3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử
3.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật là hình thức phản ánh hiện thực cơ bản nhất của văn học. Có rất nhiều cách định nghĩa nhân vật trong sách lý luận và từ điển văn học. Theo sách Lý luận văn học do Trần Đình Sử (chủ biên) viết: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là phương tiện
khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [57,62-
64].
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Con người được miêu tả trong tác phẩm
văn học là nhân vật văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học... thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang
tính chất quá trình” [23,161- 162].
Theo tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học viết:
“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ước lệ, không thể bị
đồng nhất con người có thật ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm
nghệ thuật của nhà văn về con người. Nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở
quan niệm ấy” [1,250].
Điểm qua một vài khái niệm trên, chúng ta thấy các nhà lý luận đều thống nhất rằng con ngƣời trong tác phẩm văn học chính là nhân vật văn học và nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời. Tuy nhiên, các nhà lý luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ƣớc lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không đồng nhất nhƣ con ngƣời có thật ngoài đời, vì chúng có những đặc trƣng nghệ thuật và đƣợc thể hiện trong tác phẩm bằng các phƣơng tiện văn học thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn, nhƣng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học bởi vì nó là phƣơng tiện quan trọng nhất của tác phẩm quyết định phần lớn, vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa phƣơng tiện, ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa.