Tính cấp thiết của đề tài Nguồn lực con người luôn có vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh thế kỉ XXI, khi thế giới đang dần chuyển sang nền kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN
KHOA KIẾN TRÚC -MTCN
; YERSIN UNIVERSITY
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Phương Thảo
h viên thực hiện : Phạm Trường Sơn
: Kiến trúc K18 MSSV :12105008
Lâm Đồng, tháng 9 năm 2021
S
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT KHOA KIẾN TRÚC -MTCN
TIỂU LUẬN
điểm triết học Mác- Lênin về con người và quá trình
uồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Giảng viên hướng dẫn :
Nguyễn Thị Phương Thảo
Sinh, viên thực hiện : Phạm Trường Sơn
ớp : Kiến trúc K18 MSSV: 12105008
Lâm Đồng, tháng 9 năm 2021
Đề tài: Qu
xây dựng
Trang 3MỤC LỤC
1 LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2 NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CON NGƯỜI
2.1.1 Bản chất con người trong triết học Mác - Lênin 3 2.1.2 Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2 VẬN DỤNG XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1 Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam 9 2.2.2 Hạn chế của nguồn lực con người Việt Nam 10 2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế nguồn nhân lực
2.2.4 Giải pháp khắc phục và nâng cao nguồn nhân lực con người
3 KẾT LUẬN
15
4 TƯ LIỆU THAM KHẢO
16
Trang 41 LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lực con người luôn có vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh thế kỉ XXI, khi thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó Phát triển nguồn lực con người là xu hướng phát triển của thế giới, đó cũng là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam để tiến tới hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thực tế đã chứng tỏ rằng nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì nền kinh tế của Việt Nam chưa thể thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu
Vì lí do đó, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần phải xem xét, đánh giá nguồn nhân lực hiện tại ở Việt Nam đang bộc lộ những ưu điểm hay những hạn chế nào để xây dựng chính sách phát triển bền vững, nâng cao chất lượng lao động, phát huy sức mạnh của nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với tư tưởng Mác-Lênin là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những chính sách, tầm nhìn chiến về nguồn lực con người
ở Việt Nam
Ý thức được tầm quan trọng của con người với sự phát triển của quốc gia vô
cùng cấp thiết, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Quan điểm triết học Mác- Lênin về
con người và quá trình xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Mục đích của đề tài là đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát huy cũng như khắc phục những hạn chế về nhân tố con người Việt Nam
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người
Đặc điểm nguồn lực con người tại Việt Nam và làm rõ nguyên nhân gây hạn chế
Đưa ra các giải pháp khắc phục
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng không tranh khỏi sai sót, kính mong thầy/cô góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 62 NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CON NGƯỜI
2.1.1 Bản chất con người trong triết học Mác - Lênin
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa
là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh Con người là một thực thể
“song trùng” tự nhiên và xã hội Hai yếu tố này gắn kết với nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai góc độ sau đây:
+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn
về sự tiến hóa
+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của loài người; ngược lại sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động lại môi trường tự nhiên làm biến đổi môi trường đó Đây chính
là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người và các tồn tại khác của tự nhiên
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các góc độ sau:
Trang 7+ Loài người không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa của tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội Mác nhiều lần so sánh con người với các loài động vật có bản năng gần giống con người và ông chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ con người mới có thể làm ra tư liệu sản xuất, con người biết biến đổi tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, Trong đó nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất là nhân tố lao động, chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua các loài động vật khác để tiến hóa thành người Đó là phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ
đó mà hoàn chỉnh được học thuyết về nguồn gốc con người
+ Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội Chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với
tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương
về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội ) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới
Trang 8hữu sinh Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là
sử - xã hội C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho
người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục cái học
rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà
cần phải được giáo dục" Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen
cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc
và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của
lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng
việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và
muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo
của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của
cách có ý thức bấy nhiêu" Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con
gia hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên,
đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào
kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực
mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên
mục đích của mình
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con
Trang 9người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh
Trang 10một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương
hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển
trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới
chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh
giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người
2.1.2 Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Một số khái niệm
- Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn
bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế
- Hiện đại hóa: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản
lí kinh tế - xã hội
- Nguồn lực nhân lực: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Vai trò của nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới đất nước của nền kinh tế Việt Nam
- Sự thành công của quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có những nguồn lực cần thiết như: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng với mức độ khác nhau trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định
Trang 11- Vai trò nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế của những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Mỹ Ngày nay, đối với những nước lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ hiện đại của các nước phát triển Nhưng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mà không cần tính đến yếu tố con người, còn nhớ rằng công nghệ tiên tiến của nước ngoài khi được tiếp thu
sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí thậm chí bị phá hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của con người khi sử dụng chúng Đó là một điều rất đáng lưu ý
- Như mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào nguồn lực con người và do nguồn lực này quyết định bởi những lí do sau:
+ Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng, chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi được kết hợp với nguồn lực con người thông qua hoạt động có ý thức của con người Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy có trí tuệ và có ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác và gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa phát triển kinh tế Các nguồn lực khác đều là khách thể chịu sự cải tạo và khai thác của con người, vì thế cho nên hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích con người nếu
họ biết cách tác động và chi phối Do đó trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại
+ Thứ hai, các nguồn khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi
đó nguồn lực con người là vô tận Nó không chỉ tái sinh và tự sinh sản về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lí
Đó là cơ sở làm làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển không ngừng, nhờ vậy con người đã biết làm chủ tự nhiên, khám phá ra
Trang 12nhiều nguồn tài nguyên mới, phát minh ra nhiều công cụ sản xuất
xã hội chuyển từ thấp đến cao
+ Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghiệp hiện đại đang dẫn nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển và vận động đến nền kinh tế của trí tuệ Gìơ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức mà nhờ nó con người có thể sáng tạo ra những người máy “ bắt chước’’ hay “phỏng theo’’ những đặc tính trí tuệ của chính con người Rõ ràng là bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi thần kỳ trước cả quá trình phát triển của mình
+ Thứ tư, kinh nghiệm nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của phát triển kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối chính sách cũng như cách tổ chức thực hiện của con người Cơ cấu lao động cần cho quá trình phát triển kinh tế phải bao gồm : các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề Nếu không có các nhà chính khách, các học giả thì khó có thể có được những chiến lược những chính sách phát triển đúng đắn Nếu không có các nhà kinh doanh thì cũng sẽ không có những người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn nhân lực công nghệ Sự thiếu vắng, kém cỏi của một trong các bộ phận cấu thành nhân lực trên sẽ có hại cho quá trình phát triển kinh tế đất nước
Qua toàn bộ phân tích trên đây, ta có thể đi đến kết luận rằng nguồn lực con người có vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình phát triển kinh tế đất nước Do vậy, muốn phát trriển kinh tế thành công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, văn hóa, y tế, giáo dục ở Việt Nam nhằm phát triển nguồn lực con người Đây là nhiệm vụ lớn nhất và cũng được coi là khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay
Trang 132.2 VẬN DỤNG XÂY DỰNG NGUỒN Lực CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.2.1 Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tăng trưởng nhanh
Việt Nam có dân số đông hơn 92 triệu người (2021), đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 54,4 triệu người chiếm 58,6% dân số cả nước Do nguồn lực tăng nhanh nên hằng năm có them 1 triệu người gia nhập vào thị trường lao động Vì vậy, có thể nói Việt Nam là một trong các quốc gia sở hữu nguồn nhân lực trẻ, và đó là một lợi thế trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện
Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam là khá cao Trong những năm qua do Đảng và nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt 0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao Trong công tác giáo dục nghề nghiệp, cả nước ước tuyển sinh dạy nghề được 1.974,84 nghìn người, đạt 91,8% kế hoạch năm và bằng 99,7% so với năm 2015; ước tốt nghiệp học nghề năm 2016 đạt trên 1.880 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 53%
Phẩm chất con người lao động Việt Nam