ĐỀ CƯƠNG môn LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI có đáp án. Câu 1. Phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay? Câu 2.Phân tầng xã hội là gì? Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay? Câu 3. Thế nào là công bằng xã hội? Hãy lấy ví dụ minh họa? Câu 4.Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội? Phân tích các đặc điểm của quản lý nhà nước về xã hội? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam? ..................................................
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI Câu 1 Phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay?
a) Cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội rộng lớn, là một hệ thốnglớn bao gồm các hệ thống nhỏ : con người – gia đình – nhóm – toàn thể xã hội.1 xã hội gồm nhiều cơ cấu CCXH giai cấp, nghề nghiệp, lãnh thổ, dân số,dân tộc, tôn giáo CCXH giai cấp là cốt lõi
b) Xu hướng
Cơ cấu xã hội là một nhân tố luôn luôn biến đổi Đó là do, trong quá trình vận động
và phát triển của các xã hội, những biến đổi ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội đều tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự biến đổi của cơ cấu xã hội và đến lượt
nó, sự biến đổi cơ cấu xã hội lại tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Đối với cơ cấu xã hội - giai cấp: Từ cơ cấu “hai giai, một tầng” ở giai đoạn bao
cấp, sang giai đoạn đổi mới cơ cấu này còn được bổ sung thêm nhiều tầng lớp và nhóm xã hội mới: đó là đội ngũ các nhà doanh nghiệp, những tiểu thương, tiểu chủ (kể cả các chủ trang trại lớn), những người lao động làm thuê, những người Việt Nam lao động ở nước ngoài, v.v Ngoài sự xuất hiện thêm nhiều giai tầng mới thì ngay trong các giai cấp, tầng lớp cơ bản như công nhân, nông dân, trí thức cũng có
sự phân hóa và biến đổi mạnh mẽ
Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: Nếu xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm ngành
kinh tế, thì sự biến đổi cơ cấu đó trong giai đoạn đang có sự chuyển dịch tích cực từnông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ các ngành có năng suất thấpsang ngành có năng suất cao hơn Còn xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo thành phầnkinh tế thì tỷ lệ lao động thuộc kinh tế nhà nước giảm xuống, trong khi tỷ lệ lao động ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài tăng lên; theo khu vực thì tỷ lệ lao động ở thành thị tăng lên, trong khi lao động ở nông thôn giảm xuống, v.v
Cơ cấu xã hội - dân số: Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em trong các nhóm tuổi (từ 0 đến
14 tuổi) giảm mạnh, trong khi các nhóm tuổi từ 25 đến 49 và 65 trở lên đang tăng lên khá rõ ràng - điều góp phần vào sự chuyển đổi từ tỷ số phụ thuộc sang “cơ cấu dân số vàng” Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cơ cấu dân số theo giới tính thì dần cân bằng nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh tăng lên; tỷ lệ dân số đô thị thấp nhưng đang tăng lên, báo hiệu tích tụ dân số vào đô thị ngày càng mạnh, v.v
Cơ cấu xã hội - dân tộc: Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc
người có xu hướng tăng lên (có thể vượt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc người tăng lên, do chính sách ưu đãi của Nhà nước ), sự phân bố về địa lý giữa
Trang 2các dân tộc thay đổi mạnh (do di dân tự do từ Bắc và Nam, do phát triển các khu công nghiệp ), đặc biệt là sự biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc người (tỷ lệ sinh
ở các dân tộc thiểu số miền núi cao hơn ở người Kinh và ở đồng bằng)
Cơ cấu xã hội - tôn giáo: Ngoài các tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hoà Hảo, trong giai đoạn đổi mới còn xuất hiện thêm nhiều tôn giáo mới (từ 50 - 60), trong đó có tôn giáo tách ra từ Phật giáo, có tôn giáo là được phục sinh từ các lễ hội dân gian và cũng có tôn giáo mới được du nhập từ bên ngoài vào Đó là chưa kể trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự thay đổi không chỉ ở số lượng các tín đồ, mà còn ở phương diện tổ chức và nhiều phương diện khác nữa
Những biến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đất nước, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội
Tích cực :sự biến đổi cơ cấu xã hội đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của đất nước, qua đó góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân,nâng cao địa vị cũng như ý thức dân chủ của người dân.Việc giao lưu ngày càng gia tăng giữa các tộc người trong nước, cũng như giữa trong nước và nước ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngưỡng dân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới đang làm cho văn hóa Việt Nam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là một nguyên nhân không thể thiếu để phát triển
Tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội: giữa nông thôn và đô thị, giữa
miền xuôi và miền núi, giữa người có thu nhập cao và người thu nhập thấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột - dù mới
ở mức độ cục bộ - song cũng đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định vàphát triển của xã hội: đó là mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ,giữa chủ đầu tư và những người nông dân mất đất, là xung đột giữa một số tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương, giữa các bộ phận tộc người di dân tự do và cư dân địa phương
Câu 2 Phân tầng xã hội là gì? Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng khác nhau về địa
vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt cách ứng
xử , thị hiếu nghệ thuật
Đặc điểm của phân tầng xã hội:
Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn;
Trang 3Phân tầng xã hội có phạm vi toàn cầu;
Phân tầng xã hội tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị;
Phân tầng xã hội tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội
I TÌNH HÌNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Việt nam hiện nay cho thấy đang tồn tại phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống, gắn với nó là sự phân hóa giàu nghèo Quá trình phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu rộng theo vị trí địa kinh tế, theo thành thị - nông thôn
và các vùng miền cũng như trong từng giai tầng xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn
Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy có sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị
và nông thôn Mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam đang tăng lên, dù là có chậm và được kiềm chế Mức chênh lệch giàu nghèo về mặt thu nhập giữa nhóm 20% gia đình giàu nhất so với nhóm 20% gia đình nghèo nhất ở Việt Nam đã tăng từ mức 4,3 lần năm 1993 lên hơn 8,9 lần năm 2008 Mức độ b ất bình đẳng về kinh tế ở thành thị tăng chậm hơn ở nông thôn, nhưng lại cao hơn nông thôn Cụ thể là: khoảng cách giàu nghèo về thu nhập ở thành thị tăng từ 8 lần (năm 2002) đến 8,3 lần (năm 2008), trong khi đó khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn tăng từ 6 lần lên 6,9 lần trong cùng kỳ này
-Phân tầng về thu nhập và mức sống cũng diễn ra sâu sắc theo các nhóm nghề nghiệp, việc làm Nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh”, “hot”
là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… có thu nhập từ 1000 USD/tháng trở lên Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp
là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng Quá trình phân tầng về thu nhập cũng diễn ra mạnh mẽ ngay trong mỗi giai cấp và tầng lớp Trong giai cấp công nhân, những người có tay nghề cao làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, có mức thu nhập trung bình cao hơn 1,5 đến 2 lần so với các khu vực khác Trong giai cấp nông dân, năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn vùng Đông Nam Bộ là 740 ngàn đồng, gấp 2,5 lần vùng có mức chi tiêu đời sống thấp nhất là Tây Bắc với 296,3 ngàn đồng Nhiều nông dân trở nên tỉ phú, thành “ông chủ”, trong khi nhiều người thất nghiệp, mất đất, phải đi làm thuê Đối với đội ngũ trí thức cũng có tình hình tương tự Nhiều bác sỹ, kỹ sư, giảng viên đại họ c…thành đạt có mức sống cao, bên cạnh đó cũng còn nhiều người sống rất chật vật Trong xã hội, từ cơ cấu “hai giai, một tầng” với
Trang 4mức sống không khác biệt nhiều trong thời kỳ trước đổi mới, giờ đây đã hình thànhnhững nhóm giàu và rất giàu (tỉ phú, triệu phú đô la); nhóm trung lưu khá giả; nhóm nghèo và nhóm đói nghèo.
- Sự phân tầng và bất bình đẳng diễn ra trên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa,
an sinh xã hội… Chẳng hạn, tỉ lệ hoàn thành giáo dục ở bậc tiểu học trên toàn quốc đạt gần 90%, nhưng ở vùng cao như Tây nguyên chỉ đạt 43%, các tỉnh miền núi phía Bắc là 48% Trong số 1/3 trẻ em các dân tộc ít người không học hết lớp 5, thì
có đến 70% học sinh bỏ học là em gái (6) Tỉ lệ phụ nữ và trẻ em gái tham gia học tập dưới nhiều hình thức đào tạo mới chiếm từ 38% đến 40% Tỉ lệ phụ nữ có học hàm, học vị còn quá thấp so với nam giới, chỉ chiếm khoảng 5% (7) Nhiều nông dân trẻ, con em nhà nghèo, nhất là những xã nghèo miền núi, vùng dân tộc không
có điều kiện để học chữ, học nghề, không có điều kiện để được tiếp cận và thừa hưởng nền giáo dục chất lượng cao, từ đó không thể nâng cao trí lực và vốn xã hội, không thể kiếm được việc làm với mức thu nhập cao Trong khi đó, cư dân đô thị được tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, được cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, an sinh xã hội tốt hơn, thu nhập cao hơn, do đó mức sống caohơn, cơ hội thành đạt và phát triển cao hơn
Điều đáng lưu ý là hiện tượng phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay diễn
ra đồng thời theo hai xu hướng: hợp thức và không hợp thức Bên cạnh xu
hướng phân tầng hợp thức là chủ đạo, trong xã hội cũng đang diễn ra xu hướng phân tầng không hợp thức Đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm giàu
có nhanh chóng nhờ những thủ đoạn làm ăn phi pháp, bất minh, cơ hội, lợi dụng những kẽ hở và sự chưa hoàn thiện của luật pháp và hệ thống quản lý, sự thoái hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ quản lý, có chức, có quyền Có tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, quan chức trong bộ máy nhà nước thông đồng, câu kết với giới làm ăn bất chính, cố tình làm sai lệch chính sách
và pháp luật của nhà nước để trục lợi, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và công dân Cũng không ít kẻ nhờ có tiền và những thủ đoạn cơ hội, mua bằng cấp, quyền chức, câu kết với giới quan chức thoái hóa mà trở nên giàu sang, có địa vị Đây chính là những yếu tố góp phần gây nên và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, bất công trong xã hội, làm nhiễu loạn hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ và định hướng
xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi
Qua nghiên cứu thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam cho thấy tồn tại cả hai mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực của phân tầng xã hội là khơi dậy, thúc
Trang 5đẩy tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, nhóm xã hội trong việc phát hiện khai thác các cơ hội để làm giàu chính đáng, vươn lên thành đạt trong các lĩnh vực của đời sống, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường Những biến đổi trong cơ cấu giai tầng xã hội dưới tác động của phân tầng xã hội có tác động tích cực, góp phần kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi mô hình và cơ cấu kinh
tế theo hướng phát triển hợp lý, bền vững, làm tăng tính cơ động xã hội và sự phân công lại lao động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước Thông qua phân tầng xã hội mà sàng lọc, tuyển chọn, hình thành được những tầng lớp mới, những nhóm ưu tú, vượt trội, có những phẩm chất và năng lực cần thiết, thích ứng được với sự biến đổi của xã hội Nhìn chung, sự phân tầng xã hội có xu hướng chuyển mạnh và rõ nét từ trì trệ, khép kín sang cởi mở, năng động, linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo ra các cơ hội và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của các cá nhân và các giai tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường
Mặt tiêu cực của phân tầng xã hội, nhất là phân tầng bất hợp thức là những hệ lụy, những mặt trái mà nó tác động, ảnh hưởng đến xã hội Đó là sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống, bất bình đẳng xã hội gia tăng, là sự đảo lộn và nhiễu loạn các giá trị xã hội, là sự mất lòng tin của người dân vào chế độ và những người đại diện cho chế độ, dẫn đến những hành vi tiêu cực, bất mãn, phá hoại, làm cho xã hội mất ổn định, những động lực chân chính bị triệt tiêu, làm tăng những yếu tố tiêu cực, rủi ro, cản trở sự phát triển xã hội
III MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG QUẢN TRỊ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một xã hội có dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI
đã khẳng định
2 Trong phát triển xã hội, quản trị phân tầng xã hội phải thấu suốt và thực hiện nhất quán chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển…Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội”(8
3 Trong vận hành nền kinh tế cần “chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp, làm sai lệch các
Trang 6quan hệ thị trường”, và gắn liền với đó là “thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường
4 Cần tạo môi trường xã hội dân chủ, công khai, minh bạch, làm cho mọi
người, mọi thành phần kinh tế, mọi giai tầng xã hội được cạnh tranh lành mạnh, có
cơ hội bình đẳng để phát huy tài năng, trí tuệ, vươn lên làm giàu, tham gia vào quản
lý xã hội, tự khẳng định mình
5 Thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các biện pháp, kết hợp cả các biện pháp về kinh tế, chính trị, hành chính, luật pháp lẫn giáo dục, thuyết phục… để định hướng và điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững, kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, làm tăng tính cơ động xã hội và sự phân công lại lao động xã hội một cách hợp lý, hạn chế
xu thế phân tầng bất hợp thức và những tác động tiêu cực của nó đối với phát triển
xã hội
6 Để quản trị phân tầng có hiệu quả đòi hỏi phải coi trọng và tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về phân tầng xã hội, phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội…để nắm bắt, dự báo xu hướng của tình hình, trên cơ sở đó chủ động đề xuất các quan điểm và giải pháp trước mắt và lâu dài cho hoạch định chiến lược, đường lối phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nước
ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế
Câu 3 Thế nào là công bằng xã hội? Hãy lấy ví dụ minh họa?
Định nghĩa:
Công bằng xã hội là khái niệm nhằm chỉ mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ giữa các cá nhân, cộng đồng từ xã hội Công bằng xã hội thực hiện khi khi các cá nhân, cộng đồng hưởng thụ tương ứng với mức đóng góp của mình cho
xã hội
-Là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người trong mọi quan hệ
xã hội và thiết chế xã hội mà cốt lõi là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị, pháp luật
- Gắn liền với giai đoạn lịch sử, trình độ phát triển của xã hội
-Được đảm bảo bởi các thiết chế xã hội thông qua chính sách xã hội, luật pháp
-Đi liền với tiến bộ xã hội, là chuẩn mực của tiến bộ xã hội
- Được xét ở nhiều phương diện :
Trang 7+Kinh tế : sự đóng góp tương xứng của cá nhân trong quá trình sản xuất với
sự hưởng thụ những kết quả đạt được
+Chính trị : sự đóng góp của những người hy sinh bảo vệ tổ quốc với sự đánhgiá đến đáp của xã hội
-Là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
Ví dụ: chính sách cộng thêm điểm thi đại học theo vùng hiện nay, chính sách
hỗ trợ cho những người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa ở Việt Nam hiện nay ngoài ý nghĩa là những chính sách xã hội, đó còn là biểu hiện của sự công bằng
Câu 4.Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội? Phân tích các đặc điểm của quản
lý nhà nước về xã hội? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?
Câu 5.Phân tích đặc điểm của quản lý nhà nước về xã hội? Tại sao nói: “Quản
lý nhà nước về xã hội là một hoạt động quản lý khó khăn và phức tạp”?
Trả lời câu 4 + 5
Quản lý nhà nước về xã hội là sự tác động liên tục, có chủ đích, có tổ chức cuả chủ thể QL xã hội lên xã hội và các khách thể có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các mục tiêu và các đặc trưng mà các chủ thể quản lý đặt ra phù hợp với xu thể phát triển khách quan của lịch sử
1.Nhà nước cần phải quản lý xã hội vì
1.1Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất của Nhà nước:
+Thứ nhất, là tính giai cấp của Nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào?
+Thứ hai là tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hộihà nước quản lý toàn bộ xã
hội (quản lý mọi mặt) là tất yếu khách quan
1.2Quản lý nhà nước về xã hội rất khó khăn và phức tạp
+Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp : chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều là con người ĐT quản lý bao hàm tất cả các cư dân trên lãnh thổ, kiều bào nước ngoài… với trình độ, hoàn cảnh, nhu cầu, mục đích khác nhau
Trang 8+ Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, các hoạt động quản lý xã hội của mỗi quốc gia đều bị ràng buộc chặt chẽ vào nhau, việcquản lý xã hội của mỗi quốc gia này chịu sự tác động, chi phối của các quốc gia khác
Trong quá trình quản lý hoạt động xã hội Nhà nước cần chú trọng tập trung ưutiên vào giải quyết những vấn đề xã hội mang tính chiến lựơc, tính cấp bách trong từng giai đoạn phát triển xã hội
1.3Quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và bảo đảm tr
+ Xét về mặt chính trị và đạo đức, hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội
là không thể chấp nhận được, Nhà nước cần can thiệp để giải quyết tình trạng này + Xét theo quan điểm, đường lối chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Ch
í Minh, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
1.5 Quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xã hội
+Định hướng quá trình phát triển xã hội
+ Tránh lệch lạc
2. Đặc điểm quản lý nhà nước về xã hội
• Một là, quản lý nhà nước về xã hội rất khó khăn và phức tạp
- Đối tượng bị quản lý rất lớn và rất phức tạp
- Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực khác nhau > các hoạt động quản lý xã hội của mỗi quốc gia đều bị ràng buộc chặt chẽ vào nhau, việc quản lý xã hội của mỗi quốc gia này chịu sự tác động, chi phối của các quốc gia khác
• Hai là, quản lý nhà nước về xã hội mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các dân tộc
+Khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý 1 cách nghiêm túc, nếu không
sẽ bị xử lý theo PL
+Các dân tộc chỉ có thể phát triển nếu QLNN về xã hội hiệu quả
Trang 9• Ba là, quản lý nhà nước về xã hội có mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch: do NN đề ra
• Bốn là, quản lý nhà nước về xã hội là hoạt động có tính liên tục, tính kế thừa và
ổn định
+ QLNN về xã hội gắn liền với sự tồn tại của quốc gia, dân tộc, theo 1 dòng chảy lịch sử Khi xảy ra mâu thuẫn giữa LLSX vs QHSX, CTQL vs KTQL ko thể điều hòa đc sẽ hình thành 1 chế độ XH mới
+QĐQLNN phải có tính ổn định, tránh thay đổi quá nhanh chóng để đảm bảo cho
sự ổn định của XH
• Năm là, quản lý nhà nước về xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật+Khoa học: 1 môn KH tổng hợp= KH quản lý +quản lý XH+ XHH Các QĐQL phải phù hợp với quy luật khách quan
+Nghệ thuật:đòi hỏi sự xử lý linh hoạt, khéo léo, hiệu quả
• Sáu là, quản lý nhà nước về xã hội mang tính thẩm thấu, tính lan truyền : QLNN
về xã hội ở thời kì nào thì sẽ mang bản chất của thời kì đó
• Bảy là, quản lý nhà nước về xã hội là sự nghiệp của toàn dân và xã hội
3.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xã hội
1.Quản lý nhà nước về xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng;
2.Nhân dân tham gia quản lý và giám sát sự hoạt động của hành chính nhà nước theo nguyên tắc “dân biết, dân b.àn, dân làm, dân kiểm tra”;
3 Được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
4 Quản lý bằng pháp luật và tuân thủ pháp luật ;
5 Kết hợp quản lý theo ngành (lĩnh vực) và quản lý theo lãnh thổ;
6 Phân định hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế của Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị
sự nghiệp;
1 số hạn chế hiện nay
- Chưa phân định rõ ràng sự lãnh đạo của Đảng + sự QL của NN
- Dân chủ mang nặng tính hình thức
- Pháp luật chưa được tuân thủ triệt để
- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng
Câu 6 Phân tích một trong các vấn đề XH bức xúc ở nước ta hiện nay?
VD: Tình trạng 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.
Thực trạng: 2.8 tr công chức
Bộ máy hành chính cồng kềnh, 30% số công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về, làm việc ko hiệu quả, thậm chí ko có việc gì để làm, đến công sở chỉ để giết thời
Trang 10gian, nói chuyện phiếm, chờ đến tháng nhận lương, chất lượng phục vụ nhân dân còn khiêm tốn, gây mất niềm tin ở nhân dân
Hậu quả : BMHC cồng kềnh, ngày càng phình to; tình trạng trì trệ trong các CQNN, lãng phí ngân sách NN mỗi năm hàng chục ngàn tỉ đồng, tham nhũng, lãng phí; tiêu cực trong tuyển dụng nên tình trạng chảy máu chất xám diễn ra nhiềuNguyên nhân:
+chưa xây dựng đc tiêu chuẩn hóa công việc của công chức, 1 vị trí cv có 3 , 4 người làm, tình trạng đùn đẩy CBCC ko tự mình vươn lên, hoàn thiện
+ chế độ lương thưởng còn lạc hậu, ko phù hợp, ko có tính kích thích, ko tương xứng vs mức lương và nhiệm vụ cv
+ tiêu cực, bất hợp lý trong tuyển chọn, đào tạo
+ chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp
BP: cần xây dựng mức lương tương ứng vs cv, tăng cường sự kiểm tra, kiểm
soát, bình đẳng trong tuyển dụng, tiêu chuẩn hóa công việc trong CQNN, công khai, minh bạch trong tuyển dụng
Câu 7 Liên hệ việc vận dụng một số học thuyết trong quản lý nhà nước về xã hội.
1 Học thuyết Đức Trị của Khổng Tử
* Cơ sở triết học Nhân tri sơ, tính bản thiện
Quan niệm về chủ thể và đối tượng quản lý.
Hạng thứ nhất là những người không cần phải học hành, sinh ra đã hiểu biết tất cả Hạng thứ hai là những người có học mới biết và được gọi là thiên tử
Hạng thứ ba là những người quân tử tức là những kẻ sỹ và cùng với hạng người thứhai tạo thành chủ thể quản lý
Hạng thứ tư là những người tiểu nhân (nông dân) và là đối tượng quản lý
Phẩm chất :Nhà quản lý cần phải có Nhân, Trí, Dũng.
Con đường hình thành Tập ấm và thi cử.
Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý được ràng buộc bởi lễ và nghĩa Quan niệm về phương pháp quản lý NQL phải nêu gương,Không cầu danh lợi, phải
xem xét lại bản thân,Rèn tu bản thân,Dùng lễ tiết, đức hạnh giáo hóa,Sử dụng người tốt, có năng lực
Chính sách trị dân:Dưỡng dân,Giáo dân,Chính hình
Quản lý con người
Dùng người là nhân tố quyết định tới sự thành bại của tổ chức
Trang 11Chọn người : chọn người có trí, có năng lực, không dựa vào giai cấp, huyết thống, không nên quá cầu toàn.
Dùng người : giao việc đúng người, thưởng phạt phân minh Trọng hiền đi với trừ ác
Ư ĐTính nhân đạo trong quản lý.,Có nhiều tiến bộ nhìn nhận quản lý, sử dụng con
người,Đề cao vai trò của giáo dục.Mục tiêu quản lý, nghệ thuật quản lý còn nguyêngiá trị tới nay
NĐ:Hạ thấp vai trò của PL trong quản lý xã hội,Nội dung tư tưởng chưa thoát ly
được vỏ bọc phong kiến Mục đích làm công cụ cho giai cấp thống trị trong xã hội
Liên hệ :
+Trong QLNN về xã hội, nhà nước chú trọng phương pháp giáo dục, thuyết phục
+Cán bộ, Đảng viên luôn phê và tự phê
+Có chính sách trọng dụng nhân tài – tri thức trẻ Ví dụ như Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Đề án 600 tri thức trẻ về làm Phó chủ tịch xã tại 62 huyện nghèo
2 Học thuyết Pháp Trị (Hàn Phi Tử)
3 nội dung cơ bản là Thế , Thuật và Pháp
Cơ sở ra đời học thuyết: cho rằn con người sinh ra vốn bản chất ác, ích kỉ do
đó mà không thể dùng giáo dục thueets phục mà phải trừng trị bằng luật phápvà cho rằng người tài muốn thành công thì phải hợp thời (thiên thời, địa lợi, nhân hòa)Trong tư tưởng của mình, Hàn Phi Tử coi Pháp là trọng tâm, thế và thuật là yếu tố bổ trợ cho Pháp
2.1Thế: cai trị bằng sức mạnh thì đc làm vua, không cai trị bằng sức mạnh thì
không đc làm vua Muốn nói về uy thế của người làm vua, nếu không sẽ bị lật đổLiên hệ:
-Trong việc xây dựng NN pháp quyền, cần đề cao và khẳng định vị trí tối thượng của Đảng CSVN trong việc lãnh đạo, đưa ra chủ trương, đường lối chính sách để quản lý XH
-Đảng lãnh đạo, NN quản lý, ND làm chủ
-Đảng cầm quyền phải là Đảng khoa học, không chỉ ban hành PL mà cũng phải trong khuôn khổ PL, bất kì ai cũng phải tuân thủ PL
2.2Thuật: nghệ thuật trong quản lý Gồm 3 dạng chính
+ Thuật trừ gian phải biết thủ thuật trị nước, trừng trị kẻ gian tà,
+ Thuật dùng người phải biết tuyển dụng và sd người tài và đội ngủ quan lại đúng lúc, đúng chỗ