Được soạn từ những câu hỏi trong giáo trình, những câu hỏi thi qua các năm của Học viện Hành chính Quốc gia. Không đảm bảo độ chính xác cao, nhưng có tác dụng cho các bạn tham khảo
Trang 1Câu 1: Trình bày về một vấn đề gây bức xúc dư luận
Giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Trong khi qua đợt cải cách lại nền giáo dục ta có thể thấy khối lượng kiến thức đối với các em học sinh không được giảm đi mà còn tăng lên về khối lượng vậy mà bộ giáo dục lại gắn mác giảm tải , khối lượng kiến thức vẫn còn nặng nhiều về lý thuyết, các em không có điều kiện vận dụng điều đã học vào thực tế => nhàm chán, thiếu thực tế
Chương trình, nội dung dạy thì lạc hậu , ít chịu cập nhật những cái mới Chủ yếu trong thời điểm bây giờ thì phương pháp dạy học là thầy đọc trò chép => học sinh thụ động, thiếu sáng tạo trong họctập ( lên đại học thì tình trạng này mới được cải thiện tuy nhiên thụ động đã là thói quen do từ tiểu học lên trung học vẫn chỉ học 1 phương pháp => sinh viên khó sửa đổi được)
Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập Nhà nước chưa tìm ra giải pháp , lối đi để cải thiện tình trạng giáo dục của việt nam hiện nay 1 cách có hiệu quả Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp Mặc dù đã có nhiều cuộc kêu gọi đem lại sự trong sạch trong học đường nhưng tình trạng chạy bằng , copy, học hộ, thi hộ, … vẫn còn diễn ra nhiều
Giải pháp :
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạt và học
- Phương pháp thi , kiểm tra theo hướng hiện đại
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyềnthống lịch sử cách mạng, đạo đức , lối sông, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội
- Xây dựng đội ngũ giáo viên về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng
- Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
- Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi
- Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội
- Tăng cường thanh tra , kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo
- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Câu 2: Phân tích quan điểm của Đảng về văn hóa ở nước ta hiện nay Liên hệ việc thực hiện nội dung QLNN về VH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Sự phát triển văn hóa luôn dựa trên những định hướng mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta Trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài, Đảng ta luôn nhất quán những quan điểm về chủ trương, đường lối đối với văn hóa Hiện nay, phương châm “phát triển văn hóa, nền tảng tính thần của xã hội” ĐCSVN đã đề ra những vđề định hướng để chỉ đạo cho các hoạt động qlý VH với ndug cơ bản:
- Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, dăn kết chặt chữ và đồng bộ hơn với phát triển kt xh , làm cho vh thấm sâu
và mọi lĩnh vực của đs kt xh
Trang 2- Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong đs vh Phát huy tiềm năng, khuyến khích ság tạo vh ngthuật, tạo ra nhữg tác phẩm có gtrị cao về tư tưởng
và ngthuật Xd và nâg cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng côg trình vh lớn tiêubiểu
- Bảo tồn, phát huy vh, vnghệ dân gian Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hđ phát triển kt, du lịch
- Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thôg tin đại chúng,phát triển nâng cao chất lượng tư tưởng, vh, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức, cs vật chất – kĩ thuật, xd cơ chế qlý phù hợp , k.học
- Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi hđộg ság tạo văn hóa, vhọc, nghệ thuật đi đôi w phát huy trách nhiệm côg dân của văn nghệ sĩ
- Tăg cườg qlý nhà nước về văn hóa Xd cơ chế, chính sách chế tài ổn định, phù hợp w yêu cầuphát triển vh Mở rộg giao lưu hợp tác qtế về vh
- Phát huy tính năng động chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc , các đoàn thể ndân tham gia trên lĩnh vực văn hóa
Câu 3: Trình bày các nguyên tắc QLNN về XH
Hoạt động quản lý nhà nước về xã hội ở Việt Nam được dựa trên những nguyên tắc cơ bảnsau:
Một là, quản lý nhà nước về xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đây là nguyên tắc
hiến định, được quy định tại điều 4 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) Sự lãnh đạo củaĐảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn được đôngđảo nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước
Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước về xã hội nhưng không làm thay các cơ quan này Đảnglãnh đạo quản lý nhà nước về xã hội trước hết bằng các nghị quyết để ra đường lối, chủ trương,nhiệm vụ cho quản lý nhà nước và căn cứ vào đó để nhà nước ban hành hệ thống các văn bản phápluật để thể chế hóa nhằm thực hiện đường lối của Đảng Đảng định hướng hoàn thiện hệ thống các
cơ quan quản lý về mặt cơ cấu tổ chức cũng như các hình thức và phương thức chung Bên cạnh đó,Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước về xã hội thông qua công tác cán bộ, Đảng đào tạo, lựa chọn, giớithiệu cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp, phân bổ cán bộ
Hai là, nhân dân tham gia quản lý và giám sát sự hoạt động của quản lý nhà nước về xã
hội theo nguyên tắc ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Quy định trong Điều 28, Hiến pháp năm 2013
Nhân dân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giám sát vào hoạt động quản lý nhànước về xã hội Có quyền thảo luận góp ý kiến vào quá trình xây dựng những quyết định quan trọngcủa nhà nước hoặc của địa phương; kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước có thực hiện đúngchức năng nhiệm vụ của mình hay không Nhân dân cũng có quyền thực hiện quyền khiếu nại, tốcáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước Các hình thức tham gia, giám sát gián tiếpcủa nhân dân vào quản lý nhà nước là kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan này thông quahoạt động của các đại biểu do mình bầu ra Thông quan các tổ chức xã hội
Để đảm bảo sự tham gia quản lý nhà nước về xã hội của nhân dân có hiệu quả, cần phải thểchế hóa các quyền đó một cách cụ thể, phát huy hơn nữa vai trò của các đại biểu nhân dân và nângcao hiệu quả sự tham gia, kiểm tra giám sát của các đoàn thể nhân dân vào quản lý nhà nước
Ba là, quản nhà nước về xã hội được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Trang 3Xuất phát từ bản chất của một nhà nước, đặc điểm của một nhà nước đơn giản nhất và để phùhợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải đảmbảo nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc này được thể hiện thông qua cách thức tổ chức bộmáy hành chính nhà nước tư trung ương đến tận cơ sở (xã, phường, thị trấn) cũng như mối quan hệtrong việc thực hiện các quyết định hành chính Tính tập trung dân chủ không đối lập với tính thứbậc (cấp trên, cấp dưới) trong hoạt động hành chính nhà nước Tập trung dân chủ luôn là một thểthống nhất, thực hiện nguyên tắc này cần khắc phục bệnh tập trung quan liêu, đồng thời chống biểuhiện tự do, tùy tiện, phân tán cục bộ địa phương, vô kỷ luật, kỷ cương.
Bốn là, quản lý nhà nước về xã hội bằng pháp luật và tuân thủ pháp luật
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải dựa trên cơ
sở pháp luật Điều đó có nghĩa là hệ thống quản lý nhà nước về xã hội phải chấp hành luật và cácnghị quyết của Quốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp; khi ban hành quyết định quản
lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật Mặt khác hoạt động hành chính nhànước phải tuân thủ pháp luật nhà nước đã quy định Mọi tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hànhchính nhà nước chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền được trao Không được thựchiện những hành vi vượt quá quyền hạn và lạm dụng quyền hạn
Năm là, kết hợp quản lý theo ngành (lĩnh vực) và quản lý theo lãnh thổ
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Các hoạt động quản lýtheo ngành của cơ quan quản lý nhà nước về xã hội nhằm đề ra các chủ trương, chính sách pháttriển toàn ngành, tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị kinh tế phát huy tính chủ động, nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh Còn nội dung quản lý theo lãnh thổ nhằm tổ chức sự điềuhòa phối hợp các hoạt động của các ngành, các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng Quản lý theo ngành hay quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợpthống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nướcthông suốt từ trung ương tới địa phương và cơ sở
Sáu là, phân định hoạt động quản lý nhà nước về xã hội với hoạt động sản xuất kinh
doanh của các chủ thể kinh tế của nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp.
Bộ máy nhà nước không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt độngsản xuất - kinh doanh đối với những vấn đề mà theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất
- kinh doanh nói chung và các chủ thể sản xuất kinh doanh do nhà nước thành lập Trao quyền tựchủ cho các đơn vị kinh tế nói chung và các đơn vị kinh tế do nhà nước thành lập và tăng cườnghoạt động quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý có hiệu lực để quản lý hoạt động sản xuất - kinhdoanh của mọi chủ thể kinh tế không phân biệt của nhà nước thành lập hay của các thành phần kinh
tế khác
Bảy là, nguyên tắc công khai.
Đây là một trong những nguyên tắc được nhiều nước vận dụng Bản chất hoạt động nhà nước
là đưa pháp luật vào đời sống và phục vụ nhân dân Công khai trong hoạt động nhà nươc không chỉ
là cách thức để mở rộng sự giám sát, tham gia của nhân dân mà còn là cách thức để hành chính nhànước hoàn thiện mình Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động quản lý của nhà nước ta - một nhà nước dânchủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích hợp phápcủa công dân nên cần phải công khai hóa, thực hiện đúng chủ trương ”dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” Việc công khai hóa này cần phải được quy định cụ thể, tạo điều kiện thu hút đôngđảo quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước
Trang 4Câu 4 : Thế nào là công bằng xã hội ?
Công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ
xã hội và thiết chế xã hội mà cốt lõi là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị và pháp luật
Dưới chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc “phânphối theo lao động với các điều chỉnh xã hội”, hạn chế đi tới xoá bỏ bóc lột giai cấp, xoá bỏ mọi đặcquyền, quyền lợi cùng các tệ nạn và suy thoái đạo đức, tư tưởng xã hội
Công bằng xã hội được các thiết chế xã hội bảo đảm thông qua các chính sách xã hội, và luậtpháp nhằm xoá bỏ mọi vi phạm quyền dân chủ, những biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, sự khôngtôn trọng nhân cách con người cũng như mọi hành vi vi phạm xã hội khác
Dân chủ xã hội là một hình thức biểu hiện tập trung của công bằng xã hội phản ánh mức độtham gia của con người vào các hoạt động và quan hệ xã hội là tự nguyện hay bắt buộc, là tích cựchay tiêu cực, là chủ động sáng tạo hay thụ động máy móc
Dân chủ xã hội còn thể hiện các giá trị xã hội nhất định của xã hội và vì thế cũng như côngbằng xã hội, dân chủ xã hội trở thành mục đích, động lực và phương tiện quản lý và phát triển xãhội; loại bỏ các bất thường xã hội Dân chủ xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống trênmọi mặt của xã hội
Công bằng xã hội bao giờ cũng đi liền với tiến bộ xã hội, hay nói cách khác, công bằng xãhội không chỉ là động lực mà còn là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội Công bằng xã hội vàtiến bộ xã hội mang tính lịch sử và cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và được cọ sát với các nhậnthức chung của thời đại
Bản chất của công bằng xã hội là sự tương xứng giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trongquan hệ giữa cái mà cá nhân, nhóm xã hội làm cho tập thể, cho xã hội hoặc cho cá nhân, nhóm xãhội khác với cái mà họ được hưởng từ tập thể, xã hội hay từ cá nhân, nhóm xã hội khác Cái mà cánhân làm có thể là điều tốt lành cho xã hội (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao) hoặc cũng cóthể là điều xấu, có hại cho xã hội, ví dụ như tội phạm Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là tiềncông, phần thưởng, quyền lợi, địa vị xã hội, sự đánh giá, ghi công của xã hội và cũng có thể là sựtrừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao
Công bằng xã hội thường được xét ở nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạođức Trong phương diện kinh tế, tức là sự phù hợp tương xứng sức lao động, đóng góp của cá nhân,nhóm xã hội vào quá trình sản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất là phương diện cơbản nhất Khía cạnh chính trị, pháp quyền của công bằng xã hội là sự tương xứng, chẳng hạn, giữacông lao của con người với sự đền đáp của xã hội, hoặc giữa sự thiệt hại mà cá nhân gây ra cho xãhội với những hình phạt của xã hội đối với họ
Thực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mốiquan hệ lợi ích Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứu vàgiải quyết Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay cần phải được nghiên cứu và giảiquyết những mâu thuẫn đó là: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sáchkinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người laođộng, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Câu 5 Phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay?
Trang 5Đối với cơ cấu xã hội - giai cấp:Từ cơ cấu "hai giai, một tầng" ở giai đoạn bao cấp, sang
giai đoạn đổi mới cơ cấu này còn được bổ sung thêm nhiều tầng lớp và nhóm xã hội mới: đó là đội ngũ các nhà doanh nghiệp, những tiểu thương, tiểu chủ (kể cả các chủ trang trại lớn), những người lao động làm thuê, những người Việt Nam lao động ở nước ngoài, v.v tầng lớp cơ bản như công nhân, nông dân, trí thức cũng có sự phân hóa và biến đổi mạnh mẽ
Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp:Nếu xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm ngành kinh tế, thì
sự biến đổi cơ cấu đó trong giai đoạn đang có sự chuyển dịch tích cực từ nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ các ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn Còn xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo thành phần kinh tế thì tỷ lệ lao động thuộc kinh tế nhà nước giảm xuống, trong khi tỷ lệ lao động ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài tăng lên; theo khu vựcthì tỷ lệ lao động ở thành thị tăng lên, trong khi lao động ở nông thôn giảm xuống, v.v
Cơ cấu xã hội - dân số:Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em trong các nhóm tuổi (từ 0 đến 14 tuổi)
giảm mạnh, trong khi các nhóm tuổi từ 25 đến 49 và 65 trở lên đang tăng lên khá rõ ràng - điều góp phần vào sự chuyển đổi từ tỷ số phụ thuộc sang "cơ cấu dân số vàng" Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cơ cấu dân số theo giới tính thì dần cân bằng nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh tăng lên; tỷ lệ dân số đô thị thấp nhưng đang tăng lên, báo hiệu tích tụ dân số vào đô thị ngày càng mạnh,v.v
Cơ cấu xã hội - dân tộc: Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc người có xu
hướng tăng lên (có thể vượt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc người tăng lên, do chính sách ưu đãi của Nhà nước ), sự phân bố về địa lý giữa các dân tộc thay đổi mạnh (do di dân tự do từ Bắc vàNam, do phát triển các khu công nghiệp ), đặc biệt là sự biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc người (tỷ lệ sinh ở các dân tộc thiểu số miền núi cao hơn ở người Kinh và ở đồng bằng)
Cơ cấu xã hội - tôn giáo:Ngoài các tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành,
Hồi giáo, Cao Đài và Hoà Hảo, trong giai đoạn đổi mới còn xuất hiện thêm nhiều tôn giáo mới (từ
50 - 60), trong đó có tôn giáo tách ra từ Phật giáo, có tôn giáo là được phục sinh từ các lễ hội dân gian và cũng có tôn giáo mới được du nhập từ bên ngoài vào Trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự thay đổi không chỉ ở số lượng các tín đồ, mà còn ở phương diện tổ chức và nhiều phương diện khác nữa
Những biến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đất nước, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội
Ở chiều tích cực: Về mặt kinh tế: sự biến đổi cơ cấu xã hội đó đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của đất nước, qua đó góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân
Về mặt chính trị, sự biến đổi cơ cấu xã hội (như tự do hoá các ngành nghề, nhiều tầng lớp xãhội mới xuất hiện ) đã góp phần nâng cao địa vị cũng như ý thức dân chủ của người dân Như vậy,
mô hình cơ cấu xã hội ở giai đoạn mới này, về cơ bản, là có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển đất nước về lâu, về dài
Về mặt văn hóa: Việc giao lưu ngày càng gia tăng giữa các tộc người trong nước, cũng như giữa trong nước và nước ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngưỡng dân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới đang làm cho văn hóa Việt Nam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là một nguyên nhân không thể thiếu để phát triển
Ở chiều tác động tiêu cực: Sự tác động tiêu cực của biến đổi cơ cấu xã hội ở giai đoạn này
có nhiều, song có thể quy lại mấy biểu hiện cơ bản sau:
Trang 6Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội: đó là bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa người có thu nhập cao và người thu nhậpthấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột : đó là mâu thuẫn giữa chủ
và thợ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, giữa chủ đầu tư và những người nông dân mất đất, là xung đột giữa một số tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương, giữa các bộ phận tộc người di dân tự do và
cư dân địa phương
Giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự biến đổi tích cực cơ cấu ở xã hội Việt Nam trong giai đoạn
từ 2011 - 2020, bao gồm từ việc chủ động tổ chức, quản lý quá trình vận động, biến đổi, hướng tới hình thành một cơ cấu xã hội tối ưu, trên cơ sở chủ động quản lý quá trình biến đổi các thành tố, cácmối quan hệ của cơ cấu xã hội một cách hợp lý, đến việc hạn chế thấp nhất những khả năng ảnh hưởng tiêu cực, phát huy cao độ vai trò tích cực của các thành tố, các mối quan hệ của cơ cấu xã hội
đó trong đời sống xã hội
Câu 6 : Phân tầng xã hội là gì? Phân tích một số vấn đề phải giải quyết đối với phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay?<chả hiểu> >o<” chém theo phân hóa giàu nghèo!
a/ Khái niệm
- Tầng xã hội :
+ Tầng xã hội là tổng thể của mọi cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội
+ Họ giống nhau hoặc bằng nhau về tài sản hay thu nhập, trình độ học vấn hay văn hóa, về địa vị hay uy tín xã hội, khả năng thăng tiến trong thanh bậc xã hội
- Phân tầng xã hội: đó là sự phân chia nhỏ xã hội, là sự phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật,…
- Phân tầng xã hội thường đi liền với bất bình đẳng xã hội
• Đặc điểm của phân tầng xã hội
- Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kt, địa vị xhội
- Tồn tại theo lịch sử, thể chế chính trị khác nhau
- Tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầg xã hội
b/ Nguyên nhân
- Sự xuất hiện chế độ tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất
- Quá trình phân công lao động xã hội
* Những suy nghĩ về phân hoá giàu , nghèo trong xã hội
" Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo giửa thành thị và nông thôn đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay Khi nói về phân hoá giàu nghèo ở nước ta có rất nhiều nguyên nhân và nhận định khác nhau , nhưng nhìn chung cơ bản có mấy vần đề như sau :
Trang 7- Thứ hai,
+ Có sự dư thừa , nhàn rỗi lao động ở nông thôn chưa dược khuyến khích ra thành thị để lao động +Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở nông thôn còn thấp kém ( Theo số liệu thống kê trong tổng số 16,5 triệu thanh niên ở nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học, 3,11% có chuyên môn kỹ thuật)
+Diện tích đất nông nghiệp cũng đang có xu hướng giảm dần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
* Tác động của sự phân hoá giàu nghèo đối với nền kinh tế - Xã hội
- Về mặt tích cực :
+ Phân hoá giàu nghèo góp phần khơi dậy tính năng động , sáng tạo , kích thích họ tìm kiếm và khaithác cơ may , vận hội để phát triển , vươn lên trong cuộc sống
- Về mặt tiêu cực sự phân hoá giàu nghèo dẩn đến bất bình đẳng trong xã hội như :
+ Những người giàu , thì giàu thêm do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật như có dư thừa đất sản xuất và phương tiện sản xuất , có điều kiện để làm giàu nhanh chóng nhờ kinh doanh các loại hình dịch vụ , bất động sản , thị trường chứng khoáng ……Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một bộ phận những người giàu lên do làm ăn bất hợp pháp như : Buôn lậu , cho vay nặng lãi … làm cho những người nghèo càng nghèo thêm Sự phân hoá giàu nghèo luôn luôn tồn tại bất cứ trong đời sống xã hội nào , giai cấp nào
+ Phân hoá giàu nghèo còn gây ra sự chênh lệch và mâu thuẩn , những thanh niên được sinh ratrong những gia đình nhà khá vã thường có tư tưởng kêu căn ỷ lại , ăn chơi ít chịu học hành , ngược lại con nhà nghèo ham học , có ý chí vươn lên thì lại không có điều kiện để phát huy công danh , sự nghiệp chính vì lẻ đó gây nên có sự chênh lệch văn hoá trong xã hội
+ Phân hoá giàu nghèo còn thể hiện rõ nhất ở vai trò của người phụ nử , họ ít được học hành , chưa
có được đối xử công bằng ( do phân biệt giới tính ) thì vai trò của người phụ nử trong các tầng lớp nghèo càng trở nên bất công và cơ cực Ngoài ra sự thua thiệt về vất chất những người nghèo còn thua thiệt về giá trị tinh thần , họ không có hoặc rất ít để được tiếp cận các loại hình ,dịch vụ văn hoá tiên tiến , đặt biệt là vùng nông thôn , vùng sâu , vùng xa ,vùng miền núi và hải đảo
* các giải pháp :
Tuy nhiên dưới góc độ của người viết tôi xin trình bày một số các giải pháp như sau :
-Xóa đói giảm nghèo là giải pháp có hướng tích cực , tuy nhiên cần phải nghiên cứu và có những giải pháp cụ thể , “ xóa ’ như thế nào để giảm “nghèo’ là việc làm cấp bách , bởi vì hiện nay giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời để xóa đói , giảm nghèo chứ chưa mang tính chất bền vững ,
Trang 8để người nghèo có điều kiện để vươn lên thoát nghèo một cách hiệu quả
-Nhà nước ta cần có chế độ , chính sách thông thoáng hơn đối với những người nghèo , đặt biệt là vùng nông thôn , vùng xâu , vùng xa , vùng miền núi và hải đảo như :
+ Tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm , đất sản xuất …
+ ưu tiên đào tạo nghề , đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn , kỹ thuật cho lực lượng lao động nông thôn
+ Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn ( Hiện nay các khu công nghiệp chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn , đa phần lực lượng lao động nông thôn tập trung những nơi này ), tạo ra việc làm ổn định cho lực lượng lao động tại chổ , góp phần nâng cao tay nghề , cũng như xóa được đói , giảm được nghèo một cách thiết thực và hiệu quả
Tóm lại việc giải quyết tình trạng phân hóa giàu , nghèo như hiện nay, chúng ta cùng chung tay góp sức của cả cộng đồng , ũng hộ cả về vật chất lẩn tinh thần , để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống Bên cạnh đó bản thân những người nghèo cũng phải có ý chí phấn đấu , vượt qua chính mình , không nên ỷ lại hay trông cậy vào người khác , có như vậy mới thoát nghèo một cách bền vững
CÂU 7: TẠI SAO NHÀ NƯỚC PHẢI QUẢN LÝ XÃ HỘI PHÂN TÍCH CÁC ĐĐ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XH LIÊN HỆ VN
Khái niệm quản lý nhà nước về xh: là sự tác động liên tục , có tổ chức của chủ thể qlxh đó chính là nhà nước lên xh và các khách thể có liên quan nhằm duy trì và phát triển xh theo các đặc trưng và mục tiêu mà nhà nước- chủ thể ql đặt ra, phù hợp vs xu thế phát triển khách quan của lịch sử
* Nn phải ql xh vì:
- Đảm bảo cho xh phát triển ổn định , công bằng
- Đảm bảo an ninh xh an ninh quoc gia, toàn vẹn lãnh thổ
-Đảm bảo an sinh xh
- xh ổn định phát triển, kéo theo các điều kiện để phát triển kt, du lịch, giao lưu hợp tác kt vs các quốc gia trên thế giới
• Các đặc trưng của nhà nước
-Nhà nước phân chia và ql dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ: Mỗi nn đều có lãnh thổ riêng vàtrên lãnh thổ đó nn lại chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ Nn thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổ , ql cư dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà ko phụ thuộc vào chính kiến, huyết thóng, nghề nghiệp , tôn giáo…
-Nn thiết lập quyền lực công để quản lý xh và nắm quyền qlxh và nắm quyền thống trị: nn thiết lập quyền lực công để ql xh và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên làm nhiệm
vụ ql nn và bộ máy chuyên thiện cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp #phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị
- NN có chủ quyền quốc gia : NN là 1 tổ chức quyền lực có chủ quyền, chủ quyền QG thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, chủ quyền QG mang nội dung chính trị-pháp lý, nó thể hiện quyền tự quyết của nn về chính sách đối nội đối ngoại, ko phụ thuộc vào yếu
tố và lực lượng bên ngoài
- NN ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân: Trong xh chỉ nhà nước mới có quyền ban hành pl, đồng thời cũng chính nn mới có quyền áp dụng pl và bảo đảm thực
Trang 9hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, bảo đảm cho pl dc thực thi trong cuộc sống Thông qua pl, ý chí của
nn trở thành ý chí của toàn xh, buộc mọi cơ quan , tổ chức, các thành viên trong xh phải tuân theo-NN hình thành hệ thống thuế và thực hiện thu các loại thuế được hình thức bắt buộc để duy trì và tăng cường bộ máy NN : Mọi NN đều quy định và thực hiện thu các loại thuế 1 cách bắt buộc đối với công dân của mình để duy trì hệ thống bm nn, đầu tư đảm bảo cho sự phát triển của đất nước cả
về kt, ctr, xh, an ninh qp, giả quyết các công việc chung của xh
+ Thứ hai là với sự hội nhập của quá trình toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực các hoạt động quản
lý của nhà nước về xã hội của mỗi quốc gia đều ràng buộc chặt chẽ vào nhau.Việc quản lý nhà nước
về xã hội phải tính đến sự tác động tri phối của quốc gia này đến quốc gia khác
+Thứ ba là chủ thể quản lý nhà nước vì XH phụ thuộc vào NN Nhà nước quản lý xã hội thông qua tổ chức XH
- Hai là QLNNXH mang tính quyền lực đặc biệt tổ chức rất cao và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của các dân tộc
QLNNXH mang tính quyền lực đặc biệt tổ chức rất cao.Mệnh lệnh của NN mang tính đơn phương khách thể phải phục tùng nghiêm túc nếu ko xẽ bị truy cứu trách nhiệm.và sử lý theo pháp luật 1 quốc gia có thể thành cường quốc trên thế giới hay ko phụ thuộc vào đường lối quản lý nn và
XH.Các dân tộc chỉ có thể tồn tại và PT mạnh khi việc QLNN về XH có hiệu quả.; ngược lại là sự đình đốn, trì trệ thậm trí có thể tiêu diệt dân tộc
- Ba là QLNN về XH có mục tiêu, chiến lược, kế hoạch,trương trình : Đặc điểm này đòi hỏi
các cơ quan NN có kế hoạch dài hạn trung hạn và hàng năm có chỉ tiêu định hướng chủ yếu có biện pháp cân đối để thực hiện các chỉ tiêu ấy để hoàn thành có hiệu quả các chương trình mục tiêu của nhà nước
- Bốn là QLNN về XH là hoạt động có tính liên tục, tính kế thừa, ổn định.
Ổn định việc QLNN về XH gắn liền với sự tồn tại của các quốc gia và các dân tộc, còn có cáccon người hoạt động cùng với các quan hệ của họ thì còn phải có hoạt động quản lý NN về XH.Đặc điểm này đòi hỏi các nhà lãnh đạo về quản lý NN về XH phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý của mình và luôn gắn bó mật thiết với lợi ích của dân tộc.Nếu ko sớm muộn họ sẽ
bị lịch sử đào thải
Mặt khác các quy định QL phải tương đối ổn định tránh sự thay đổi nhanh chóng Các văn bản của nhà nước, của người dân phải được giữ gìn lưu trữ đặc điểm này thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công dân, XH
- Năm là QLNN XH vừa là khoa học vừa là 1 nghệ thuật
QLNN về XH là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có 1 quá trình không ngừng bổ xung và hoàn thiện.Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của NN về con ng' Do đó phải có quan điểm
Trang 10và tư duy hệ thống tôn trọng các quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thực tiến
bổ xung lý luận
- Sáu là QLNN XH mang tính thẩm thấu, lan truyền : QL về thời kỳ nào,XH nào thì mang bản
chất của thời kì đó vì quản lý dựa trên các cơ sở các quy luật khách quan mà quy luật khách quan trong mỗi gian đoạn, thời kỳ là khác nhau
Ngoài việc theo đuổi mục tiêu đã định và duy trì đặc chưng của XH mà họ mong muốn, quyền lợi của giai cấp và dân tộc mình cần phải học hỏi kinh nghiệm của quốc gia khác để tìm ra con đường tốt nhất phát triển nước mình
- Bảy là quản lý nhà nước về XH huy động sự tham gia của toàn XH Đòi hỏi sự đóng góp công
sức, mọi lỗ lực chủ động sáng tạo của con người, mọi phân hệ mọi tiết chế xã hội dưới sự quản lý điều hành của các chủ thể QLXH
Câu 8 : Hãy nêu những nội dung của quản lý nhà nước về xã hội
- Xây dựng chiến lược và chương trình quản lý nhà nước về xã hội
- Xây dựng thể chế quản lý nhà nước về xã hội
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách xã hội
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xã hội
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xã hội
- Hỗ trợ và thu hút nguồn lực
- Kiểm tra, kiểm soát
- Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xã hội
Phân tích và làm rõ từng nội dung
1.Xây dựng chiến lược và chương trình quản lý nhà nước về xã hội
• Xây dựng chiến lược
Chiến lược phát triển là một hình thức của chính sách xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của sựphát triển xã hội và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đó ,quyết định những phương hướng lâudài, dự kiến cho nhiều năm và dự kiến giải quyết những vấn đề xã hội trên qui mô lớn
• Những quan điểm phát triển của chiến lược
- Quan điểm tổng quát về phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ( tạo xã hội công bằng)
Chiến lược đã xác định phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh, tiến lên xây dựng một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có
kỷ cương xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc Chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên hiện đại vừa
là mục đích, vừa là nội dung phát triển của xã hội
- Quan điểm về chế độ sỡ hữu và các thành phần kinh tế :
Trong nền kinh tế nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội có ba hình thức sở hữu cơ bản:
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân Mỗi hình thức sở hữu có vai trò nhất định đối với
sự phát triển xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi hình thức sở hữu có thể tham gia nhiều loại hình tổ chứckinh doanh, mỗi loại hình tổ chức kinh doanh có thể dung nạp nhiều hình thức sở hữu
Trang 11Dựa trên quan niệm rõ ràng hơn về chế độ sở hữu và loại hình tổ chức kinh doanh, nhậnthức về tính chất, vị trí và phương hướng phát triển của các thành phần kinh tế sẽ được bổ sung vàchuẩn xác hóa trong chiến lược phát triển xã hội.
- Quan điểm về kinh tế thị trường
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ lợi ích của toàn dân, đảm bảo an sinh xãhội; với tư cách của chủ thể quản lý xã hội Nhà nước thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
Tạo môi trường thuận lợi và điều kiện cho mọi hoạt động của xã hội từ hoạt động kinh tếđến các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội khác
Dẫn dắt, hỗ trợ các nỗ lực phát triển của các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng trong mọihoạt động kinh tế - xã hội
Hoạch định và thực hiện các chương trình, chính sách xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế
và công bằng tiến bộ xã hội
Quản lý và kiểm soát việc sử dụng nguồn lực, tài sản quốc gia và các hoạt động xã hội đảmbảo hiệu quả, đúng mục tiêu chiến lược phát triển xã hội, đảm bảo an sinh xã hội
-Quan điểm về xay dựng một xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ chiến lược lớn của Đảng ta, nhằm
“ Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tếhợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sốngvật chất, tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”
- Quan điểm về xây dựng và phát triển xã hội bền vững
Hệ thống quan điểm trên là căn cứ để xây dựng chiến lược, xây dựng pháp luật, chính sách, kếhoạch và chương trình hành động với bước đi thích hợp và nhờ đó, chiến lược phát triển xã hội đãđạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước
• Việc xây dựng chiến lược thường theo một kết cấu :
- Phân tích thực trạng các vẫn đề xã hội => xác minh mục tiêu và nội dung chiến lược chunghay các loại chiến lược cụ thể ( VD: xem xét các lĩnh vực kinh tế, y tế xem thực trạg nónhư thế nào?)
- Đánh giá những giải pháp chiến lược hiện hành => có phù hợp, hiệu quả, có thể áp dụg trongtươg lai k?
- Lựa chọn mục tiêu và lộ trình thực hiện mục tiêu chiến lược: Phải đảm bảo tính khoa học,hiện tại, xu hướng phát triển (VD : mục tiêu của VN về cơ bản đến năm 2020 hoàn thànhcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước )
- Xây dựng các chương trình, dự án và chính sách : Thông qua các chương trình dự án, thu hútcác nguồn nhân lực vào thực hiện XHH trog việc giải quyết các vđề XH mà chiến lược đãđịnh
- Tổ chức thực hiện chiến lược
+ Tổ chức truyền thông, phổ biến mục tiêu, lộ trình, chính sách của chiến lược
+ Phân cấp quản lý thực hiện chiến lược, xác định vai trò , chức năng và trách nhiệm củachiến lược trước khi thực hiện trên diện rộng
+ Tổ chức thí điểm trước 1 số hoạt độg chưog trình dự án và chính sách
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện qua từg giai đoạn
- Xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực hiện
• Xây dựng chương trình dự án QLNN về XH
Trang 12Chương trình là những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời giannhất định Cũng có một số tài liệu cho rằng chương trình là một bản đề cương triển khai thực hiệnmột số công việc nào đó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
Như vậy nội dung chương trình là:
Thứ nhất, bối cảnh ra đời của chương trình;
Thứ hai, sự cần thiết của chương trình;
Thứ ba, xác định mục tiêu chương trình;
Thứ tư, xác định hoạt động của chương trình;
Thứ năm, xác định dự án của chương trình;
Thứ sáu, xác định nguồn lực cho chương trình;
Thứ bảy, xác định lộ trình thực thi chương trình;
Thứ tám, phân cấp quản lý và tổ chức thực thi chương trình.
VD: Xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo trong thời gian
Vì ở TP.HCM có ?% số hộ còn nghèo đói
Mục tiêu từ năm đến ? Trong 5 năm sẽ nâng mức tiêu dùng chung , trình độ học vấn lên
Dự án : Đến những địa chỉ cụ thể , ngư dân nghèo tiếp cận nguồn vốn để đóng tàu
Nguồn nhân lực: Tiền, con người, các dạng khác ( tài nguyên , cơ sở vật chất )
• Dự án : một hoạt động nhằm triển khai các hoạt động đã được đề ra trong chương trình Mộtchương trình sẽ bao gồm nhiều dự án và các dự án này sẽ góp phần đạt được mục tiêu mà chươngtrình đã vạch ra
Khi xây dựng dự án cần tiến hành các hoạt động sau:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai dự án;
- Phân tích các yêu cầu đòi hỏi của dự án (những yêu cầu cần có để dự án được tiến hành);
- Phân tích và chỉ ra các nhóm, cá nhân, tổ chức hay cộng đồng có thể ảnh hưởng đến việc triển khaithực hiện dự án;
- Phân tích và xác định hệ thống các mục tiêu của dự án;
- Xác định các kết quả mà dự án phải đạt được;
- Xác định các hoạt động của dự án;
- Phân tích các yếu tố tác động đến dự án
Nội dung tóm lược văn kiện dự án
- Bối cảnh của dự án;
- Lý giải sự cần thiết của dự án;
- Mô tả các mục tiêu của dự án (mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và mục tiêu trước mắt của dự án);
- Đầu vào cần thiết của dự án;
- Các yếu tố tác động đến kết quả, những rủi ro của dự án;
- Các nghĩa vụ quan trọng mà các bên liên quan đến dự án phải quan tâm, trách nhiệm;
- Mối quan hệ của dự án với các dự án khác;
- Các nguồn lực cần thiết của dự án;
Quy định về xem xét, báo cáo, đánh giá;