Hoàn cảnh ra đời

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 36 - 40)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

3.2. Hoàn cảnh ra đời

Tiểu thuyết chƣơng hồi xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh nhất vào khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến đầu thế kỉ XIX ở Trung Quốc. Trung Quốc là một nƣớc có nền văn hóa phát triển rực rỡ và lâu đời, một trong những thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Quốc là văn học. Bên cạnh những thành tựu đạt đến trình độ cổ điển, mỗi thể loại gắn với một triều đại, kiểu nhƣ Đƣờng thi, Tống từ, ngƣời ta không thể không nhắc tới tiểu thuyết chƣơng hồi thời Minh - Thanh, với những tác phẩm nhƣ Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký,

Thuỷ hử, Hồng lâu mộng,...

Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết, tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, hành trình của tiểu thuyết có những bước phát triển riêng của nó. Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỷ III – IV) dưới dạng “chí nhân”, “chí quái”. Sang đời nhà Đường xuất hiện loại tiểu thuyết

“truyền kỳ”, đời Tống xuất hiện thêm tiểu thuyết “thoại bản”... Sang đến đời Minh, văn học Trung Quốc bước sang giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu thuyết với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Kim bình mai (Tiếu Tiên Sinh). Đến đời Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc được bổ sung thêm một số tác phẩm khai thác nội dung số phận đời tư và đạo đức, ví dụ như: Chuyện làng Nho (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),...” [20,188].

Chúng ta có thể hình dung con đƣờng hình thành tiểu thuyết chƣơng hồi ở Trung Quốc nhƣ sau:

Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều (thế kỷ III - VI), mầm mống của tiểu thuyết đã xuất hiện dƣới dạng “chí nhân”, “chí quái. Chí nhân, chí quái là những câu chuyện về những con ngƣời phi phàm, sự tích quái dị. Chí ở đây nghĩa là rất nhiều yếu tố hoang đƣờng (cái kỳ - cái ảo, cái thần kỳ nhƣng chƣa vƣợt khỏi cái nhận thức, nó vẫn phản ánh hiện thực; cái quái – các yếu tố kỳ ảo vƣợt quá ngƣỡng đến mức khó tin).

Đến đời Đƣờng (thế kỷ VII - XI), trong xã hội có sự phân hóa, đối lập giai cấp sâu sắc, đô thị bắt đầu phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện. Truyền kỳ là những sự tích ly kỳ đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ. Tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện nhằm phản ánh sự thật đời sống, những thói hƣ tật xấu trong xã hội đồng thời thể hiện những khát vọng bình đẳng của nhân dân.

Sang đến thời kỳ Tống - Nguyên (Thế kỷ XI - XIII). Đây là giai đoạn mà các thoại bản đang bƣớc vào thời kỳ nở rộ. Do điều kiện kinh tế ngày càng cao hàng loạt các đô thị mọc lên. Khi xã hội phát triển đòi hỏi những món ăn tinh thần mới đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của nhân dân. Từ đó xuất hiện tờng lớp ngƣời nghệ nhân, nghệ sỹ đảm nhiệm vai trò kể chuyện cho tầng lớp

thị dân. Những câu chuyện đƣợc bắt đầu từ những bản thoại (nguyên là bản đề cƣơng mà ngƣời kể dựa vào đó để kể cho độc giả nghe). Thoại bản là những câu chuyện sống thực, hình thành từ lối kể chuyện của những ngƣời bình dân ở nông thôn và thành thị khi qua môi trƣờng diễn xƣớng, nó trở thành một loại hình văn học thu hút đƣợc đông đảo lớp độc giả. Thoại bản có nhiều loại trong đó phổ biến là thoại bản giảng sử (tức là kể chuyện lịch sử). Thoại bản giảng sử thƣờng là trƣờng thiên. Câu chuyện lịch sử dài phải chia làm nhiều đoạn khi kể không chỉ gói gọn trong một đêm mà có thể kéo dài trong nhiều đêm. Chính những bản thoại đó dẫn đến sự ra đời của tiểu thuyết chƣơng hồi thời Minh Thanh.

Cho đến thời Minh Thanh, tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Hoa đã phát triển mạnh mẽ và thực sự khẳng định đƣợc vị thế của mình trong nền văn học cổ điển Trung Quốc. Ở thời kỳ này, tiểu thuyết chƣơng hồi tiếp tục kế thừa và phát huy những thoại bản thời Tống Nguyên. Từ những câu chuyện có dung lƣợng lớn, cốt truyện phải ngắt thành nhiều khúc đến thời kỳ này các tác giả đã liên kết móc xích giữa khúc trƣớc và khúc sau tạo thành những tiểu thuyết chƣơng hồi. Vào khoảng giữa đời Thanh với Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc đã phát triển tới đỉnh cao nhất.

Ở Việt Nam, mãi đến gần cuối hành trình trung đại thế kỷ XVIII - XIX nhờ những điều kiện nhất định và sự thúc đẩy của lịch sử, thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi mới ra đời. Truyện ngắn lịch sử chính là cơ sở để tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam ra đời. Giai đoạn đầu (thế kỷ X – XIV), truyện ngắn lịch sử hình thành là nhờ truyền thống tự sự dân gian, tự sự chức năng (hành chính và lễ nghi) và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của nền tiểu thuyết Trung Hoa. Tiểu thuyết Trung Hoa ban đầu đƣợc mô phỏng thành các truyện thơ Nôm rồi sau đó khi chữ quốc ngữ ra đời thì có nhiều tác phẩm đƣợc dịch sang

tiếng Việt. Mở đầu cho việc du nhập các tác phẩm truyện viết theo kiểu văn ngôn nhƣ: Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỷ XVIII).

Nói về nguồn gốc ra đời của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giả Trần Nghĩa trong cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cho rằng:

Nhìn một cách bao quát, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam ra đời là kết quả của

những hối thúc từ bên trong do sự vận động nội tại của bản thân nền học thuật chữ Hán Việt Nam sinh ra, cộng với những kích thích từ bên ngoài do giao lưu văn học đưa lại. Thể hiện rõ nhất là ở các tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và tiểu thuyết xã hội. Xét về nguồn gốc nội tại... tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trước hết liên quan tới kho tàng thần thoại, truyền thuyết và

truyện tích Việt Nam,...”[44,17].

Bức tranh lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV - XVI - XVIII nhƣ một thôi thúc nội tại cần đƣợc ghi lại. Bƣớc vào thế kỷ XV lịch sử việt Nam có nhiều bƣớc chuyển mới. Sau chiến thắng giặc Minh triều Lê đƣợc thiết lập. Cho đến khi vua Thái Tổ, Thánh Tông, Hiến Tông lần lƣợt qua đời, các vua Uy Mục, Tƣơng Dực ăn chơi xa xỉ, chèn ép muôn dân khiến cho trăm họ oán hận. Lợi dụng lúc rối loạn Mạc Đăng Dung cƣớp ngôi triều Lê, quyền lực lúc này tập trung hết vào tay họ Mạc. Các vua nhà Mạc cố gắng duy trì chính trị ổn định nhƣng vẫn không ổn định, làm nảy sinh những cuộc chia rẽ nội bộ giai cấp phong kiến. Chiến tranh Lê - Mạc kéo dài từ năm 1533 tới năm 1592. Cuối thế kỷ XVI Bình An Vƣơng Trịnh Tùng mâu thuẫn gay gắt với Thái Tổ Nguyễn Hoàng khiến cho đất nƣớc tạo thành cục diện tam phân Mạc - Lê - Nguyễn. Nội chiến Lê - Mạc chƣa hoàn toàn dứt hẳn thì chiến tranh Nam - Bắc nổ ra. Trong vòng 150 năm kể từ 1527 – 1677 đất nƣớc chia hai đàng, các tập đoàn thống trị lao vào ăn chơi xa đọa khiến cho lòng dân cả hai miền oán hận.

Những sự kiện lịch sử bão táp đó ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Với khả năng đặc biệt của mình, văn chƣơng đã tái hiện các sự kiện đó bằng hàng loạt các tác phẩm cụ thể. Trong hai loại hình văn học tự sự đƣợc sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại lúc đó là chữ Nôm và chữ Hán, thì chữ Nôm về cơ bản không dùng để viết văn. Do đó, loại hình tự sự phải dùng bằng chữ Hán. Và trong loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán, không phải ký, truyện ngắn mà chính là tiểu thuyết chƣơng hồi, với quy mô lớn mới có khả năng tái hiện bức tranh lịch sử - xã hội của thời đại. Nhƣ vậy, việc Việt Nam tiếp thu thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Hoa nhƣ một nhu cầu tất yếu để thể hiện nội dung mới là phản ánh bức tranh xã hội đầy biến động của dân tộc.

Tiểu thuyết chƣơng hồi chữ Hán Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu từ tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc. Tuy nhiên, các tác giả chữ Hán Việt Nam chỉ vay mƣợn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật, sử dụng văn tự chữ Hán để sáng tác. Trong quá trình sáng tác, họ luôn cố gắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật sáng tạo, nhằm xây dựng một nền tiểu thuyết chƣơng hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 36 - 40)