Top 10 tài liệu tham khảo đầy đủ và chi tiết nhất về chủ đề liên minh châu âu

Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu được xem là một trong những liên minh có quyền lực lớn nhất trên thế giới. Liên minh này sẽ bao gồm các quốc gia ở Châu Âu và mang lại những lợi ích to lớn về cả kinh tế, chính trị và xã hội cho các nước thành viên. Đặc biệt, công dân của các nước trong khối EU cũng sẽ có những đặc quyền riêng nhờ vào quyền công dân EU 

Sau đây, 123doc xin chia sẻ tới quý độc giả top 10 tài liệu tham khảo hay và chi tiết nhất về chủ đề Liên minh Châu Âu để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu kỹ càng hơn về lĩnh vực này!

I. 10 bài viết về chủ đề Liên minh Châu Âu

1. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu và mối quan hệ với Việt Nam

Trên thế giới có rất nhiều tổ chức và liên minh khác nhau cả về lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học… nổi bật trong số đó là Liên minh châu Âu EU. Tài liệu dưới đây sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích về lịch sử hình thành, quá trình phát triển cũng như mối quan hệ hợp tác giữa EU với nước ta. Xin mời bạn đọc cùng tải về và tham khảo.

Sự ra đời của Liên minh Châu Âu và mối quan hệ với Việt Nam
Sự ra đời của Liên minh Châu Âu và mối quan hệ với Việt Nam

Download tài liệu

2. Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu EU chắc hẳn không còn trở nên xa lạ đối với quý bạn đọc nói chung cũng như các em học sinh nói riêng phải không nào? Tổ chức này được thành lập nhằm mục đích xây dựng và phát triển một khu vực tự do để lưu thông hàng hóa, con người, tiền vốn và dịch vụ giữa các nước thành viên. Qua đó tăng cường sự hợp tác và liên kết về nhiều mặt khác nhau trong đời sống xã hội.

Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh Châu Âu (EU)

Download tài liệu

3. Liên minh Châu Âu EU- Lịch sử hình thành thể chế hoạt động và góc nhìn về ASEAN

Bạn đọc đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm cho mình một tài liệu tham khảo hay và đúng chuẩn về chủ đề Liên minh Châu Âu EU thì đừng bỏ qua tài liệu mà chúng mình giới thiệu ngay sau đây nhé. Với nội dung đầy đủ, chi tiết cùng với cách trình bày khoa học, rõ ràng, chắc chắn tài liệu sẽ không làm cho quý bạn đọc phải thất vọng!

Liên minh Châu Âu EU- Lịch sử hình thành thể chế hoạt động và góc nhìn về ASEAN
Liên minh Châu Âu EU- Lịch sử hình thành thể chế hoạt động và góc nhìn về ASEAN

Download tài liệu

4. Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu với khu vực Đông Bắc Á

Luận văn dưới đây đã được tác giả nghiên cứu và thực hiện một cách sâu kỹ nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Bắc Á nói riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với nước ta.

Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu với khu vực Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu với khu vực Đông Bắc Á

Download tài liệu

5. Chính sách ngoại giao của Liên minh Châu Âu

Chính sách ngoại giao của Liên minh Châu Âu ngày càng tăng lên sau mỗi lần mở rộng lãnh thổ của mình. Đặc biệt là việc thay đổi chính sách ngoại giao với các nước láng giềng cũng như thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước mới trên toàn thế giới. Sau đây là tài liệu về chính sách ngoại giao của Liên minh Châu Âu, xin mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chính sách ngoại giao của Liên minh Châu Âu
Chính sách ngoại giao của Liên minh Châu Âu

Download tài liệu

6. Liên minh Châu Âu- Mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung của tài liệu sẽ bao gồm 2 chương chính như sau:

  • Chương 1: Liên minh Châu Âu- Một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ
  • Chương 2: Liên minh Châu Âu là một mô hình hợp tác khu vực thành công nhất trên thế giới hiện nay.
Liên minh Châu Âu- Mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay
Liên minh Châu Âu- Mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay

Download tài liệu

7. Mô hình thể chế của Liên minh Châu Âu

Bộ máy tổ chức của EU chính là sự kết hợp và pha trộn giữa bộ máy của các tổ chức quốc tế truyền thống và tổ chức bộ máy Nhà nước của các quốc gia hợp bang. Đặc biệt điều này còn được thể hiện trong chính chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án Châu Âu. Nội dung chi tiết của vấn đề này được thể hiện qua bài viết sau đây, xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Mô hình thể chế của Liên minh Châu Âu
Mô hình thể chế của Liên minh Châu Âu

Download tài liệu

8. Chứng minh luật liên minh Châu Âu không phải luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế

Liên minh Châu Âu chính là tổng thể của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được ban hành trực tiếp đối với các quốc gia thành viên, các cơ quan, thể nhân và thiết chế trong liên minh. Nguồn luật của liên minh châu âu được biểu hiện dưới 3 hình thức là Luật gốc, luật phái sinh và án lệ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, xin mời quý bạn đọc tham khảo tài liệu sau.

Chứng minh luật liên minh Châu Âu không phải luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế
Chứng minh luật liên minh Châu Âu không phải luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế

Download tài liệu

9. Bài 7: Liên minh Châu Âu EU

Tài liệu tham khảo dưới đây là bài giảng bài 7 Liên minh Châu Âu EU với nội dung về vấn đề Hợp tác, liên kết để cùng phát triển. Đây được xem là một trong những nội dung khá quan trọng mà các em học sinh cần phải chú trọng. Vậy nên hãy cùng truy cập và tìm hiểu ngay nguồn tài liệu này để có thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nhé.

Bài 7: Liên minh Châu Âu EU
Bài 7: Liên minh Châu Âu EU

Download tài liệu

10. Đề cương môn học Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu EU

Để có thể đạt được kết quả học tập thật cao sau mỗi giờ học, học sinh cần phải ôn luyện và củng cố lại kiến thức của mình thông qua việc làm đề cương cho môn học đó. Đề cương càng được làm cụ thể và chi tiết bao nhiêu sẽ càng giúp cho quá trình ôn luyện của các bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Dưới đây là nội dung chi tiết của đề cương môn học, xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

Đề cương môn học Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu EU
Đề cương môn học Sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu EU

Download tài liệu

100+ Tài liệu về liên minh Châu Âu hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Liên minh châu Âu (EU) và những điều cần biết

1. Mục đích thành lập

– Liên minh Châu Âu (EU) được thành lập nhằm mục đích tạo ra một thị trường chung thống nhất thông qua việc phát hành một đồng tiền chung và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước để xây dựng một hàng rào thuế quan thống nhất với những hàng hoá từ ngoài vào.

– Đồng thời hạn chế và xóa bỏ đối với việc tự do di chuyển sức lao động hàng hoá dịch vụ, qua đó tăng cường liên kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong quá trình xây dựng Châu Âu trở thành một liên minh mạnh trong nền kinh tế của thế giới.

– Tuy nhiên để có thể đạt được mục tiêu này thì EU cần phải đưa ra một hệ thống thể chế nhằm thực hiện việc hoạch định, giám sát và đIều hành. Hệ thống này sẽ bao gồm những cơ quan chính của EU đó là Uỷ ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu , Tòa án Châu Âu và tòa kiểm toán. Cùng với đó là một số bộ phận khác được thiết lập để hỗ trợ cho các cơ quan trên như Ủy ban khu vực và Ủy ban kinh tế- xã hội.

2. Bộ máy tổ chức của Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu (EU) có 4 cơ quan chính là:

– Thứ nhất, Hội đồng bộ trưởng

  • Hội đồng Bộ trưởng được biết đến là cơ quan lãnh đạo tối cao nhất của Liên minh Châu Âu EU.
  • Hội đồng Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những chính sách lớn trong quá trình hoạt động của EU, mỗi Bộ trưởng sẽ đại diện cho các nước thành viên khác nhau. Bên cạnh đó thì mỗi nước sẽ luân phiên nhau để làm Chủ tịch trong thời gian 6 tháng/ 1 nhiệm kỳ. 
  • Giúp việc cho Hội đồng Bộ trưởng sẽ có Ban tổng thư ký và Uỷ ban Đại diện Thường trực.
  • Từ năm 1975 trở đi thì người đứng đầu của Chính phủ hoặc nhà nước, ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu sẽ có những cuộc họp thường kỳ để bàn và đưa ra quyết định về những vấn đề lớn của EU. Đây còn được gọi là Hội đồng châu Âu hoặc Hội nghị Thượng đỉnh EU.

– Thứ hai, Ủy ban Châu Âu

  • Đây là cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu EU với 20 uỷ viên có nhiệm kỳ làm việc 5 năm được các chính phủ tiến cử và chỉ bị bãi nhiệm khi có sự thống nhất của Nghị Viện Châu Âu. 
  • Dưới Ủy viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên phụ trách về từng vấn đề ở trong từng khu vực.

– Thứ ba, Nghị viện Châu Âu

  • Nghị viện Châu Âu bao gồm 732 Nghị sĩ được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm. Các Nghị sĩ sẽ ngồi theo từng nhóm chính trị khác nhau trong Nghị viện mà không theo bất kì một quốc tịch nào.
  • Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua nguồn ngân sách để cùng với Hội đồng Châu Âu đưa ra quyết định ở một số lĩnh vực. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó của EU cũng như có quyền bãi miễn đối với các chức vụ của uỷ viên Uỷ ban châu Âu.

– Cuối cùng là Tòa án Châu Âu

  • Tòa án Châu Âu có trụ sở đặt tại Luxembourg bao gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư. Tòa án Châu Âu được bổ nhiệm do sự đồng thuận của các chính phủ với nhiệm kỳ làm việc là 6 năm. 
  • Cơ quan này có vai trò độc lập và có quyền bác bỏ các quy định nếu không phù hợp với luật mà EU đã đưa ra của tất cả các tổ chức trong Uỷ ban châu Âu và văn phòng chính phủ của các nước.

3. Những thách thức mà Liên minh Châu Âu (EU) đang gặp phải

Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là:

– Về xã hội, tỷ lệ thất nghiệp trong khối liên mình vẫn thuộc loại cao so với thế giới. Nổi bật nhất có thể kể đến Tây Ban Nha (14,9%) và thấp nhất là Luxembua với  2,2%. Có thể thấy rằng số người thất nghiệp trong Liên minh Châu Âu đã lên tới hơn 15 triệu người.

– Ngoài ra thì đồng tiền chung Châu Âu euro cũng đã gặp phải không ít những khó khăn và liên tục bị mất giá đã làm cho nhiều nhà kinh tế ở châu Âu phải lo ngại. Điều này cho thấy nếu như Ngân hàng trung ương châu Âu không đưa ra được những chính sách thích hợp để giải quyết tình trạng này thì việc sản xuất của các doanh nghiệp sẽ bị suy giảm.

– Bên cạnh vấn đề phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế xã hội Liên minh châu Âu hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức lớn khác như: vấn đề về xây dựng chính sách an ninh và phòng thủ chung Châu Âu hay vấn đề mở rộng Liên minh và cải cách thể chế Liên minh.

Trên đây là tổng hợp 10 tài liệu tham khảo về chủ đề Liên minh Châu Âu thuộc những chủ đề khác nhau chi tiết và đầy đủ nhất mà quý bạn đọc có thể tìm hiểu, tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà chúng mình đem đến sẽ giúp cho quý bạn đọc có thể nâng cao kiến thức và hỗ trợ đắc lực cho công việc và học tập. Chúc các bạn thành công!