việt Nam 2021 17

2.5.3 Cơ hội 18

2.5.4 Thách thức 19

CHƯƠNG 3 20

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÁO DỠ KHÓ KHĂN CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM 20

3.1 Chính sách của Nhà nước 20

3.1.1 Về tình trạng hàng hóa tắc biên 20

Trang 4

3.2 Chính sách của chuyên gia dành cho doanh nghiệp 24

3.2.1 Phương án tạm thời 24

3.2.2 Phương án lâu dài 24

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 31

Trang 6

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 11 Bảng 2.2 - Giá trị xuất khẩu những nông sản chủ lực 12 Bảng 2.3 - Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 16

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường nông sản luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả vớinhững nước đã đạt đến trình độ phát triển cao Nó là một thành phần quan trọng đốivới tiến trình phát triển kinh tế, đảm bảo việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữacác quốc gia với nhau

Năm 2020, Việt Nam vẫn được nhận định là một quốc gia nông nghiệp lạchậu Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một cường quốcnông nghiệp Tuy nhiên thị trường nông sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhỏ

do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra

Những kết quả đã đạt được trong nông sản năm 2021 sẽ là nền tảng quantrọng, tạo đà bứt phá cho hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2022,nhất là trong bối cảnh Hiệp định CPTPP và EVFTA đang trong giai đoạn triển khaimạnh mẽ, UKVFTA chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2021 và RCEP chính thức

có hiệu lực từ ngày 1/1/2022

Từ những ý nghĩa trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng thị trường nôngsản Việt Nam 2021” là cần thiết và cấp thiết, qua đó, giúp rút ra những giá trị bảnchất, bài học kinh nghiệm, đóng góp cho quá trình tiếp tục xây dựng một thị trườngnông sản Việt Nam vững lạnh trong tương lai

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có rất nhiều nghiên cứu nổi bật trong phạm vi này có thể kể đến như: tác giả VụThị trường châu Á, châu Phi, Bộ Công Thương: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩymạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước khu vực Tây Phi hayPGS TS Ngô Thị Tuyết: Nghiên cứu thương mại nội bộ ngành hàng nông sản giữaViệt Nam và Asean,2017; tác giả Nhân, Trần Quốc, Ikuo Takeuchi: "Phân tíchnguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân

Trang 8

và doanh nghiệp ở Việt Nam." Tạp chí khoa học và phát triển 10.7 (2012):

1069-1077

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng thị trường nông sản Việt Namnăm 2021

Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực tại và nguyên nhân của thịtrường nông sản Việt Nam năm 2021 Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng lý thuyết

để phân tích và đánh giá thực trạng, để từ đó, duy trì những mặt tốt và đề xuất cáchướng đi trong chính sách để đạt được mục tiêu thị trường nông sản Việt Nam pháttriển bền vững hơn trong tương lai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thị trường nông sản Việt Nam về sản xuất, tiêu thụnội địa, xuất khẩu, chính sách đầu tư,…

Về nội dung: Nghiên cứu thị trường nông sản

Về không gian: Tập trung nghiên cứu thị trường nông sản tại Việt Nam vớimột số tỉnh thành cụ thể…

Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường nông sản Việt Namtrong năm 2021

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Để đạt được thông tin trong đề tài chủ yếu sửdụng phương pháp thu thập thông tin số liệu từ nhiều nguồn như: Internet, sách,báo…

Phương pháp phân tích số liệu: Tổng hợp các phương pháp mô tả, trình bày

số liệu: đánh giá, so sánh, tổng hợp để phân tích số liệu

Trang 9

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục phần nội dung tiểuluận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2021

Chương 2: Thực trạng thị trường nông sản Việt Nam năm 2021

Chương 3: Đề xuất giải pháp cho thị trường nông sản Việt Nam trong tươnglai

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM

20211.1 Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam năm 2021

Kết thúc năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước diễn biếnphức tạp của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước đã từng bước vượt qua khókhăn và đạt những kết quả đáng ghi nhận Tổng sản phẩm trong nước trong quýIV/2021 ước tính tăng 5,22%, đưa tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế trong năm

2021 ước tính đạt 2,58% Trong đó, một số mặt hàng đã vượt so với mục tiêu đặt ranhư cao su, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ Tổng kinh ngạch xuất khẩu 10 mặt hàngnông, lâm, thủy sản chủ lực trong năm 2021 ước đạt 42,8 tỷ USD, tăng 14,5% sovới năm 2020 và chiếm 12,7% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóacủa cả nước Trong đó, giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL điều chỉnh giảm so vớitháng trước do nhu cầu cuối năm ở mức thấp khi các nước bước vào các kỳ nghỉ lễ

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÔNG SẢN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NĂM 20212.1 Thị trường sản xuất và tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm 2021

2.1.1 Thực trạng tình hình sản xuất nông sản Việt Nam năm 2021

2.1.1.1 Bối cảnh

Làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng tư đến nay chưa códấu hiệu dừng lại, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng đã đặt ra không ít thách thứctrong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.Sản xuất trồng trọt tuy phải chịu hậu quả nghiêm trọng của thiên tai, bão lũ cuốinăm 2020 nhưng thời tiết năm 2021 tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triểnnên năng suất hầu hết cây trồng tăng khá so với năm 2020

2.1.1.2 Kết quả sản xuất

Trồng trọt tiếp tục khẳng định là ngành sản xuất chủ lực của nôngnghiệp, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡngquốc gia, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn địnhchính trị xã hội đất nước Sản xuất trồng trọt được cơ cấu lại hiệu quả hơn, chuyểnđổi một phần diện tích cây trồng ở vùng không có lợi thế sang cây trồng khác hoặcnuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn đặc biệt là đất trồng lúa Kết quảsản xuất một số loại cây trồng như sau:

a) Cây hàng năm:

Theo số liệu tổng hợp sơ bộ từ các Sở NN-PTNT:

- Cây lúa: Diện tích ước đạt 7,24 triệu ha, giảm khoảng 40 ngàn ha (0,54%)

so với năm 2020 Diện tích giảm chủ yếu do việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sangnuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn Năng

Trang 12

suất trung bình ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha Sản lượng 43,86 triệu tấn, tăng

1,1 triệu tấn (2,58%) so với năm 2020.

Trong đó:

+ Vụ Đông Xuân diện tích 3.007 nghìn ha, giảm 17 nghìn ha; năng suất 68,6tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha; sản lượng 20,62 triệu tấn, tăng 750 nghìn tấn so với năm2020

+ Vụ Hè Thu diện tích 1.954 nghìn ha, tăng 9 ngàn ha; năng suất ước đạt57,0 tạ/ha tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng khoảng 11,14 triệu tấn, tăng gần 400 ngàn tấn

so với năm 2020

+ Vụ Thu Đông diện tích 719 nghìn ha giảm 4 ngàn ha; năng suất 56,1 tạ/ha

tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 4,0 triệu tấn, tăng gần 10 ngàn tấn

+ Vụ Mùa diện tích 1.558 nghìn ha giảm 27 ngàn ha; năng suất dự kiến đạt52,3 tạ/ha tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,1 triệu tấn tăng 400 ngàn tấn

- Cây ngô: Cây ngô không có lợi thế, sản xuất trong nước giá thành cao nêntrong những năm gần đây diện tích, sản lượng luôn giảm Năm 2021 diện tích cònkhoảng 900 ngàn ha giảm 40 nghìn ha (4,2%), sản lượng trên 4,4 triệu tấn giảm

- Cây mía: Năm 2021 diện tích mía toàn quốc đã ổn định trở lại sau 2-3 năm

giảm nhiều, hiện diện tích 180 ngàn ha, tương đương năm 2020, năng suất trungbình 63 tấn/ha, sản lượng ước đạt 11,1 triệu tấn, giảm 430 ngàn tấn (3,7%) so vớinăm 2020

- Cây lạc, đậu tương

Trang 13

Cây đậu tương: diện tích chỉ còn 36 ngàn ha, giảm 5 ngàn ha, sản lượng 57ngàn tấn giảm 7 ngàn tấn so với năm 2020.

Cây lạc: diện tích 160 ngàn ha, giảm 9 ngàn ha, sản lượng 416 ngàn tấn giảm

9 ngàn tấn so với năm 2020

b) Cây lâu năm

- Cây cà phê: Niên vụ năm nay vào tháng 11 mới bắt đầu vào vụ thu hoạch

dự kiến diện tích cà phê ước đạt 694 ngàn ha, năng suất 27 tạ/ha, sản lượng dự kiếnđạt 1,82 triệu tấn tăng 60 ngàn tấn (3,4%) so với năm 2020

- Cây cao su: Năm 2021 dự kiến diện tích cao su tiếp tục giảm còn khoảng

925 ngàn ha, giảm 7 nghìn ha so với năm 2020, diện tích giảm chủ yếu tại các vùngkhông phù hợp cho cây cao su và một số diện tích hết chu kỳ khai thác không táicanh lại Năng suất cao su ước đạt 17,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1,25 triệu tấn, tăng

30 ngàn tấn (2,5%) so với năm 2020

- Cây hồ tiêu: Hồ tiêu sau một thời gian diện tích giảm mạnh còn khoảng

130 nghìn ha, đến năm 2021 giá hồ tiêu phục hồi nên diện tích hồ tiêu cho chiềuhướng chững lại, ổn định diện tích năng suất năm nay đạt 24,5 tạ/ha tăng 0,56tạ/ha, sản lượng đạt 282 nghìn tấn tăng 11 ngàn tấn (4,3%) so với năm 2020

- Cây điều: Diện tích ước đạt 305 ngàn ha, năng suất điều ước đạt 11,8 tạ/hagiảm 0,6 tạ/ha, năng suất điều giảm do vụ hoa thứ 2-3 năm nay bị ảnh hưởng củamưa trái mùa Sản lượng thu hoạch ước đạt 367 nghìn tấn tăng 18,5 ngàn tấn(5,3%) so với năm 2020

- Cây chè: Diện tích khoảng 121 nghìn ha tương đương năm 2020, năng suất

chè ước đạt 98 tạ/ha, sản lượng trên 1,08 triệu tấn, tăng gần 20 ngàn tấn (2%) sovới năm 2020 về cơ cấu giống chè có sự chuyển dịch nhiều sang sản xuất cácgiống chè xanh Tỷ lệ giống mới thay thế các giống chè cũ tăng lên 70% Tuy nhiênhiện nay chè của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý chấtlượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 14

- Cây ăn quả: Diện tích khoảng 1,18 triệu ha, tăng 45 nghìn ha (3,5%) diệntích tăng chủ yếu tập trung ở nhóm cây có múi (cam, quýt, bưởi), xoài, sầu riêng,mít, ổi và bơ Diện tích một số cây chủ lực như sau: xoài đạt 114, nghìn ha, tăng 3nghìn ha, tăng 2,6%; thanh long 71,3 nghìn ha, tăng 6 nghìn ha, tăng 9,2%; chuối148,0 nghìn ha, tăng 0,5 nghìn ha, tăng 0,3%; nhóm cây có múi (cam, quýt, bưởi )263,8 nghìn ha, tăng 6,8 nghìn ha, tăng 2,6%; nhãn, vải, chôm chôm 160,3 nghìn

ha, tăng trên 1 nghìn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020

Về sản lượng một số cây chủ lực: xoài 940 nghìn tấn tăng 46 ngàn tấn(5,3%) so với năm 2020; thanh long 1,38 triệu tấn, tăng 11 nghìn tấn (1%); dứa

733 nghìn tấn, tăng 28 ngàn tấn (4%); cam 1,5 triệu tấn, tăng 360 ngàn tấn (31%),bưởi đạt 992 nghìn tấn, tăng 60 ngàn tấn (6,4%); vải 373 nghìn tấn, tăng 58 ngàntấn (18%); nhãn 608 nghìn tấn, tăng 40 ngàn tấn (7%), Riêng chôm chôm 309nghìn tấn, giảm 3,7%, nguyên nhân giảm là do người dân phá bỏ một số diện tíchgià cỗi cho sản lượng thu hoạch thấp

Những năm qua, việc rải vụ trái cây đã được các tỉnh Đồng bằng Sông CửuLong quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tương đối tốt

2.1.2 Tiêu thụ và diễn biến giá một số mặt hàng nông sản chủ đạo

2.1.2.1 Cây hàng năm:

Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong mấy tháng đầu năm 2021, lượng tiêu thụ củathị trường Trung Quốc có xu hướng giảm gây ra nhiều khó khăn cho các nhà máysắn Việt Nam Tồn kho sắn cao hơn kế hoạch hàng năm, trong khi tình hình dịchCovid 19 tại Việt Nam và trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, đã gây nên sức

ép đối với các nhà máy có tiềm lực tài chính trung bình Nguồn cung sắn tươinguyên liệu của Việt Nam giảm, khiến cho sản lượng tinh bột sắn liên tụcgiảm, trong khi thị trường sắn lát khô của Việt Nam vẫn ổn định

Trang 15

Lúa gạo: Tại thị trường trong nước, giá lúa lại có xu hướng giảm sau một vụmùa bội thu Trong quý II, Giá gạo trong nước giảm do vào vụ thu hoạch Trongtháng 6, giá gạo Việt Nam đạt 493 USD/tấn vào đầu tháng và giữ nguyên mức này.Đối với giá gạo trong nước, nguồn cung nội địa tiếp tục tăng khi nông dân các tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa vụ Hè thu Trong quý III, Tạinhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Cần Thơ, An Giang giá lúakhá ổn định thì ở Bạc Liêu, Tiền Giang, Đồng Tháp giá lúa đã tăng trở lại Mặc

dù giá gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá lúa tươi và lúa khô tại thị trường nội địa vẫnổn định

2.1.2.2 Cây lâu năm:

Thị trường cà phê: Quý I/2021, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa biếnđộng không đồng nhất Cuối tháng 1/2021, giá cà phê Robusta ở mức 31.500đồng/kg, sau đó tăng lên mức 33.100 đồng/kg cuối tháng 2/2021, nhưng giảmxuống 32.900 đồng/kg cuối tháng 3/2021 Xu hướng tăng giá kéo dài sang cả tháng7/2021 Ngày 28/7/2021, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng theo giá thế giới Tạicảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê tăng 6,8% so với ngày30/6/2021, lên 39.400 đồng/kg Tính chung quý III, giá cà phê tăng khoảng 12% ởcác tỉnh Tây Nguyên nhờ giá thế giới tăng mạnh

Hạt tiêu: Niên vụ 2020/21, sản lượng hạt tiêu của cả nước dự kiến sẽ giảmmạnh, nhưng xu hướng sản xuất theo hướng bền vững gia tăng ở nhiều nơi Sangtháng 4/2021 giá có xu hướng giảm Ngày 28/4/2021, giá hạt tiêu tại thị trường nộiđịa phổ biến ở mức 64.000 – 69.000 đồng/ kg, giảm 8,0 – 10,5% so với ngày30/3/2021

Tuy nhiên, sang tháng 7, giá tiêu có xu hướng ổn định hoặc giảm nhẹ Tạicác tỉnh Tây Nguyên giá tiêu đen dao động ở mức 72.500 – 75.500 đồng/kg tínhđến ngày 12/7, giảm 500 – 1.000 đồng/kg so với cuối tháng trước

Trang 16

2.2 Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản việt nam năm 2021

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

Từ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021,ngành xuất khẩu nông sản đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu pháttriển đạt và vượt kế hoạch đề ra, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nềnkinh tế nhà nước Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt mức cao kỷlục 48,6 tỷ USD (trong khi kế hoạch được giao ban đầu là 42 tỷ USD)

Nghìn tấn, triệu USD

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáHàng rau

Trang 17

Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn, thách thức đếnhoạt động xuất khẩu Đặc biệt trong quý 3, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùngphát mạnh ở nhiều địa phương đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng – tiêu thụ và ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu cả nước Tuy nhiên, tính chungnăm 2021, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, nhiều mặt hàng xuấtkhẩu nông sản tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.

Bảng 2.2 - Giá trị xuất khẩu những nông sản chủ lực

Trong năm 2021, kinh ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt 21,49 tỷUSD, tăng 13,5% so với năm 2020, trong đó những mặt hàng có giá trị xuất khẩutăng là: Rau quả đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6%; hạt điều đạt 3,63 tỷ USD, tăng 13,6%

; gạo đạt 3,27 tỷ USD, tăng 7,2% ; cao su đạt 3,24 tỷ, tăng 36,2% ; cà phê đạt 2,99

tỷ USD, tăng 5,9% ; hồ tiêu đạt 0,94 tỷ, tăng tới 44% do giá tiêu xuất khẩu tăng tới54% dù khối lượng tiêu xuất khẩu giảm gần 9% Như vậy, giá trị xuất khẩu nhiềumặt hàng nông sản năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước không chỉ do lượngtăng mà còn do giá xuất khẩu tăng

Trang 18

2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Namđược mở rộng theo hướng đa dạng hoá, xuất khẩu nông sản một cách bềnvững, nâng cao giá trị sản phẩm Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam ngày càngchinh phục được khách hàng các nước trên thế giới, nhất là các thị trường khó tínhnhờ chiến lược mới, chú ý đến chất lượng và đi sâu vào chế biến

Nông sản Việt Nam cũng ngày càng được ưa chuộng tại châu Âu TạiĐức, Việt Nam hiện là nguồn cung hạt điều số 1 nhờ sản lượng ổn định và chấtlượng đảm bảo Việt Nam cũng là nguồn cung cà phê lớn nhất tại thị trường Nga vàđứng thứ 2 ở thị trường này về kim ngạch sau Brazil

2.2.3 Khó khăn của thị trường xuất khẩu nông sản năm 2021

2.2.3.1 Khó khăn trong hoạt động sản xuất nông sản

Dịch bệnh khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải tạm ngừng sản xuất, kinhdoanh và chỉ mở cửa khi có thông báo chính thức của Chính phủ, người lao độngcũng không được phép đi làm, thu nhập giảm sút, Bên cạnh đó, việc đóng cửabiên giới, hạn chế giao thương cũng là yếu tố ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3.2 Khó khăn trong hoạt động vận chuyển và bãi chứa Container

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành logistics toàn cầu trong

đó có Việt Nam gây ra một số khó khăn như: Ùn tắc trên các tuyến vận tảicontainer, thiếu container trên diện rộng từ năm 2020 đến 2021 và hiện nay vẫnđang ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam Đối với ngành nông sản, trước lànsóng lần thứ 4 của đại dịch Covid-19 đã khiến cho cước phí vận chuyển sang cácquốc gia như châu Âu, Hoa Kỳ… tăng cao

Trang 19

2.3 Thực trạng thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

2.3.1 Kinh ngạch nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nônglâm thuỷ sản 11 tháng năm 2021 ước khoảng 39,2 tỷ USD, tăng 39,0% so với cùng

kỳ năm 2020 Đây cũng là năm có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao nhất từ trước tớinay

Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 24,9 tỷ USD,tăng 54,2%; trừ nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi không tăng, đạt trên 3,1 tỷUSD, còn nhóm hàng thủy sản ước khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 11%, nhóm lâm sảnchính khoảng 2,88 tỷ USD, tăng 18,6% và nhóm đầu vào sản xuất trên 6,6 tỷ USD,tăng 33,6%

Nghìn tấn, triệu USD

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáHàng rau

Bảng 2.3 - Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021

2.3.2.Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến giữa tháng 12, Việt Nam đã chikhoảng 4,119 triệu USD để nhập khẩu 2,83 triệu tấn điều thô - con số cao nhất lịch

sử sau nhiều năm nước ta xuất nhập khẩu điều

13

Ngày đăng: 17/01/2022, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Thanh Nguyễn. 2 điểm yếu “chí mạng” khiến thương hiệu nông sản Việt chìm nghỉm. Tạp chí Tổng cục Hải quan. Truy cập ngày 09/01/2022 tại:https://haiquanonline.com.vn/2-diem-yeu-chi-mang-khien-thuong-hieu-nong-san-viet-chim-nghim-113955.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: chí mạng
1. Cục Công Thương địa phương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại. Bản tin thị trường sản phẩm nông nghiệp. Truy cập ngày 08/01/2022 tại:https://sct.hanam.gov.vn/PublishingImages/Pages/02-19-2021/09-38-13/TTSPNN_so_01-2021_compressed.pdf Link
3. Lê Thị Hoài Xuân. Báo cáo thị trường gạo quý I, II, III. Vietnambiz. Truy cập ngày 08/01/2022 tại:(i) https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/4/21/bao-cao-thi-truong-gao-qui-i-2021-161897551935397345073.pdf(ii) https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/7/19/bao-cao-thi-truong-gao-quy-ii-2021-1-16267068259821995043610.pdf(iii) https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/10/19/bao-cao-thi-truong-gao-quy-iii-2021-16346409772221339930647.pdf Link
4. Trần Đức Quỳnh và Văn Thị Minh Hằng. Báo cáo thị trường cà phê quý I, II, III . Vietnambiz. Truy cập ngày 08/01/2022 tại:(i) https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/4/22/bao-cao-ca-phe-qui-i-2021-1-16190570614701295485147.pdf Link
5. Chu Khôi. Bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021. Truy cập ngày 8/1/2022 tại:(i) https://vneconomy.vn/buc-tranh-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-nam-2021.htm(ii) http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Xuat-khau-nong-lam-thuy-san-dat-hon-43-ty-USD/454938.vgp Link
6. Tâm An.Thị trường nhập khẩu nông sản xuất hiện những con số đột biến gây choáng. Truy cập ngày 12/1/2022 tại: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/nhap-khau-nong-san-xuat-hien-nhung-con-so-dot-bien-gay-choang-803565.html Link
7. Số liệu nhập khẩu các tháng năm 2021.Truy cập ngày 10/1/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/so-lieu-xuat-nhap-khau-cac-thang-nam-2021/ Link
8. Lê Bền- Tùng Đinh. Một năm đáng tự hào của ngành nông nghiệp.Truy cập ngày 12/1/2022 tại: https://nongnghiep.vn/mot-nam-dang-tu-hao-cua-nganh-nong-nghiep-d312123.html Link
9. Xuất khẩu nông sản vượt qua thách thức giữ đà tăng trưởng.Truy cập ngày 12/1/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/xuat-khau-nong-san-vuot-qua-thach-thuc-giu-da-tang-truong/ Link
10. Chu Khôi. Nhập siêu gần 600 triệu USD trong năm 2021.Truy cập ngày 12/1/2022 tại: https://vneconomy.vn/nhap-sieu-gan-600-trieu-usd-trong-nam-2021-nganh-dieu-dut-chuoi-xuat-sieu-sau-30-nam.htm Link
11. Nha Le. Nông nghiệp Việt Nam và TPP. Academia.edu. Truy cập ngày 09/01/2022 tại: https://www.academia.edu/27276349/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_Vi%E1%BB%87t_Nam_v%C3%A0_TPP Link
12. Cát Nhiên. Áp dụng dây chuyền công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản. Báo Quảng Bình. Truy cập ngày 09/01/2022 tại: https://baoquangbinh.vn/kinh- te/202009/cong-ty-tnhh-dien-hong-ap-dung-day-chuyen-cong-nghe-cao-nang-tam-gia-tri-nong-san-2181338/ Link
13. Nguyễn Thanh. Đông Triều: Thúc đẩy trồng trọt theo quy mô lớn. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 09/01/2022 tại:https://vaas.vn/vi/nong-nghiep-trong-nuoc/dong-trieu-thuc-day-trong-trot-theo-quy-mo-lon Link
14. Theo VOV. Chuyên gia kinh tế chỉ ra nhiều điểm nghẽn của nông sản Việt. Truy cập ngày 09/01/2022 tại: https://vca.org.vn/chuyen-gia-kinh-te-chi-ra-nhieu-diem-nghen-cua-nong-san-viet-a20070.html Link
16. Nguyễn Minh Sơn. Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Truy cập ngày 7/1/2022 tại: http://117.3.71.125:8080/dspace/bitstream/DHKTDN/5384/1/C%c3%a1c%20gi%e1%ba%a3i%20ph%c3%a1p%20kinh%20t%e1%ba%bf Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 - Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 - ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021
Bảng 2.1 Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 (Trang 16)
Bảng 2.2 - Giá trị xuất khẩu những nông sản chủ lực - ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021
Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu những nông sản chủ lực (Trang 17)
Bảng 2.3 - Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 2.3.2.Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 - ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021
Bảng 2.3 Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực năm 2021 2.3.2.Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021 (Trang 19)
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w