Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 31 - 36)

2. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử

2.2. Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử

Tác phẩm Việt Lam tiểu sử không phải ngay từ khi sinh ra nó đã hoàn chỉnh và có tên gọi nhƣ vậy. Cho đến nay vấn đề ai là tác giả của Việt Lam

tiểu sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chƣa đi đến thống nhất.

Theo học giả Trần Văn Giáp xác định trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 2) thì tác giả tƣơng truyền là Vũ Xuân Mai, Tri huyện Phúc Thọ (Hà tây).

Ngƣợc lại với ý kiến của Trần Văn Giáp, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn lại cho rằng Vũ Xuân Mai không phải là ngƣời khởi thảo bộ tiểu thuyết lịch sử chƣơng hồi Việt Lam tiểu sử. Vũ Xuân Mai sống cùng thời với Lê Hoan, nếu Vũ Xuân Mai là tác giả của Việt Lam tiểu sử thì chắc chắn Lê Hoan Phải biết, phải nói tới họ Vũ khi sửa chữa khắc in thành Việt Lam tiểu sử. Ngƣợc lại, Vũ Xuân Mai cũng biết việc làm của Lê Hoan và không thể không có phản ứng gì

để “bảo vệ quyền tác giả”. Theo Tạ Ngọc Liễn: “Việt Lam xuân thuvẫn là tác

phẩm khuyết danh, chính Lê Hoan là người đã phát hiện rồi bỏ nhiều công

sức sửa chữa khắc in cuốn Việt Lam xuân thu cũng không nói ai là tác giả

[26,402].

Năm 1914, khi bắt đầu dịch và cho công bố bản dịch Việt Lam tiểu sử, Nguyễn Đông Châu viết trong nhời của ngƣời dịch sách rằng: “Nguyên bản chữ nho truyện Việt Lam xuân thu này đã có từ lâu lắm không biết đích xác là ai làm nhưng có nhiều người truyền là của Nguyễn Trãi làm ra. Đến năm Duy Tân Mậu Thân (1908) quan Tổng Đốc Hải Dương Phú Hoàn tử Lê tướng công có đề thêm bài tựa và khắc in ra, ai ai cũng được đọc và cũng lấy làm hay lắm. Chúng tôi thấy sách hay nên dịch ra quốc âm để chư vị dễ xem, không chỉ mua vui trong mười lăm phút đồng hồ mà ai xem sách này còn biết

được sự tích nước mình” [5,1]. Nhƣ vậy, nếu theo bản dịch của Đông Châu thì

tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan. Nhƣng trong

Việt Lam tiểu sử bản Nguyễn Đông Châu không có bài tựa của Lê Hoan. Điều

đáng nói là, nếu đọc nhời của ngƣời dịch sách của Nguyễn Đông Châu thì chúng ta sẽ thấy rằng tác phẩm Việt Lam tiểu sử hiện hành ngay khi mới đƣợc viết ra đã hoàn thiện và hay nhƣ vậy chứ không biết đƣợc là văn bản đã đƣợc Lê Hoan gia công sửa chữa khá công phu.

Bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Lam tiểu sử là của Nguyễn Trãi làm ra, nhà sử học Phan Huy Lê khi tìm hiểu tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đƣa ra ý kiến:

Căn cứ vào thể văn và nội dung của tác phẩm tôi nghĩ rằng chúng ta đã đủ

căn cứ để bác bỏ ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của thế kỷ XV do Nguyễn Trãi viết” [31,33].

Năm 1999 khi dịch và công bố tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 2) và đi đến kết luận Việt Lam tiểu sử do Xuân Mai biên soạn,

Lê Hoan nhuận sắc. Theo Trần Nghĩa: “Từ trước đã có văn bản Việt Lam xuân thu rồi đến năm Mậu Thân (Duy Tân 1908) Lê Hoan đã đưa vào đó để biên tập lại thành “Tân bản” với hi vọng nâng cao về nội dung cũng như

nghệ thuật một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trình bày dưới dạng chương hồi

[26,14].

Gần đây nhất năm 2006, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na có bài viết

Việt Lam tiểu sử tác giả, tác phẩm, và phương pháp sáng tác” in trong Con

đường giải mã văn học trung đại Việt Nam. Trong bài viết, Nguyễn Đăng Na

đã đƣa ra những căn cứ và lý giải về vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu sử. Theo Nguyễn Đăng Na, Việt Lam tiểu sử thoát thai từ Hoàng Việt xuân thu. Bởi vậy, muốn biết ai là tác giả phải bắt đầu từ Hoàng Việt xuân thu. Ngƣời đầu tiên đề cập tới Hoàng Việt xuân thu có lẽ là Ngô Giáp Đậu - tác giả

Hoàng Việt long hưng chí. Ông không chỉ cho biết nội dung Hoàng Việt xuân

thu mà còn gợi ý thời điểm ra đời của nó có thể trƣớc Việt Nam quốc chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Bởi vì, Việt Nam quốc chí đƣợc ra đời năm 1917. Nếu

Hoàng Việt xuân thu ra đời trƣớc thì tác phẩm này phải đƣợc viết chậm nhất

là năm 1719. Điều này hợp với ý kiến của Nguyễn Đông Châu: “Việt Lam xuân thu đã có lâu lắm, không biết đích xác ai làm nhưng có nhiều người

tương truyền là của Nguyễn Trãi” [5,1]. Nếu cho rằng Việt Lam xuân thu

của Nguyễn Trãi thì không đúng bởi ông sinh ở thế kỷ XV mà sách ra muộn nhất là thế kỷ XVIII, nhƣng khẳng định sách đã có lâu lắm là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, với các minh chứng nói trên, ta mới kết luận đƣợc rằng Hoàng Việt

xuân thu ra đời chậm nhất là năm 1719. Câu trả lời ai là tác giả vẫn còn đang

bỏ ngỏ. Sau Ngô Giáp Đậu là Trần Văn Giáp tuy nhiên Trần Văn Giáp cũng chỉ khảo về Việt Lam tiểu sử. Ông cho biết tác phẩm “tương truyền” là của Vũ Xuân Mai ngƣời phƣờng Xuân Yên tỉnh Hà Nội, đậu cử nhân khoa kiến phúc Giáp Thân 1884. Tuy nhiên để lƣu ý ngƣời đọc về lời truyền đó ông nhấn

mạnh “lời truyền này chưa tìm thấy ghi trong sách nào cả. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, để kết luận ai là tác giả của Việt Lam tiểu sử chúng ta cần phải có những chân lý xác thực chứ không thể dựa vào những cảm nhận

có lẽ đúng”, những “suy đoán” hay “tương truyền”. Từ đó, Nguyễn Đăng Na

cũng đƣa ra ba chứng cớ để cho phép ta nghi ngờ một cách khoa học rằng tác

giả Việt Lam tiểu sử không ai khác ngoài Lê Hoan.

Thứ nhất, khi viết lời tựa cho Việt Lam tiểu sử tại sao Lê Hoan không công bố tên quyển sách mà ông đã cất công tìm tòi, mãi gần đây mới thấy trong hòm sách của một danh gia? Ông chỉ gọi một cách lấp lửng là “sách ấy”. Trong lời tựa, dù có tới bốn lần Lê Hoan nhắc tới tác phẩm do ông tìm ra nhƣng cả bốn lần ông đều dùng hai chữ “thị thư” hoặc “kỳ thư”. Cách nói mập mờ ấy, khiến ta nghĩ rằng cái gọi là “thị thư” hoặc “kỳ thư” là không có thực mà do Lê Hoan bịa ra và đó chính là Việt Lam tiểu sử của ông. Bên cạnh đó, đầu đề bài viết là Việt Lam tiểu sử tự thì “đắc thị thư” là “đắc Việt Lam tiểu sử”. Nhƣng tại sao Lê Hoan không nói thẳng ra Việt Lam tiểu sử do ông sáng tác ra? Cũng bởi vì, cuộc đời chính trị của ông còn nhiều khúc mắc. Do vậy, ông phải lấp lửng “mới đây tìm trong hòm sách sử của một nhà có tiếng thấy

bộ sách này - bộ sách Việt Lam tiểu sử - nhưng vì lối viết chưa được (mười

phần) hoàn toàn khéo léo rõ ràng và hay” nên ông phải “lựa lúc rảnh rỗi sửa

chữa lại giao cho thợ đem khắc in. Vậy bài tựa đã mập mờ cho thấy tác giả

của sách là Lê Hoan.

Thứ hai, cũng trong bài tựa có một chi tiết chỉ ra rằng, trong quá trình tạo dựng tác phẩm, Lê Hoan đã sử dụng phƣơng pháp thực địa bằng cách đi khảo sát trực tiếp các di tích của chiến trƣờng xƣa. Điều đó khiến ta nghĩ rằng nếu Lê Hoan không phải là tác giả Việt Lam tiểu sử thì chí ít cũng là ngƣời giữ vai trò quan trọng trong việc sinh thành ra tác phẩm.

Chứng cứ thứ ba là, căn cứ vào tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm nhân vật Lê Thiện dƣờng nhƣ là phát ngôn viên của tác giả. Khi luận bàn về quan hệ với nhà Minh, Lê Thiện nói:

- Ta nên hợp sức với nhà Minh mà diệt họ Hồ để khôi phục nhà Trần,

để cai trị một phương cứu cho dân khỏi chịu khổ sở [Hồi 10].

- Ta quân đơn tướng ít, nước nhỏ dân nghèo, thế mà muốn cầm vài

nghìn quân ô hợp để kháng cự với trăm vạn quân hùm beo có khác gì lấy trứng trọi với đá… không gì bằng hiệp với nhà Minh để trừ giặc Hồ khiến cho nước Nam lại về chủ cũ... Nếu nhà Minh có bụng dòm nom cũng còn phải sợ

tai tiếng không dám làm [Hồi 12].

Đây cũng chính là tƣ tƣởng của Lê Hoan đã đƣợc gửi gắm trong bài tựa: “Thời mà chưa đến thì thuận theo mệnh... thời đến thì dùng người hiền, sử dụng người tài, khiển tướng xuất quân diệt giặc Minh mà yên định nước

nhà,…” [26,15]. Tác giả Việt Lam tiểu sử muốn ví mình với Lê Lợi nhận chức

tuần kiểm Giao Chỉ của ngƣời Minh, giữ chức Kim Ngô đại tƣớng quân cho Quý Khoáng. Đó là vì thời chƣa tới nên phải giả cách nhún nhƣờng. Điều đặc biệt, tƣ tƣởng xuyên suốt Việt Lam tiểu sử rất giống nội dung bức thƣ của Lê Hoan gửi Đề Kiều mà Tạp chí Xưa và Nay mới đây vừa công bố: “Lúc này chống với quân pháp phỏng có ích gì, vì họ mạnh hơn. Chúng ta hãy làm như đã từ bỏ sự nghiệp của người nước Nam, mà chỉ thân thiện với Pháp thôi. Chúng ta phải kiên trì rồi một ngày kia chúng ta sẽ tập hợp chống lại chúng và tống chúng ra biển. Thời cơ lúc này chưa đến. Tốt hơn hết là hãy ru ngủ

chúng bằng tình bạn giả vờ của chúng ta” [50,29].

Sự nhất quán giữa Việt Lam tiểu sử, tƣ tƣởng chủ đạo của tác phẩm và bức thƣ gửi cho Đề Kiều khiến chúng ta không thể không nghĩ rằng tác giả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 31 - 36)