Đề cương quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường có đáp án. Câu 3: Xu hướng QLNN về TN và MT trên thế giới và khu vực? Câu 6: Anhchị hãy trình bày hệ thống cơ quan QLNN về TNMT được tổ chức như thế nào? Liên hệ với thực tiễn quản lý ở địa phương? Câu 7: Anh chị hãy trình bày các nội dung cơ bản về điều chỉnh vĩ mô? Câu 8: anh chị hãy cho biết nội dung cơ bản về công cụ hành động? ...........................................................................................
Trang 1
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG Câu 1: mối quan hệ và vai trò của TN và MT đối với sự phát triển và tồn tai của con người?
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị
sử dụng mới của con người
Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười
Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người
Mối quan hệ và vai trò:
1 Cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật.
2 Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
3 Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
4 Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất.
5 Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất)
- Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường
- Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than
đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người
và phát triển xã hội
Môi trường tự nhiên nhận ở con người: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế… nếu không biết xử lý rác mà
cứ thải vô tư thì ô nhiễm môi trường sẽ trầm trọng Khai thác tài nguyên không có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, muông thú sẽ bị tuyệt diệt
-Đối với hoạt động sản xuât phát triển KT_ XH của con người:
+ Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản
xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa Những dạng vật chấttrên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện
để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết, Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường
Trang 2Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người Hay nói cách khác: Môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạtđộng sản xuất và đời sống Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố
về môi trường Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tácđộng tiêu cực đối với môi trường
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH của con người
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất
ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt độngKT-XH trong khu vực
Tài nguyên là đối tượng sx của con nguoi, xã hội loài người càng phát triển số loại hình tài nguyên và số lượng mối loại tài nguyên dk conng khai thác ngày càng tang Với các giá trị có được TN thiên nhiên có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-XH Mục đích cơ bản của con người là khai thác từ tự nhiên tất cả những
gì cần thiêt cho sự tồn tại và phát triển của mình Xã hội loài nguwoif càng phat triển thì quan hệ giữa con người và tự nhiên ngày càng phức tạp hơn Mâu thuẫn đó có thể gay gắt tạo ra những tác động tiêu cực lên chính cuộc sống của con người
Câu 2: Trình bày về ứng phó với BĐKH?phân tích bản chất của thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH đến ptrien KT-XH –MT?
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Trang 3Khi biến đổi khí hậu là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, thì công tác ứng phóvới biến đổi khí hậu được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kỳ địa phương, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới Ứng phó với BĐKH bao gồm 2 mảng: thích ứng và giảm nhẹ.
Giảm nhẹ BĐKH can thiệp vào chu trình từ phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến phát thải khí nhà kính Trong khi
đó, thích ứng BĐKH can thiệp vào 2 quá trình: tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên - xã hội và mối tương tác giữa phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống tự nhiên - xã hội
1 Thích ứng BĐKH
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thayđổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi
mà mỗi khí hậu mang lại
Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau.Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:
Chấp nhận tổn thất Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là
“không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra
khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rấtnghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể)
Chia sẻ tổn thất Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng
đồng dân cư lớn Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng
mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự Mặt khác, các cộngđồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm
Làm thay đổi nguy cơ Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ
môi trường Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê) Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằngcách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển Theo hệ thống
của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các
biện pháp thích ứng
Ngăn ngừa các tác động Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và
ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại
Thay đổi cách sử dụng Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế
hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia
Thay đổi/chuyển địa điểm Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động
kinh tế Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai
Nghiên cứu Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ
mới và phương pháp mới về thích ứng
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến
kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi Những hoạt
Trang 4động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.
2 Giảm nhẹ BĐKH
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:
- Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
- Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…)
- Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng)
- Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus)
3 Tích hợp các yếu tố BĐKH vào quy hoạch phát triển
BĐKH là vấn đề trước mắt đồng thời cũng là vấn đề lâu dài, cho nên ứng phó với BĐKH đòi hỏi cần phải cân nhắc cả nhu cầu hiện tại của cộng đồng và tầm nhìn dài hạn về cách thức kiểm soát tác động trong tương lai Hiện tại các hiện tượng đi kèm với BĐKH như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…ảnh hưởng đế cộng đồng và các lĩnh vực Trong khi việc quan trọng hiện nay là xem xét BĐKH làm tăng mức độ nghiêm trọng của các rủi
ro hiện có đến mức nào, thì bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến khía cạnh BĐKH sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai như thế nào
Tích hợp hoặc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất là bảo đảm đến mức độ tối thiểu các rủi ro liên quan đến khí hậu tại nơi được quy định Tích hợp BĐKH vào quy hoạch phát triển nhằm đạt được 2 mục đích sau:
(1) Bảo đảm phát triển mới thích nghi với BĐKH bằng cách :
- Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như mực nước biển dâng, lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ sông
- Bảo đảm nhà cửa, trụ sở, đường xá cao để tránh lũ
- Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão mạnh hơn
- Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực trạng trở nên xấu hơn
(2) Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH bằng cách thu carbon và giảm thải khí nhà kính như:
- Trong quy hoach sử dụng đất tránh làm mất diện tích rừng hiện có và thúc đẩy trồng phục hồi diện tích rừng bịthóa hóa
- Giảm thiểu khoảng cách đi lại giữa các khu công nghiệp và các đầu mối cung cấp bến, bãi
- Giữ quỹ đất choác công trình năng lượng tái sinh trong tương lai như năng lượng gió, năng lượng mặt trời
- Giữ quỹ đất chuẩn bị cho sản xuất năng lượng trong tương lai sinh học
Bản chất của thích ứng và giảm nhẹ tác đôg BĐKH đến KT-XH-MT
Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội Sự sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu Cũng tương tự như vậy trong các hệ thống kinh tế - xã hội Tất cả các lĩnhvực kinh tế - xã hội (ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước…) đều thích ứng ở một mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH Ví dụ, có
sự thích ứng của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những
Trang 5nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nông nghiệp Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác Mỗi lĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trongtừng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác Thích ứng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chu trình sản phẩm ngắn Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàng năm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sựthay thế lâu dài hơn, còn rừng thì có một chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ Những sự đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốn kém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế - xã hội ở mức độ tổng quát Sự thích ứng, về bản chất tác động, là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hoá Vì thế các nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH trong tương lai cũng phải tính đến những biến đổi khác Cũng do đó, cần phải hiểu tại sao những kịch bản về khí hậu trong tương lai cần được dự đoán kèm với những kịch bản kinh tế - xã hội, mặc dù biết rằng điều đó sẽ làm tăng đáng kể sự thiếu chính xác của dự đoán Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khả năng thích ứng.
Biến đổi khí hậu, với quy mô tác động toàn cầu, đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực, các ngành kinh
tế từ các địa phương, các vùng, các quốc gia Do đó, thích ứng BĐKH rất đa dạng cho những lĩnh vực và cấp độkhác nhau cho mọi đối tượng của hệ thống tự nhiên – xã hội có khả năng thích ứng nhằm giảm thiểu mức độ tổnthương do BĐKH và thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững
BĐKH đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, do đó cần phải có
sự phối kết hợp giữa các khu vực và quốc gia nhằm giảm nhẹ BĐKH toàn cầu
· Giảm nhẹ BĐKH bao gồm việc giảm nguồn phát thải và tăng bể chứa khí nhà kính
· Các giải pháp giảm nhẹ BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển và ứng phó với BĐKH của các quốc gia
· Để giảm nhẹ BĐKH hiệu quả cần phải kết hợp đồng thời giữa sử dụng bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có cũng như phát triển nguồn năng lượng sạch, quản lý chất thải hợp lý, bảo vệ và phát triển rừng Khái niệm tiềm năng giảm nhẹ BĐKH (mitigation potential) được phát triển nhằm đánh giá mức độ giảm khí nhà kính liên quan đến các giới hạn xả thải (emission baseline) Tiềm năng giảm nhẹ BĐKH được phân chia thành 2 thuật ngữ tiềm năng thị trường (market potential) và tiềm năng kinh tế (economic potential)
· Tiềm năng thị trường là tiềm năng giảm nhẹ BĐKH dựa vào tỷ lệ chi phí riêng (private cost) và giảm các chi phí riêng (private discount) có thể được kỳ vọng xuất hiện dưới các điều kiện thị trường được dự báo, bao gồm các chính sách và giải pháp hiện hành
· Tiền năng kinh tế là tiềm năng giảm nhẹ có tính đến giá trị và lợi ích xã hội với giả thiết rằng hiệu quả thị trường được chứng minh bởi các chính sách và giải pháp và các rào cản được loại trừ
Những nghiên cứu về tiềm năng thị trường có thể được sử dụng cho những nhà hoạch định chính sách về tiềm năng giảm nhẹ với những chính sách và rào cản đang tồn tại, trong khi những nghiên cứu về tiềm năng kinh tế chỉ ra điều có thể đạt được nếu những chính sách mới và bổ sung hợp lý được thực thi nhằm loại bỏ những rào cản và bao gồm những chi phí và lợi ích xã hội Do đó, tiền năng kinh tế thông thường lớn hơn tiềm năng thị trường
Tiềm năng giảm nhẹ được ước tính sử dụng các cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận từ dưới lên trên
(bottom-up approach) và cách tiếp cận từ trên xuống (top-down approache) chủ yếu được dùng để đánh giá tiềm năng kinh tế Trong đó, những nghiên cứu về giảm nhẹ BĐKH theo cách tiếp cận từ dưới lên trên dựa trên sự đánh giá các lựa chọn giảm nhẹ, tập trung nhấn mạnh công nghệ đặc biệt và các quy định Đây là những nghiên cứu
Trang 6đặc trưng với giả thiết là kinh tế vĩ mô không đổi Những ước tính giảm nhẹ BĐKH trên các lĩnh vực được tập hợp lại nhằm cung cấp ước tính về tiềm năng giảm nhẹ BĐKH toàn cầu Những nghiên cứu về giảm nhẹ BĐKHdựa trên cách tiếp cận từ trên xuống đánh giá tiềm năng mở rộng phát triển kinh tế của các lựa chọn giảm nhẹ Chúng sử dụng khung nhất quán toàn cầu và các thông tin được tập hợp về lựa chọn giảm nhẹ và đạt được những phản hồi thị trường và kinh tế vĩ mô
Câu 3: Xu hướng QLNN về TN và MT trên thế giới và khu vực?
QLNN đối với TNMT là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến tài nguyên và môi trường.
- Nhà nước quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng, đảm bảo cả yêu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài, toàn diện nhưng vẫn có trọng tâm phù hợp trong từng giai đoạn; Dựa vào nội lực là chính bên cạnh sử dụngnguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế
- Môi trường là vấn đề toàn cầu Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Quản lý dựa trên các nguyên tắc: tính hệ thống tổng hợp, tập trung dân chủ, theo ngành và theo lãnh thổ, hài hòa giữa các lợi ích, tiết kiệm và hiệu quả
Mục tiêu:
- Mục tiêu chủ yếu là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển KT-XH và khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Braxin) tháng 6/1992 thông qua
Nội dung quản lý:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về tài nguyên và bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
- Xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh
Trang 7- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Câu 4: Anh/chị hãy phân tích vai trò và nhiệm vụ của QLNN về TN&MT? Nêu các quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu chủ yếu của hoạt động quản lý TN&MT của các nước phát triển?
Nội dung QLNN về MT điều 139, luật BVMT số 55/2014
Vai trò: Rất quan trọng, là 1 phần để hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Nhằm hạn chế, quy hoạch và khai thác, bảo tồn, gìn giữ các tài nguyên một cách hợp lý
Nhiệm vụ:
- Quản lý một cách khoa học và hiệu quả các vấn đề có liên quan đến TNMT
- Điều tiết phạm vi hoạt động và khai thác tài nguyên
- Xây dựng hệ thống quản lý hợp lýNgoại ứng và hàng hoá công cộng là những nguyên nhân gây ra thất bại thị trường, nghĩa là thất bại về mặt chính sách trong quẩn lý môi trường, hậu quả là gây ra những thiệt hại cho môi trường, đe doạ nghiêm trọng tới
sự phát triển bền vững của quốc gia Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự QLNN về môi trườngNhững bài học của các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng cần có sự QLNN về TN và bảo vệ MT Đối với các nước phát triển, ví dụ như Nhật Bản là quốc gia tiên phòng đi đầu trong các nước đã phát triển, hiện nay đang truyền bá kinh nghiệm cho các quốc gia phát triển sau là cũng với sự phát triển kinh tế-xã hội phải có sự QLNN
về TN&MT, bởi lẽ như họ trước đây do không quan tâm tới vấn đề môi trường mà chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế nên phải trả giá quá đắt cho sự phát triển của mình Từ kinh nghiệm của các nước phát triển sau như Singapore, rút ra bài học của các nước đã phát triển trước, ngay trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình, nhà nước đã rất chú trọng tới quản lý môi trường, chính vì vậy mà thành tựu đạt được của họ hiện nay đã được thế giới thừa nhận có tính bền vững
Vì vậy vai trò và nhiệm vụ của QLNN về TN&MT là rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của đất nước
Quan điểm chung của các nước phát triển là phát triển kinh tế gắn liền với phát triển bền vững, cân bằng sự phát triển về kinh tế - xã hội – môi trường Phát triển kinh tế - xã hội để tạo tiềm lực BVMT và ngược lại.Vì thế cần có các chính sách, hệ thống pháp luật chặt chẽ được đưa ra để thực hiện quản lý nhà nước phù hợp nhất và có hiệu quả nhất đối với từng địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ
Nguyên tắc theo nguyên tắc PTBV: 9
- Tôn trọng, quan tâm đến đời sống cộng đồng
- Cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống con người
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất
Trang 8- Hạn chế mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
- Thay đổi thái độ, hành vi, và xây dựng đạo đức vì sự PTBV
- Taọ điều kiện để cộng đồng tự QLMT của mình
- Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc PTBV
- Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về BV và PTBV
Nguyên tắc giản lược của PTBV
- Hợp hiến, hợp pháp hệ thống và thống nhất
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Hợp tác giữa các bên đối tác
- Sự tham gia của cộng đồng
Mục tiêu
- Về kinh tế: các dự án, công trình có liên quan đến môi trường
- Luật pháp, chính sách: quản lý về hệ thống văn bản về QLMT ( luật BVMT, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, … ), tiêu chuẩn, quy chuẩn, …
- Kỹ thuật: các biện pháp về giảm thiểu mức độ, nồng độ gây ô nhiễm
- Phụ trợ:
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu QLNN về Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường của nước ta hiện nay?
1 Quan điểm chỉ đạo
- Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện đại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
- Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hoà với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển kinh tế phù họp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, cac-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
Trang 9- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, bảo đảm các quy định của pháp luật, các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.
- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bổi thường thiệt hại
2 Nguyên tắc:
- Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng
- Thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không tái tạo
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
- Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự phát triển bền vững
- Tạo điểu kiện để cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
- Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững
- Xây dựng khối liên minh toàn thế giới và bảo vệ sự phát triển bền vững
I Tính hệ thống và tổng hợp
Từ TW đến địa phương, đa ngành, đa lĩnh vực
VD: Bộ TN&MT là cơ quan chuyên trách, ngoài ra còn có Bộ NN&PTNT tham gia phối hợp
II Tập trung dân chủ
Quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm đều ngang nhau ở các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong việc khi thác và bảo vệ TN&MT
III Theo ngành, theo lĩnh vực
Có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến TN&MT
IV Hoà hoà giữa các lợi ích
Lợi ích kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ MT
V Tiết kiệm và hiệu quả
Mỗi đơn vị tài nguyên tại ra được tối đa bao nhiêu sản phẩm?
3 Mục tiêu: chủ yếu là phát triển bền vững, đảm nhận sự cần bằng giữa phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trang 10- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển kinh tế-xã hội phải gắn bó với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Brazin) tháng 6-1992 thông qua
Câu 6: Anh/chị hãy trình bày hệ thống cơ quan QLNN về TN&MT được tổ chức như thế nào? Liên hệ với thực tiễn quản lý ở địa phương?
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập đồng bộ cả ở Trung ương, địa phương
và từng bước được kiện toàn Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập Năm 2008, Tổng cục Môi trường được thành lập, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Ở các bộ, ngành đã có các đơn vị trực thuộc chuyên trách công tác bảo vệ môi trường Lực lượng phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường
Tại các địa phương, đã có Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và có cán bộ kiêm nhiệm quản lýmôi trường ở xã, phường, thị trấn Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn đã có phòng, ban, bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường
Cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT hiện nay gồm có:
- 18 tổ chức HC, gòm 10 tổ chức cấp Vụ (tính cả Văn phòng, Thanh tra, cơ quan Đại diện tại Tp.HCM), 4Tổng cục, 4 Cục;
- 13 tổ chức sự nghiệp, gồm 4 tổ chức nghiên cứu, 3 tổ chức GDĐT, 3 tổ chức chuyên nghành, 2 tổ chức báo chí và 1 tổ chức y tế
- 3 tổ chức văn phòng giúp việc cho Ban chỉ đạo phối hợp liên ngành;
- 2 tổ chức doanh nghiệp và Quỹ Bảo vệ môi trường VN
Mô hình Bộ máy ngành QLNN về TN&MT:
Trang 11* Liên hệ địa phương:
Sở TN&MT Tỉnh BK trực thuộc UBND Tỉnh BK, gồm các đơn bị trực thuộc:
+ Trung tâm công nghệ thông tin TN&MT
+ Trung tâm kỹ thuật TN&MT
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
+ Chi cục bảo vệ môi trường
+ Trung tâm quan trắc môi trường
+ Trung tâm phát triển quỹ đất
Chính phủ
Các bộ khác
Bộ TNMT UBND
Tỉnh