1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao bệnh phổi nghệ an

79 728 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------ ĐINH THỊ THANH LAM SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ SINH LÍ, SINH HÓA TRONG ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN TẤN CÔNG NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI MỚI AFB DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN LAO - BỆNH PHỔI NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM MÃ SỐ : 60.42.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐÌNH QUANG Vinh 2009 1 Lời cảm ơn Sau quá trình học tập và thực hiện đề tài, đến nay bản luận văn của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan và cá nhân sau đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. • Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, trường Đại học vinh. • Bộ môn Động vật - Sinh lí, khoa Sinh học, trường Đại học Vinh. • Ban Giám đốc và các khoa phòng bệnh viện Lao - Bệnh phổi Nghệ An. • TS. Trần Đình Quang là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. • Bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thức- Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện LaoBệnh phổi Nghệ An, đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến qúy báu để luận văn được hoàn chỉnh. Tôi vô cùng biết ơn tới bạn bè, thân hữu và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi vượt mọi khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vinh, ngày 25 tháng 1 năm 2010 Đinh Thị Thanh Lam MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn . 1 Mục lục 2 Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn . 3 2 Danh mục các bảng trong luận văn . 4 Danh mục các biểu đồ trong luận văn . 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 1.1. Vi khuẩn lao và tác hại của nó đối với con người 8 1.2. Tình hình và nghiên cứu về điều trị bệnh lao phổi mới AFB (+) … 12 1.3. Ảnh hưởng của thuốc điều trị đối với người bệnh lao phổi mới AFB (+) trong giai đoạn tấn công .18 1.4. Một số chỉ số sinh lí, sinh hóa của người Việt Nam bình thường .22 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu .31 2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu 31 2.3. Thiết kế nghiên cứu 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu 33 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 36 3.1. Tình hình người bị bệnh lao đến điều trị tại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Nghệ An .36 3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh lao phổi mới AFB (+) .44 3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu của người bệnh lao 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………… .…………….………65 Kết luận .65 Kiến nghị .65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .67 Phụ lục .75 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương IUATLD International Union Agianst Tuberculosis and lung diseases (Hiệp hội chống laobệnh phổi thế giới) AST Aspartate Amino Transferase ALT Alanin Amino Transferase SGOT Serum Glutamat Oxaloacetat Transaminase SGPT Serum Glutamat Pyruvat Transaminase AFB Acid Fast bacilli (Trực khuẩn kháng axit) CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia HIV Virus gây suy giảm miễn dịch người AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch WHO Tổ chức y tế thế giới Cs Cộng sự RMP hoặc R Rifampicin SM hoặc S Streptomycin INH hoặc H Isoniazid PZA hoặc Z Pyrazinamide BVL-BP NA Bệnh viện LaoBệnh phổi Nghệ An VKL Vi khuẩn lao BCG Vaccin, Bacille Calmette Guesrin HTLNN Hoá trị liệu ngắn ngày DOT Điều trị dưới sự giám sát trực tiếp (của nhân viên y tế) Cụm từ viết tắt 2S(E)HRZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH có nghĩa là: Có một mã chuẩn dùng cho các công thức điều trị lao. Mỗi thuốc chống laomột tên viết tắt bằng chữ cái: H=isoniazid, R=rifampicin, S=Streptomycin, Z=pyrazinamid, E=ethambutol. Một công thức có 2 giai đoạn. Con số đứng trước một giai đoạn là thời gian của giai đoạn đó tính bằng tháng. Con số đứng dưới và sau một chữ cái là số lần dùng thuốc đó trong một tuần. Nếu không có con số nào đứng dưới và sau một chữ cái thì thuốc đó được dùng điều trị hàng ngày. Các thuốc để lựa chọn dùng thay thế được biểu thị bằng chữ cái trong các ngoặc đơn. Dấu "/" phân cách các giai đoạn điều trị (giai đoạn điều trị tấn công ban đầu và giai đoạn điều trị duy trì củng cố). 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN TT Bảng số Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 đồ hóa tác dụng của các thuốc chống lao 18 2 Bảng 1.2 Thể trạng người Việt Nam bình thường (trên 20 tuổi) 22 3 Bảng 1.3 Hô hấp bình thường 23 4 Bảng 1.4 Mạch bình thường 23 5 Bảng 1.5 Huyết áp người Việt Nam bình thường 24 6 Bảng 1.6 Bảng phân độ tăng huyết áp của WHO/ISH - 1999 người lớn tuổi 24 7 Bảng 1.7 Sự thay đổi huyết áp theo lứa tuổi 24 8 Bảng 1.8 Chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường 25 9 Bảng 1.9 Chỉ số máu ngoại vi của người Êđê và người kinh định cư Đăk Lắc (2001) 27 10 Bảng 1.10 Chỉ số hồng cầu người Việt Nam bình thường 28 11 Bảng 1.11 Chỉ số bạch cầu người Việt Nam bình thường 29 12 Bảng 1.12 Chỉ số tiểu cầu người Việt Nam bình thường 30 13 Bảng 1.13 Chỉ số hoá sinh máu người Việt Nam bình thường 30 14 Bảng 2.1 Mức độ âm hóa đờm dựa theo tiêu chuẩn của IUATLD và CTCLQG 35 15 Bảng 3.1 Kết quả điều tra số người bệnh điều trị tại Bệnh viện LaoBệnh phổi Nghệ An (3-2008 đến 8-2009) 36 16 Bảng 3.2 Kết quả điều tra tỷ lệ phân loại người bệnh lao điều trị tại BVL - BPNA (từ 3-2008 đến 8-2009) 38 17 Bảng 3.3 Phân bố theo tỷ lệ lao / HIV của từng huyện 41 18 Bảng 3.4 Phân bố theo tỷ lệ lao phổi mới AFB (+), AFB (-) 42 19 Bảng 3.5 Sự phân bố theo độ tuổi và giới tính của 727 người bệnh lao phổi mới AFB (+) 44 20 Bảng 3.6 Sự phân bố theo độ tuổi và giới tính của 30 người bệnh lao phổi mới AFB (+) 44 21 Bảng 3.7 Thói quen thường ngày của người bệnh lao phổi mới AFB(+) 47 22 Bảng 3.8 Kết quả điều tra nguyên nhân bị bệnh Lao của 30 đối tượng nghiên cứu 48 23 Bảng 3.9 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng bạch cầu (n=30) 50 24 Bảng 3.10 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng Hồng cầu (n = 30) 52 25 Bảng 3.11 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng tiểu cầu (n=30) 54 26 Bảng 3.12 Diễn biến các số trung bình của các chỉ tiêu hóa sinh máu 55 27 Bảng 3.13 Tổn thương gan 55 28 Bảng 3.14 Tổn thương gan do rượu 56 29 Bảng 3.15 Diễn biến các số trung bình của chỉ tiêu sinh lí 60 30 Bảng 3.16 Diễn biến các số trung bình của chỉ tiêu huyết áp 63 31 Bảng 3.17 Mức độ âm hoá đờm 64 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN STT Biểu đồ số Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1 Tỷ l ệ (%) người bệnh lao miền núi và đồng bằng đến điều trị tại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Nghệ An (3-2008 đến 8-2009) 37 2 Biểu đồ 3.2 So sánh số lượng người bệnh lao phổi mới, lao tái phát, lao phổi và ngoài phổi tại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Nghệ An 39 3 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ % người bệnh lao và người bệnh lao/HIV 41 4 Biểu đồ 3.4 So sánh tỷ lệ người bệnh lao phổi mới AFB (+) và AFB (-) 42 5 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ % phân bố theo độ tuổi của người bệnh lao phổi mới AFB (+) 45 6 Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ % phân bố theo giới tính của người bệnh lao phổi mới AFB (+) 46 7 Biểu đồ 3.7 Theo tỷ lệ % thói quen thường ngày người bệnh lao phổi mới AFB (+) 47 8 Biểu đồ 3.8 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng bạch cầu 51 9 Biểu đồ 3.9 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng hồng cầu 53 10 Biểu đồ3.10 Diễn biến các số trung bình của chỉ tiêu cân nặng, nhịp thở, mạch đập, nhiệt độ 61 11 Biểu đồ3.11 Diễn biến các số trung bình của huyết áp 63 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Laotình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thường gặp phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu sinh dục, xương và khớp [42], [66], [75]. Phổi là nơi cư trú thường gặp nhất của vi trùng lao, chiếm khoảng 80 - 90% ca bệnh lao, trong đó 60% tìm được AFB (+) qua soi đờm trực tiếp và đây là nguồn lây chính trong cộng đồng. Đối với trường hợp bệnh lao phổi mới AFB (+) có nghĩa là người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới một tháng và có 2 tiêu bản AFB(+), kèm có hình ảnh tổn thương lao trên X-Quang phổi. Bệnh lao phổi mới có phác đồ điều trị là 2S(E)HRZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH [25], [41], [63], [64], [75]. Nước ta bệnh lao còn phổ biến mức trung bình cao. Bệnh lao là sát thủ luôn đồng hành cùng HIV/AIDS [47]. Cách đây hơn nửa thế kỷ, chưa có thuốc nào có thể trị dứt bệnh lao, bệnh lao đã được liệt kê vào nhóm bốn nan bệnh trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 1950, nhiều thuốc trị lao rất công hiệu được khám phá, có hai nhóm thuốc chữa lao đó là: nhóm thiết yếu hàng đầu (Isoniazid, Rifampin, Ethambutol, Dyrazinamide) và nhóm hàng thứ hai (Streptomycin, Ethionamid, Prothionamid, Pas, Cycloserin, Kanamycin, Capreamycin). Người mắc bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng khoa học, uống thuốc trong thời gian dài (ít nhất là 6 tháng), với số lượng lớn, điều này lại rất độc cho gan. Chính vì thế, trong suốt quá trình điều trị ngoài thuốc lao người bệnh phải hỗ trợ thuốc về điều trị cho gan, thận và thuốc bổ khác nữa. Chế độ ăn của người bệnh cũng phải được đảm bảo [14], [15], [42], [47], [52], [53], [55], [62], [64], [75]. Bệnh lao thu hút rất nhiều quan tâm của những nhà nghiên cứu. Hàng năm có những hội thảo, những đề tài được báo cáo quan tâm đến các khía cạnh dịch tễ, công tác phát hiện, phòng và điều trị lao. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của điều trị lao tới sự biến đổi các chỉ số sinh học (đặc biệt là chỉ số huyết học) thì rất ít công trình. Trong điều kiện yên tĩnh các chỉ số huyết học, hóa sinh của máu phản ánh trạng thái sinh lí của các hệ cơ quan của cơ thể trong các điều kiện khác nhau [24], [30]. Máu là môi trường nội môi của cơ thể đảm bào cho việc duy trì sự sống mức tế bào và mô. Máu đem dưỡng khí và chất nuôi dưỡng đến tất cả mọi nơi trong cơ thể; đảm bảo sự cân bằng của lượng nước, các chất khoáng, lượng kiềm-toan; tham gia điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Máu chuyên chở các chất cặn bã đến phổi, thận, da để thải ra ngoài [7], [30]. Đối với người bị bệnh lao phổi AFB (+) thì vi trùng lao sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và làm tổn thương đầu tiên là phổi, rồi các cơ quan khác. Muốn làm giảm vi trùng lao trong cơ thể người bệnh phải dùng thuốc điều trị 7 lao. Khi uống thuốc điều trị lao (R, H, Z) thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa rồi vào máu; tại đó, khoảng 80% R gắn với protein máu, có thể hoà tan dễ dàng trong lipit; H gắn một lượng nhỏ với protein máu có tác dụng diệt khuẩn; Z khuyếch tán nhanh vào các mô và dịch cơ thể kể cả dịch não tuỷ. Sau khi tiêm S thuốc được hấp thu nhanh vào máu, gây tăng Ure và Creatin [14], [15], [42], [52]. Dù vi khuẩn lao chỉ khu trú một bộ phận nào đó, nhưng độc tố có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như sốt. Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau; cơ thể khỏe mạnh, nhiệt độ trung bình từ 36-37 độ. Sốt là khi nhiệt độ trong người cao hơn mức trung bình. Cơ thể phản ứng với tác nhân gây sốt bằng cách tăng bạch cầu, nhiệt độ lên cao. Một cơn sốt nhẹ làm tăng interferon, một chất thiên nhiên chống virus và ung thư; tăng khả năng diệt vi khuẩn của bạch huyết cầu và lympho bào. Nhiệt độ cao cũng gây cản trở cho sự tăng sinh của vi khuẩn. Sốt cũng gây ra thay đổi hệ tuần hoàn, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng khi nhiệt độ lên cao. Tăng 1°C làm nhịp tim nhanh hơn từ 10 tới 15 lần. Các thay đổi này có thể gây ra do tác động của vi khuẩn, độc chất. Khi hết sốt, huyết áp trở lại bình thường vì nhịp tim chậm lại và sức cản tuần hoàn ngoại vi giảm . Vậy đối với người bệnh lao phổi mới AFB (+) trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh thì các thành phần của máu, nhịp thở, mạch đập, nhiệt độ, huyết áp có thay đổi hay không? Để góp phần tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh lao phổi mới AFB (+) lên các chỉ số sinh học người bệnh lao cũng như tìm hiểu tình hình bệnh lao một số vùng dân cư tỉnh Nghệ An chúng tôi chọn đề tài “Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công người bệnh lao phổi mới AFB dương tính tại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Nghệ An”. Đề tài này hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé cho chương trình chống lao Quốc gia. Mục tiêu của đề tài 1. Đánh giá tình hình người bệnh đến điều trị lao tại “Bệnh viện LaoBệnh phổi Nghệ An”. 2. Xác định một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa người bệnh lao phổi mới AFB (+). 3. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa người bệnh lao phổi mới AFB (+) trong quá trình điều trị giai đoạn tấn công. 8 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BỆNH LAO 1.1. Vi khuẩn lao và tác hại của nó đối với con người 1.1.1. Vi khuẩn học Đặc điểm vi khuẩn lao: Là trực khuẩn ưa khí tuyệt đối, phát triển tốt nhất môi trường có phân áp O 2 cao. Khi gặp điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn lao sinh sản chậm, 20- 24 giờ/lần; thậm chí “nằm ngủ” chờ khi thuận lợi sẽ tiếp tục sinh sản và phát triển. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn lao. Độc tính của vi khuẩn lao khả năng sinh sản, nhân lên trong tổ chức tế bào (đại thực bào). Vi khuẩn lao có khả năng đột biến kháng thuốc. Vi khuẩn lao có thể thay đổi dưới tác động của môi trường. Nhờ đặc điểm này người ta nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường có mật để tạo ra BCG (Bacillus-Canmette-Guerin) là loại trực khuẩn không gây bệnh, dùng để tiêm chủng phòng lao. Vi khuẩn lao có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường: cồn 90° giết vi khuẩn lao trong vòng 3-5 phút, nhiệt độ 42° chúng ngừng phát triển, nhiệt độ 100° chết trong vòng 1 phút, ngoài ánh sáng 10 ngày sau mới mất độc tính, trong sách vở sống được 3 tháng, tia cực tím giết vi khuẩn trong 2-3 phút. Axitphenic 5% diệt được vi khuẩn sau 1 phút, những chất sát trùng tốt nhất là CloraminB 3%-5% [62], [64], [75]. Chuyển hoá của vi khuẩn: Thông thường các thuốc chống lao chỉ có khả năng diệt được các vi khuẩn lao khi chúng đang sinh sản, phát triển, chuyển hoá. Sự sinh sản, phát triển của vi khuẩn lao chịu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường vi khuẩn lao đang sinh sống như độ pH, phân áp O 2 . Một môi trường giàu O 2 (hang lao có thông với phế quản), độ pH môi trường từ 6,8 - 7,2 là môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn lao phát triển [62], [64], [75]. Vi khuẩn lao sống các tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống lao khác nhau, như tổ chức hạch, xương, thuốc lao rất khó ngấm vào do đó hiệu quả điều trị sẽ rất thấp. Các thuốc Rifampicine (R), Isoniazid (H), thường dễ dàng đi qua các màng sinh học, Streptomycin (S) không qua được do đó thuốc không có tác dụng với các vi khuẩn lao trong tế bào [41], [62], [63], [75]. Số lượng vi khuẩn: Số lượng vi khuẩn lao thay đổi tuỳ theo đặc điểm từng loại tổn thương. Ước tính trong một hang lao có kích thước 2 cm, với phế quản có khoảng 10 8 vi khuẩn lao. Trong khi đó một tổn thương nốt có vỏ bọc cùng kích thước có khoảng 10 2 vi khuẩn lao. Đột biến kháng thuốc tự nhiên của vi khuẩn lao phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn. Khi vi khuẩn lao sinh sản đến một số lượng nhất định thì có một số vi khuẩn kháng thuốc. Tỷ lệ đột biến kháng thuốc tự nhiên của vi khuẩn lao khác nhau đối với từng loại thuốc chống lao. Ví dụ: R là 10 -8 , H là 10 -6 , S là 10 -6 , Ethambutol (E) là 10 -4 . Do đó, trong điều trị lao nếu dùng đơn lẻ 1 loại thuốc thì dễ dàng xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc hơn. Khi kết hợp nhiều thuốc trong 9 một phác đồ điều trị, tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn lao kháng với phác đồ đó sẽ thấp hơn: ví dụ khi kết hợp S, H, R trong một phác đồ điều trị, xác suất xuất hiện 1 vi khuẩn lao kháng thuốc với 3 thuốc này là 10 -20 . Việc phối hợp các thuốc còn nhằm giảm nhanh số lượng vi khuẩn lao trong tổn thương, hạn chế kháng thuốc tự nhiên. Độ pH, phân áp O 2 của môi trường vi khuẩn lao đang sống ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của vi khuẩn lao và tác dụng của thuốc chống lao. Mitchison (1985) chia trực khuẩn lao trong các tổn thuơng thành 4 quần thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ sinh sản của vi khuẩn lao và tác động của thuốc lao đến từng quần thể [40], [41], [44], [62], [64], [66]. Quần thể A: Đây là quần thể chứa nhiều vi khuẩn lao nhất vì đây vi khuẩn lao phát triển rất mạnh, vi khuẩn nằm ngoài tế bào, môi trường pH trung tính, phân áp O 2 đủ tạo thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển, vì thế đây cũng là quần thể chứa nhiều vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc tự nhiên. Điển hình là các vi khuẩn lao nằm vách hang lao, R, H, S tiêu diệt mạnh vi khuẩn lao thuộc quần thể này. Quần thể B: Đại diện cho quần thể này là những vi khuẩn nằm trong bã đậu. môi trường này pH trung tính, nhưng phân áp oxy thấp vì thế vi khuẩn lao sinh sản chậm, chỉ chuyển hoá từng đợt. Thuốc lao khó ngấm vào do sự cung cấp máu đến khu vực này ít. Rifampicine có tác dụng diệt các vi khuẩn quần thể này, Isoniazid cũng có tác dụng nhưng yếu hơn. Quần thể C: Chứa những vi khuẩn lao sinh sản chậm, từng đợt, vi khuẩn nằm trong tế bào (trong đại thực bào). Môi trường trong tế bào có độ pH axit, nhiều thuốc không có hoạt động tốt trong môi trường này. Pyrazinamid là thuốc có tác dụng mạnh nhất với các vi khuẩn lao thuộc quần thể này. R, H tác dụng yếu hơn, S hầu như không có tác dụng. Quần thể D: Gồm các vi khuẩn nằm trong tổn thương xơ, vôi, chúng hầu như không chuyển hóa. Không có thuốc chống lao nào tiêu diệt được chúng nhưng số lượng ít, khả năng miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được. Như vậy trong giai đoạn tấn công của các phác đồ chuẩn có sự phối hợp nhiều thuốc chống lao mạnh nhằm tiêu diệt chủ yếu các vi khuẩn lao thuộc quần thể A. Vi khuẩn lao thuộc quần thể B, C có thể sống dai dẳng là nguyên nhân làm cho bệnh lao tái phát. Giai đoạn củng cố giải quyết triệt để số vi khuẩn thuộc quần thể B, C, nhằm tránh tái phát. 1.1.2. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm và mắc bệnh lao Lây truyền chỉ xảy ra người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn). Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao, môi trường phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn. Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu. Nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc bệnh lao khoảng 10% trong đời nếu một người bị nhiễm vi 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Triệu An (1994); "Thử bàn về thể lực con người Việt Nam qua một số chỉ tiêu huyết học và miễn dịch học"; Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.53-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về thể lực con người Việt Nam qua một số chỉ tiêu huyết học và miễn dịch học
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
2. Nguyễn Thị Mai Anh (2008); "Nghiên cứu sự biến động về một số chỉ tiêu hình thái sinh lý ở độ tuổi 20-50 của một số đối tượng nam nghiện thuốc lá-thuốc lào tại huyện Can Lộc -Hà Tĩnh"; luận văn thạch sỹ sinh học, Đại Học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động về một số chỉ tiêu hình thái sinh lý ở độ tuổi 20-50 của một số đối tượng nam nghiện thuốc lá-thuốc lào tại huyện Can Lộc -Hà Tĩnh
4. Vũ Đức Vọng, Nguyễn Xuân Tâm, Bùi Vĩnh Diên và Ngô Xuân Bắc (1996), "Một số nhận xét về các chỉ số huyết học của các dân tộc Êđê, Rơngao, Châuma, Mơnông, Xêđăng, Giarai, Bana ở Tây Nguyên từ 1985- 1995"; tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, tr.177-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về các chỉ số huyết học của các dân tộc Êđê, Rơngao, Châuma, Mơnông, Xêđăng, Giarai, Bana ở Tây Nguyên từ 1985-1995
Tác giả: Vũ Đức Vọng, Nguyễn Xuân Tâm, Bùi Vĩnh Diên và Ngô Xuân Bắc
Năm: 1996
5. Trần Văn Bé và cs (1995), "Các chỉ số huyết học người bình thường"; lược yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975-1994, Trung tâm huyết học và Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chỉ số huyết học người bình thường
Tác giả: Trần Văn Bé và cs
Năm: 1995
7. Bộ môn sinh lý học, Đại học y khoa Hà Nội (1998), "Bài giảng sinh lý học"; tập 1, NXB y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng sinh lý học
Tác giả: Bộ môn sinh lý học, Đại học y khoa Hà Nội
Nhà XB: NXB y học
Năm: 1998
8. Bộ môn nội, đại học y Hà Nội (1983), "Phương pháp đo huyết áp động mạch"; triệu chứng học, NXB y học Hà Nội, tr.65-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đo huyết áp động mạch
Tác giả: Bộ môn nội, đại học y Hà Nội
Nhà XB: NXB y học Hà Nội
Năm: 1983
9. Bộ y tế; "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX"; NXB y học Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX
Nhà XB: NXB y học Hà Nội 2003
10. Bộ y tế, Chương trình chống lao quốc gia - Viện lao và bệnh phổi; "Hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia"; tài liệu lưu hành nội bộ, Hà nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia
11. Chương trình chống lao quốc gia; "Hướng dẫn kỹ thuật xét nghiệm đờm chẩn đoán bệnh lao bằng soi đờm trực tiếp"; Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật xét nghiệm đờm chẩn đoán bệnh lao bằng soi đờm trực tiếp
12. Chương trình chống lao quốc gia; "Hội nghị thực hiện DOTS trong chương trình chống lao các tỉnh phía bắc và miền trung"; bộ y tế, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị thực hiện DOTS trong chương trình chống lao các tỉnh phía bắc và miền trung
14. Lê Chuyển, Trương Thị Diệu Thuần, Trần Văn Hoà, Nguyễn Thị Ái Thuỷ, (2004); "Giáo trình dược lý I"; trường Đại Học Y Khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dược lý I
15. Lê Chuyển, Trần Văn Hoà, Trương Thị Diệu Thuần, Nguyễn Thị Ái Thuỷ (2004); "Giáo trình Dược lý II"; trường Đại Học Y Khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dược lý II
16. Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương (1996); "Nhận xét công tác điều trị ngắn hạn trong 5 năm 1991-1995"; hội nghị khoa học về Lao và Bệnh phổi, Viện Lao và Bệnh phổi 9/1996, tr.59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét công tác điều trị ngắn hạn trong 5 năm 1991-1995
17. Nguyễn Việt Cồ; "Tổng kết công tác chống lao giai đoạn 1991-1995 và phương hướng hoạt động 1996-2000"; hội thảo khoa học Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác chống lao giai đoạn 1991-1995 và phương hướng hoạt động 1996-2000
18. Nguyễn Việt Cồ và Lê Thanh Hải (2001); "Hiệu quả của hóa trị liệu ngắn ngày (2SHRZ/4RH) trong điều trị bệnh lao tại địa phương"; hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi tại TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 đến 30 thang 5 năm 2001, tóm tắt công trình nghiên cứu, tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của hóa trị liệu ngắn ngày (2SHRZ/4RH) trong điều trị bệnh lao tại địa phương
19. Phạm Cử, Nguyễn Xuân Thức (1995); "Hoá trị liệu ngắn gày tại Nghệ An, Nội san Lao và Bệnh phổi"; tr. 37-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá trị liệu ngắn gày tại Nghệ An, Nội san Lao và Bệnh phổi
20. Nguyễn Mạnh Cường, Vũ Đức Vọng (1985); "Tình hình thể lực- sức khoẻ của 5 dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Mơnông, Xêđăng, Giarai, Bana)";Công tình nghiên cứu khoa học 1983-1985, tập II, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, tr.123-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thể lực-sức khoẻ của 5 dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Mơnông, Xêđăng, Giarai, Bana)
21. Nguyễn Huy Dung (1997); "Bệnh tăng huyết áp"; bệnh tim mạch đối với người lớn tuổi, NXB y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tăng huyết áp
Nhà XB: NXB y học
22. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996); "Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học"; Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội, tr.13 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học
Nhà XB: NXB y học
23. Bùi Đức Dương (1997); "Nghiên cứu ảnh hưởng của kháng thuốc ban đầu tới kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới theo 2 công thức ngắn hạn"; luận án PTS khoa học dược, Học Viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của kháng thuốc ban đầu tới kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới theo 2 công thức ngắn hạn

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Thể trạng người Việt Nam bình thường (trên 20 tuổi) Nhóm - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.2 Thể trạng người Việt Nam bình thường (trên 20 tuổi) Nhóm (Trang 23)
Bảng 1.3: Hô hấp bình thường - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.3 Hô hấp bình thường (Trang 24)
Bảng 1.5: Huyết áp người Việt Nam bình thường [71] - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.5 Huyết áp người Việt Nam bình thường [71] (Trang 25)
Bảng 1.8: Chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường theo Trần Văn Bé - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.8 Chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường theo Trần Văn Bé (Trang 26)
Bảng 1.10: Chỉ số hồng cầu người Việt Nam bình thường [9] - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.10 Chỉ số hồng cầu người Việt Nam bình thường [9] (Trang 29)
Bảng 1.11: Chỉ số bạch cầu người Việt Nam bình thường [9] - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 1.11 Chỉ số bạch cầu người Việt Nam bình thường [9] (Trang 30)
Bảng 2.1: Mức độ âm hóa đờm dựa theo tiêu chuẩn của IUATLD và CTCLQG. - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 2.1 Mức độ âm hóa đờm dựa theo tiêu chuẩn của IUATLD và CTCLQG (Trang 37)
Bảng 3.2: Kết quả điều tra tỷ lệ phân loại người bệnh lao điều trị tại Bệnh viện - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.2 Kết quả điều tra tỷ lệ phân loại người bệnh lao điều trị tại Bệnh viện (Trang 40)
Bảng 3.4: Phân bố theo tỷ lệ lao phổi mới AFB (+), AFB (-) của từng huyện Stt Các huyện Lao phổi mới (n = 1509 ) - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.4 Phân bố theo tỷ lệ lao phổi mới AFB (+), AFB (-) của từng huyện Stt Các huyện Lao phổi mới (n = 1509 ) (Trang 44)
Bảng 3.5: Sự phân bố theo độ tuổi và giới tính của 727 người bệnh lao phổi - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.5 Sự phân bố theo độ tuổi và giới tính của 727 người bệnh lao phổi (Trang 46)
Bảng 3.7: Thói quen thường ngày của 21 người bệnh lao phổi mới AFB (+) - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.7 Thói quen thường ngày của 21 người bệnh lao phổi mới AFB (+) (Trang 49)
Bảng 3.10: Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng Hồng cầu (n = 30) - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.10 Sự biến đổi chỉ số trung bình dòng Hồng cầu (n = 30) (Trang 54)
Bảng 3.12: Diễn biến các số trung bình của các chỉ tiêu hóa sinh máu - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.12 Diễn biến các số trung bình của các chỉ tiêu hóa sinh máu (Trang 57)
Bảng 3.16: Diễn biến các số trung bình của chỉ tiêu huyết áp. - Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trong điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại bệnh viện lao   bệnh phổi nghệ an
Bảng 3.16 Diễn biến các số trung bình của chỉ tiêu huyết áp (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w