Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 42)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

3.4.2.Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết

3.4.1. Thể loại tiểu thuyết lịch sử

Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (bộ mới), thể loại tiểu thuyết lịch sử là: “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hay tác phẩm tự sự hư cấu

lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [24,1725].

Thể loại tiểu thuyết lịch sử đƣợc coi là một tiểu loại trong thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi. Đây là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách và đƣợc viết theo lối kết cấu chƣơng hồi. Trong văn học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh mẽ. Thể loại này còn đƣợc gọi bằng một cái tên khác là tiểu thuyết giảng sử để tránh nhầm lẫn với tiểu thuyết lịch sử thời hiện đại. Thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam ra đời kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc nhƣng không phản ánh đề tài phong phú nhƣ tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc mà ngay từ đầu đã tập trung phản ánh lịch sử dân tộc. Điều này thể hiện rõ ngay trên nhan đề của tác phẩm tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam nhƣ: Nam triều

công nghiệp diễn chí, Thiên Nam liệt chuyện, Hoàng Lê nhất thống chí. Bởi

vậy, khi nói đến tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam là nói đến thể loại tiểu thuyết lịch sử. Nội dung tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thể hiện một thời kỳ lịch sử nhất định với thời gian xác định, những sự kiện nhân vật có thật trên cơ sở đó hƣ cấu thành một tác phẩm văn chƣơng đích thực.

3.4.2. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chƣơng hồi kết cấu chƣơng hồi

Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là một cuốn tiểu thuyết lịch sử đƣợc tác

giả lấy nhân vật, sự kiện từ trong lịch sử rồi hƣ cấu theo ý đồ sáng tác của mình. Nhan đề Việt Lam tiểu sử đƣợc Lê Hoan đặt nhằm phân biệt với chính sử, cũng chính là để khẳng định đây là một tác phẩm văn học chứ không phải

là một tác phẩm lịch sử. Nội dung phản ánh trong tác phẩm xuất phát từ bối cảnh lịch sử nƣớc ta ba mƣơi năm đầu thế kỷ XV vào thời điểm diễn ra hàng loạt những biến cố trọng đại. Họ Hồ cƣớp ngôi “làm cỏ” họ Trần, phong kiến Trung Quốc đƣa quân xâm lƣợc vào quốc gia Đại Việt với một quy mô lớn vô cùng khốc liệt, từ vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn dƣới sự lãnh đạo của ngƣời anh hùng Lê Lợi trải qua bao gian nan thử thách đánh đuổi quân xâm lƣợc lập nên triều Lê - một triều đại hƣng thịnh nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam.

Cảm hứng chủ đạo nhất trong tiểu thuyết chƣơng hồi là ca ngợi những con ngƣời có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung của dân tộc, hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của tầng lớp nông dân,… Việt Lam tiểu sử

của Lê Hoan đã góp phần ca ngợi công lao to lớn của ngƣời anh hùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân trải qua nhiều hi sinh gian khổ cuối cùng đã dành đƣợc thắng lợi vẻ vang giải phóng nƣớc nhà lập nên triều Lê. Thái độ ngợi ca của tác giả đƣợc gửi gắm ngay trong lời tựa của cuốn Việt Lam tiểu sử: “Cuốn sách đã kể lại cuộc đời Lê Thái Tổ từ nghìn năm trước, nêu cao tên tuổi Lê Thái Tổ tới nghìn năm sau. Đọc sách ấy như

thấy bậc vĩ nhân ấy”[26,15].

Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử đƣợc viết theo kết cấu chƣơng hồi gồm có sáu mƣơi hồi, với những diễn biến trọng đại dồn nén trong 365 trang sách chia làm ba quyển, quyển một có hai mốt hồi, quyển hai có mƣời chín hồi, quyển ba có hai mƣơi hồi. Các hồi đƣợc xây dựng theo hồi chuẩn hầu hết ở đầu mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nội dung và cuối mỗi hồi thƣờng có hai câu thơ thất ngôn mang tính bình luận của

thời nhân” hoặc “hậu nhân” nhằm đánh giá về con ngƣời hoặc sự việc vừa

Ở hồi một mở đầu là hai câu đối “Con cháu nhà Trần cậy mạnh mất

nước, cha con họ Hồ ngang ngược chuyên quyền” và kết thúc hồi với hai câu

thơ:

Nào biết trăng hoa gây lỡ việc

Ai hay nhan sắc chuyển lay người” [26,18].

Cùng một lời hẹn “chưa rõ chuyện Thiên Bình như thế nào hãy nghe hồi

sau phân giải” [26,42].

Hầu hết các hồi đều có kết cấu giống nhau chỉ có một số ít nhƣ cuối hồi 23 không có lời hẹn, cuối hồi 33 sau hai câu thơ thất ngôn và lời hẹn, đƣợc chép thêm bài thơ thất ngôn Cảm hoài của Đặng Dung, riêng hồi thứ sáu mƣơi là hồi kết không có thơ thất ngôn mà cũng không có lời hẹn.

Tiếp xúc với tác phẩm Việt Lam tiểu sử, dấu hiệu quen thuộc dễ bắt gặp ở ngay đầu mỗi hồi là các cụm từ “lại nói…”. Khi khảo sát, chúng tôi thấy trong sáu mƣơi hồi trừ hồi một ra còn lại năm mƣơi chín hồi đều bắt đầu bằng cụm từ “lại nói” lặp đi lặp lại nhƣ một công thức, xâu chuỗi các sự kiện trên một trục thời gian giúp cho ngƣời nghe luôn bắt nhịp đƣợc mạch kể của câu chuyện, đồng thời khiến cho trình tự của sự kiện đƣợc liền mạch tạo nên tính liên kết cho nội dung.

Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết chƣơng hồi thƣờng là mẫu ngƣời tiêu biểu cho đạo đức phong kiến: Trung quân, trọng phu, liệt nữ,… mang đầy đủ những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan cũng tập trung khắc họa những đấng minh quân, những khanh tƣớng nhƣ: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thiện, Đoàn Phát, Hoàng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm hay những liệt nữ nhƣ: Mẹ Đoàn Phát, ngƣời đàn bà họ Đinh.

Là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chƣơng hồi, Việt

Lam tiểu sử có quy mô lớn phản ánh một thời đại đau thƣơng mà hoành tráng

truyền thống yêu nƣớc, tinh thần quật khởi chống xâm lăng của quân và dân ta trong những năm kháng chiến chống quân Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết

Tiểu thuyết chƣơng hồi là một thể loại thuộc loại hình văn hóa trung đại. Đây là một dạng thức tiểu thuyết trƣờng thiên xuất hiện và phát triển mạnh ở Trung Hoa. Thể loại tiểu thuyết này khi phát triển cực thịnh đạt tới trình độ nghệ thuật cao đã đƣợc lƣu truyền sang các nƣớc có quan hệ văn hóa lâu đời trong đó có Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hƣởng của tiểu thuyết Trung Hoa nhƣng tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các tiểu thuyết gia Việt Nam trong khi tiếp thu mô hình tiểu thuyết Trung Quốc luôn có ý thức kế thừa một cách có chọn lọc các vấn đề có liên quan tới nghệ thuật sáng tạo để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử ra đời ở lúc xế chiều của nền văn học trung đại Việt Nam. So với các tác phẩm khác nhƣ Nam triều công nghiệp diễn chí,

Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử tuy có nhiều điểm chƣa bằng

nhƣng tác phẩm đã phản ánh đƣợc những sự kiện lịch sử quan trọng trong một giai đoạn nhất định, đồng thời đánh dấu những bƣớc phát triển về mặt thể loại của tiểu thuyết chƣơng hồi, giúp chúng ta có thêm cơ sở để khẳng định cùng với truyện ngắn, ký, tiểu thuyết chƣơng hồi đã hoàn chỉnh hình thức văn xuôi tự xự thời trung đại. Việt Lam tiểu sử là sự kết tinh của quá trình phát triển lịch sử lâu đời và là sự kết tinh bởi tài năng, tâm huyết của nhà văn Lê Hoan. Tất cả đã làm nên một tác phẩm có nhiều ý nghĩa góp phần làm đa dạng phong phú thêm cho thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam.

CHƢƠNG HAI

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ -

TỪ NGUYÊN MẪU ĐẾN HÌNH TƢỢNG VĂN HỌC 2.1. Con đƣờng từ hiện thực đến các hình tƣợng văn học

Nhƣ đã nói ở trên, nội dung chính của tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam thƣờng phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết chƣơng hồi đều ít nhiều phản ánh những hiện thực và tồn tại xã hội. Hiện thực ở trong tác phẩm văn học bao giờ cũng là hiện thực đã đƣợc phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả. Do vậy, hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm không đồng nhất nhƣ hiện thực ngoài đời. Tác giả Phƣơng Lựu trong cuốn Lý luận văn học (tập 1) đã từng nhận định: “Xét đến cùng bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định. Bất kỳ một nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường sống nào đó. Bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những

vấn đề trong cuộc sống” [38,81].

Tiểu thuyết chƣơng hồi chữ Hán Việt Nam là một hệ thống những tác phẩm văn học có đề tài liên quan đến lịch sử từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ thứ XIX, với thời gian dài năm thế kỷ có biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra. Đó chính là cơ hội để các tác giả tiểu thuyết có cơ hội thể hiện một cái nhìn mới

lãng mạn” hơn về con ngƣời của quá khứ trong tác phẩm của mình. Đứng

trên bình diện của ngƣời quan sát, các tác giả tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam đã trở thành những ngƣời thƣ ký trung thành bám sát từng bƣớc đi của lịch sử. Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo kết cấu chƣơng hồi. Điểm qua một số cuốn tiểu thuyết chƣơng hồi nhƣ: Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí. Chúng ta thấy, các tác giả thƣờng tập trung viết về giai

đoạn lịch sử từ nhà Lê trung hƣng cho tới khi bị sụp đổ, phong trào Tây Sơn nổi lên rồi bị thất bại và triều Nguyễn thiết lập. Đó là những biến động dữ dội của dân tộc. Nhƣng lịch sử Việt Nam luôn dậy lên lắng xuống. Nửa sau thế kỷ XIX không khí lịch sử lại căng thẳng khi thực dân Pháp tiến hành xâm lƣợc Việt Nam. Trong không khí ngột ngạt ấy, nếu nhƣ các tác giả khác quay về với quá khứ gần thì Lê Hoan lại hƣớng về quá khứ xa để viết thành Việt Lam

tiểu sử. Nội dung chính của thiên tiểu thuyết này phản ánh hiện thực có thật

trong lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XV. Đây là một thời kỳ đau thƣơng nhƣng quật khởi. Nhân lúc họ Hồ cuớp ngôi nhà Trần gây chính sự phiền hà, giặc Minh đã nhảy vào xâm lƣợc Việt Nam. Đƣợc đánh giá là kẻ thù xâm lƣợc tàn bạo nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam, quân Minh đã gây nên những thảm họa to lớn trên tất cả các phƣơng diện đời sống. Chính trong hoàn cảnh bi thƣơng ấy, ý thức về dân tộc đƣợc phát huy với sức mạnh chƣa từng thấy, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - một cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất và thắng lợi cũng huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, cũng từ bối cảnh đó Lê Hoan đã viết nên tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

Có thể nói, lấy bối cảnh lịch sử 30 năm đầu thế kỷ XV làm nền cho tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử Lê Hoan thực sự là ngƣời có con mắt tinh đời. Bởi vì, cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chƣa có một bộ tiểu thuyết chƣơng hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này. Có một điều đáng nói là, con đƣờng hình thành của Việt Lam tiểu sử không giống quá trình ra đời của các tác phẩm trƣớc đây. Ví dụ xem xét con đƣờng hình thành tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, ta thấy hiện thực lịch sử đi thẳng vào tác phẩm nghệ thuật và sau khi tác phẩm ra đời ngƣời ta lại dùng nó làm cơ sở cho việc biên soạn các sách chính sử. Tác giả Nguyễn Đăng Na khi tìm hiểu về con đƣờng hình thành của Việt Lam tiểu sử đã sơ đồ hóa nhƣ sau:

Hiện thực lịch sử – XHVN (đầu thế kỷ XV) Việt Nam Sách sử Trung Hoa HHHHHHHoa HHoa Dã sử (dân gian) Thực địa (di tích lịch sử) TPVH

Việt Lam tiểu sử

Nhƣ vậy đối với Việt Lam tiểu sử, tác giả chỉ lấy đề tài lịch sử những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam nhƣng cái mà tác giả đem đến cho bạn đọc không phải là hiện thực lịch sử diễn ra trong quá khứ mà là “sự thực” lịch sử diễn ra theo cảm nhận của tác giả. Đúng nhƣ nhà sử học Phan Huy Lê đã nhận xét: “Tác giả có lẽ không phải là một nhà sử học và nhất là không nhằm viết một tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, nên tác giả chỉ vay muợn một số cứ liệu lịch sử nào đó cho tác phẩm có cốt cách lịch sử mà thôi… Đây là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn

trọng về mặt chi tiết mà thôi” [31,35].

Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là một cuốn tiểu thuyết lịch sử phản ánh

hiện thực có thật trong lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XV. Tuy nhiên, chúng ta không đồng nhất bức tranh hiện thực này với chính hiện thực ngoài đời. Mẫu hình nhân vật lịch sử đƣợc xây dựng từ những con ngƣời có thật, những nhân vật của lịch sử lúc bấy giờ, nhƣng khi bƣớc vào văn học, nhân vật ấy lại mang một diện mạo riêng. Đúng nhƣ cách nói của đại văn hào M.Gorki: Hiện thực cuộc sống là chất quặng thô, ngƣời nghệ sỹ phải sàng lọc sáng tạo, tôi luyện chất quặng thô đó thành chất thép sáng ngời. Chất thép đó chính là các nhân vật văn học. Để có đƣợc những hình tƣợng văn học độc đáo nhƣ tác phẩm Việt Lam tiểu sử, chắc chắn nhà văn Lê Hoan cũng phải trải qua một quá trình tôi luyện khá công phu nhƣ vậy.

2.2. Các nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

Trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử, khi xây dựng các nhân vật nguyên mẫu, nhà văn Lê Hoan luôn cố gắng sao cho từ mẫu hình của những nhân vật lịch sử có thật trong sử sách nhƣng khi bƣớc vào văn học nhân vật lại mang một diện mạo riêng - diện mạo của một hình tƣợng nghệ thuật. Tìm hiểu tác

phẩm này, ta thấy có nhiều những nguyên mẫu lịch sử đƣợc tác giả xây dựng thành những hình tƣợng văn học, từ các yếu nhân lịch sử nhƣ: Lê Lợi, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thƣơng, Trần Giản Định, Nguyễn Trãi, Trƣơng Phụ, Hoàng Phúc,... cho đến các nhân vật phụ nhƣ: Tƣ không Lê Lễ, Lê Trãi, Hoàng Tất, Lê Sát,... không phải tất cả những nhân vật lịch sử này khi trở thành nhân vật văn học đều tạo nên những ấn tƣợng sâu sắc nhƣng dù sao ít nhiều, họ cũng gây đƣợc sự cảm nhận mới về nhân vật, về lịch sử. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chƣa có điều kiện tìm hiểu tất cả các nguyên mẫu lịch sử có trong Việt Lam tiểu sử mà chỉ tập trung tìm hiểu khái quát một số những nhân vật lịch sử tiêu biểu để giúp độc giả có điều kiện nhìn nhận những thành công, những sáng tạo của tác giả Lê Hoan khi xây dựng từ nhân vật nguyên mẫu lịch sử trở thành các hình tƣợng văn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học

Lê Lợi là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, tên tuổi và tiếng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 42)