Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021 (Trang 27 - 31)

2.3.2 .Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam năm 2021

3.1. Chính sách của Nhà nước

3.1.1. Về tình trạng hàng hóa tắc biên

3.1.1.1. Nâng cao hiê ̣u quả thực thi các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch nhằm đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu

Phát triển sản xuất cơng nghiệp

Tập trung đẩy nhanh q trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đởi số. Triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành nhằm thực hiện chiến lược đổi mới cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu đem lại GTGT cao để bù đắp cho những mặt hàng tăng trưởng thấp.

Thực thi hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, đề án đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây phải được coi là một trong những chính sách then chốt nhằm huy động và thu hút nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển cơng nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp và hạ tầng công nghiệp là có hạn.

Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với việc thực hiện các chiến lược, đề án, kế hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu đặc biệt là trong một số lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên, phụ liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.

Phát triển sản xuất nơng nghiê ̣p

Xây dựng và giám sát tuân thủ quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp tại mỗi địa phương, có chính sách tích tụ ruộng đất nhằm xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh lớn, bên cạnh chính sách khuyến khích các doanh 105 nghiệp đầu tư vào khâu chế biến

Doanh nghiệp ở các tỉnh, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện tốt các Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng trồng rau an toàn và cây ăn quả chủ lực, cũng như hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương đầu tư phát triển quy hoạch cải tạo vườn tạp thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến hàng nông sản xuất khẩu, theo hướng xây dựng các mơ hình vùng sản xuất tập trung ứng dụng Quy phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP), vùng chun canh sản xuất nơng nghiệp an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Nghiên cứu ban hành chính sách và triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất thành các tổ chức sản xuất đủ lớn, có điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Tăng cường xây dựng các mối liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn

Các Bộ, ngành chức năng cần phối hợp với địa phương, các doanh nghiệp thực thi các biện pháp giám sát an tồn thực phẩm hàng nơng sản cung cấp ra thị trường, tăng cường kiểm dịch, kiểm tra chặt chẽ 100% lô hàng xuất khẩu và ưu tiên cho những vùng sản xuất nơng nghiệp an tồn đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

3.1.1.2. Giải pháp phát triển thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại

Trước hết, đối với phát triển thị trường xuất khẩu, cần tăng cường theo dõi, nghiên cứu diễn biến tình hình thị trường thế giới và phân tích, đánh giá tác động tới xuất khẩu của Việt Nam; phân tích, đánh giá tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Thành lập các cơ sở dữ liệu chính thống để cung cấp thơng tin thị trường kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước. Cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc xây dựng kênh phản ứng nhanh để giải quyết nhanh nhất các vướng mắc, khiếu nại về xuất nhập khẩu.

Đổi mới tư duy và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu. Cần tập trung hơn nữa cho các hoạt động xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực Châu Á, từ đó giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại, nhất là với Trung Quốc.

Đẩy mạnh XTTM cả ở cấp chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp; đổi mới triển khai hoạt động XTTM theo hướng theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài; chú trọng các chương trình XTTM dài hơi (thời gian một vài năm) hướng vào một mặt hàng, một thị trường trọng điểm cho tới khi đạt kết quả cụ thể; ứng dụng thương mại điện tử trong XTTM.

3.1.1.3. Giải pháp hoàn thiê ̣n hê ̣ thống chính sách thương mại, các quy định, tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều chỉnh các chính sách thương mại nơng sản, chính sách nơng nghiệp phù hợp với cam kết của WTO

Việt Nam sẽ có cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư nước ngồi rất lớn sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt nếu có các chính sách thu hút FDI phù hợp, do vậy, tập

trung kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án quan trọng trong danh mục dự án trọng điểm kêu gọi FDI. Đồng thời, không thu hút và cấp phép đầu tư cho các dự án có nguy cơ gây ơ nhiễm cao để đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và thân thiện môi trường.

Cần tiến hành nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh các chính sách thương mại nơng sản và chính sách cơng nghiệp trong nước không bị vi phạm các cam kết của WTO đối với các khoản hỗ trợ gộp tối thiểu (AMS)

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu để triển khai áp dụng linh hoạt các công cụ tự vệ đặc biệt, trợ cấp đối kháng, các biện pháp kiểm dịch động thực vật hay các biện pháp liên quan đến môi trường, an ninh quốc gia... không trái với quy định của WTO để bảo vệ những ngành sản xuất nông sản trong nước trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nông sản nhập khẩu từ các nước.

Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng tránh các rào cản kỹ thuật do các nước áp dụng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Tiến hành nghiên cứu các rào cản kỹ thuật mà các quốc gia khác có thể áp đặt đối với Việt Nam, qua đó Việt Nam có thể có những phương án phịng tránh hiệu quả và chủ động. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.

Cần xác định rõ nông dân, nông nghiệp, nông thôn là “nền móng, là rườm cột” trong việc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì lẽ đó Nhà nước cần tập trung:

Tiếp tục đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn một cách đồng bộ, dứt điểm trong đó bao gồm: đường xá, cầu cống, thủy lợi, điện, đê điều, kiên cố hóa kênh mương, nước tưới tiêu, vệ sinh môi trường nông thôn...

Tiếp tục phát hành cơng trái cơng trình, trái phiếu Chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn.

Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn theo định hướng xuất khẩu.

Xây dựng nhà máy công nghiệp chế biến nông sản gần với vùng nguyên liệu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện sản xuất hàng nơng sản theo quy hoạch. Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích nơng dân sản xuất nơng sản, hàng hóa theo quy hoạch đã được phê duyệt và có chế tài đủ mạnh để xử phạt đối với các hộ nông dân vi phạm quy hoạch.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2021 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)