Top 10 bài viết Quản lý nhà nước về xã hội hay

Quản lý Nhà nước về xã hội là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như tất cả người dân Việt Nam. Việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này sẽ góp phần xây dựng, ổn định và  phát triển đời sống xã hội cho người dân Việt.

Trong bài viết sau đây, 123doc xin gửi tới quý bạn đọc top 10 bài viết hay nhất về chủ đề Quản lý Nhà nước về xã hội để quý bạn đọc có thể tham khảo và tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy cùng 123doc tham khảo nguồn tài liệu này ngay thôi nào!

I. Top 10 bài viết Quản lý Nhà nước về xã hội

1. Luận án tiến sĩ về Quản lý hành chính công 

Trước yêu cầu phát triển và hội nhập nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, đòi hỏi phải đưa ra nhiều chính sách đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa. Giải quyết vấn đề xã hội hóa nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. 

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài Quản lý Nhà nước về xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên để tiến hành nghiên cứu. Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.

Luận án tiến sĩ về Quản lý hành chính công 
Luận án tiến sĩ về Quản lý hành chính công

Download tài liệu

2. Quản lý Nhà nước về vấn đề xã hội

Quản lý Nhà nước về xã hội là một trong những chủ trương có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động này nhằm xây dựng được kết cấu kinh tế, xã hội ổn định, phát triển hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó trình độ dân trí của người dân được nâng cao, hệ thống chính trị được tăng cường, môi trường sinh thái được bảo vệ. 

Hãy cùng theo chân của tác giả để tìm hiểu về tài liệu dưới đây nhé.

Quản lý Nhà nước về vấn đề xã hội

Download tài liệu

3. Tiểu luận Quản lý Nhà nước về xã hội

Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả sẽ đưa ra quan điểm của bản thân cũng như làm rõ quan điểm của bản thân về hiện tượng giới trẻ hiện nay thần tượng Hàn Quốc thái quá, dẫn đến những hậu quả không thể lường trước. Qua đó, đề xuất những phương hướng giải quyết phù hợp nhằm khắc phục tình trạng trên. Nội dung chi tiết của tài liệu được 123doc chia sẻ trong link bài viết dưới đây.

Tiểu luận Quản lý Nhà nước về xã hội
Tiểu luận Quản lý Nhà nước về xã hội

Download tài liệu

4. Tiểu luận Quản lý Nhà nước về xã hội

Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tác giả sẽ làm rõ quan điểm của Mayo về con người cũng như cách thức để tăng năng suất lao động thông qua các tác động đến tâm lý con người. 

Bên cạnh đó tác giả còn tiến hành phân tích nội dung, ưu điểm, nhược điểm của học thuyết để ứng dụng trong xã hội Việt Nam, giúp cho các nhà lãnh đạo có thể vận dụng một cách đúng đắn và hiệu quả.

Tiểu luận Quản lý Nhà nước về xã hội

Download tài liệu

5. Tóm tắt luận án tiến sĩ Quản lý Nhà nước về xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên

Quá trình xã hội hóa về việc bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt tiêu cực, đặc biệt là thiếu sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước. Từ đó vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường quản lý Nhà nước để quá trình này có thể diễn ra đúng hướng. 

Thông qua luận án này, tác giả muốn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy quá trình xã hội hóa không chỉ ở Tây Nguyên mà còn trên khắp cả nước.

Tóm tắt luận án tiến sĩ Quản lý Nhà nước về xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên
Tóm tắt luận án tiến sĩ Quản lý Nhà nước về xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên

Download tài liệu

6. Đề cương môn lý luận chung Quản lý Nhà nước về xã hội

Dưới đây là đề cương môn lý luận chung chủ đề Quản lý Nhà nước về xã hội. Tài liệu đã được tác giả nghiên cứu và biên soạn một cách đầy đủ. chi tiết, áp dụng những kiến thức sâu kỹ nhất trong lĩnh vực, giúp cho quá trình học tập và nghiên cứu được dễ dàng, nhanh chóng. Vì vậy, đây sẽ là một tài liệu bổ ích mà quý bạn đọc không nên bỏ lỡ. 

Đề cương môn lý luận chung Quản lý Nhà nước về xã hội

Download tài liệu

7. Môn quản lý Nhà nước về lĩnh vực xã hội

Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của nhân loại, là động lực, mục tiêu phấn đấu cho mọi hoạt động trong đời sống Kinh tế- xã hội. Chính vì vậy việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu tất yếu với mỗi quốc gia. 

Trong bài viết dưới đây tác giả sẽ làm rõ chiến lược phát triển văn hóa của đất nước đến năm 2020, giúp cho bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết về chủ đề này.

Môn quản lý Nhà nước về lĩnh vực xã hội

Download tài liệu

8. Tài liệu học tập môn học Quản lý Nhà nước về xã hội

Từ thời xa xưa đến hiện nay đã có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào nước ta và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống của nhân dân. Thông qua bài viết sau đây, tác giả sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc về sự du nhập cũng như ảnh hưởng của triết học Phật Giáo đối với nước ta.

Tài liệu học tập môn học Quản lý Nhà nước về xã hội

 Download tài liệu

9. Đề cương Quản lý Nhà nước về xã hội

Đề cương quản lý nhà nước về xã hội dưới đây đảm bảo đúng và đủ các tiêu chí đưa ra của một tài liệu ôn tập phù hợp dành cho quý bạn đọc. Đề cương sẽ giúp quý bạn đọc củng cố và hoàn thiện kiến thức để có một nền tảng vững chắc, hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân.

Đề cương Quản lý Nhà nước về xã hội

Download tài liệu

10. Bài giảng quản lý Nhà nước về xã hội

Quản lý Nhà nước về xã hội là môn học hữu ích sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội và quản lý Nhà nước về xã hội. Qua đó, giúp sinh viên hình thành thái độ và ý thức trách nhiệm của mình trong suốt quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp. Cùng với đó, môn học còn giúp sinh viên hình thành kỹ năng Quản lý nhà nước về xã hội.

Bài giảng quản lý Nhà nước về xã hội

Download tài liệu

II. Thực trạng Quản lý Nhà nước về xã hội ở nước ta hiện nay

1. Ưu điểm

Chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng quy định về tổ chức và hoạt động của hội, có thể kể đến: Nghị định số 88/2003/NĐ-CP; Nghị định số 45/2010/ NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP; Nghị định số 131/2008/NĐ-CP…

– Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 21/2003/ QĐ-TTg để hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp cho những hoạt động gắn với Nhà nước. Chính phủ còn dành sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển của hội thông qua việc ban hành Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP

– Chính phủ không chỉ cụ thể hóa quyền của công dân mà còn tạo cơ sở pháp lý để việc QLNN về hội ngày càng chất lượng và hiệu quả. Từ đó, tổ chức và hoạt động của các hội trong thời gian qua rất phát triển.

– Nhờ công tác QLNN ngày một hợp lý, phù hợp nên các hội ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả và góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

2. Hạn chế còn tồn tại

– Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá chủ trương của Đảng về hội còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có các quy định pháp lý cụ thể, chính xác.

– Nhiều nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với chủ trương xây dựng của Đảng và nhà nước pháp quyền, sự hội nhập với quốc tế cũng như nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. 

– Trong các văn bản QPPL về tổ chức và hoạt động của hội còn có nhiều quy phạm mang tính đặc thù, quy định riêng cho một số hội. Do đó dẫn đến tình trạng có nhiều hội đề nghị được công nhận là hội mang tính chất đặc thù.

– Bên cạnh đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hội đặc thù còn chưa phù hợp với các nguyên tắc đã đặt ra làm cho nhiều hội ỷ lại chỉ trông chờ vào kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, làm mất tính tự chủ, tự quản của các hội và dẫn đến sự thiếu công bằng giữa các hội.

– Hoạt động của các hội còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau nên dẫn đến sự không thống nhất và thiếu đồng bộ trong các quy phạm pháp luật về hội.

– Không chỉ vậy, quản lý nhà nước về xã hội còn chưa được tập trung, thống nhất về một mối, còn có sự chồng chéo trong các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa Bộ Nội vụ với các bộ, ngành khác nhau.

– Trách nhiệm của các cơ quan QLNN về lĩnh vực chưa được quy định cụ thể nên còn khó thực hiện. Các cấp từ bộ, ngành đến các địa phương chưa thực sự tạo điều kiện để cho các hội hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Việc thực hiện chủ trương xã hội hoá của Nhà nước cho các tổ chức hội chưa mạnh và chưa thỏa đáng.

– Các cơ quan chuyên ngành ở các cấp chưa có sự phối hợp rõ ràng, còn phân tán, không thống nhất nên hiệu quả đạt được còn chưa cao. Không chỉ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về xã hội vẫn còn thiếu và không được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.

– Cuối cùng, công tác thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của tổ chức không được thường xuyên, chặt chẽ, việc xử lý các vi phạm pháp luật không kịp thời và không được nghiêm.

Vậy là trong bài viết này, 123doc đã tổng hợp cũng như gửi đến quý bạn đọc 10 tài liệu Quản lý Nhà nước về xã hội hay nhất, chuẩn nhất để các bạn có thể tham khảo. Bên cạnh đó, với những thông tin, kiến thức mà chúng mình cung cấp thêm chắc chắn sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn các vấn đề xoay quanh quản lý Nhà nước về xã hội, từ đó ứng dụng nó trong học tập hay trong nghiên cứu.