Với phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ biển Atlantics đến biển Đen và dân số xấp xỉ 490 triệu người, Liên minh châu Âu được ví như một người khổng lồ với nền kinh tế vượt bậc và sự ảnh hưởng to lớn về chính trị
BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU Với phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ biển Atlantics đến biển Đen và dân số xấp xỉ 490 triệu người, Liên minh châu Âu được ví như một người khổng lồ với nền kinh tế vượt bậc và sự ảnh hưởng to lớn về chính trị. Sức mạnh về chính sách ngoại giao của EU ngày càng tăng lên sau mỗi lần mở rộng. Số thành viên hiện nay của EU là 27 thành viên, các quốc gia thành viên này đã trao quyền của Liên minh trong việc chủ động liên kết với các vùng lãnh thổ khác trên thế giới Sau lần mở rộng lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử này, EU có rất nhiều động thái trong thay đổi chính sách ngoại giao với các nước láng giềng cũ, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng mới. I- Chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu Chính sách ngoại giao của EU bao gồm - Chính sách về Kinh tế và phát triển - Chính sách đối ngoại và an ninh chung - Chính sách hợp tác tư pháp và nội vụ - Chính sách mở rộng lãnh thổ - Chính sách với các nước láng giềng. Đây là một mạng lưới các hiệp ước, thỏa thuận, kết nối Châu Âu với thế giới, từ các nước riêng lẻ cho đến nhóm các lãnh thổ và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Thương mại thế giới WTO. EU là sự tổng hợp sức mạnh và tiềm lực của 27 quốc gia thành viên, đảm bảo cho từng quốc gia khi đứng trước các vấn đề về thương mại quốc tế, an ninh quốc tế và những vấn đề khác. Chính sách ngoại giao của EU thường thể hiện như một sự kết hợp của sự năng động, khôn khéo và thận trọng. Hiệp ước Lisbon đã làm thay đổi cơ bản cách tiếp cận và quản lý chính sách ngoại giao của EU, hoạt động như một sự kết hợp tối đa các lĩnh vực Thương mại, mở rộng EU, nhân quyền. Hiệp ước đã cải thiện sự phối hợp giữa Hội đồng và Ủy ban và giảm bớt những thiếu sót trong chính sách ngoại giao cũ. 1 BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU II- Chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của EU 1. Các nước láng giềng của EU Các nước láng giềng của EU là những nước có chung đường biên giới với EU. Bao gồm 18 quốc gia: - Các quốc gia ở phía Đông EU : Nga, Belarus, Moldova, Ukraine - Các quốc gia ở phía Nam Địa Trung Hải : Algeria, Egypt, Israel, Jordan, Lebanon, Lybia, Morocco, Palestinian Territory, Syria, Tunisia - Các quốc gia ở Caucasus : Armenia, Azerbaijan, Georgia Các nước láng giềng của EU thuộc nhiều châu lục khác nhau với mức độ quan hệ với EU khác nhau. Những quốc gia này, phần lớn là những nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước mong muốn một ngày sẽ trở thành thành viên của EU, và nhìn chung tất các các nước này đều mong muốn có sự hòa hợp hơn với nền kinh tế phát triển của EU. Cũng không ít quốc gia trong số này là gốc rễ của không ít vấn đề khó khăn và nhạy cảm đối với EU, như các nước ở khu vực Bắc Phi với vấn đề người châu Phi nhập cư trái phép vào EU hay các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây với mối quan hệ không tốt đẹp lắm với Nga. 2. Chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của EU Chính sách ngoại giao của EU với các nước láng giềng dựa trên nền tảng là những thoả thuận về những giá trị chung (dân chủ và nhân quyền, quy định của pháp luật, quản lý nhà nước, nguyên tắc thị trường kinh tế và sự phát triển hợp lý) và một số đặc quyền về chính trị và kinh tế. Ví dụ như các nước láng giềng này có thể sẽ được chính sách miễn thuế hải quan tại một số hay tất cả thị trường của EU (hành hóa công nghiệp, nông phẩm…) và sự hỗ trợ về tài chính cũng như khoa học- công nghệ. - Nói về chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của EU thì không thể không nhắc đến Chính sách láng giềng EU- European Neighbourhood Policy (ENP). 2 BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU EU đã ban hành ENP vào năm 2004. ENP là một văn kiện về quan hệ ngoại giao của EU với mục đích liên kết với những quốc gia ở phía Đông và Nam của EU. Trừ Nga và Kazakhstan, 16 nước láng giềng còn lại của EU đều tham gia vào chính sách này. Mục đích của ENP là tăng cường sự thịnh vượng, sự ổn định và an ninh chung cho cả EU và các nước láng giềng của EU. EU tuyên bố sẽ viện trợ tài chính cho các nước láng giềng của mình, khi họ gặp những vấn đề khó khăn về chính sách kinh tế và những vấn đề khác xung quanh việc thay đổi tích cực nền kinh tế. - Về chính sách ngoại giao với Nga: Nga là một nước láng giềng lớn của EU, Nga rất quan trọng với EU. Với những lần mở rộng về phía Đông vào năm 2004 và năm 2007 đã khiến cho đường biên giới của Nga tiến gần hơn với EU. Nga là nguồn cung cấp ga và năng lượng lớn nhất cho EU. Điều nay mang đến những sắc thái và thách thức đặc biệt trong quan hệ Nga- EU. Chính sách với Nga của EU tập trung về kinh tế, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và giáo dục, cũng như an ninh trong và ngoài nước. EU liên tục có những động thái để thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Nga, để có được nhiều lợi ích hơn về vấn đề năng lượng. III- Bình luận về chính sách ngoại giao của EU với các nước láng giềng Qua những tài liệu tham khảo có được, em xin được bình luận một cách khái quát về chính sách ngoại giao của EU với các nước láng giềng: Chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của EU có một đặc trưng, đó là hợp tác kinh tế và viện trợ phát triển để tạo dựng một vành đai an ninh, ổn định chính trị, cải cách chính trị và kinh tế, thực hiện dân chủ theo quan điểm của EU ở 3 BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU xung quanh EU, đẩy những vấn đề mà EU đang gặp hiện tại ra ngoài phạm vi lãnh thổ của EU, giữ các nước láng giềng này gắn bó, thậm chí bị ràng buộc vào EU. Theo em, đây là một hướng đi đúng đắn, thể hiện được lợi ích chung cho cả 2 bên. Các nước láng giềng với EU hiện nay hầu hết đều là những nước đang phát triển, các chính sách kinh tế rất cần sự hỗ trợ tài chính lớn. Và EU đã đáp ứng được điểu đó. Và các nước láng giềng cũng đã đáp ứng được lợi ích quan trọng nhất của EU, đó là sự ổn định an ninh và chính trị. Song, những chính sách này nhìn chung là mơ hồ trong việc xác định EU có thể đề nghị từ các nước láng giềng những gì và khi nào. Liên minh thường lập luận rằng các nước này nên có sự bảo đảm sẽ thực hiện chính sách vì họ đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ liên minh, như là trở thành một thị trường kinh tế chung hay ngăn chặn khủng bố. Nếu như EU muốn thuyết phục các nước láng giềng của họ hợp tác, thì EU cần giúp đỡ họ nhiều hơn nữa với những lĩnh vực mà các nước láng giềng mong muốn, không phải là chỉ xuất phát từ những lợi ích riêng của EU. Các chính sách ngoại giao của EU với các nước láng giềng nhìn chung còn thiếu thực tế. EU không thể mong chờ vào sự thay đổi về vấn đề mở rộng toàn châu Âu theo cái cách mà EU đã làm với khu vực Đông Âu. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia có một đặc điểm riêng biệt, một thể chế chính trị, một nền kinh tế, chính sách xã hội và nhu cầu lợi ích riêng, không thể áp dụng một cách thức ngoại giao với nhiều quốc gia. 4 BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Tiếng Việt - Láng giềng khác đẳng cấp ( www.vietbao.vn) 2. Tài liệu Tiếng Anh 1. Foreign relations of the European Union (http://en.wikipedia.org/wiki) 2. European Neighbourhood Policy (http://en.wikipedia.org/wiki) 3. Foreign Relations / EU foreign policy – definition and branches/ External Relations (http://www.eu4journalists.eu/) 5 . chính sách ngoại giao cũ. 1 BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN LIÊN MINH CHÂU ÂU II- Chính sách ngoại giao với các nước láng giềng của EU 1. Các nước láng giềng của. Liên minh châu Âu Chính sách ngoại giao của EU bao gồm - Chính sách về Kinh tế và phát triển - Chính sách đối ngoại và an ninh chung - Chính sách hợp tác