1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử bắc cung hoàng hậu (2014) của nguyễn vũ tiềm

116 513 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 790,38 KB

Nội dung

Theo dõi tình hình văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử Bắc cung Hoàng hậu 2014 của Nguyễn Vũ Tiềm là một tác phẩm văn học mới dựng lại thời kỳ lịch sử - xã hội có nhiều biến

Trang 1

ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BẮC CUNG

HOÀNG HẬU (2014) CỦA NGUYỄN VŨ TIỀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ BẮC CUNG

HOÀNG HẬU (2014) CỦA NGUYỄN VŨ TIỀM

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện - Người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức, phương

pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, quý thầy cô Khoa Ngữ Văn - Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập; Trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp, Khoa cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Hà Nội, tháng 08 năm 2015

Học viên

Đỗ Thị Thanh Huyền

Trang 4

Tôi xin cam đoan nội dung tôi xin trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.

Trong quá trình nghiên cứu tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhưng những nội dung nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 08 năm 2015

Học viên

Đỗ Thị Thanh Huyền

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU……… 1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu……… 5

7 Dự kiến đóng góp 6

8 Cấu trúc luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

7 1.1 Vấn đề phản ánh nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử

7 11.1 Miêu tả nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử……… ……… 7

1.1.2 Các vấn đề lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại 11

1.1.3 Lịch sử dưới góc nhìn văn hóa 15

1.2 Tiểu thuyết lịch sử như là sự bổ sung cái nhìn và sự đánh giá lịch sử của các nhà văn

18

Trang 6

1.3 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của một số nhà nghiên cứu 25

1.3.1 Ý kiến của Phan Cự Đệ……… ………… 25

1.3.2 Ý kiến của Trần Đình Sử 26

1.3.3 Ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp 29

1.4 Quan niệm của tác giả luận văn về tiểu thuyết lịch sử 29

Chương 2: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG BẮC CUNG HOÀNG HẬU

31 2.1 Hình ảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII trong Bắc cung Hoàng hậu

31 2.1.1 So sánh với biến thiên thực tế của lịch sử, của các sáng tác văn học khác

32 2.1.2 Sự phản ánh trung thực lịch sử và sáng tạo của tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu

35 2.2 Làng Nành - làng văn hóa trong tiểu thuyết… 37

2.2.1 Khái niệm làng văn hóa……… 37

2.2.2 Làng Nành trong lịch sử Việt Nam 37

2.2.3 Không gian văn hóa làng Nành trong Bắc cung Hoàng hậu…

40 2.3 Các nhân vật trong tiểu thuyết……… 43

2.3.1 Nhân vật lịch sử ………

sử………

44

Trang 7

TRONG TIỂU THUYẾT 70

3.1 Miêu tả nhân vật 70

3.1.1 Miêu tả chân dung nhân vật……… 70

3.1.2 Miêu tả hành động nhân vật 72

3.1.3 Miêu tả thế giới bên trong, khắc họa tính cách……… 78

3.1.4 Miêu tả ngôn ngữ nhân vật ……… … 81

3.2 Thời gian nghệ thuật……… 87

3.2.1 Thời gian tự sự lịch sử……… ……… 87

3.2.2 Thời gian sự kiện lịch sử……… 88

3.3 Không gian nghệ thuật……… 89

3.3.1 Khái niệm không gian nghệ thuật……… 89

3.3.2 Không gian nghệ thuật trong Bắc cung Hoàng hậu… 91

3.4 Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật……… 92

3.4.1 Điểm nhìn trần thuật……… 92

3.4.2 Giọng điệu trần thuật……… 95

PHẦN KẾT LUẬN……… 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 105

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam có truyền thống viết về đề tài lịch sử Truyền thống ấy bắt nguồn từ yêu cầu nhận thức lịch sử vẻ vang của đất nước, dân tộc cả về giữ nước và xây dựng đất nước Nhận thức của con người về lịch sử ngày một phong phú thì quá trình vận động của văn học viết về đề tài lịch sử càng phức tạp Các nhà văn nhìn nhận lịch sử và quan niệm của họ về lịch sử cũng đa dạng hơn, yêu cầu thể hiện lịch sử cũng cao hơn về nội dung và nghệ thuật Đã có không ít nhà văn lựa chọn được cách xử lý độc đáo về đề tài này Điều đó chứng tỏ đề tài lịch sử là một đề tài lớn của văn học, được nhiều nhà văn quan tâm và đã có không ít những thành tựu Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử không chỉ dựng lại cả giai đoạn, thời kỳ với những biến động xã hội dưới tác động của những nhân vật lịch sử, mà qua những nhân vật đó tác giả đã bộc lộ quan điểm cái nhìn của thời đại mình đối với xã hội hoặc tác giả

sử dụng nhân vật như là một phương tiện để gửi gắm những ý nghĩ về cuộc sống Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm viết về đề tài lịch sử là một điều cần thiết, không chỉ để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, mà còn để hiểu hơn mối quan

hệ giữa văn học và lịch sử, giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử, từ đó có quan điểm đúng đắn khi đánh giá góc nhìn riêng về lịch sử của văn học nghệ thuật

1.2 Theo dõi tình hình văn học nước nhà đương đại, tiểu thuyết lịch sử

Bắc cung Hoàng hậu (2014) của Nguyễn Vũ Tiềm là một tác phẩm văn học

mới dựng lại thời kỳ lịch sử - xã hội có nhiều biến cố, giúp chúng ta hình dung được xã hội thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII với chân dung nhân vật lịch

sử hiện lên chân thực, sinh động Tác phẩm dày 240 trang với 20 chương đã làm sống lại với niềm tự hào về giai đoạn lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ

Trang 9

XVIII, một trong những giai đoạn lịch sử đầy bi tráng hào hùng của đất nước

và dân tộc chúng ta

Đây là câu chuyện về Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân với hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, ca ngợi mối nhân duyên đậm màu sắc chính trị nhưng cũng là một mối tình “Trai anh hùng - gái thuyền quyên” hi hữu trong lịch sử nước Đại Việt

1.3 Khi viết tiểu thuyết lịch sử Bắc cung Hoàng hậu, Nguyễn Vũ Tiềm

đã sưu tầm, tham bác, nghiền ngẫm các tài liệu chính sử và các truyền thuyết dân gian đang lưu truyền ở địa phương, đặc biệt là nghiên cứu tiểu thuyết lịch

sử chương hồi nổi tiếng bằng chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia

Văn Phái Tác giả mạnh dạn sử dụng hư cấu, sáng tạo nghệ thuật, qua đó tái

hiện và dựng lại chân dung một số nhân vật lịch sử danh tiếng Tìm hiểu Bắc

cung Hoàng hậu của Nguyễn Vũ Tiềm từ góc độ nghệ thuật xây dựng nhân

vật làm đề tài cho luận văn với hy vọng góp thêm một tiếng nói nhỏ vào việc nghiên cứu quá trình phát triển tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng, đặc biệt là tình yêu với lịch sử dân tộc

Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Nghệ

thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu của

Nguyễn Vũ Tiềm Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm hiểu rõ hơn về

các nhân vật lịch sử, hiểu thêm về giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến cố Đồng thời nâng cao khả năng nghiên cứu tác phẩm cụ thể của tác giả đương đại

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tiểu thuyết lịch sử Bắc cung Hoàng hậu của nhà giáo - nhà thơ - nhà

báo Nguyễn Vũ Tiềm là tiểu thuyết đầu tay mới được ra đời đã tạo được sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả Tác phẩm đã tham gia cuộc thi tiểu thuyết lần thứ

3 (2011 - 2014) của Hội Nhà văn Việt Nam (theo Báo Văn nghệ số 2857 ngày

Trang 10

22/11/2014, trang 2) Tuy mới được xuất bản nhưng đã có một số bài phê bình rải rác trên các trang báo mạng.

- Nhà phê bình Đường Văn nhận xét: “Càng đọc, càng thấy khâm phục tâm huyết, công phu, nhiệt hứng và tài năng viết tiểu thuyết lịch sử cùng tấm lòng chân thành của anh đối với quê hương làng Nành (Phù Ninh) xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm và lịch sử đất nước chúng ta”

- Nhà văn Thạch Văn Thân cho rằng: “Tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu

góp phần giải mã những trầm tích và dấu ấn lịch sử” của quê hương Ninh Hiệp (trang 246)

- Nguyễn Đạo Dư (Câu lạc bộ thơ Ninh Hiệp) thì viết: “Cuốn tiểu thuyết lịch sử như một bộ phim đặc sắc về quê hương Ninh Hiệp” (trang 248)

Vì tác phẩm mới ra đời bên cạnh những thành công Bắc cung Hoàng

hậu còn tồn tại một số hạn chế nhất định Trong khuôn khổ của luận văn

chúng tôi điểm lại ở hai phương diện

2.1 Về mặt thành công

Thành công về thể loại tiểu thuyết lịch sử ở nước ta

Về phương diện văn học thì tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu là thành

công đáng ghi nhận trong thể loại tiểu thuyết lịch sử ở nước ta Có thể đặt trên cùng bình diện với những đóng góp riêng về nội dung tư tưởng và hình thức

nghệ thuật thể hiện bên cạnh những tác phẩm: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Hồ Qúy Ly (Nguyễn

Xuân Khánh), … những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử được xuất bản ở Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Trang 11

Thành công trong cách xây dựng nhân vật

Tác giả xây dựng được hình tượng nhân vật lịch sử Công chúa Lê Ngọc Hân với những hình ảnh diễn biến nội tâm sinh động của một con người tài năng, thông minh, xinh đẹp, nết na Ngoài ra, còn có các nhân vật lịch sử khác như vua Lê Hiển Tông và Hoàng hậu Nguyễn Thị Huyền, Quang Trung –Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, làm sống lại lịch sử giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và các nhân vật hư cấu khác: Ông đồ làng Nành

Không chỉ vậy, tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc dấu ấn về nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo bay bổng dựa trên cơ sở sự thực lịch sử và huyền thoại dân gian vùng Kinh Bắc

Thành công ở sáng tạo về không gian - thời gian qua nghệ thuật và thể loại

Lấy bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa Đại Việt tập trung ở làng Phù Ninh - Kinh Bắc xưa và kinh đô Thăng Long trong hai thập kỷ 70-80 thế kỷ XVIII Đặc biệt với cách sử dụng thủ pháp hình thức riêng, độc đáo với những đoạn chú giải, dẫn liệu thành văn minh chứng đối sánh với nội dung chương truyện

2.2 Về mặt hạn chế

Ý kiến của nhà phê bình Đường Văn cho rằng “Trong cách xây dựng nhân vật, sự kiện chưa được đẩy ở mức độ cao Chiều sâu tâm lý nhân vật chưa được khai thác tận cùng, triệt để”

Nhận xét

Qua đây chúng tôi xác định được khoảng trống để triển khai đề tài của mình Trên tinh thần nghiên cứu và phát triển chúng tôi sẽ khai thác và hệ thống lại bức tranh đời sống - xã hội - văn hóa - lịch sử qua các nhân vật trong

Trang 12

tiểu thuyết Từ đó góp phần làm sáng rõ hơn thế giới lịch sử, đời sống nhân

vật trong Bắc cung Hoàng hậu.

3 Mục đích nghiên cứu

Từ những lý do trên, mục đích của luận văn nhằm làm rõ đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử Công chúa Lê Ngọc Hân và các nhân vật khác

trong Bắc cung Hoàng hậu của Nguyễn Vũ Tiềm Qua đó thấy được tài năng

và sự sáng tạo của tác giả, thấy được vị trí của ông trong đời sống văn học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận về tiểu thuyết lịch sử, luận văn sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào nghiên cứu tiểu thuyết Bắc cung Hoàng hậu là chính, có so sánh đối chiếu với các tiểu thuyết khác có liên quan như: Hoàng

Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái cuối thế kỷ XVIII) thuộc loại tiểu

thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Qua đây chúng ta thấy được các nhân vật lịch sử thật sinh động, vừa thực vừa mang yếu tố hình tượng hóa, hư cấu

So với tư liệu lịch sử, tác phẩm Bắc cung Hoàng hậu có hệ thống nhân

vật vừa chân thực sinh động vừa hình tượng hóa khắc sâu trong tâm trí người đọc

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hệ thống

Trang 13

- Phương pháp nghiên cứu Thi pháp học.

7 Dự kiến đóng góp

Lần đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm, là công trình đầu tiên kịp thời nghiên cứu về một cuốn tiểu thuyết văn học đương đại đã và đang thu hút bạnđọc Từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn Nguyễn Vũ Tiềm vào quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có

ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử.

Chương 2: Bức tranh đời sống xã hội - lịch sử - văn hóa và thế giới

nhân vật trong Bắc cung Hoàng hậu.

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng các hình tượng trong tiểu thuyết.

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

1.1 Vấn đề phản ánh nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử

1.1.1 Miêu tả nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử

Như chúng ta đã biết, “Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất

là tiểu thuyết về đề tài lịch sử” (1) Đó là một thuật ngữ dùng để phân biệt giữa các tác phẩm lịch sử biên niên thông thường do nhà sử học hoặc người khác viết kể về các biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử, với tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử

Trong thực tế sáng tác về đề tài này, từ trước đến nay, việc nên quan niệm lịch sử trong tiểu thuyết như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận Lịch

sử, vốn được xem là những gì thuộc về quá khứ, là những gì đã qua, đã hoàn tất, đã xảy ra, đã đóng khung lại và mặc nhiên cũng không thể thay đổi Vậy thì các quá khứ đó là tiểu thuyết nói riêng, trong sáng tác văn học nói chung

so với hiện tại nên có khoảng cách là bao lâu? Có nên hình thành một ranh giới, mà tiêu chí để xác định ranh giới đó vốn cũng rất mong manh, đó là quãng thời gian Liệu một tác phẩm, một tiểu thuyết viết về những gì đã qua nhưng diễn ra chưa lâu hoặc quá gần thì hiện tại có được xem là một tiểu thuyết lịch sử hay không? Hay chỉ là một tác phẩm viết về một quá khứ đã xa,

có độ lùi thời gian thích hợp và thỏa đáng để kiểm chứng, khi mà “con người hiện tại được thừa hưởng (hoặc phải chịu đựng) như một thắt buộc định mệnh của quá khứ trong khi họ hoàn toàn vô can với nó” (2) mới có thể xem là một tiểu thuyết đích thực? Chỉ biết rằng “Lịch sử là cái cần được tôn trọng, thậmchí kính cẩn; “khoảng cách sử thi” (một khái niệm của M Bakhtin) là cái bất khả tư nghị, không thể và cũng không nên vượt qua hay thu hẹp lại” (3)

Trang 15

Hiểu như vậy, chất liệu lịch sử có thể sẽ là tấm gương soi chiếu tính chính xác và độ tin cậy của sự kiện lịch sử được nói đến trong tác phẩm Điều

đó tưởng như nghịch lý với bản chất của nghệ thuật là sáng tạo Tuy nhiên sẽ không còn mâu thuẫn nếu hiểu rằng, lịch sử tồn tại trong một tiểu thuyết được tôn trọng ở mức độ tinh thần của lịch sử Cũng có nghĩa là “những sự thật tiểu thuyết chân lý dưới dạng thức tư tưởng về hiện thực, về đời sống, về lịch sử, toát ra từ toàn bộ cấu trúc của bức tranh” (4)

Do vậy, một nhà tiểu thuyết không phải đóng vai một người bê nguyên

xi những gì đã diễn ra vào trong tác phẩm, làm như vậy tiểu thuyết lịch sử sẽ chẳng khác nào bộ xương khô và người đọc sẽ tìm đến những bộ sử đồ sộ của các sử gia hơn là mất thời gian đi tìm rải rác trong một tác phẩm văn học vốn lệch chuyên nghành Nhà tiểu thuyết chỉ mượn lịch sử, viết về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử, một thời đại lịch sử để thông qua đó gửi gắm bức thông điệp của mình, có thể là một lời nhắn gửi, dự báo, bày tỏ thái độ với quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của con người Và hơn hết, nhà tiểu thuyết có quyền và có khả năng thổi linh hồn vào lịch sử, là người sáng tạo ra “lịch sử thứ hai” theo ý đồ nghệ thuật của mình Ở góc độ này yếu tố được đề cao chính là tính chủ quan trong sáng tạo nghệ thuật Nhờ cái quyền đó mà nhà tiểu thuyết có thể làm sống lại bức tranh về một thời đại đã qua mang dấu ấn của riêng mình, bức tranh đó sẽ khác với tất cả bức tranh của các nhà tiểu thuyết khác Và cũng với quyền lực của một nhà văn, anh ta có quyền lấp đầy những lỗ trống, những khoảng trắng của lịch sử bằng chi tiết hư cấu, bằng việc “huy động tối đa năng lực tưởng tượng” (5) rằng nhân vật này có thể nói năng ra sao, suy nghĩ như thế nào, bằng cách đưa ra lý giải của riêng mình về những điều còn nghi vấn và cả những điều mà cha ông còn chưa nói rõ cho hậu thế Đó cũng chính là đặc trưng của một tiểu thuyết lịch sử

Trang 16

Để làm được cái công việc đầy thách thức, khó khăn nhưng cũng vô cùng quyến rũ là “phục sinh quá khứ”, nhà tiểu thuyết trao sứ mệnh cho nhân vật, mà chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm Với một tiểu thuyết lịch sử, nhân vật trường tồn cả hai dạng: nhân vật có thật trong lịch sử và nhân vật hư cấu Kiểu nhân vật thứ nhất là tất yếu đối với một tiểu thuyết viết

về đề tài lịch sử, kiểu nhân vật thứ hai là tất yếu đối với một tiểu thuyết Và ngay cả đối với kiểu nhân vật có thật thì nhà văn vẫn phải sử dụng hư cấu tưởng tượng để cấp cho nhân vật một tâm hồn, một tính cách, một số phận, một gương mặt đời Bởi điều quan trọng nhất, trước khi là nhân vật của một tiểu thuyết lịch sử, đó phải là nhân vật của một tiểu thuyết Mặt khác đối với kiểu nhân vật thứ hai, dù trí tưởng tượng của nhà văn có bay bổng đến đâu cũng không thể thoát ra khỏi không khí lịch sử mà nhà văn đã xác định để tái tạo lại trong tác phẩm, tức là nhân vật ấy phải mang được màu sắc lịch sử của thời đại mà nhà văn mô tả Ở đây có thể dùng hình ảnh cánh diều và mặt đất

để so sánh Cánh diều có thể bay vút là hư cấu của nhà văn, mặt đất là sự thật lịch sử Dù chỉ nối với đất bằng sợi dây lịch sử mong manh thôi nhưng phải

có sợi dây ấy cánh diều mới theo gió vút cao lên bầu trời được

Mọi người đều biết, mối bận tâm của các cây bút viết về tiểu thuyết lịch

sử là vấn đề quan hệ sự thật và hư cấu Viết theo sự thật (coi các sự kiện được ghi trong sử là sự thật lịch sử) thì người đọc mất hứng thú Nhưng nếu chỉ chú trọng đến hư cấu mà bỏ qua sự thật lịch sử thì liệu có thu phục được người đọc Nhiều người nêu câu hỏi, phải chăng quan niệm của nhà tiểu thuyết Pháp

A Duyma về tiểu thuyết lịch sử đã lỗi thời

Sự thật lịch sử và hư cấu là hai vấn đề then chốt của tiểu thuyết lịch sử nhưng không phải là đối lập Xét nguyên từ tiểu thuyết (histoire) có sáu nghĩa, một là chuyện kể, hai là chuyện đã xảy ra, ba là quá trình phát triển (Mác nói

về quan điểm lịch sử); bốn là đời sống của con người xã hội (trong gia đình

Trang 17

thần thánh Mác nói “tiểu thuyết chẳng phải cái gì khác mà chính là cuộc sống của con người theo đuổi một mục đích của mình.”); năm là quá khứ của hiện tại đã lùi xa; sáu chỉ khoa học tiểu thuyết, sử học.

Hư cấu là bản chất của tiểu thuyết, thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật M.Gorki từng nói tỉ lệ sự thật trong tiểu thuyết là 2/98 Hư cấu trong

tiểu thuyết lịch sử như: Tam quốc diễn nghĩa người ta thường nói tỉ lệ đó là

3/7, nhưng thực tế là lớn hơn nhiều Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử theo tôi không phải là bỏ qua sự thật lịch sử, mà là tượng tượng lại sự kiện, nhân vật lịch sử theo những khả năng mà tài liệu mách bảo hoặc là đặt một nhân vật hư cấu vào trong một bối cảnh lịch sử để khám phá tư tưởng, tình cảm hành động của một thời kì cụ thể Nhà văn có quyền giải thích sự kiện khác với định luận trong sử Ở Trung Quốc Quách Mạt Nhược thường viết loại kịch “phiên án”,

tức lật ngược nhận định của lịch sử Mở màn vở kịch Thái Văn Cơ, Thái Văn

Cơ, người tình của Tào Tháo đang ngồi vá cái chăn rách và nói với Tào: “Cái chăn này mình đắp đã mười năm nay rồi ấy nhỉ!” Thật khó tin nhưng tác giả

có sở cứ Sự thật lịch sử theo Ju.Lotman, là sự thực hiện một trong vô vàn khả năng của hiện thực quá khứ, sự thật đó đã làm cho vô vàn khả năng lịch sử khác mất cơ hội được thực hiện, mà thiếu chúng, ta khó hiểu hết hiện thực Nhà văn Nam Dao trong một bài viết có nói: “Tưởng tượng, Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ…thì hôm nay thế nào?” Nhân vật lịch

sử cũng là con người, do khả năng về trí tuệ, tri thức, tính cách, tu dưỡng…mà họ có thể khôn ngoan hoặc dại dột, có thể hủy hoại một cơ đồ Vì vậy đi tìm các khả năng đã mất, phân tích các nguyên nhân sâu xa để tạo mới diễn ngôn, hiểu mới lại lịch sử Tiểu thuyết hư cấu không phải là bịa đặt tùy tiện, mà là đi tìm lại các khả năng đã mất để lí giải cái khả năng đã được thực hiện, tìm xem nó đã bị đánh mất như thế nào Bằng cách đó đọc tiểu thuyết

Trang 18

lịch sử con người trở nên thông minh hơn, sáng suốt hơn, biết trân trọng, không bỏ qua các cơ hội nghìn năm có một để quốc gia hưng thịnh, con người hạnh phúc Tiểu thuyết lịch sử nào cũng mang trong mình hai lần lịch sử: lịch

sử thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống Chỉ quan tâm thời đã qua

mà không nêu được vấn đề quan tâm của người hiện tại thì tiểu thuyết cũng khó hấp dẫn Sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử là cách diễn giải mới đối với lịch sử Đó là ưu thế của tiểu thuyết lịch sử so với lịch sử Mà chỉ quan tâm hiện tại bỏ mất lịch sử thì không có tiểu thuyết lịch sử nữa

Như vậy tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ấn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử Nhà tiểu thuyết có thể tha hồ bay lượn trong không gian tưởng tượng sáng tạo nhưng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ lịch sử, đem đến những cảm hứng làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử

1.1.2 Các vấn đề lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại

Lịch sử xét đến cùng là những gì đã qua được người hiện tại ý thức lại Những bài học lịch sử về đấu tranh chống ngoại xâm sẽ vô ích nếu không làm đọng lại ở người đọc hôm nay về lòng yêu nước, yêu tự do, lòng kính trọng cha ông đã dũng cảm kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự chủ cho nhà nước, từ

đó mà được tiếp thêm niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn, trung thực hơn, chân chính hơn Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ nhưng mục đích là làm sao cho độc giả hôm nay nhận rõ thêm giá trị của ngày hôm qua, để sống sao cho xứng đáng với lịch sử Hãy cứ hình dung con đại bàng tiểu thuyết lịch

sử được nâng bởi hai cánh sự thật và thẩm mỹ mà bay vào bầu trời văn hóa

Đầu thế kỷ XXI bài học “xây dựng đất nước và bảo vệ dân tộc” được phát huy Như trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước

Trang 19

phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước

Thực tiễn lịch sử cho thấy: Thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với

lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để

kẻ thù tiến công

Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch

sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh

Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nước trong lịch sử, Ðảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp

đỡ của quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng chỉ đạo dựng nước đi đôi với lo giữ nước lại được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà Nhờ có tư tưởng, đường lối và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Ðảng,

Trang 20

quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao Quân đội và công an được xây dựng chính quy, có trang bị ngày càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam Có sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta

đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thắng lợi của cách mạng Việt là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi,

cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng” Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Ðại hội XI, với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định hai nhiệm

vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 21

là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà một, tuy một mà hai” Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng Ðảng ta đặt lên hàng đầu “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh”, nhưng lại xác định “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và toàn dân” Trong định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Cương lĩnh chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh Phát triển kinh tế tiểu thuyết xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế tiểu thuyết xã hội và trên từng địa bàn”

Quan điểm này cần được hiểu, đời sống kinh tế tiểu thuyết xã hội là gốc của quốc phòng, an ninh; xây dựng kinh tế tiểu thuyết xã hội là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc Gốc này có vững chắc thì quốc phòng, an ninh mới vững Biểu hiện của vững chắc là ổn định và phát triển Chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại, tinh nhuệ không phải để răn đe mà là để phòng ngừa; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc Ðiều quan trọng là phải chăm lo xây dựng mọi mặt của đất nước ngày càng mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các nguy cơ về chính trị, kinh tế, đặc biệt là các vấn đề xã hội bức xúc, tạo môi trường hòa bình và ổn định Nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn là xây dựng, chỉnh đốn Ðảng Sự vững mạnh hay yếu kém của Ðảng liên quan đến vận mệnh của đất nước Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu

Trang 22

cực khác chính là nhằm bảo vệ Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Xây cái tốt, đẩy lùi cái xấu theo tinh thần “phò chính trừ tà” là điều kiện vững chắc cho bảo vệ Như vậy bảo vệ là một bộ phận hợp thành của xây dựng Càng xây dựng tốt bao nhiêu, càng có điều kiện bảo vệ tốt bấy nhiêu Xây dựng chính là tự bảo vệ; ngược lại bảo vệ tốt lại tạo điều kiện để xây dựng tốt Một nấc thang của xây dựng gắn chặt với một nấc thang của bảo vệ; một nấc thang của bảo vệ lại tạo ra một thành quả của xây dựng, vì bảo vệ trong tiến trình xây dựng.

Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào Ðặc biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế giới

Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua, chúng ta cần những bài học khéo léo trong quân sự của thế hệ đi trước tiểu thuyết trong lịch sử nước nhà vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng

1.1.3 Lịch sử dưới góc nhìn văn hóa

Trong khoảng mười năm gần đây, giới nghiên cứu khoa học xã hội ngày càng coi trọng và đi sâu tìm hiểu các vấn đề cơ sở văn hóa, xác định nền tảng lý thuyết văn hóa, phác thảo đại cương về các nền văn hóa theo tiến trình lịch sử, phạm vi dân tộc và khu vực Việc vận dụng đúng mức những kiến giải văn hóa vào từng lĩnh vực khoa học giúp cho các chuyên nghành phát triển mạnh mẽ, tạo nên xu hướng liên nghành và tác động trở lại chính những hiểu

Trang 23

biết sâu rộng và toàn diện về văn hóa Với Trần Nho Thìn, trước hết ông tập

trung xác định Một số vấn đề lý luận của văn học trung đại nhìn từ góc độ văn

hóa với 8 mục bài, trong đó nhấn mạnh định hướng tiếp cận văn hóa học

trong nghiên cứu văn học, phác thảo tính hệ thống và tiến trình văn học trung đại Việt Nam như là bước tiến đồng hành với quá trình vận động, phát triển của nền văn hóa dân tộc Trên cơ sở nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu những lĩnh vực văn hóa chuyên biệt,xác định văn hóa là hệ thống mở và việc nghiên cứu giao lưu văn hóa, tác giả đã đưa ra nhiều chứng dẫn thuyết phục và đi đến kết luận hợp lý: “Xét cho thì bản sắc dân tộc phải được xem xét trong một không gian mở, có so sánh, khu biệt Phải xác định đươc những cái chung, cái phổ biến trước khi rút tỉa ra cái riêng, cái bản sắc”(tr.51)

Văn học là biểu hiện giá trị nhân sinh, tôn vinh các giá trị của con người trong lịch sử, tôn vinh chiến công lịch sử là chuyện tối cần thiết Văn học Việt Nam cần tôn vinh đích đáng các giá trị đích thực của văn hóa Việt, người Việt trong quá khứ, nhất là trong bối cảnh văn hóa xuống cấp, đạo đức suy thoái như ngày nay Song trong đời sống từng có xu hướng huyền thoại hóa lịch sử và lịch sử hóa huyền thoại Thần thoại hóa, thánh hóa nhân vật lịch sử là xu hướng diễn ngôn lịch sử của một thời, một tầng lớp người, khi dân trí chưa cao, thông tin ít con người dễ tin vào những biểu hiện huyền diệu, lúc đó thần thoại hóa dễ có tác động tuyên truyền thuyết phục Hồi cách mạng Tháng Tám mới thành công, có tin đồn cụ Hồ mắt có bốn con ngươi, giống với mắt của Văn Vương, người sáng lập ra nhà Chu của Trung Quốc

Trong bài viết: “Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc” Thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã dứt khoát phủ nhận tin đồn có khuynh hướng thần thoại ấy, và khẳng định Hồ Chủ tịch cũng là người như mọi người chúng ta, nhưng chỉ khác ở tầm vóc hành động và trí tuệ hơn người Ngày nay thời đại bùng nổ thông tin, mọi bưng bít trước sau đều bị giải tỏa, dân trí đã có sự thay đổi lớn, phải có

Trang 24

cách thuyết phục khác Tôn vinh theo lối thần thoại, thiêng hóa không còn mấy tác dụng nữa Thực chất của lối tôn vinh đó là tôn vinh một chiều

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến được với lòng người, được người đọc trân trọng, yêu chuộng Điểm đáng chú

ý nhất là nó đã vượt qua mô hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa hẹn Có hướng “văn chương hóa lịch sử” như Hoàng Quốc Hải với hai bộ trường thiên Có hướng nghiêng về phương diện văn học, đối thoại văn hóa

như Nguyễn Xuân Khánh, có hướng diễn giải lại lịch sử như Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thủy, có hướng “phi trung tâm hóa” như Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, có hướng đối thoại với chính sử như Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, có hướng đổi mới cách nhìn như Biết đâu địa ngục thiên

đường của Nguyễn Khắc Phê, có hướng viết “tiểu sử gia tộc” hư cấu, mà thực

ra là nghiền ngẫm về lịch sử thời đại, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng

Cuồng phong của Nguyễn Phan Hách, còn có hướng ngụ ngôn hóa lịch

sử…Tất nhiên ý kiến đánh giá tiểu thuyết lịch sử hiện đang có nhiều khoảng cách xa nhau, có nhiều vấn đề đáng quan tâm bàn bạc, song có một khoảng cách không nhỏ là quan điểm cũ về lịch sử vẫn đang chi phối cách phê bình, không chấp nhận cái nhìn đa nguyên, đa chiều về văn hóa và lịch sử Cần một

sự trao đổi ý kiến sâu rộng, tâm huyết suy nghĩ thì văn chương mới có thể đua sắc khoe hương Những cái nhìn khác nhau vẫn có thể song song tồn tại nhưng phải có cái lý của chân lý lịch sử Sáng tạo lại diễn ngôn lịch sử bằng nghệ thuật sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn Việt Nam hôm nay

và ngày mai

Trang 25

1.2 Tiểu thuyết lịch sử như là sự bổ sung cái nhìn và sự đánh giá lịch sử của các nhà văn

1.2.1 Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử

Theo hai giáo sư người Pháp Dorothy Brevvste và Jonh Bureell trong

cuốn Tiểu thuyết hiên đại, tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “Những

chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà ta gọi tiểu thuyết lịch sử Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình muốn đưa nó vào một loại văn học

có danh” [43,tr.211]

Với quan niệm này, tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về thời quá khứ cuả một dân tộc hay một quốc gia nào đó và quan trọng hơn nó phụ thuộc vào chủ quan cuả người phê bình muốn sắp xếp nó vào danh mục nào

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thể loại văn học lịch sử tiểu thuyết lịch

sử được quan niệm như sau: “Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và các sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn, tiếng nói trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại…”[47,tr.255]

Còn Từ điển văn học thì quan niệm: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài

lịch sử làm nội dung chính Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa

Trang 26

học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, nhưng biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng, cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử” [46,tr.725].

Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử Đó có thể là một quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt

Nó đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của nhà sử học, lại phải vừa có khả năng biến những tri thức đó làm nghệ thuật Tiểu thuyết lịch sử nói chuyện xưa nhưng nhằm mục đích soi sáng những vấn đề của hiện tại A.TônxTôi đã dành cả một phần tư thế kỷ để nghiên cứu về thời đại Piôt

đệ nhất Ông khẳng định: “Bộ tiểu thuyết của tôi chính xác như một tác phẩm nghiên cứu lịch sử và đó chính là sức mạnh của nó”.Các nhà viết tiểu thuyêt lịch sử nước Anh vào những năm 40 của thế kỷ XX như bà Hope Muntz đã phải tốn mười sáu năm để nghiên cứu sử liệu mới viết nổi cuốn tiểu thuyết

The golden Warrior (1949), nói về William the Conqueror và Harold the

Saxon Bà Syliva Townend Warner thì mất mười năm để thám hiểm một cuộc sống trong một tu viện Anh vào thế kỷ XIV, đến nỗi độc giả cảm thấy rằng

chắc bà đã sống ở tu viện mới viết cuốn tiểu thuyết The coner that held them

(1947) [tr.168] Ở Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng trong những tiểu thuyết lịch

sử trước năm 1945 như Đêm Hội Long Trì, An Tư đã tỏ ra khá trung thành với

tinh thần của những thời đại xa xưa Nhiều độc giả đã gọi Vũ Ngọc Đĩnh, tác

giả bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ mười hai sứ quân, Hào Kiệt Lam Sơn, Bắn

rụng mặt trời (2000) là “sử gia”, “học giả nghiên cứu sử” là vì nhà văn đã

Trang 27

nghiên cứu tiểu thuyết rất nghiêm túc Đọc bộ Bắn rụng mặt trời (8 tập) ta

thấy ông nghiên cứu rất công phu cuộc bành chướng chinh phạt của thiết binh

Mông Cổ…Để viết thành công cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000),

nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ 20 năm để nghiên cứu đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão, đọc các tác phẩm sử học, triết học, văn hóa Phương Đông…

Một mặt trung thành với lịch sử, mặt khác các nhà viết tiểu thuyết lịch

sử như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khánh…đã phát huy cao độ vai

trò hư cấu sáng tạo của mình Trong tác phẩm Đêm Hội Long Trì của Nguyễn

Huy Tưởng có những nhân vật hoàn toàn hư cấu, không có trong lịch sử như Nguyễn Mại, Bảo Kim có những nhân vật được làm sáng rõ thêm lý lịch hoặc

tô đậm thêm cá tính Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, không kể những nhân vật

không có tên trong lịch sử như Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai…ngay cả như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương, Trần Nghệ Tông…cũng là những nhân vật tác giả hư cấu, sáng tạo Các nhà văn này đã

đi sâu vào đời sống nội tâm, đời sống riêng tư của nhân vật chứ không chỉ trình bày nhân vật trong lúc quân phục lịch sử để diễu hành” (Bielinxki)

Cho đến nay, có cả một hệ thống quan điểm về tiểu thuyết lịch sử Sự phong phú đó xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại Dẫu viết về đề tài tiểu thuyết, nhà văn vẫn phải chú ý đến đặc trưng của thể loại tiểu thuyết Theo M Bakhtin, tiểu thuyết xây dựng hình tượng thuộc về không gian và thời gian ở hiện tại chưa hoàn thành Nó đặt lại mọi vật lên mặt bằng ngày hôm nay, mà ngày hôm nay thì bao giờ cũng dang dở, chưa xong chưa thể kết luận Cái hôm nay, cái thời hiện tại chưa hoàn thành ấy là xuất phát điểm của hoạt động nhận thức để xét lại, đánh giá lại hiện thực, bởi thời điểm hiện tại vốn còn mở ngỏ, hiện tại là cái đang trôi qua, là tận cùng nên xác định bản chất thật sự là không dễ Hình tượng mang tính thời sự, có quan hệ ở mức này hay mức khác với biến cố đời sống đang tiếp diễn mà chúng ta, cả độc giả và tác giả đều

Trang 28

tham gia, do đó kinh nghiệm mang tính cá nhân và sáng tạo tự do Tiểu thuyết được xây dựng ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện tại nên giải phóng khỏi tất cả những gì mang tính ước lệ, khô cứng

Như vậy, có thể thấy tiểu thuyết lịch sử là những giả thuyết về đời sống nhà văn Dĩ nhiên đó không phải là những giả thuyết vu vơ mà hàm chứa suy nghĩ sâu sắc của chủ thể sáng tạo Khi hình dung như vậy về thể loại, người ta nghĩ đến tính dân chủ của tiểu thuyết Tính mở của thể loại cho phép nó hấp thụ nhiều hơn nguồn dưỡng chất để tạo nên tổng phổ nhiều bè Nghệ thuật của tiểu thuyết có khả năng thám hiểm những điều không nói ra của khoa học, triết học, tôn giáo, chính trị…

Tính dân chủ trong tư duy tiểu thuyết mở đường cho sự tranh biện bình đẳng giữa giọng điệu lập trường tác giả và nhân vật với tư cách là những chủ thể ngang hàng Tất nhiên tính dân chủ của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn đang sống, tư duy tiểu thuyết khiến cho thể loại này có khả năng khám phá đời sống rộng lớn trong toàn bộ tính phức tạp của nó Cũng chính tính dân chủ của thể loại đã tạo điều kiện cho nhà văn thoát khỏi mọi ràng buộc quy phạm trong sáng tạo nghệ thuật Nhà văn có quyền sống công khai bày tỏ sự nhân thức của cá nhân trước những chân lý tưởng như bất di bất dịch, nghi ngờ những tín điều, giải thiêng các thần tượng, đề xuất những chuẩn mực giá trị mới…

1.2.2 Một số ý kiến về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết lịch

sử tiêu biểu sau năm 1986 như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn cho rằng:

“Theo tôi, lịch sử chỉ là một cái cớ để tôi bám vào…tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà phản ánh những vấn đề của con

người hiện tại” (Báo Văn nghệ trẻ 10/2005) Nguyễn Xuân Khánh quan niệm

Trang 29

trong tiểu thuyết lịch sử nhà văn chỉ mượn lịch sử để phản ánh những vấn đề của con người hiện tại Nhà văn phải nối liền quá khứ với hiện tại, từ lịch sử đặt ra những vấn đề cho hiện tại và tương lai.

Nhà văn Nguyễn Triệu Luật cho rằng: “Trái lại, viết tiểu thuyết lịch

sử (Romanhistorque) không cần theo phép của sử học, không cần có sự thật Tác giả chỉ phải tượng tưởng ra một chuyện “có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy Mục đích là lấy một chuyện

không đâu mà làm sống lại một thời đại (Tựa Hòm đựng người) Như vậy nhà

văn Nguyễn Triệu Luật đã mở rộng quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử, đưa những quan niệm phương Tây vào tiểu thuyết lịch sử Về vấn đề “lịch sử” trong tiểu thuyết ông cho rằng: “Tôi chỉ là người thợ vụng có thế nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già chứ không có thể và cũng không muốn hun

khói lấy màu, vẽ vân, cho thành gốc trúc Hòa Long” (Tựa Bà Chúa Chè) Ở

đây ông đưa ra quan niệm quan trọng: Đó là việc đánh giá lịch sử, nhà tiểu thuyết phải đánh giá bằng lý trí, khách quan, tránh đáng giá bằng tình cảm chủ quan, dễ làm sai lệch lịch sử Ông muốn lòng mình như cái cân, phải cân bằng với lịch sử, ông viết: “Những chuyện đó còn gần ta quá, gần thì ta xét bằng tình, tình nhiều hơn bằng lý trí mới là chuyện của ta, ông bà ta mà thôi Xét bằng tình thì hay lệch, lệch từ người chép truyện đến người nghe truyện Tôi không được như Gia Cát Võ hầu, không dám tự phụ rằng: “Lòng ta nhưcái cân, chẳng ai làm cho nặng nhẹ được” Ngoài ra, ông còn đi xa hơn nữa, muốn tìm ra những quy luật lịch sử có thể đọc chuyện xưa mà nghĩ đến ngày nay: “Lịch sử chỉ là cuộc diễn lại trò cũ Bước loạn vong, đông tây, kim cổ vẫn tương tự như nhau Đã thế thì, gần xa âu cũng thế thôi, cần chi phải xem việc gần mới biết việc gần” [20,tr.78,79]

Qua các tập tiểu thuyết và các quan niệm trong đó ta thấy rằng: Ông đã đem cái hư cấu trộn lẫn với cái chân sử để tạo nên tiểu thuyết: “Chuyện lịch

Trang 30

sử của ông là đã trộn lẫn chân sử với bông lông…”, “Triệu Luật phỏng theo lối ấy mà viết cuốn tiểu thuyết lịch sử này Phần chân sử ở trong cũng như có giá mà phần bông lông thêm thắt may ra cũng có giá Tưởng đó là một lối viết lịch sử tiểu thuyết nên cho nhập cảng vào địa hạt văn chương ta nên đem ra

thứ lần đầu”[20, tr.80] (Tựa Ngược đường Trường Thi) Đây là quan điểm

mới mang đến sự độc đáo thu hút độc giả và có giá trị cao trong văn học Việt Nam…

Tác giả Hoàng Quốc Hải nhận định: “Tiểu thuyết lịch sử trước hết

phải giúp người đọc nhận biết được gương mặt lịch sử của thời đại mà tác giả phản ánh, nhưng những gì mà tác giả đó tái tạo đều không được trái với lịch

sử Có thể có những quan niệm của tác giả văn học độc lập, thậm chí trái ngược với quan điểm của sử gia, song nó phải đạt tới tính chân thực lịch sử

mà người đọc đương đại chấp nhận” [11,tr.17]

Nhà văn Nguyễn Vũ Tiềm cho rằng: “Viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn

phải bảo đảm hai điều cốt yếu: một là tính trung thực lịch sử, hai là tính trung thực văn học”

Tính trung thực lịch sử là phải bảo đảm sự chính xác của tư liệu lịch sử Không gian, thời gian, nhân vật, một số sự kiện mà sử sách đã ghi chép không được thay đổi Ở đây, nhà văn còn phải chịu sự phán xét của các nhà sử học

và bạn đọc am hiểu lịch sử

Tính trung thực văn học là nhà văn được phép hư cấu nhưng không được tô vẽ bóp méo sự thật, thí dụ người cao thượng không được hư cấu thành người hèn kém và ngược lại, người dũng cảm không được viết thành người hèn nhát, thắng lợi không thể hư cấu thành thất bại…Việc hư cấu nghệ thuật là hết sức cần thiết, nó cho phép “bổ sung” với một tỷ lệ hợp lý so với

Trang 31

nhân vật chính sử, làm cho nhân vật trở nên sống động hiển hiện trước mắt người đọc một cách hấp dẫn

Như vậy nhà văn đồng thời phải là nhà sử học, công việc của anh là giải mã lịch sử, hay nói cách khác là tư duy lại lịch sử, anh vừa phải tìm chân

lý trong lịch sử bằng tư duy khoa học, vừa phải tìm chân lý trong cuộc sống bằng tư duy nghệ thuật

Muốn vậy, anh phải là người mang thế giới quan hôm nay soi vào quá khứ, kiến giải quá khứ, đồng thời dùng quá khứ để soi chiếu vào hiện tại, tiếp cho hiện tại những điều trải nghiệm có ích Nhà văn phải dựng lên bức tranh tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, nó lấp lánh lung linh, lồng ghép đa chiều một cách kỳ ảo Đây chính là bí quyết khiến cho những điều đã xảy ra lâu lắm rồi lại vẫn gây hứng thú cho người đọc đương thời và mãi sau này nữa

Một điều khiến tiểu thuyết lịch sử lôi cuốn người đọc đương thời, đó là những trang văn, người đọc được trở về quá khứ tìm thấy sự đồng vọng hoặc tri âm nào đó mà thực tại còn thiếu vắng hoặc họ tìm thấy những bài học thời xưa để lý giải thời nay và có thể giải quyết những vấn đề thiết thân mà bản thân mình đang vướng mắc

Nhà văn sử dụng tư liệu lịch sử biên niên chỉ như một cái cớ để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ mà chân thực đến lạ lùng khiến cho lịch sử được mang hơi thở của thời đại ngày nay, được sống lại một lần nữa và ở đây quá khứ có thể song hành với hiện tại, đối thoại với hiện tại một cách bình đẳng có người gọi là “tiểu thuyết hóa” lịch sử, hay lịch sử được nâng đỡ bằng đôi cánh văn học cũng không quá đáng

Trang 32

1.3 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của một số nhà nghiên cứu

1.3.1 Ý kiến của Phan Cự Đệ

Nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phát huy cao độ vai trò hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật” Tiểu thuyết lịch sử, văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 [7,tr.164] Quan niệm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Cụ thể là: Tiểu thuyết lịch sử có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ con người đã trải qua với mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của thời đại Nó giúp ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia…Tác giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ nên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại do đó làm sáng tỏ hiện tại Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết thế sự, là chất “văn xuôi” là cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của con người và thiên nhiên

Phan Cự Đệ còn phân biệt hai khái niệm: Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử văn hóa Theo ông, tiểu thuyết lịch sử là lấy việc tái hiện sự kiện lịch sử, không khí lịch sử làm mục đích sáng tác Trong tác phẩm có hư cấu, nhưng bị chi phối bởi cái nhìn chủ quan của nhà văn Có khi nhà văn chỉ xem lịch sử là phương tiện, là chất liệu để viết tiểu thuyết Nhà văn dùng lịch

sử để thể hiện quan điểm nào đó của mình hoặc cắt nghĩa vấn đề hiện thực hôm nay Còn lịch sử được tiểu thuyết hóa nghĩa là nó sử dụng gần như toàn

bộ sự kiện lịch sử, không khí lịch sử, nhân vật lịch sử…Người viết trung thành tuyệt đối với lịch sử, mượn hình thức tiểu thuyết để thể hiện những vấn

đề lịch sử Bởi vậy, trong lịch sử được tiểu thuyết hóa, sự kiện được đặt lên hàng đầu, nội tâm, cá tính nhân vật hầu như không được miêu tả Hư cấu là

Trang 33

đặc trưng của tiểu thuyết, cho dù đó là tiểu thuyết lịch sử thế nên trong tiểu thuyết lịch sử vẫn có hư cấu nhưng mức độ đậm nhạt thế nào là do phương pháp sáng tác Nếu nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa thì thường tôn trọng sự kiện, mức độ hư cấu nhạt hơn Nếu nhà văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạng chủ nghĩa thì yếu tố hư cấu đậm đặc hơn, sự kiện lịch sử là phương tiện để nhà văn chuyển tải một thông điệp nào đó đến hiện tại.[7,tr.59].

1.3.2 Ý kiến của Trần Đình Sử

Trong bài “Cần đổi mới suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử” Trần

Đình Sử đã bày tỏ quan điểm về tiểu thuyết lịch sử, ông cho rằng: “Sự thật lịch sử và hư cấu đúng là hai vấn đề then chốt của tiểu thuyết lịch sử nhưng không phải là sự đối lập Xét nguyên từ lịch sử (histoire) có 6 nghĩa, một là chuyện kể; hai là chuyện đã xảy ra; ba là quá trình phát triển (Mác nối về quan điểm lịch sử); bốn là đời sống của con người xã hội (Trong gia đình thần thánh Mác nói: “lịch sử chẳng phải cái gì khác mà chính là cuộc sống của con người theo đuổi một mục đích của mình); năm là quá khứ hiện tại đã lùi xa; sáu là chỉ khoa học lịch sử, sử học Xét qua 6 nghĩa ấy, thì vấn đề đặt ra là quan hệ giữa tiểu thuyết và sử học, nói cách khác là văn học và sử học Tiểu thuyết và sử học giống nhau vì chúng đều là chuyện kể Đối tượng chung của

cả hai đều giống nhau vì chúng đều là chuyện kể Đối tượng chung của cả hai đều là cuộc sống con người đã lùi về quá khứ, trong đó có sự thật lịch sử Người ta thường nói tiểu thuyết lịch sử phải trung thành với sự thật lịch sử Nhà Macsxit Hunggari G.Lukass trong công trình tiểu thuyết lịch sử (1937) từng nói: “Tiểu thuyết lịch sử không chỉ bảo đảm được “không khí lịch sử trong việc miêu tả hoàn cảnh” mà quan trọng hơn là “miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kỳ lịch sử cụ thể” Điều quan trọng ở đây là không khí lịch sử của hoàn cảnh và trung thực với một thời kỳ lịch sử Không thể làm

Trang 34

thay đổi không khí lịch sử cũng như thời kỳ lịch sử cụ thể Mỗi thời có không gian và thời gian xác định, có sự kiện, có tin đồn, có huyền thoại có mối lo, niềm vui, có cung cách chạy các việc, có bài ca, tập quán, trang phục, lối nói cửa miệng…không thể lẫn với thời khác.

Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo ra nhân vật và đời sống của một thời kỳ lịch sử cụ thể không lặp lại nó Sự kiện lịch sử là dấu ấn một thời, không thể thiếu đối với tiểu thuyết lịch sử Song chúng ta quá quen với một quan niệm về sự thật lịch sử như một cái gì khách quan duy nhất, bất biến, chỉ thế này, không thể thế khác Đó là vì chúng ta quá tin vào sử và là một lầm lẫn Sự thật lịch sử trước hết là sự thật, khái niệm sự thật là cái có thật, thực tế đối lập với cái giả tạo, bịa đặt, không có thật chính là một yếu tố của cái đối tượng mà nhà sử học nghiên cứu Nhưng nhà sử học cũng như nhà tiểu thuyết không ai tiếp xúc được với sự thật của họ vì nó vĩnh viễn thuộc về quá khứ, họ chỉ tiếp xúc được với các lời đồn, lời ghi chép về nó mà thôi, mà ghi chép thì mang tính chủ quan Do đó “sự thật lịch sử” là một khái niệm ẩn

dụ, mang tính chủ quan Vì thế từ lâu người ta xem chuyện viết sử có tính chất văn chương Trong lịch sử nhiều nước, trong đó có nước ta thường có chuyện đem thần thoại, truyền thuyết đưa vào lịch sử Nhà mỹ học Đức F.W Schelling xem quá khứ là một nghệ thuật lịch sử Nhà triết học Ý B.Croce nói: “khái niệm lịch sử phù hợp với khái niệm chung về nghệ thuật A.Duroff xem nguyên tắc thẩm mỹ là nguyên tắc của sử học Còn nhà kinh điển Mác xít F.Engels nói: “Lịch sử thế giới là một nàng thơ vĩ đại, mở đầu là bi kịch, kết thúc là hài kịch” Các quan niệm trên cho thấy tiểu thuyết và lịch sử gần gũi với nhau, có họ hàng với nhau

Ngày nay, các nhà tân lịch sử cũng có quan điểm như vậy Theo họ thì lịch sử như một thực tại chỉ vĩnh viễn tồn tại trong tưởng tượng của văn bản

đã có Nói một cách chuẩn xác cái gì là khách thể của lịch sử nào? Khách thể

Trang 35

lịch sử chính là sự biểu đạt về người và việc đã từng tồn tại Thực thể của biểu đạt là văn bản, sử sách, tài liệu ghi chép Hiểu như thế, lịch sử thực chất là tin vào sự ghi chép của văn bản, tin vào một cách diễn ngôn lịch sử khách quan vẫn có, nhưng trước mắt ta chỉ có văn bản Những sách sử chỉ là một cách ghi, một điểm nhìn, một lối tu từ, chỉ nhìn một phía, không phải bản thân lịch

sử hoàn chỉnh với toàn bộ giá trị của nó Do đó cuộc đi tìm kiếm sự thật lịch

sử là việc của biết bao người trong đó có nhà văn Sự thật là có nhiều sử và có nhiều sự thật lịch sử Chỉ dựa vào ghi chép này rồi tuyên bố ghi chép kia là xuyên tạc thì có khi cũng buồn cười Vấn đề chúng ta cần đối thoại với sử (văn bản), nghi vấn về sử (văn bản), đòi hỏi “giải thích”, “diễn giải” lại lịch

sử, tạo ra diễn ngôn mới Không phải cái gì của người xưa cũng đã được lưu lại, kể lại đầy đủ, chi tiết Ý thức các nhân, tình cảm, cách thể hiện, cá tính…của nhân vật lịch sử vĩnh viễn mất đi theo cái chết của họ thì không thể tìm đâu được ngoài sự suy đoán tưởng tượng Chính vì vậy mà ngoài chính sử

do nhà nước chủ trì, chỉ đạo trong các “quốc sử quán” ngày xưa do “sử quan” (ông quan viết sử) viết ra, hoặc cán bộ nhà nước của viện sử học ngày nay, dân gian có dã sử, có truyền thuyết, có diễn ca lịch sử, vè lịch sử, các giai thoại, truyện kể truyền miệng Mà các hình thức sau là bước quá độ từ sử học đến nghệ thuật Tất cả chỉ là đi tìm sự thật lịch sử mà thôi và kết quả chỉ có những “diễn ngôn tự sự” dưới dạng văn bản hay văn xuôi, truyền miệng hay chữ viết nào đó Sự thật trong đó vẫn không phải sự thật lịch sử Có lẽ vì thế

mà tiểu thuyết lịch sử (có thể cả kịch lịch sử, truyện ngắn lịch sử, truyện thơ lịch sử) trở thành một nhu cầu của mọi xã hội để làm sống lại quá khứ

Tiểu thuyết lịch sử cũng như các loại hình thức khác không cho phép người nghệ sỹ sao chép hiện thực một cách đơn giản Khi viết về một thời đại lịch sử hoặc một nhân vật lịch sử nhà văn phải có hiểu biết nhất định có cái phông văn hóa nhất định để có thể miêu tả lịch sử “chân thật hơn lịch sử” bởi

Trang 36

vậy yêu cầu đặt ra trong tiểu thuyết lịch sử là cần có sự kết hợp hài hòa giữa

hư cấu tưởng tượng và sự thật lịch sử Nhà viết tiểu thuyết lịch sử phải là người xử lý được mối quan hệ giữa hư cấu, tưởng tượng và sự thật lịch sử

1.3.3 Ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp

Nhận định của PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp trong “Tiểu luận đề dẫn về

chủ đề lịch sử và văn hóa cái nhìn không riêng nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”: “Khác với truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong

xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo lại với sự xuất hiện của các tiểu lịch sử Tại đấy, lịch sử được hình dung như những mảnh vỡ, có người khẳng định nhà văn có quyền tưởng tượng đến vô hạn và tác phẩm của họ thực chất là cách cấu tạo lịch sử theo quan điểm cá nhân Tại đó, có một thứ lịch sử khác (ngoại vi) so với lịch sử đã được thừa nhận (trung tâm) và lịch sử, khi đi vào lãnh địa tiểu thuyết, phải được tổ chức trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc vốn là một đặc trưng của nghệ thuật [44, tr.5]

1.4 Quan niệm của tác giả luận văn về tiểu thuyết lịch sử

Qua rất nhiều những quan điểm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử tôi nhận thấy rằng xung quanh tiểu thuyết lịch sử còn có rất nhiều điều tranh cãi Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng vấn đề nổi bật mà các nhà tiểu thuyết, các nhà nghiên cứu văn học và độc giả quan tâm tới chính là: Tiểu thuyết lịch sử trước hết là viết về đề tài lịch sử của quá khứ với những gì đã xảy ra trong quá khứ, trải qua các thời kì như nguyên thủy, phong kiến, Pháp thuộc, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trung thực đó là cốt lõi của sự kiện lịch sử

và nhân vật lịch sử được ghi trong sử sách có giá trị như cuốn sử sách ghi lại lịch sử nước Việt ta từ ngàn đời xưa (Đại Việt sử kí toàn thư; Đại Nam thực lục chính biên; Việt Sử thông giám cương mục) và các truyền thuyết dân

Trang 37

gian Sự thực lịch sử và những điểm cốt lõi của lịch sử làm nên giá trị thực của cuốn tiểu thuyết lịch sử Sự thực lịch sử thì chỉ có một và tồn tại một cách vĩnh hằng cùng với thời gian nhưng hư cấu là muôn vàn và nó hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, sự sáng tạo của người nghệ sĩ Chính sự hư cấu tạo nên tác phẩm văn học thực sự còn nếu đơn thuần phản ánh sự thực lịch sử thì đó

là công việc của các nhà viết sử Tất cả mọi người đều thừa nhận vai trò của

hư cấu lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử, nhưng vấn đề quan trọng ở đây là

hư cấu thế nào và các nhà viết tiểu thuyết có quyền hư cấu đến đâu Bởi tiểu thuyết lịch sử không cho phép nhà văn hư cấu làm sai khác hoàn toàn lịch sử, biến cái không hề có trong lịch sử làm mấu chốt của lịch sử Nhà văn có thể sáng tạo nhân vật nhằm mục đích điển hình hóa con người thật về phương diện cá biệt và khái quát Ngoại hình, suy nghĩ trong nhân vật sẽ khắc họa thành tính cách điển hình, phù hợp với bản chất nhân vật Hư cấu nhân vật phụ không có trong sử sách để làm nổi bật chủ đề, tiểu thuyết lịch sử là sự lí giải lịch sử dưới góc nhìn của nhà văn nhưng phải có tính thuyết phục

Vì vậy theo chúng tôi các nhà viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là người am hiểu lịch sử hay chí ít cũng là người am hiểu những vấn đề lịch sử mình phản ánh, định đưa vào trong tác phẩm để người đọc cùng suy ngẫm.Từ việc am hiểu lịch sử ấy nhà tiểu thuyết lại là người có khả năng biến vấn đề cốt lõi của lịch sử thành hình tượng nghệ thuật thực sự hấp dẫn có khả năng lay động trái tim độc giả Đọc tiểu thuyết lịch sử đó nên người đọc sẽ có cái nhìn trung thực và thấu đáo về lịch sử thậm chí đưa ra đánh giá mới mẻ về lịch sử, số phận nhân vật lịch sử

Trang 38

Chương 2 BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI - LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ THẾ

GIỚI NHÂN VẬT TRONG BẮC CUNG HOÀNG HẬU

2.1 Hình ảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII trong Bắc cung

Bắc cung Hoàng hậu của tác giả Nguyễn Vũ Tiềm đã tái hiện cho

chúng ta thấy phần nào hình ảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII Đây

là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, chủ yếu dựa vào Hoàng Lê nhất thống chí

của Ngô Gia Văn Phái, nhưng có những sáng tạo và đóng góp nhất định về

nội dung cũng như nghệ thuật Bắc cung Hoàng hậu với 20 chương, tái hiện

lại cho ta thấy hình ảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, giai đoạn đen tối, bế tắc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam đồng thời đây là giai đoạn có nhiều biến động lớn lao, một trong những giai đoạn lịch sử đầy bi tráng hào hùng của đất nước và của dân tộc

Mở đầu tiểu thuyết là không khí nhộn nhịp của những người chạy nạn, mâu thuẫn giữa những tập đoàn phong kiến Việt Nam thời kỳ bấy giờ Đó là cuộc xung đột giữa vua Lê và chúa Trịnh diễn ra gay gắt đến độ làm bùng nổ những cuộc xung đột có vũ trang, gây ra không biết bao nhiêu đau khổ, lầm than đối với đời sống của cả dân tộc Bên cạnh đó tiểu thuyết còn cho chúng

ta thấy được sự đổ nát của triều đình Lê-Trịnh và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lực lượng chính nghĩa đã chiến thắng lực lượng phi nghĩa, tàn bạo Loạn kiêu

Trang 39

binh hoành hành như một nạn dịch, triều đình Lê Trịnh bó tay không sao dập tắt được và quân Tây Sơn đã dẹp yên tất cả trao lại chính quyền và đất nước cho vua Lê.

Không chỉ vậy Bắc cung Hoàng hậu còn dựng lại không khí chiến trận,

bức tranh oai hùng của nghĩa quân Tây Sơn lãnh đã đập tan 29 vạn quân Thanh Tác giả đã đem đến cho bạn đọc một không khí chiến trận hào hùng dưới sự lãnh đạo của Quang Trung - Nguyễn Huệ Một vị tướng tài tình, biết lấy kinh nghiệm lịch sử để nhận thức hiện tại, biết lấy truyền thống để động viên quân lính kêu gọi lương tri, lương năng của họ cùng chiến thắng Tác giả

đã xây dựng lên không khí chiến đấu hào hùng khiến cho giặc phải khiếp sợ:

“Cầu đang dập dềnh cót két oằn mình quá tải vì quân Thanh chen nhau quá đông, một số tên bị hất ngã xuống sông đang ngoi ngóp trèo lên rét run cầm cập…” [tr 230] Tác giả còn cho chúng ta thấy thảm cảnh của quân Thanh và

vua quan nhà Lê: “Sáng hôm ấy, nhiều người ở phía bến Chương Dương ngủ

dậy trông ra sông thấy có những bãi nổi màu xanh nâu kết lại, tưởng mới qua một đêm sông Nhĩ Hà đã sinh thêm bãi nổi mới” [tr 231] Hình ảnh thảm hại

của vua Lê Chiêu Thống và bề tôi cũng được tác giả tái hiện lại trong tác phẩm một cách chân thực, sống động

Nguyễn Vũ Tiềm còn phản ánh hiện thực xã hội qua không gian văn hóa làng Nành gắn với đời sống, truyền thống văn hóa lâu đời của dân Việt Nam, không khí cổ xưa, đời sống văn hóa được tái hiện, sống dậy không gian sống con người Việt Nam

2.1.1 So sánh với biến thiên thực tế của lịch sử, của các sáng tác văn học khác

Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên được một bức tranh rộng lớn

phức tạp và chân thực về xã hội nước ta khoảng trên 30 năm cuối thế kỷ

Trang 40

XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, giai đoạn đen tối, bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam đồng thời đây là giai đoạn có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay long trời lở đất.

Mở đầu tác phẩm tác giả viết về sự lục đục trong phủ chúa: Trịnh Sâm

mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ Hoàng Đình Bảo về phe Đặng Thị Huệ, tiếp theo là việc Trịnh Tông dựa thế kiêu binh giết Hoàng Đình Bảo tiêu diệt phe đối lập, truất ngôi Trịnh Cán Rồi kiêu binh lộng hành, Nguyễn Huệ trong Nam kéo ra Bắc dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” đánh tan kiêu binh đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi Khi Nguyễn Huệ kéo quân về Nam, Trịnh Bồng lại nhảy ra giành ngôi chúa mâu thuẫn vủa Lê chúa Trịnh lại tiếp diễn Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ cử ra Bắc đánh đuổi Trịnh Bồng, nắm giữ chính quyền Đàng ngoài Vua Lê dựa vào thế Nguyễn Hữu Chỉnh đốt sạch cơ nghiệp nhà chúa đã xây dựng ngót 200 năm Nguyễn Hữu Chỉnh được

đà càng ngày càng lộng quyền, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc để diệt Nguyễn Hữu Chỉnh Lê Chiêu Thống hoảng sợ bỏ chạy sang cầu cứu nhà Thanh Vua Thanh nhân cơ hội ấy sang xâm lược nước ta Dưới sự chỉ huy thiên tài của Nguyễn Huệ, quân đội nhà Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy Lê Chiêu Thống cùng bè lũ cũng hoảng sợ bỏ chạy theo bọn tàn quân của quân Thanh về Trung Quốc, về sau thì chết luôn ở đó Nguyễn Huệ lên ngôi vua, xây dựng đất nước phát triển Nhà Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi, sau khi Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn bị chia rẽ và suy yếu Nguyễn Ánh nhờ thế lực ngoại viện trở lại tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn Mấy năm sau di hài của vua Lê Chiêu Thống được đưa về nước chôn cất, vua nhà Nguyễn cho lập đền thờ những tên quan đã bỏ mạng vì Lê Chiêu Thống

Nếu như trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái tái hiện

lại một quá trình, giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam 30

Ngày đăng: 15/08/2016, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w