Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan

122 977 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan

Trang 1

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ CỦA LÊ HOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2009

Trang 2

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ CỦA LÊ HOAN

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học và khoa Ngữ văn trường Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi trong suốt khoá cao học vừa qua

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009

Học viên:

Phạm Thị Hồng Xiêm

Trang 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Những đóng góp của luận văn 14

7 Cấu trúc của luận văn 14

NỘI DUNG Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 1 Tác giả Lê Hoan 15

2 Tác phẩm Việt Lam tiểu sử 23

2.1 Tên gọi 23

2.2 Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử 25

3 Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 30

3.1 Khái niệm tiểu thuyết chương hồi 30

3.2 Hoàn cảnh ra đời 30

3.3 Đặc điểm thể loại 34

3.4 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi 36

3.4.1 Thể loại tiểu thuyết lịch sử 36

3.4.2 Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi 36

Tiểu kết 39

Trang 5

Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - từ nguyên

mẫu đến hình tượng văn học

2.1 Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học 40

2.2 Các nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 43

2.2.1 Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 44

2.2.2 Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 47

2.2.3 Nguyễn Trãi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học 51

2.3 Những nét tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt

Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử 55

2.3.1 Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự tương đồng 56

2.3.2 Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự khác biệt 60

Tiểu kết 68

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 3.1 Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 70

3.1.1 Khái niệm nhân vật 70

3.1.2 Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 71

3.2 Giới thuyết chung về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 72

3.2.1 Vai trò của nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 72

3.2.2 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 73

3.2.3 Một số thủ pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 74

3.3 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan 74

3.3.1 Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật và sự kiện 75

3.3.2 Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật 90

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việt Lam tiểu sử (hay còn gọi Việt Lam xuân thu) là cách đặt tên của

Lê Hoan Đây là một cuốn tiểu thuyết chữ Hán được viết theo kiểu chương hồi, có quy mô rộng lớn, phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng trong những thời điểm lịch sử đặc biệt ở thế kỷ XV Đó là sự nghiệp của đức Lê Thái Tổ gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người lãnh đạo nhân dân ta trường kỳ kháng chiến chống giặc Minh xâm lược Tư tưởng chủ đạo của

cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử vừa thể hiện được khát vọng độc lập, tôn

phò chính thống, đề cao chính nghĩa, vừa khẳng định sức mạnh đoàn kết chiến

đấu chống giặc ngoại xâm

1.2 Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử cùng với những đóng

góp về giá trị nội dung và nghệ thuật đã góp phần làm nên giá trị của văn học trung đại nói riêng, thúc đẩy quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung Xuất hiện trong vai trò là đại biểu cuối cùng của tiểu thuyết chương

hồi Việt Nam, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan đã đánh dấu những bước phát

triển về mặt thể loại của tiểu thuyết chương hồi, để chuẩn bị cho sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây

1.3 Đọc Việt Lam tiểu sử, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗ

tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học thành những hình tượng nghệ thuật Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là con người của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là những nhân vật văn học thực sự Điều gì làm nên những ấn tượng ấy nếu như không phải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của nhà văn Lê Hoan Xét một cách

Trang 8

hơn những thành tựu, những đóng góp của tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử

Đó là những lý do thôi thúc người viết tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện

nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

2 Lịch sử vấn đề

Tác phẩm Việt Lam tiểu sử còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất xung quanh vấn đề tác giả, văn bản Căn cứ vào lời tựa của Việt Lam tiểu sử, những

ý kiến đóng góp khoa học của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đây là

tác phẩm của nhà văn Lê Hoan Như đã nói ở trên, mặc dù Việt Lam tiểu sử là

tác phẩm có nhiều giá trị nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên chưa được

quan tâm một cách đúng mức Gần đây, Việt Lam tiểu sử đã thu hút được sự

chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Qua khảo sát một số các bài viết, các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy các tác giả đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm

hiểu về tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử, nhưng tài liệu nghiên cứu và

những bài viết về tác phẩm ở phương diện là một tác phẩm văn học thì vẫn còn hạn chế Có thể dẫn ra một số bài nghiên cứu sau

Trong Tạp chí Hán Nôm số 3 - 1997, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa khi lập danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã xác định Việt

Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi do Vũ

Xuân Mai biên soạn, Lê Hoan nhuận sắc Không chỉ khẳng định về mặt thể loại, tác giả Trần Nghĩa còn tập trung dịch cuốn sách này trên cơ sở tham khảo nhiều ý kiến và các bản dịch khác nhau, để giúp bạn đọc có dịp tiếp cận

với tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử dưới dạng hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của nó

đồng thời mong muốn cho nhiều bạn đọc được thưởng thức một cuốn tiểu

Trang 9

một vài nhân vật thời đại” Trong bài nghiên cứu, tác giả Chương Thâu không

có chủ định phân tích cuốn Việt Lam tiểu sử xem giá trị sử học của nó như thế

nào Bởi vì, vấn đề này từ lâu giới nghiên cứu đã từng đề cập và xác định tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết có nhiều phần hư cấu Mục đích chính của nhà nghiên cứu cũng không phải đi tìm xem ai là tác giả của cuốn sách vì muốn xác định một cách chính xác thì cần phải có nhiều chứng cứ và nhiều thời gian, vấn đề ở chỗ người viết còn băn khoăn về người cho khắc in và công bố

cuốn Việt Lam tiểu sử Dư luận mấy chục năm gần đây vẫn cho Lê Hoan là

một người phản bội, đứng trong hàng ngũ xâm lược để chống lại tổ quốc Nói đến Lê Hoan, người ta nhớ đến việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế Đã có

câu thơ “Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao” Câu thơ này ở trong một bài thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế Vịnh Tổng đốc Hải Dương đã được triều

đình phong đến chức Khâm sai, và hạ thêm lời kết luận rất gay gắt: Khâm sai mà vẫn hùa theo Pháp

Nhục ấy còn vinh ở chỗ nào?

Đó là những định kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhân dân và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Người ta cũng không phải dè dặt gì để xếp Lê Hoan vào hàng ngũ con người đứng về phía chống lại tổ quốc Việt Nam Tác giả bài viết cũng cho biết rằng hiện nay chưa thấy một tài liệu lịch sử và sử gia nào đánh giá nhân vật này một cách chính thức, nhưng dư luận như vậy cứ thế truyền đi và cho đến bây giờ thì gần như đối với Lê Hoan vấn đề đã được an bài Theo PGS Chương Thâu, chúng ta không có điều kiện và không thể đi ngược lại những định kiến hầu như khó lay động, nhưng khi đã

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn gặp một tác phẩm như Việt Lam tiểu sử, phải chăng chúng ta nên đặt ra một câu hỏi khác hơn? Từ đó, nhà nghiên cứu đã không đánh giá tác phẩm Việt

Lam tiểu sử như một tác phẩm sử học mà chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn

“tiểu thuyết lịch sử” Theo tác giả, bút pháp chủ yếu của Việt Lam tiểu sử là: “Theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu

thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được chân trọng Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anh hùng Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vận mệnh tổ quốc là điều rõ ràng không thể nào phủ nhận được” [63,38] Quan

điểm này của Chương Thâu góp phần nhấn mạnh, Việt Lam tiểu sử là một tác

phẩm văn chương thực sự Dù nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao của tiểu thuyết hiện đại nhưng nội dung rất có giá trị và đáng được chân trọng vô cùng Tác giả của bài viết cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình khi nghĩ đến những người hoạt động quốc sự ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tình hình đất nước lúc đó khiến cho các tờng lớp sĩ phu trở nên phân hóa sâu sắc Một lớp đông đảo đã đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ thù, cũng có một số vì hoàn cảnh vì nhiều điều kiện này nọ phải hợp tác với kẻ địch Trong số

những con người phải ra hợp tác với chính quyền thực dân và được “mẫu

quốc” dành cho khá nhiều sự ưu đãi đến mức gây nhiều điều tiếng cho nhân

dân nổi lên hai nhân vật là Hoàng Cao Khải và Lê Hoan Thế nhưng theo Chương Thâu, Hoàng Cao Khải lại là tác giả của một số bài thơ hay và tư tưởng, nhất là tư tưởng yêu nước thì lại rất rõ ràng, rất đáng được ghi nhận

Với Lê Hoan cũng vậy, nhà nghiên cứu cho rằng khi xem tác phẩm Việt Lam

tiểu sử, chúng ta cũng nên chú ý lời tựa của Lê Hoan khi cho khắc in và công

bố tác phẩm này Đây là lời tác giả Việt Lam tiểu sử ca ngợi Lê Lợi “ Cần

phải tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời yên tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách

Trang 11

nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy Lúc thời cơ đến thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng, tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà Trong 10 năm trù hoạch kinh dinh, không có một việc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là một vị quốc vương có trí, có nhân, có dũng Nếu không phải ông vua độ lượng có thể như thế được chăng? Cuốn sách qua 60 hồi đã khái quát được quá trình Lê Thái Tổ dành lại đất nước Tôi say sưa đọc đi đọc lại mấy lần, tưởng chừng như thấy hình bóng ngài hiện ra trên trang sách Bất giác tôi cảm thấy phục lăn phục lóc”

[63,66] Thông qua lời tựa này, tác giả bài viết cho rằng chắc chắn Lê Hoan phải là một người có tâm huyết thì mới có thể nói lời kính phục thành thật và chất phát đến như vậy Cũng trong bài viết, nhà nghiên cứu còn bày tỏ thái độ ngạc nhiên về trình độ và tư tưởng của Lê Hoan khi theo dõi quá trình công bố cuốn sách này Theo Chương Thâu, chúng ta không thể nói Lê Hoan là người

ít học bởi khi công bố Việt Lam tiểu sử Lê Hoan có nói rõ là ông tìm thấy được bản Việt Lam tiểu sử đầu tiên ở một gia đình (không nói rõ gia đình nào) Nhưng ông cho rằng tác phẩm “chưa thật tinh xảo diệu kỳ” nên ông đã gia công “sửa sang trau chuốt”, phần sửa sang của ông cũng được nêu rõ ở

một số điểm chú thích, xét ra phần lớn là hợp lý hợp tình, và chúng ta cũng phải thừa nhận Lê Hoan có một trình độ văn học nhất định Thêm vào đó,

chúng ta có thể chú ý câu cuối cùng của bài tựa Lê Hoan viết rõ là ông “đặt

tên sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính sử” Như vậy, ta lại thấy

ông có cái nhìn đúng đắn với cuốn sách, với việc mình làm Ông không cho đây là việc chép sử Rõ ràng, Lê Hoan biết phân biệt lịch sử với tiểu thuyết, với sáng tác văn học Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp quan tâm cả đến

quá trình chỉnh lý cuốn sách này, bởi khi sửa chữa Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan

đã tìm ra cách đưa thêm một số tác phẩm của người đương thời (lúc nhà Trần, Hồ mất, Lê Lợi khởi nghĩa) Ông chọn những bài thật là tiêu biểu như bài

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuật hoài của Đặng Dung, hoặc bổ sung một số câu thơ từ Bình Ngô đại cáo

của Nguyễn Trãi ở hồi thứ 39, để thêm phần hấp dẫn cho bản nguyên tác Rõ ràng là người chỉnh lý, biên soạn, thực sự đồng cảm với tác giả Con người

nếu mang bản chất vô cảm, vô tình, hoặc quá nữa là “vô tổ quốc” thì không

thể có cách thẩm văn và xử lý như vậy được Kết thúc bài viết, tác giả Chương Thâu bày tỏ suy nghĩ của mình Ông cho rằng vấn đề có liên quan đến Lê Hoan chưa thể kết luận một cách chính xác nhưng phải chăng có thể đưa ra

một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận được “văn hành công

khí hơn” Ý kiến của Chương Thâu đã lưu ý người đọc rằng việc đánh giá

nhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen, mà điều trước nhất là phải có thật nhiều thật dồi dào tư liệu lịch sử Công bằng hay bất công, chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định Và nhân vật Lê Hoan chính là một nhân vật lịch sử ở trong trường hợp ấy

Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58 (1 - 1964), nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu hay

không?” Vấn đề chính mà tác giả bài viết đề cập đến là bàn về giá trị sử liệu

của tác phẩm Việt Lam tiểu sử Nhà nghiên cứu sau khi đọc tác phẩm Việt

Lam tiểu sử đã bày tỏ ấn tượng của mình: “Tôi có ấn tượng rằng tác giả là người đọc rộng biết nhiều Để viết tác phẩm này, tác giả không những đã tham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian, mà còn tham khảo cả một số sử sách Trung Quốc nữa” [31,34] Sở dĩ tác giả bài viết

có được những ấn tượng này là do trong quá trình theo dõi tác phẩm Việt Lam

tiểu sử ông đã phát hiện ra một số nhân vật như Lê Thiện, Lê Trãi hoàn toàn

không có trong chính sử của nước ta mà chỉ thấy trong Minh sử, Minh sử kỷ

sự bản mạt, Việt kiệu thư, hay những định danh như Nghĩa An, Sinh

Quyết, cũng thường ít dùng trong chính sử của ta, nhưng lại được sử dụng

Trang 13

phổ biến trong các bộ sử nhà Minh, Ngoài ra một vài đoạn mô tả về vài vị trí, thành lũy nào đó, tuy thấy không ghi chép trong thư tịch xưa của ta hay của nhà Minh, nhưng lại phù hợp với địa thế và di tích ngày nay Điều đó

chứng tỏ tác giả Việt Lam tiểu sử còn sử dụng một số kiến thức về địa lý của

mình để xây dựng tác phẩm Tuy nhiên theo nhà sử học Phan Huy Lê, tác giả Lê Hoan có lẽ không phải là một nhà sử học và nhất là không nhằm viết một tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, nên tác giả chỉ vay mượn một số cứ liệu lịch sử nào đó cho tác phẩm có cốt cách, màu sắc lịch sử mà thôi Những cứ liệu lịch sử đó đã bị cắt xén, sắp xếp tuỳ ý theo một bố cục và cách trình bày xây

dựng theo sự hư cấu của nhà văn Rõ ràng trong Việt Lam tiểu sử, chỉ có một

số tình tiết lịch sử nào đó như một số tên người, tên đất, một số năm tháng và số liệu là được tôn trọng nhưng lại bị sắp xếp trong những tương quan và diễn biến hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra Chính bởi vậy mà những tình tiết lịch sử

cũng mất hết giá trị sử liệu của nó Từ đó, tác giả bài viết có nhận định: “Đây

là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về mặt chi tiết mà thôi” [31,34] Sau khi nghiên cứu, đối chiếu và so sánh những

sự việc trong Việt Lam tiểu sử với những tác phẩm lịch sử có giá trị, tác giả

bài viết đã đi đến kết luận phủ định giá trị sử liệu của tác phẩm Theo nhà sử

học, Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có thể có những giá trị về

mặt văn học nhưng về mặt sử học thì tác phẩm không có giá trị về mặt sử liệu, không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu sử học Ý kiến của ông cũng nhắc nhở người đọc, khi tiếp cận tiểu thuyết này không nên quá chú trọng đến giá trị về mặt sử liệu mà phải xét nó đúng như một tác phẩm văn chương đích thực, đầy sáng tạo Những lời nhận xét của Phan Huy Lê có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, thấu đáo

Trang 14

các bản dịch” Tác giả bài viết sau khi đọc ba bản dịch Việt Lam tiểu sử với

các tên gọi khác nhau, không có ý định đem đối chiếu các bản dịch với nguyên văn chữ Hán để xem các bản dịch có chính xác không bởi lẽ tác giả không biết các dịch giả đã dựa vào bản chữ Hán nào để dịch Vấn đề cơ bản

gợi sự chú ý của tác giả là vấn đề văn bản học trong sách Việt Lam tiểu sử -

một vấn đề mà các dịch giả không thể không sử lý khi tiến hành dịch nghĩa,

giới thiệu công bố tác phẩm này Chẳng hạn, vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu

sử và quá trình biến động của văn bản từ văn bản đầu chép tay (cựu bản) đến

văn bản đã được Lê Hoan sửa chữa, khắc in mang tên là Việt Lam tiểu sử (tân

bản) Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, nhà nghiên cứu đã thẩm định lại ba bản dịch Bản dịch thứ nhất của Phương phủ Nguyễn Hữu Quỳ Trong bản

dịch của mình, Nguyễn Hữu Quỳ có ghi tác giả Hoàng Việt xuân thu là “vô

danh thị tức” là tác phẩm khuyết danh Đọc ý kiến của dịch giả sách Hoàng Việt xuân thu, tác giả Tạ Ngọc Liễn có nhận xét: “Chúng ta thấy dường như Nguyễn Hữu Quỳ không hề biết có cuốn Hoàng Việt xuân thu, tức Việt Lam xuân thu được Lê Hoan khắc in vào năm 1908” [26,400] Bản dịch thứ hai là

của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến Trong bản dịch này, Đông Châu viết trong

nhời của người dịch sách rằng, nguyên bản chữ Nho trong Việt Lam tiểu sử đã

có từ lâu lắm, nhiều người tương truyền là của ông Nguyễn Trãi làm ra và đến năm Duy Tân Mậu Thân được Phú Hoàn tử Lê tướng công đề thêm một bài tựa và khắc bản in ra Như vậy với bản dịch của Đông Châu người đọc được

biết tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan nhưng có

một điều đáng nói là trong bản của Đông Châu dịch lại không có bài tựa của

Trang 15

Lê Hoan Từ đó tác giả bài viết cho rằng: “Nếu chỉ đọc nhời của người dịch

sách của Nguyễn Đông Châu thôi, thì độc giả hẳn sẽ hiểu rằng tác phẩm Việt Lam xuân thu hiện hành, ngay khi mới được viết ra đã hoàn thiện và hay như vậy, chứ không biết đó là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khá nhiều” [26,401] Bản dịch thứ ba là của Trần Nghĩa Trong bản dịch này, Trần

Nghĩa đã chính thức ghi tên đầu sách là Việt Lam xuân thu do Vũ Xuân Mai

soạn Lê Hoan nhuận sắc Được biết tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của

cụ Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 2, nói rằng Việt Lam

tiểu sử “tương truyền là của Vũ Xuân Mai” để đi tới kết luận Vũ Xuân Mai là

người soạn Việt Lam tiểu sử như đã đề trên đầu sách nhưng tác giả Tạ Ngọc

Liễn vẫn phân vân cho rằng Vũ Xuân Mai có lẽ không phải là người khởi thảo bộ tiểu thuyết chương hồi này Sau khi đã thẩm định qua một số bản dịch, Tạ

Ngọc Liễn đưa ra ý kiến riêng cho rằng Việt Lam tiểu sử vẫn là tác phẩm

khuyết danh, chính Lê Hoan là người phát hiện rồi bỏ nhiều công sức, sửa chữa khắc in cũng không nói ai là tác giả Có thể nói, trong bài viết này, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã rất cố gắng phân tích và lý giải để giúp cho người đọc thấy được vai trò to lớn của Lê Hoan trong việc bỏ ra không ít tâm

lực “sửa sang trau chuốt” để hoàn chỉnh, nâng cao tác phẩm Việt Lam tiểu sử và khắc in công bố Theo Tạ Ngọc Liễn nếu chỉ đọc truyện Việt Lam xuân thu

mà không đọc lời tựa của phú Hoàn nam Lê Hoan thì độc giả sẽ không biết được phần công lao và vai trò đáng kể của Lê Hoan đối với số phận cuốn tiểu thuyết lịch sử khá hấp dẫn này Kết thúc bài viết, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đánh giá cao bản dịch của Trần Nghĩa Bởi vì, Trần Nghĩa đã coi trọng

việc giải quyết vấn đề văn bản học khi tiến hành dịch Việt Lam tiểu sử Ông

đã cung cấp cho độc giả những dữ kiện chính yếu về tình hình văn bản sách

Việt Lam tiểu sử, về các phần mà Lê Hoan tham gia sửa chữa, bổ sung vào,

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng như cung cấp một bản dịch được dịch từ văn bản chữ Hán hoàn chỉnh,

đầy đủ nhất trong số mười mấy dị bản Việt Lam tiểu sử hiện có

Với bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá

trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, (Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006), Tác giả

Nguyễn Đăng Na đã phân tích khá kỹ về con đường hình thành, nội dung,

nghệ thuật, những mặt tích cực và hạn chế của thiên tiểu thuyết Việt Lam tiểu

sử Theo Nguyễn Đăng Na: “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục năm đầu thế kỷ XV làm nền Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của dân tộc đã diễn ra: “Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế; cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng có và mang tính chất khốc liệt; Cuộc chiến tranh toàn dân vô cùng gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã dành thắng lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập nên triều Lê - một triều đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi, cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [43,543] Từ

đó tác giả bài viết thừa nhận rằng, tác giả Việt Lam tiểu sử là một nhà văn có

con mắt tinh đời, khi chọn thời gian và không gian như vậy làm bối cảnh cho tác phẩm Hơn nữa cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chưa có một bộ tiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này Cho nên sự ra đời

của Việt Lam tiểu sử đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thời đại và lấp một mảng

trống trong văn học Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về

quá trình hình thành Việt Lam tiểu sử đã phát hiện ra điểm mới Đó là, lần đầu

tiên có một tiểu thuyết gia - Lê Hoan vận dụng phương pháp thực địa nghiên cứu di tích lịch sử để dựng lại không gian chiến trận thời quá khứ Đồng thời,

tác giả bài viết cũng chỉ ra trong ba nguyên nhân dùng để sáng tác Việt Lam

tiểu sử thì, sử liệu Trung Hoa là cái cớ “nói có sách” để chốt lại nội dung, dã

Trang 17

sử là hương men quyến rũ người đọc và thực địa là tang chứng củng cố nội

dung Chính bằng con đường đó, tác giả Việt Lam tiểu sử đã tạo ra chất thực

thực hư hư cho tác phẩm Nói về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tác

giả bài viết đánh giá cao sự cố gắng của tác giả Việt Lam tiểu sử Theo Nguyễn Đăng Na, nếu Ngô Giáp Đậu “lơ là” trong việc xây dựng tính cách nhân vật, thì ngược lại tác giả Việt Lam tiểu sử lại rất quan tâm Các nhân vật

chẳng hạn: Lê Lợi, Lê Thiện, Nguyễn Trãi, Đoàn Phát, Trần Hiến, Hoàng Phúc, Hồ Quý Ly, Bùi Bá Kỳ, Phạm Đán, Đặng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm, mỗi người có một tính cách không ai giống ai Từ đó, tác giả bài viết cho rằng lẽ ra

nhờ những ưu thế đó Việt Lam tiểu sử phải trở thành tác phẩm xuất sắc, đánh

dấu bước phát triển mới của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam, nhưng do tác

giả Việt Lam tiểu sử còn có một số vấn đề tạo nên sự phản cảm nên dẫn đến

tác phẩm chưa được đánh giá thực chất Để làm sáng tỏ hơn về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nêu và lý giải những vấn đề tạo nên sự phản cảm cho tác phẩm đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về nội dung và hình thức của tác phẩm này Tuy nhiên khi chỉ ra những hạn chế trên, nhất là hạn chế về nội dung, tác giả Nguyễn Đăng Na cũng giúp cho độc giả phát hiện ra

một ẩn ý khó nói của tác giả Việt Lam tiểu sử Khi người Minh sang xâm lược

nước ta, họ gương cao ngọn cờ diệt Hồ phù Trần để hấp dẫn người Việt Đến cả Lý Tự Thành - một thái giám già đời dưới triều Trần cũng phải động lòng

khi nghe Trương Phụ nói rằng “đến cõi bắt kẻ hung tàn để lập con cháu nhà

Trần” thế là Tự Thành vội vàng giãi bày tâm sự với Trương Phụ Nhưng sau

phút bồng bột đó, Lý Tự Thành cũng chột dạ nên trong bức thư gửi cho con rể Lê Thiện, ông đã nhắc nhở con tuy hợp sức giết kẻ thù nhưng phải nghĩ mình mà thờ chúa cũ Phải chăng nhân vật Lý Tự Thành đã thay mặt tác giả để lại bức thông điệp mà thời cuộc lúc bấy giờ không cho phép nói thẳng: Hãy cảnh giác khi bắt tay với người Pháp Còn với nhân vật Lê Lợi, mặc dù giúp

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trương Phụ đánh thắng nhà Hồ nhưng đến khi bắt được kẻ hung tàn Lê Lợi

nhắc đến việc “lập lại họ Trần” thì Trương Phụ lại giả vờ đánh trống lảng “hôm nay tiệc mừng hãy cứ uống rượu” Đến lúc đó Lê Lợi mới vỡ lẽ ra rằng

tướng Minh muốn chiếm giữ nước ta Đấy phải chăng là sự vỡ lẽ của tác giả

Việt Lam tiểu sử? Dẫu sao tác giả Việt Lam tiểu sử chót làm việc với người

Pháp, biết “ăn nói làm sao bây giờ?” Một con người dù chót lỗi lầm nhưng

đã biết hối hận, có nghĩa là ở họ còn có lương tri Từ đó, tác giả bài viết đã

bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với tác giả Việt Lam tiểu sử: “Hiểu được

những mâu thuẫn giằng xé trong con người cá nhân thời ấy, thấm thía cái giá mà dân tộc phải trả cho cuộc sống tự do, hạnh phúc hôm nay, ta mới thông cảm được với các tác giả Việt Lam tiểu sử Và, càng cảm thông với nỗi khổ tâm của thế hệ ấy, ta càng trân trọng chút ánh sáng lương tri mà họ gửi gắm một cách “mờ mờ nhân ảnh” trong tác phẩm” [43,554]

Như vậy, tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã được các nhà nghiên cứu tiếp

cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, những bài viết về nghệ thuật thể hiện nhân vật vẫn còn hạn hẹp Đây cũng chính là một gợi ý, một cơ hội để người viết thực hiện

đề tài Tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu

sử giúp người đọc thấy được một khía cạnh giá trị của tác phẩm, qua đó có cái

nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm Việt Lam tiểu sử

3 Phạm vi đề tài

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành đọc và tham khảo một số tác

phẩm sau:

- Đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

- Đọc tham khảo (để đối chiếu so sánh) một số tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi như:

+ Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm)

Trang 19

+ Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)

- Ngoài ra chúng tôi còn đọc và tham khảo bộ sử:

+ Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Luận văn cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến

tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử

4.2 So sánh nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nguyên mẫu trong

lịch sử để lý giải những tương đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hình tượng văn học

4.3 Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu

thuyết Việt Lam tiểu sử để thấy được một phần tư tưởng của tác giả, đồng thời khẳng định những đóng góp, những thành tựu của tác phẩm Việt Lam tiểu sử

đối với thể loại tiểu thuyết chương hồi

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp khảo sát thống kê và tổng hợp

Sử dụng phương pháp này, người viết có thể khái quát được những nét

cơ bản nhất trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu

sử thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm Phương pháp khảo

sát, thống kê và tổng hợp cũng là cơ sở tạo dữ liệu để chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo là phân tích - bình giá Đây cũng là một phương pháp rất quan trọng, giúp người nghiên cứu rút ra được những kết luận chính xác khoa học đồng thời làm tăng thêm tính thuyết phục cho những kết luận khoa học ấy 5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật theo loại hình Mỗi một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng biệt Do đó khi nghiên cứu, chúng tôi quan tâm sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học khi phân tích văn học, tránh áp đặt chủ quan

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5.3 Phương pháp so sánh văn học

Sử dụng phương pháp này, người viết nhằm để đối chiếu giữa các nhân

vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật nguyên mẫu có trong

lịch sử để thấy được những nét tương đồng, khác biệt, đồng thời thấy được tài năng và sáng tạo của nhà văn Lê Hoan trong quá trình đưa từ các nguyên mẫu lịch sử thành các hình tượng văn học

6 Những đóng góp của luận văn

- Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật thể hiện nhân vật

trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan

- Tìm tòi khám phá những vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong Việt Lam tiểu sử - một

tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhưng bấy lâu nay chưa được nhiều người biết đến

- Làm rõ tài năng sáng tạo của Lê Hoan trong việc nhào nặn từ các nguyên mẫu lịch sử thành nhân vật văn học

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển

khai thành ba chương sau đây

Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt

Trang 21

NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT

TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ

1 Tác giả Lê Hoan

Lê Hoan (1856 - 1915) tự là Ưng Chi, hiệu là Mục §×nh, thụy là Vân Nghị Ông sinh ngày 28 tháng 12 năm Bính Thìn (1856) Người thôn Cự Lộc, xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là phường Thượng Đình, quận Đống Đa, Hà Nội Ông vừa là quan lại vừa là một nhà văn Theo

Thanh Trì Lê Lựu thị thế phả, Lê Hoan từng giữ các chức Binh bộ thượng thư

kiêm Đô sát viên Hữu đô ngự sử, Tổng đốc Ninh - Thái - Hải - Yên, tước Phú Hoàn nam

Theo cách nhìn nhận của những người hoạt động chính trị, người nghiên cứu lịch sử mấy chục năm gần đây thì Lê Hoan là người không dành được bao nhiêu thiện cảm với quốc dân Ông đã từng hợp tác với kẻ thù và đàn áp những cuộc khởi nghĩa, làm hại người yêu nước và phản bội lại sự nghiệp giành độc lập của dân tộc Việt Nam Trong tiểu sử của Lê Hoan, còn có nhiều những ý kiến xuyên tạc cho rằng ông là một kẻ võ biền không có học hành gì Trải qua sự biến thiên của lịch sử những điều tiếng về tác giả Lê Hoan đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam

Trên thực tế, lịch sử không chỉ giản đơn như vậy, xung quanh vấn đề tiểu sử Lê Hoan còn có nhiều uẩn khúc khiến cho chúng ta không khỏi băn khoăn và đặt ra nhiều câu hỏi Đặc biệt là gần đây, các nhà nghiên cứu đã thu thập được một số những tư liệu quan trọng có liên quan tới cuộc đời nhà văn Lê Hoan Đây chính là những căn cứ khoa học góp phần giúp cho chúng ta có những cách nhìn nhận mới hơn về nhân vật này

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo sử sách, viên khâm sai đại thần Lê Hoan là một người được thực

dân Pháp giao dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế Nhưng trong “Từ điển thư

mục tác giả, tác phẩm tổng quát, cổ điển và hiện đại về Đông Dương thuộc Pháp” của A.Brebion có viết: “Năm 1909, khi còn là Tổng đốc Hải Dương, ông lại được bổ nhiệm làm khâm sai và ngày 4 tháng 8 ông ta đã chỉ huy bốn trăm thân binh để tìm cách bắt liên lạc với các toán phỉ ở Yên Thế, trong đó có toán phỉ của Đề Thám Cuối năm đó ông ta bị kết tội làm những điều hại đến thanh danh và hùm theo trùm phỉ và cuối cùng là tội phản bội” [2,230]

Năm 1998, GS Lê Thành Khôi có chuyển cho báo Xưa và Nay một bức

thư của nhà sử học Charles Fourniau Ngay sau khi nhận được bức thư này,

báo Xưa và Nay đã kịp thời đăng tải được tới bạn đọc Trong thư gửi cho Lê

Thành Khôi đề ngày 18 - 7 - 1998, Charles Fourniau có nói rõ là khi trở lại nghiên cứu về Doumer, ông đã tìm lại được những tài liệu có liên quan tới Lê Hoan Fourniau cho biết trong một báo cáo của viên chỉ huy Pháp Penequin cho tổng chỉ huy quân đội Pháp đề ngày 13 - 10 - 1897 (nằm trong hồ sơ số 19243 ở Aixcote: CAUM - Indo GGI - Gouvernement general del Indochine) nói ông ta nắm trong tay bức thư của Lê Hoan viết năm 1892 gửi cho Đề Kiều

nói rằng: “Lúc này chống với quân Pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn

Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ can thiệp với Pháp thôi Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng và tống chúng ra biển Thời cơ lúc này chưa đến, tốt hơn hết hãy ru ngủ chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29] Rồi

Pennequin kết luận: “Chúng ta đang bị khối quan lại và nho sĩ căm ghét, họ

không từ bỏ việc đánh đuổi chúng ta đâu” [50,29]

Cũng trên Tạp chí Xưa và Nay số 55 tháng 9 năm 1998, có đăng tải tài

liệu về Lê Hoan do bà Phan Thị Minh Lễ gửi về từ Pháp Trong thư, bà Phan Minh Lễ nói rằng từ lâu nhân tìm tòi những nhân vật cách mạng chống Pháp

Trang 23

từ đầu thế kỷ XX, bà có tìm thấy trong hồ sơ mật thám Pháp hai bài báo “Le

Journal de Paris” viết về nhân vật Lê Hoan có liên quan tới Đề Thám cùng

toàn quyền Đông Dương Tiến sĩ Phan Minh Lễ cũng gửi hai bài báo đã đọc

được tại cục lưu trữ cơ quan mật thám của Pháp, bài thứ nhất “Ông Picquíe

chống Lê Hoan” đăng trên báo Le Journal de Paris số ra ngày 1- 4-1910 Bài

báo có đoạn viết: “Vụ khâm sai Lê Hoan đã diễn biến một cách kỳ quặc, ông

Picquíe toàn quyền Đông Dương lâm thời, người đã ra lệnh chấm dứt quyền hành đặc biệt của viên quan khâm sai ngày 1 tháng 3 vừa qua, vừa ra lệnh mở cuộc điều tra về hành vi nhận hối lộ của viên khâm sai, cùng với những người xung quanh ông ta” [32,31] Bài thứ hai Lê Hoan có phải là kẻ phản bội hay không? số ra ngày 24 - 4 - 1910 Bài báo có đoạn viết: “Cuộc điều tra về Lê Hoan đang tiếp tục Chúng tôi nói những gì về con người này

Ngày nay, ai cũng biết rằng Lê Hoan được nước Pháp giao trách nhiệm săn đuổi và bắt Đề Thám, lại trao đổi thư từ với Đề Thám một cách hoàn toàn thân mật Bản gốc của những thư từ này được tìm thấy tại vị trí NUI LANG (chỗ này bản chụp lại mờ không có dấu – ND) do Đề Thám để lại sau một trận đánh quyết liệt khiến cho bốn mươi lính Pháp phải thiệt mạng” [32,31]

Cả hai bài báo này đều là những tài liệu quan trọng được cắt ra và lưu vào hồ sơ về Lê Hoan của mật thám Pháp

Gần đây nhất, trên báo Xưa và Nay số 110 (2 - 2002), có đăng bài

Quanh việc đánh giá nhân vật Lê Hoan trong lịch sử cận đại của thạc sĩ sử

học Gerard Sarger Đại học Cambridge Thạc sĩ Gerard Sagrer cho biết: “Ngay

sau khi bắt tay vào việc nghiên cứu những cuộc nổi dậy và bạo động của nông dân Trung du Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tôi gặp phải những vấn đề có liên quan đến viên đại thần Lê Hoan” [52,34] Khi bắt đầu tiếp xúc

với những tư liệu trong Cục lưu trữ Hải ngoại của Pháp và Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Gerard Sarger phát hiện ra một số vấn đề nổi bật trong các tài

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

liệu của Pháp nói về Lê Hoan là các quan chức Pháp không hề tin tưởng ông

ta “Các quan chức ở mọi cấp từ địa phương đến toàn quyền đều tỏ ra nghi

ngờ lòng trung thành của Lê Hoan đối với chế độ thuộc địa Ngay cả cho tới năm 1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệm làm khâm sai có trách nhiệm dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên thế, Thống sứ Pháp Bắc Kỳ buộc phải cấm Lê Hoan tiếp xúc với báo giới người Âu để tổ chức phỏng vấn công khai vì sợ ông ta chỉ trích hay gây rối cho chính quyền Trong một bức thư gửi cho Công Sứ Hải Dương nơi Lê Hoan làm tổng đốc, viên Thống sứ Pháp Simoni viết: “Đề nghị báo cho tổng đốc biết rằng ông ta không được trả lời phỏng vấn công khai nhất là các cuộc phỏng vấn mà ông ta có thể chỉ trích chính quyền hay chính sách của chính phủ” [52,34] Theo thạc sĩ Gerard Sarger, mọi sự không tin

tưởng này không phải là không có cơ sở Trong khi Lê Hoan mở chiến dịch chống Hoàng Hoa Thám vào 1896, thủ lĩnh nghĩa quân này bố trí giết hai tên Pháp Cuộc điều tra ngay sau đó cho thấy có thể Lê Hoan đã liên kết với Hoàng Hoa Thám nhưng do chưa có bằng chứng hoàn toàn chính xác nên chính phủ Pháp chỉ chuyển Lê Hoan khỏi vị trí hoạt động và giáng chức xuống hai cấp

Ngoài ra, Gerard Sarger còn cung cấp thêm một số thông tin khác khá quan trọng Đó là đến thời điểm xảy ra vụ âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội năm 1908 thì Lê Hoan đã được hồi phục chức vụ của mình và được bổ nhiệm làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương Năm1909 khi Lê Hoan được bổ nhiệm làm chỉ huy một đội cảnh sát đi dẹp yên cuộc khởi nghĩa Yên Thế với vai trò quan trọng, Lê Hoan không những chỉ huy lực lượng cảnh sát chính quy tuần tiễu khắp vùng trung tâm Bắc Bộ mà còn có quyền thuê thám tử bí mật và cấp cho họ giấy tờ xác nhận Loại giấy tờ này cho phép họ đi lại tự do khắp vùng Cuối năm 1909 xảy ra vụ hai ông Đỗ Văn Huỳnh và Vũ Ngọc Thụy bị bắt Điều đáng nói là cả hai người này đều mang tờ chứng minh họ là mật thám

Trang 25

của Lê Hoan “Huỳnh mang giấy tờ của cháu ông ta là Nguyễn Tư Trung, có

hai bộ giấy tờ căn cước cho phép anh ta an toàn khi ở nhà, trong khi ông bác lại sử dụng giấy căn cước đó để đi lại như con thoi giữa Yên Thế và Hà Nội Về phần mình Thụy là gián điệp chính thức của Lê Hoan” [52,35] Vụ việc

này đã khiến người Pháp đặt ra câu hỏi vì sao Huỳnh và Thụy có thể đi lại tự do khắp Bắc Kỳ lâu đến như vậy? Tuy nhiên trong vụ việc này, không chỗ nào có bằng chứng cho thấy Lê Hoan biết về hoạt động của các điệp viên của mình Lê Hoan có thể phủ nhận một cách hợp lý mọi sự liên quan và đưa vụ việc xuống chỉ còn là một sự thất bại đáng tiếc trong việc đánh giá cấp dưới, vì không có chứng cớ nên người Pháp đành chấp nhận lời giải thích này và đưa ra những lời nhận xét chua cay của phòng nhì nói với công sứ Pháp:

“Những sự kiện thực tế này thể hiện rõ ràng là chúng ta chỉ có thể đặt rất ít

niềm tin vào các điệp viên Việt Nam và càng giải thích thêm vì sao mà chúng ta lại rất khó khăn trong việc phát hiện ra nơi ẩn náu của nghĩa quân, sau mỗi lần giao chiến” [52,35] Sự việc diễn ra khiến người ta đánh giá Lê Hoan

đã hỗ trợ bí mật cho chính người mà phía Pháp đã cử Lê Hoan đi để phá hoại Thêm vào đó ngày 23 tháng 3 năm 1909, ngay sau khi bắt đầu chiến dịch cuối cùng chống Hoàng Hoa Thám, Thống sứ Simoni ở Hà Nội nhận được một bức thư lạ của công sứ lạng sơn tên là Du Vaure giải thích rằng vào tháng 8 năm 1908 ông ta đã bắt giữ một trong số thủ lĩnh chính của Đề Thám tên là Dương Bang, cùng với 13 người khác Trong cuộc thẩm vấn, Dương và những người của ông ta đã xác nhận là kế hoạch âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội là do một nhóm quan lại cao cấp của triều đình vạch ra dưới sự lãnh đạo của Lê Hoan Tuy nhiên với sự khôn khéo thông minh của Lê Hoan, mọi lời cáo buộc của người Pháp đều trở nên vô căn cứ và không được bảo đảm

Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Lê Hoan, thạc sĩ sử học

Gerard Sarges đặt ra câu hỏi: “Vậy Lê Hoan có phải là nhà yêu nước hay

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không? Phải chăng trong lúc Lê Hoan vừa là một đầy tớ trung thành của chế độ thực dân Pháp ông ta lại hợp tác với Hoàng Hoa Thám và những người khác để đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam? Kết luận này là một cách để giải thích những sự kiện trên Dù có một sự nghiệp dài và nổi bật nhưng Lê Hoan chưa bao giờ được người Pháp tin tưởng một cách tuyệt đối” [52,40]

Khi tìm hiểu và đánh giá về tác giả Lê Hoan, ngoài căn cứ từ những tài liệu quan trọng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sưu tầm chúng ta không thể không chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sau bao nhiêu năm lăm le dòm ngó, ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược chính thức nước ta Ngày 10 tháng 2 năm 1859 từ Vũng Tầu chúng pháo kích các công sự bảo vệ con đường thuỷ vào Gia Định và 8 ngày sau chúng chiếm thành Gia Định Từ giữa thế kỷ trước trong cuộc chiến đấu chống Pháp, Miền Nam đã đi đầu trong toàn quốc Thực dân Pháp phải trải qua một thời gian non bốn mươi năm mới đặt được ách thống trị trên đất nước ta Trong thời gian ấy, chúng lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông rồi tiến đánh ba tỉnh miền Tây Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ thực dân Pháp bắt đầu đánh ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ Thắng lợi của thực dân Pháp đánh dấu bằng những hàng ước của triều đình Huế ký kết với chúng Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp Điều ước và thương ước 1883 và 1884 thì công nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Đến đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thực sự tiến hành khai thác thuộc địa về mặt kinh tế, nhân dân lầm than cơ cực, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc Tương lai của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX còn mờ mịt, phong trào yêu nước giải phóng dân tộc đang tạm thời bị thất bại Trước tình hình đó một bộ phận không nhỏ trong hàng ngũ quan lại triều đình Huế hoang mang Theo

Trang 27

Pháp thì sợ bị lên án, nhưng không theo lại sợ Pháp, đương đầu với Pháp cũng không dám, đã có một số cá nhân mạnh bạo đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ địch, dứt khoát sống mái với kẻ thù để bảo vệ non sông, có người đầu hàng địch làm tay sai phản bội lại tổ quốc Có một số vì hoàn cảnh và một số lý do khác nhau phải hợp tác với kẻ địch Một trong số những người đã nhận quan tước của triều đình là Lê Hoan, mà triều đình lại đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, do đó dù muốn hay không muốn Lê Hoan vẫn phải hành động theo sự chỉ huy của người Pháp Vì vậy, ông được liệt vào hàng ngũ bán nước hại dân Thực ra, Lê Hoan cũng như một số quan lại của triều đình cũng có khi bị ép buộc, có người do bát cơm manh áo ràng buộc, cũng có người ngây thơ chính trị cả tin Pháp tưởng họ là những người khai sáng văn minh, chỉ sau khi làm việc với người Pháp họ mới vỡ lẽ ra rằng mình bị lừa, đến lúc ân hận muốn từ bỏ con đường quan tước để trở lại dân thường Nhưng mặc cảm tội lỗi đè nặng hai vai họ cũng không đủ dũng khí để làm lại cuộc đời Vả lại, chính người Pháp cũng không để cho họ cơ hội làm lại cuộc đời Có lẽ cũng bởi những mặc cảm tội lỗi không thể thoát ra được cạm bẫy nên Lê Hoan đã kín đáo gửi

gắm tâm sự của mình trong lời tựa của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử: “Cần phải

tường tận bản sắc anh hùng Lê Thái Tổ Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ yêu dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà Trong mười năm trù hoạch kinh dinh không có một việc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là vị quốc vương có trí, có nhân, có dũng Nếu không phải là một ông vua độ lượng liệu có thể như thế được chăng?” [26,15]

Có thể nói rằng, nếu Lê Hoan không phải là người có tâm huyết thì khó lòng mà có được sự đánh giá về Lê Lợi khá toàn diện và nói lời kính phục

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành thật, chất phát đến như vậy Việc lựa chọn chủ đề nói chuyện về vua Lê Thái Tổ lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Minh giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của ngoại bang vào thế kỷ XV và sau đó lập ra triều đại hậu Lê

trong cuốn Việt Lam tiểu sử có vẻ như hơi lạ đối với một người đã từng phục

vụ một cường quốc ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam Trong lời tựa của

cuốn Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan nói rằng ông cảm thấy cần phải xuất bản bản

thảo đó để các thế hệ người Việt Nam sau này có thể học về một người anh hùng dân tộc này và áp dụng một số bài học cho một số tình huống khó khăn mà họ có thể gặp phải

Những dẫn chứng và các kết quả mà các nhà nghiên cứu tìm được mới chỉ là gián tiếp khó có thể đánh giá một cách chắc chắn về Lê Hoan và vai trò của ông trong lịch sử Việt Nam Nhưng qua những tài liệu mật những cuộc điều tra tranh cãi, giúp chúng ta có thể nhìn nhận mới hơn về nhân vật này

Đúng như GS Chương Thâu đã nói: “Vấn đề rõ ràng là chưa thể kết luận

Nhưng phải chăng có thể đưa ra một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận được “văn hành công khí hơn” Đó là sự đánh giá nhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen mà điều trước mắt là phải có thật nhiều, thật dồi dào tư liệu lịch sử Công bằng hay bất công chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định” [63,397]

Về nhân vật Lê Hoan, các nhà nghiên cứu còn phải tốn kém khá nhiều thời gian để chứng minh tranh luận nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận đó là công lao của Lê Hoan đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà qua việc năm 1905 ông tổ chức cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân và một số tác phẩm được các nhà nghiên cứu sưu tầm công bố như tiểu thuyết chữ Hán

Việt Lam tiểu sử (còn có tên Việt Lam xuân thu hơn 400 trang), Lê Lựu Thanh Trì thị thế phả và các văn bút văn bia, câu đối,

Trang 29

2 Tác phẩm Việt Lam tiểu sử

Việt Lam tiểu sử là một trong những sáng tác ra đời vào buổi xế chiều

của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại Không chỉ có nhiều uẩn khúc trong vấn đề tác giả mà cuốn tiểu thuyết này còn nhiều vấn đề khá phức tạp khác cần được quan tâm xem xét

2.1 Tên gọi

Cho đến nay Việt Lam tiểu sử có 3 tên gọi: Hoàng Việt xuân thu, Việt

Lam xuân thu, và Việt Lam tiểu sử Để xác định tên gọi đích thực của tác

phẩm này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na chúng ta cần phải phân loại theo hai tiêu chí: Loại hình thể loại và nội dung

Trước hết là theo loại hình thể loại, dựa vào những chữ chỉ thể loại tác phẩm đứng cuối nhan đề của sách ta có thể chia chúng làm hai loại: Loại hình lịch sử và loại hình phi chức năng lịch sử Loại hình lịch sử gồm các nhan đề

Hoàng Việt xuân thu và Việt Lam xuân thu, chính hai chữ “xuân thu” cuối

sách đã chỉ rõ rằng chúng thuộc loại hình lịch sử Bởi vì từ xưa người ta đã dùng thuật ngữ xuân thu để chỉ các bộ sử biên niên của Trung Hoa Điều này xuất phát từ thuyết cho rằng Khổng Tử đã san định bộ sử biên niên nước Lỗ mà đời sau gọi là xuân thu Sách xuân thu được liệt vào một trong năm bộ kinh của Nho gia (kinh thi, kinh thu, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu) Loại

hình phi chức năng lịch sử chính là nhan đề Việt Lam tiểu sử Sở dĩ gọi là tiểu sử theo lời Lê Hoan giải thích trong lời tựa Việt Lam tiểu sử là để phân biệt

với chính sử

Theo nội dung, dựa vào nhan đề sách ta có thể chia nội dung tác phẩm thành hai loại: Loại viết về một thời đại không xác định và loại viết về thời đại

xác định Loại viết về thời đại lịch sử không xác định là Hoàng Việt xuân thu

“Hoàng Việt” là khái niệm dùng để chỉ các triều vua nước Việt nói chung

không giới hạn ở một triều vua nào nhất định Loại viết về một thời đại xác

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn định gồm Việt Lam xuân thu và Việt Lam tiểu sử “Lam” là chữ Lam sơn viết tắt “Việt” là Việt Nam Với nhan đề là Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử,

dù tác phẩm thuộc loại hình văn học nào thì nội dung của chúng cũng chỉ nói về thời kỳ Lam Sơn khởi nghĩa của người Việt

Hiện nay các thư viện Hà Nội còn lưu trữ ít nhất tám văn bản tác phẩm Nội dung của chúng tuy có xuất nhập nhưng về cơ bản không khác nhau nhiều Văn bản đầy đủ nhất có 60 hồi thì 51 hồi (từ hồi 10 đến hồi 60) viết về phong trào khởi nghĩa do Lê lợi lãnh đạo, 9 hồi còn lại (từ hồi 1 đến hồi 9) tuy không trực tiếp phản ánh khởi nghĩa Lam Sơn nhưng tạo dựng không khí tiền

khởi nghĩa Bởi vậy, nhan đề Hoàng Việt xuân thu không thật sự phù hợp với

nội dung tác phẩm dù trên thực tế nhan đề đó vẫn tồn tại và chiếm một tỉ lệ khá lớn Hiện nay tám bản còn lưu trữ tại các thư viện quốc gia, viện sử học

và viện nghiên cứu Hán Nôm thì có tới sáu bản ghi tên tác phẩm là Hoàng

Việt xuân thu Đó là các bản mang số hiệu HVv 2085, VHv 1683, A13, A

3215 VH 141 và R451 Còn lại văn bản ghi tên tác phẩm là Việt Lam xuân

thu, Việt Lam tiểu sử chỉ có hai đó là bản VHv1819 và HV 84 Điều đáng chú

ý là các sách mang nhan đề Hoàng Việt xuân thu đều là bản chép tay còn sách có tên Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử đều là bản in và được in vào năm

Mậu Thân 1908 thời Duy Tân

Bên cạnh đó trong lời đề tự cho Hoàng Việt long hưng chí viết 1804, Ngô Giáp Đậu vẫn gọi tác phẩm kia là Hoàng Việt xuân thu Ông viết: “Các

truyện chí của nước Nam thời nào cũng có người sáng tác Sách Hoàng Việt xuân thu thuật lại duyên cớ phế hưng qua qua các đời” [43,332] (trích lại theo

Nguyễn Đăng Na) Lời đề tựa của Ngô Giáp Đậu cho thấy Hoàng Việt xuân

thu là nhan đề vốn có của tác phẩm và tới năm 1904 nó vẫn còn Thế nhưng

trong cả 8 văn bản nhất là văn bản đủ 60 hồi đều chỉ kể về thời Lam Sơn chứ không thuật lại duyên cớ phế hưng qua các đời Cũng bởi đầu thế kỷ XX lịch

Trang 31

sử Việt Nam có cái gì đó na ná như những năm đầu thế kỷ XV Vì thế, người

ta đã sử dụng Hoàng Việt xuân thu để gửi gắm tâm sự cá nhân và cắt xén một phần nào đó đúng như lời nhận xét của GS Phan Huy Lê khi đọc Việt Lam

xuân thu: “Những cứ liệu lịch sử đó đã bị tác giả cắt xén một cách rất tuỳ tiện” Bởi vậy, Việt Lam xuân thu không đủ tư cách là tác phẩm thuộc loại

hình lịch sử mà thuộc loại hình phi lịch sử Nghĩa là tác phẩm đã được chuyển

từ văn học chức năng hành chính sang chức năng nghệ thuật qua sự “hư cấu” và “sáng tạo” của tác giả Khi đã gia công nhào nặn thành “một bộ tiểu thuyết

lịch sử về cơ bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả”

thì hai chữ xuân thu không còn phù hợp với nhan đề của tác phẩm nữa Do đó, Lê Hoan mới đặt nhan đề cho sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính

sử Như vậy dựa vào nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, đặt nhan đề

Việt Lam tiểu sử như Lê Hoan là hợp lý Đây cũng là căn cứ để khi nghiên

cứu thiên tiểu thuyết này, chúng tôi đã chọn tên gọi là Việt Lam tiểu sử

2.2 Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử

Tác phẩm Việt Lam tiểu sử không phải ngay từ khi sinh ra nó đã hoàn

chỉnh và có tên gọi như vậy Cho đến nay vấn đề ai là tác giả của Việt Lam

tiểu sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa đi đến thống nhất

Theo học giả Trần Văn Giáp xác định trong Tìm hiểu kho sách Hán

Nôm (tập 2) thì tác giả tương truyền là Vũ Xuân Mai, Tri huyện Phúc Thọ (Hà

Xuân Mai cũng biết việc làm của Lê Hoan và không thể không có phản ứng gì

Trang 32

tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan Nhưng trong

Việt Lam tiểu sử bản Nguyễn Đông Châu không có bài tựa của Lê Hoan Điều

đáng nói là, nếu đọc nhời của người dịch sách của Nguyễn Đông Châu thì

chúng ta sẽ thấy rằng tác phẩm Việt Lam tiểu sử hiện hành ngay khi mới được

viết ra đã hoàn thiện và hay như vậy chứ không biết được là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khá công phu

Bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Lam tiểu sử là của Nguyễn Trãi làm ra, nhà sử học Phan Huy Lê khi tìm hiểu tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đưa ra ý kiến: “Căn cứ vào thể văn và nội dung của tác phẩm tôi nghĩ rằng chúng ta đã đủ

căn cứ để bác bỏ ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của thế kỷ XV do Nguyễn Trãi viết” [31,33]

Năm 1999 khi dịch và công bố tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách

Hán Nôm (tập 2) và đi đến kết luận Việt Lam tiểu sử do Xuân Mai biên soạn,

Trang 33

Lê Hoan nhuận sắc Theo Trần Nghĩa: “Từ trước đã có văn bản Việt Lam

xuân thu rồi đến năm Mậu Thân (Duy Tân 1908) Lê Hoan đã đưa vào đó để biên tập lại thành “Tân bản” với hi vọng nâng cao về nội dung cũng như nghệ thuật một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trình bày dưới dạng chương hồi”

[26,14]

Gần đây nhất năm 2006, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na có bài viết

“Việt Lam tiểu sử tác giả, tác phẩm, và phương pháp sáng tác” in trong Con

đường giải mã văn học trung đại Việt Nam Trong bài viết, Nguyễn Đăng Na

đã đưa ra những căn cứ và lý giải về vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu sử Theo Nguyễn Đăng Na, Việt Lam tiểu sử thoát thai từ Hoàng Việt xuân thu Bởi vậy, muốn biết ai là tác giả phải bắt đầu từ Hoàng Việt xuân thu Người đầu tiên đề cập tới Hoàng Việt xuân thu có lẽ là Ngô Giáp Đậu - tác giả

Hoàng Việt long hưng chí Ông không chỉ cho biết nội dung Hoàng Việt xuân thu mà còn gợi ý thời điểm ra đời của nó có thể trước Việt Nam quốc chí của

Nguyễn Khoa Chiêm Bởi vì, Việt Nam quốc chí được ra đời năm 1917 Nếu

Hoàng Việt xuân thu ra đời trước thì tác phẩm này phải được viết chậm nhất

là năm 1719 Điều này hợp với ý kiến của Nguyễn Đông Châu: “Việt Lam

xuân thu đã có lâu lắm, không biết đích xác ai làm nhưng có nhiều người tương truyền là của Nguyễn Trãi” [5,1] Nếu cho rằng Việt Lam xuân thu là

của Nguyễn Trãi thì không đúng bởi ông sinh ở thế kỷ XV mà sách ra muộn nhất là thế kỷ XVIII, nhưng khẳng định sách đã có lâu lắm là hoàn toàn đúng

Tuy nhiên, với các minh chứng nói trên, ta mới kết luận được rằng Hoàng Việt

xuân thu ra đời chậm nhất là năm 1719 Câu trả lời ai là tác giả vẫn còn đang

bỏ ngỏ Sau Ngô Giáp Đậu là Trần Văn Giáp tuy nhiên Trần Văn Giáp cũng

chỉ khảo về Việt Lam tiểu sử Ông cho biết tác phẩm “tương truyền” là của Vũ

Xuân Mai người phường Xuân Yên tỉnh Hà Nội, đậu cử nhân khoa kiến phúc Giáp Thân 1884 Tuy nhiên để lưu ý người đọc về lời truyền đó ông nhấn

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mạnh “lời truyền này chưa tìm thấy ghi trong sách nào cả” Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, để kết luận ai là tác giả của Việt Lam tiểu sử chúng ta

cần phải có những chân lý xác thực chứ không thể dựa vào những cảm nhận

“có lẽ đúng”, những “suy đoán” hay “tương truyền” Từ đó, Nguyễn Đăng Na

cũng đưa ra ba chứng cớ để cho phép ta nghi ngờ một cách khoa học rằng tác

giả Việt Lam tiểu sử không ai khác ngoài Lê Hoan

Thứ nhất, khi viết lời tựa cho Việt Lam tiểu sử tại sao Lê Hoan không

công bố tên quyển sách mà ông đã cất công tìm tòi, mãi gần đây mới thấy

trong hòm sách của một danh gia? Ông chỉ gọi một cách lấp lửng là “sách

ấy” Trong lời tựa, dù có tới bốn lần Lê Hoan nhắc tới tác phẩm do ông tìm ra

nhưng cả bốn lần ông đều dùng hai chữ “thị thư” hoặc “kỳ thư” Cách nói mập mờ ấy, khiến ta nghĩ rằng cái gọi là “thị thư” hoặc “kỳ thư” là không có thực mà do Lê Hoan bịa ra và đó chính là Việt Lam tiểu sử của ông Bên cạnh đó, đầu đề bài viết là Việt Lam tiểu sử tự thì “đắc thị thư” là “đắc Việt Lam tiểu

sử” Nhưng tại sao Lê Hoan không nói thẳng ra Việt Lam tiểu sử do ông sáng

tác ra? Cũng bởi vì, cuộc đời chính trị của ông còn nhiều khúc mắc Do vậy,

ông phải lấp lửng “mới đây tìm trong hòm sách sử của một nhà có tiếng thấy

bộ sách này - bộ sách Việt Lam tiểu sử - nhưng vì lối viết chưa được (mười phần) hoàn toàn khéo léo rõ ràng và hay” nên ông phải “lựa lúc rảnh rỗi sửa chữa lại giao cho thợ đem khắc in” Vậy bài tựa đã mập mờ cho thấy tác giả

của sách là Lê Hoan

Thứ hai, cũng trong bài tựa có một chi tiết chỉ ra rằng, trong quá trình tạo dựng tác phẩm, Lê Hoan đã sử dụng phương pháp thực địa bằng cách đi khảo sát trực tiếp các di tích của chiến trường xưa Điều đó khiến ta nghĩ rằng

nếu Lê Hoan không phải là tác giả Việt Lam tiểu sử thì chí ít cũng là người

giữ vai trò quan trọng trong việc sinh thành ra tác phẩm

Trang 35

Chứng cứ thứ ba là, căn cứ vào tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm nhân vật Lê Thiện dường như là phát ngôn viên của tác giả Khi luận bàn về quan hệ với nhà Minh, Lê Thiện nói:

- Ta nên hợp sức với nhà Minh mà diệt họ Hồ để khôi phục nhà Trần,

để cai trị một phương cứu cho dân khỏi chịu khổ sở [Hồi 10]

- Ta quân đơn tướng ít, nước nhỏ dân nghèo, thế mà muốn cầm vài

nghìn quân ô hợp để kháng cự với trăm vạn quân hùm beo có khác gì lấy trứng trọi với đá… không gì bằng hiệp với nhà Minh để trừ giặc Hồ khiến cho nước Nam lại về chủ cũ Nếu nhà Minh có bụng dòm nom cũng còn phải sợ tai tiếng không dám làm [Hồi 12]

Đây cũng chính là tư tưởng của Lê Hoan đã được gửi gắm trong bài

tựa: “Thời mà chưa đến thì thuận theo mệnh thời đến thì dùng người hiền,

sử dụng người tài, khiển tướng xuất quân diệt giặc Minh mà yên định nước nhà,…” [26,15] Tác giả Việt Lam tiểu sử muốn ví mình với Lê Lợi nhận chức

tuần kiểm Giao Chỉ của người Minh, giữ chức Kim Ngô đại tướng quân cho Quý Khoáng Đó là vì thời chưa tới nên phải giả cách nhún nhường Điều đặc

biệt, tư tưởng xuyên suốt Việt Lam tiểu sử rất giống nội dung bức thư của Lê Hoan gửi Đề Kiều mà Tạp chí Xưa và Nay mới đây vừa công bố: “Lúc này

chống với quân pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ thân thiện với Pháp thôi Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng và tống chúng ra biển Thời cơ lúc này chưa đến Tốt hơn hết là hãy ru ngủ chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29]

Sự nhất quán giữa Việt Lam tiểu sử, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm và

bức thư gửi cho Đề Kiều khiến chúng ta không thể không nghĩ rằng tác giả

Việt Lam tiểu sử chính là Lê Hoan

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

3.1 Khái niệm tiểu thuyết chương hồi

Theo Từ điển văn học, tiểu thuyết chương hồi là: “Thuật ngữ chỉ một

dạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam Tiểu thuyết viết theo dạng này, phân chia tác phẩm thành các hồi khác nhau phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kể chuyện lịch sử, thời Tống - Nguyên Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (chủ yếu là truyện lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thoại nhân - người kể chuyện, thuyết thư nhân - người kể sách) các đời kể lại, đối với những câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay trong một lần nên buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu đề để tóm lại nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các hồi của tiểu thuyết chương hồi về sau” [24,1732]

3.2 Hoàn cảnh ra đời

Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh nhất vào khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỉ XIX ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ và lâu đời, một trong những thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Quốc là văn học Bên cạnh những thành tựu đạt đến trình độ cổ điển, mỗi thể loại gắn với một triều đại, kiểu như Đường thi, Tống từ, người ta không thể không nhắc tới tiểu thuyết chương hồi

thời Minh - Thanh, với những tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký,

Thuỷ hử, Hồng lâu mộng,

Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết, tác giả

Hà Minh Đức cho rằng: “Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng,

hành trình của tiểu thuyết có những bước phát triển riêng của nó Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỷ III – IV) dưới dạng “chí nhân”, “chí quái” Sang đời nhà Đường xuất hiện loại tiểu thuyết

Trang 37

“truyền kỳ”, đời Tống xuất hiện thêm tiểu thuyết “thoại bản” Sang đến đời Minh, văn học Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu thuyết với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Kim bình mai (Tiếu Tiên Sinh) Đến đời Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc được bổ sung thêm một số tác phẩm khai thác nội dung số phận đời tư và đạo đức, ví dụ như: Chuyện làng Nho (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), ” [20,188]

Chúng ta có thể hình dung con đường hình thành tiểu thuyết chương hồi ở Trung Quốc như sau:

Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (thế kỷ III - VI), mầm mống của tiểu

thuyết đã xuất hiện dưới dạng “chí nhân”, “chí quái” Chí nhân, chí quái là

những câu chuyện về những con người phi phàm, sự tích quái dị Chí ở đây nghĩa là rất nhiều yếu tố hoang đường (cái kỳ - cái ảo, cái thần kỳ nhưng chưa vượt khỏi cái nhận thức, nó vẫn phản ánh hiện thực; cái quái – các yếu tố kỳ ảo vượt quá ngưỡng đến mức khó tin)

Đến đời Đường (thế kỷ VII - XI), trong xã hội có sự phân hóa, đối lập giai cấp sâu sắc, đô thị bắt đầu phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện Truyền kỳ là những sự tích ly kỳ được lưu truyền qua các thế hệ Tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện nhằm phản ánh sự thật đời sống, những thói hư tật xấu trong xã hội đồng thời thể hiện những khát vọng bình đẳng của nhân dân

Sang đến thời kỳ Tống - Nguyên (Thế kỷ XI - XIII) Đây là giai đoạn mà các thoại bản đang bước vào thời kỳ nở rộ Do điều kiện kinh tế ngày càng cao hàng loạt các đô thị mọc lên Khi xã hội phát triển đòi hỏi những món ăn tinh thần mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của nhân dân Từ đó xuất hiện tờng lớp người nghệ nhân, nghệ sỹ đảm nhiệm vai trò kể chuyện cho tầng lớp

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thị dân Những câu chuyện được bắt đầu từ những bản thoại (nguyên là bản đề cương mà người kể dựa vào đó để kể cho độc giả nghe) Thoại bản là những câu chuyện sống thực, hình thành từ lối kể chuyện của những người bình dân ở nông thôn và thành thị khi qua môi trường diễn xướng, nó trở thành một loại hình văn học thu hút được đông đảo lớp độc giả Thoại bản có nhiều loại trong đó phổ biến là thoại bản giảng sử (tức là kể chuyện lịch sử) Thoại bản giảng sử thường là trường thiên Câu chuyện lịch sử dài phải chia làm nhiều đoạn khi kể không chỉ gói gọn trong một đêm mà có thể kéo dài trong nhiều đêm Chính những bản thoại đó dẫn đến sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi thời Minh Thanh

Cho đến thời Minh Thanh, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã phát triển mạnh mẽ và thực sự khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học cổ điển Trung Quốc Ở thời kỳ này, tiểu thuyết chương hồi tiếp tục kế thừa và phát huy những thoại bản thời Tống Nguyên Từ những câu chuyện có dung lượng lớn, cốt truyện phải ngắt thành nhiều khúc đến thời kỳ này các tác giả đã liên kết móc xích giữa khúc trước và khúc sau tạo thành những tiểu thuyết

chương hồi Vào khoảng giữa đời Thanh với Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

đã phát triển tới đỉnh cao nhất

Ở Việt Nam, mãi đến gần cuối hành trình trung đại thế kỷ XVIII - XIX nhờ những điều kiện nhất định và sự thúc đẩy của lịch sử, thể loại tiểu thuyết chương hồi mới ra đời Truyện ngắn lịch sử chính là cơ sở để tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời Giai đoạn đầu (thế kỷ X – XIV), truyện ngắn lịch sử hình thành là nhờ truyền thống tự sự dân gian, tự sự chức năng (hành chính và lễ nghi) và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của nền tiểu thuyết Trung Hoa Tiểu thuyết Trung Hoa ban đầu được mô phỏng thành các truyện thơ Nôm rồi sau đó khi chữ quốc ngữ ra đời thì có nhiều tác phẩm được dịch sang

Trang 39

tiếng Việt Mở đầu cho việc du nhập các tác phẩm truyện viết theo kiểu văn

ngôn như: Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỷ XVIII)

Nói về nguồn gốc ra đời của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giả

Trần Nghĩa trong cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cho rằng: “Nhìn một cách bao quát, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam ra đời là kết quả của

những hối thúc từ bên trong do sự vận động nội tại của bản thân nền học thuật chữ Hán Việt Nam sinh ra, cộng với những kích thích từ bên ngoài do giao lưu văn học đưa lại Thể hiện rõ nhất là ở các tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và tiểu thuyết xã hội Xét về nguồn gốc nội tại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trước hết liên quan tới kho tàng thần thoại, truyền thuyết và truyện tích Việt Nam, ” [44,17]

Bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV - XVI - XVIII như một thôi thúc nội tại cần được ghi lại Bước vào thế kỷ XV lịch sử việt Nam có nhiều bước chuyển mới Sau chiến thắng giặc Minh triều Lê được thiết lập Cho đến khi vua Thái Tổ, Thánh Tông, Hiến Tông lần lượt qua đời, các vua Uy Mục, Tương Dực ăn chơi xa xỉ, chèn ép muôn dân khiến cho trăm họ oán hận Lợi dụng lúc rối loạn Mạc Đăng Dung cướp ngôi triều Lê, quyền lực lúc này tập trung hết vào tay họ Mạc Các vua nhà Mạc cố gắng duy trì chính trị ổn định nhưng vẫn không ổn định, làm nảy sinh những cuộc chia rẽ nội bộ giai cấp phong kiến Chiến tranh Lê - Mạc kéo dài từ năm 1533 tới năm 1592 Cuối thế kỷ XVI Bình An Vương Trịnh Tùng mâu thuẫn gay gắt với Thái Tổ Nguyễn Hoàng khiến cho đất nước tạo thành cục diện tam phân Mạc - Lê - Nguyễn Nội chiến Lê - Mạc chưa hoàn toàn dứt hẳn thì chiến tranh Nam - Bắc nổ ra Trong vòng 150 năm kể từ 1527 – 1677 đất nước chia hai đàng, các tập đoàn thống trị lao vào ăn chơi xa đọa khiến cho lòng dân cả hai miền oán hận

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những sự kiện lịch sử bão táp đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội Với khả năng đặc biệt của mình, văn chương đã tái hiện các sự kiện đó bằng hàng loạt các tác phẩm cụ thể Trong hai loại hình văn học tự sự được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại lúc đó là chữ Nôm và chữ Hán, thì chữ Nôm về cơ bản không dùng để viết văn Do đó, loại hình tự sự phải dùng bằng chữ Hán Và trong loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán, không phải ký, truyện ngắn mà chính là tiểu thuyết chương hồi, với quy mô lớn mới có khả năng tái hiện bức tranh lịch sử - xã hội của thời đại Như vậy, việc Việt Nam tiếp thu thể loại tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như một nhu cầu tất yếu để thể hiện nội dung mới là phản ánh bức tranh xã hội đầy biến động của dân tộc

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Tuy nhiên, các tác giả chữ Hán Việt Nam chỉ vay mượn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật, sử dụng văn tự chữ Hán để sáng tác Trong quá trình sáng tác, họ luôn cố gắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật sáng tạo, nhằm xây dựng một nền tiểu thuyết chương hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam

“Muốn biết sự việc thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ” hoặc “hồi sau phân giải”

Khi bước sang hồi mới, vấn đề lại được tóm lược bằng một tiêu đề mới Cách phân chia thành từng hồi và kết thúc theo kiểu hạ hồi phân giải có tác dụng

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan