Đặc điểm thể loại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 40 - 42)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

3.3.Đặc điểm thể loại

Đặc điểm của tiểu thuyết chƣơng hồi rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản đáng chú ý nhƣ sau:

Đặc điểm của thể loại này là sự phân chia cốt truyện thành các hồi, quyển, tiết. Mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề giới thiệu nội dung chính sẽ đƣợc trình bày trong hồi. Cuối mỗi hồi thƣờng có một bài thơ của chính tác giả hay của ngƣời đời sau đƣợc tác giả trích dẫn lại để đánh giá, bình luận về các sự kiện các nhân vật trong hồi và sau đó thƣờng kết thúc bằng câu kiểu nhƣ:

Muốn biết sự việc thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ” hoặc “hồi sau phân giải”.

Khi bƣớc sang hồi mới, vấn đề lại đƣợc tóm lƣợc bằng một tiêu đề mới. Cách phân chia thành từng hồi và kết thúc theo kiểu hạ hồi phân giải có tác dụng

quan trọng trong việc gây ra sự chú ý cho ngƣời đọc khiến cho họ luôn luôn hồi hộp, tò mò phải tiếp tục tìm hiểu các hồi tiếp theo.

Kết cấu của tiểu thuyết chƣơng hồi đƣợc kết cấu theo trình tự thời gian đơn tuyến, dấu hiệu dễ thấy ngay khi mở đầu mỗi hồi hoặc mở đầu các đoạn kể là những cụm từ: “Lại nói..., nay lại nói..., hồi bấy giờ…, lúc ấy…,

đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một công thức. Tác giả thƣờng đứng ở ngôi thứ ba để giới thiệu dẫn dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Sau một khoảng thời gian theo dõi các sự kiện trong một hồi, có nhiều nhân vật mới xuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra, ngƣời trần thuật lo sợ ngƣời đọc không thể theo dõi tiếp nội dung trong các hồi trƣớc đó, nên thƣờng nhắc lại bằng công thức “lại nói…” giúp cho trình tự các sự kiện đƣợc liền mạch.

Nội dung phản ánh của thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi rất phong phú và đa dạng. Đó là toàn bộ diễn biến và vận mệnh của đất nƣớc, những vấn đề đấu tranh giai cấp của các tầng lớp, những cuộc đấu tranh phong kiến, ca ngợi các vị lãnh tụ nhân dân có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đó.

Nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi rất phong phú, ngoài những nhân vật trung tâm đại diện tiêu biểu cho đạo đức phong kiến nhƣ các minh quân, các quan lại, khanh tƣớng, những trọng phu, liệt nữ, còn có những nhân vật đám đông góp phần tạo nên một số lƣợng nhân vật đông đảo, giúp cho tiểu thuyết chƣơng hồi có quy mô và khí thế hoàng tráng. Các nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi đƣợc miêu tả bằng âm mƣu, lời đối thoại hoặc bằng cử chỉ (hành động hình dáng), hay những tiếng cƣời tiếng khóc mà hiểu ra kẻ chung ngƣời nịnh, kẻ khí phách kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm thƣờng, bậc anh hùng hào kiệt.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chƣơng hồi là ngôn ngữ khoa chƣơng hoành tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tƣợng trƣng ƣớc lệ trong những câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 40 - 42)