3 Tỷ suất sinh lờ
1.2.5.2. Thẩm định khách hàng * Đánh giá chung về khách hàng
* Đánh giá chung về khách hàng
Những nội dung cần tìn hiểu: - Lịch sử công ty.
- Những thay đổi về von góp - Những thay đổi về cơ chế quan lý
- Những thay đổi về công nghệ và thiết bị - Những thay đổi về sản phẩm của dự án.
- Lịch sử về quá trình hợp tác, liên kết và giải thể. - Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vấn đề công bằng xã hội ở phía sau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế)
* Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng
Cần tìm hiểu về những nội dung như sau:
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự hay không?
- Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và có hoạt động theo luật doanh nghiệp hay không?
- Khách hàng là doanh nghiệp hợp danh, có hoạt động theo luật doanh nghiệp hay không? Các thành viên của doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự hay không?
- Điều lệ và quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ phương thức tổ chức, quản trị và điều hành?
- Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề có hiệu lực đến thời gian vay vốn?
- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp hay không?
* Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của doanh nghiệp
- Đánh giá mô hình tổ chức và bố trí lao động của doanh nghiệp: + Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
+ Cơ cấu hoạt động tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Số lao động, trình độ lao động và cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. + Tuổi trung bình, mức thu nhập trung bình và thời gian làm việc.
+ Chính sách tuyển dụng lao động và chính sách tăng lương.
+ Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số và thiết bị, phát triển sản phẩm mới, mẫu mã và hợp tác công nghệ.
- Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo của Doang nghiệp + Danh sách Ban lãnh đạo, tuổi và thời gian đảm nhận chức vụ.
+ Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo và đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và Ban lãnh đạo.
+ Khả năng nắm bắt thị trường và thích ứng hội nhập. + Uy tín của Ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp. + Đoan kết Ban lãnh đạo trong nội bộ doanh nghiệp. + Sự thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo.
+ Ban quan lý có thể ra quyết định dựa vào thông tin tài chính hay không? + Ai là người ra quyết đnh thực sự của doanh nghiệp.
* Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng
- Tình hình sản xuất cảu khách hàng:
Để đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng ta xem xét trên hai nội dung như sau:
+ Các điều kiện về sản xuất sản phẩm: Xem xét và đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ thiết bị hiện đại; những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng trang thiết bị; tỷ lệ phế phẩm; nguyên vật liệu cung cấp đầu vào, nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, thay đổi về giá mua cũng như chất lượng nguyên liệu.
+ Kết quả sản xuất sản phẩm: Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm, thay đổi về thành phần của sản phẩm, thay đổi về hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.
Bên cạnh đó, CBTĐ còn xem xét về công suất hoạt động, hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm và các chi phí hiện tại và thay đổi như thế nào trong tương lai.
- Tình hình bán hàng.
Trong nội dung thẩm định này cần thẩm định các nội dung như sau:
+ Thay đổi về doanh thu cảu khách hàng: Doanh thu của sản phẩm của từng năm, sự thay đổi doang thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này.
+ Các phương pháp và tổ chức bán hàng: Tổ chức các hoạt động bán hàng, các doanh thu từ bán hàng trực tiếp và gián tiếp, các loại hình bán hàng trực và gián tiếp.
+ Các khách hàng cảu doing nghiệp: Đánh giá trao đổi sản phẩm đối với khách hàng chính của doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về sản phẩm và khả năng trả nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp.
+ Giá bán sản phẩm cảu dự án: Sự thay đổi của giá sản phẩm, phương pháp đặt giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.
+ Quản lý chi phí dự án: Biến động về tổn chi phí và nhân tố ảnh hưởng. + Phương thức thanh toán cho Ngân hàng: Trả nhanh hay chậm.
+ Số lượng đơn đặt hàng: Số lượng đặt hàng và lượng đặt hàng của các khách hàng chính của doang nghiệp.
+ Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách quản lý.
+ Tình hình xuất khẩu các sản phẩm của Daonh nghiệp: Tỷ lệ thay đổi theo tổng doanh thu và số lượng xuất khẩu đến từng nước đối với từng sản phẩm, phương pháp xuất khẩu và những thay đổi về giá xuất khẩu.
+ Các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh: Các đối tác kinh doanh bao gồm cả trong mối quan hệ sản phẩm đầu vào, đầu ra và mối liên hệ vốn.
* Thẩm định tài chính của khách hàng
- Khả năng tự chủ của khách hàng vay voon :
Thẩm định khả năng tự chủ của khách hàng vay vốn để có thể đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết hay không, theo các yêu cầu:
+ Có một số vốn tự nhất định có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
+ Kinh doanh có hiệu quả: hoạt động kinh doanh có lãi. Trong trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có khả năng trả nợ đúng thời hạn.
+ Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng tại MSB Bắc Ninh. - Thẩm định tài chính khách hàng thông qua các chỉ tiêu như sau:
Khi lượng hóa thành các con số sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu: + Chỉ tiêu cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn còn gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, cho thấy mức độ ổn đnh, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ cho vay cuả khách hàng:
• Hệ số tài sản cố định: Phản ánh tỷ số tài sản cố đnh và vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này dựa theo quan điểm tà sản cố định có thể tái tạo theo mong muốn từ nguồn vốn chủ sở hữu vì đầu tư vào đây cần một thờ gian dài. Hệ số này càng nhỏ càng tốt, khi đó khả năng trả nợ ngắn hạn sẽ cao.
• Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố đnh: Hệ số này phản ánh phạm vi mà công ty có thế trang trải tài sản cố đnh bằng các nguồn vốn dài hạn ổn định gồm vốn chủ sở hữu và tài sản cố đnh. Tốt nhất là đầu tư vào tài sản cố đnh được trang trải bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu không ít nhất cũng phải được trang trải cả thêm những nguồn vốn vay dài hạn. Về nguyên tắc thì hệ số này không được phép vượt quá 100%.
• Hệ số nợ: Đây là hệ số phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay so với vốn chủ sở hữu tnh vào cuối kỳ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Khi đó vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với vốn vay và đồng nghĩa với khả năng trả nợ khá cao.
• Hệ số vốn chủ sở hữu: Đây là hệ số phản ánh tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng vốn, dùng để đo lường sự ổn đnh của việc tăng vốn. Khi hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh gia cao.
+ Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán như: Chỉ tiêu thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh toán công nợ, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh.
+ Chỉ tiêu về khả năng snh lời và hiệu quả hoạt động như: Chỉ tiêu mức sinh lời trên vốn, mức snh lời từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ tổng tài sản, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu, hiệu suất lao động, tài sản cố đnh hữu hình trên số nhân công, hiệu quả của đồng vốn,…
* Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng
Xem xét ở thời điểm hiện tại thì khách hàng có quan hệ tín dụng với những ngân hàng nào, nợ bao nhiêu, khả năng trả nợ như thê nào? Có thể xem xét, tham khảo những nhân định của ngân hàng đó về khách hàng vay vốn ,…
Phương pháp thẩm định và ví dụ minh họa
Trong thẩm định khách hàng MSB Bắc Ninh đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trnh tự và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu với các dự án tương tự trước đó.
Ví dụ minh họa: thẩm định “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất que hàn điện” của Công ty TNHH Tuấn Phong
Trong thẩm đinh tư cách pháp lý của khách hàng ở ví dụ này Ngân hàng đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự như sau:
* Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Danh mục hồ sơ pháp lý của khách hàng bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0403000659, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 28/08/2008.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800384651, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 10/10/2008 tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0800384651.
- Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tuấn Phong v/v bổ nhiệm giám đốc Công ty và Trưởng phòng Kế toán ngày 10/09/2007.
- Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tuấn Phong v/v Bổ nhiệm kế toán trưởng Công ty ngày 10/09/2008.
- Giấy ủy quyền số 03.07/GUQ-HP của Chủ tịch HĐQT cho ông Đặng Thanh Long – Giám đốc Công ty.
- Giấy ủy quyền số 03.07/GUQ-HP của Chủ tịch HĐQT cho ông Mai Văn Hòa – Phó ban dự án nhà máy sản xuất que hàn điện của Công ty TNHH Tuấn Phong.
- Sổ đăng ký cổ đông Công ty cổ phần. - Điều lệ Công ty TNHH Tuấn Phong.
Nhận xét của cán bộ tín dụng: Công ty TNHH Tuấn Phong là doanh nghiệp hoạt động theo loại hình Công ty TNHH, hồ sơ pháp lý đầy đủ, Công ty có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn tại Ngân hàng.