Về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Bắc Ninh (Trang 83)

HÀNG HẢI CHI NHÁNH BẮC NINH

2.2.3. Về nội dung thẩm định

Mặc dù nội dung thẩm định đã khá đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện, nhưng vẫn còn một vài thiếu sót.

Thẩm định khía cạnh pháp lí của doanh nghiệp

Một điều rất quan trọng khi tiến hành thẩm đnh khía cạnh pháp lý của dự án đầu tư vay vốn của doanh nghiệp là phải biết doanh nghiệp thuộc loại hnh doanh nghiệp nào? Thuộc thành phần kinh tế nào? Những bộ Luật nào điều chnh doanh nghiệp đó? Từ đó căn cứ vào loại hnh doanh nghiệp để đối chiếu các văn bản pháp luật liên quan và để đánh gía được năng lực pháp lí của doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp doanh nghiệp là công ty TMCP thì theo điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005, hợp đồng phải được hội đồng thành viên chap thuận (ít nhất là 15 ngày trước khi ký hợp đồng), như vậy để tránh hợp đồng vô hiệu thì các kí kết hợp đong phải được chấp thuận của hội đồng thành viên. Việc đánh giá về thông tn của khach hàng không phải là việc đơn giản, và nhất là về vấn đề tài chính của doanh nghiệp, do đó cần chú ý phải có xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xem xét hồ sơ.

Trong quá trình thẩm đnh khía cạnh pháp lí, ngoài những hồ sơ pháp lí cần thiết cán bộ tham định cũng phải chỉ ra được ngành nghề kinh doanh hiện tại có phù hợp với lĩnh vực dự án đầu tư vay von của khách hàng hay không? Hay khách hàng có kinh doanh đúng như giấy phép kinh doanh quy đnh hay không?

Thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án vay vốn

Điều quan trọng nhất khi xem xet nội dung này là phải xem xét xem dự án vay von đầu tư có phù hợp với chiến lược phát triển quy hoạch trong thời gian tới của tỉnh, và thành phố và đất nước hay không? Các cán bộ thẩm đnh sẽ tùy vào đặc

điểm từng dự án khác nhau để đánh giá tính pháp lí của dự án. Cần lưu ý thẩm định những nội dung như sau:

- Kiểm tra xem doanh nghiệp có chấp hành đúng và đầy đủ các quy đnh hiện hành của chủ đầu tư trong quá trnh chuẩn bị và thực hiện đầu tư hay không?

- Trên thực tế rằng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đăng kí loại hình kinh doanh rất đa dạng mà không phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.Vì thế nên các cán bộ thẩm định cần thẩm định rõ phần này và đảm bảo không những dự án đẩy đủ thủ tục pháp lí mà còn đảm bảo tính khả thi của dự án.

Thẩm định khía cạnh thị trường.

Các cán bộ thẩm định cần phải dành một sự quan tâm cần thiết cho thẩm đnh khía cạnh thị trường. Cụ thể là nên thẩm định kĩ lưỡng thị trường đầu ra cũng như đầu vào của dự án. Khi phân tích thì phải xem xét cả hai khía cạnh định tính và định lượng của dự án. Về mặt đnh tính phải đánh giá được mức độ thuận lợi khó khăn, mức độ chủ động của doanh nghiệp đối với các phưng án nhập nguyên vât liệu đầu vào, còn về đnh lượng phải áp dụng các phương pháp phân tích độ nhạy cùng phương pháp dự báo cung - cầu tương lai chứ không phải chỉ dừng lại ở đánh giá chủ quan của các cán bộ thẩm định.

Đặc biệt hơn hết là đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý đánh giá về các sản pham cũng như các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của doanh nghiệp kỹ lưỡng và có thể xây dựng những chỉ tiêu để đánh giá rõ ràng như sau:

- Thị phần của dự án/ thị phần của các đoi thủ cạnh tranh

- Doanh thu từ bán sản pham của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh - Tỷ lệ chi phi marketing/ tổng doanh thu

- Tỷ suat lợi nhuận

Thông qua các chỉ tiêu trên mà cán bộ thẩm định có thể đânh giá được mức độ cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản pham khác cùng loại trên thị trường.

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật công nghệ

Thường thì sẽ rất khó khăn cho các cán bộ thẩm đnh có thể thẩm định được công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp hiện nay khi đang sử dụng công nghệ lạc hậu và không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trên thế giới hay sử dụng công nghệ mà có quá nhiều vốn và sử dụng quá nhiều lao động đều không hợp lí, vì vậy mà khi thẩm định cán bộ thẩm định cần phải so sánh được công nghệ

doanh nghiệp sử dụng với mặt bằng công nghệ chung cũng như xu hướng công nghệ trong thời gian tới. Có thể tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia trong ngành để đưa ra ket luận được chính xác hơn. Bên cạnh đó, cần chú ý tới các hợp đồng chuyển giao công nghệ về uy tín, bảo hành, và nơi mà doanh nghiệp kí hợp đồng… Có thể nói đây là một nội dung khá khó đối với các cán bộ thẩm đnh còn thiếu nhiều kinh nghiệm ở Ngân hàng vì chủ yếu các cán bộ thẩm định tốt nghiệp các trường kinh tế và chưa có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật và công nghệ. Do đó sẽ rất có ích nếu việc thu thập lưu trữ các thông tin về kỹ thuật được theo dõi thường xuyên và có những cán bộ chuyên trach từng ngành nghề đam nhận vị trí này.

Thẩm định khía cạnh tài chính

Trên thực tế, thì kết quả của thẩm định tài chính là nhân tố quan trọng nhất để Ngân hàng có quyết định cho vay hay không? Và cho vay thì cho vay bao nhiêu? Lãi suất như thế nào là hợp lý? Cho nên thẩm đnh khía cạnh tài chính phải thật kĩ lưỡng. Để tránh tình trạng quyết định cho vay bời vì lạc quan về chi phí và lợi ích thì khi áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy ở các noi dung quan trọng nên ước tính lệch về phía giam thiểu lợi ích. Nếu dự án van khả thi thì khả năng dự án sẽ vẫn tiến triển tốt nếu không may gặp phải khó khan hơn dự kiến.

Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội

Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội vẫn chưa thực sự được quan tâm, khi thẩm định, thì cán bộ thẩm định cần đứng ở nhiều góc độ khác nhau để xem xét và đánh giá về tích cực hay tiêu cực của dự án.Và đánh giá cũng không được dừng lại ở mức chung chung mà còn phải dùng các yêu tố định lượng để mang tính khách quan hơn.

Nhận diện và quản lí rủi ro

Để nhận diện và quản lý rủi ro thì có rất nhiều cách, nhưng Ngân hàng mới hoạt động được 4 năm, còn ít kinh nghiệm trong nội dung này. Một dự án sẽ đi kèm với rất nhiều rủi ro, tuy nhiên quan trọng hơn cả là các cán bộ thẩm định có thể nhận thấy và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, trước tiên là bảo vệ bản thân mình, sau là giữ uy tín cho Ngân hàng cũng như mang lại lợi nhuận cho khách hang. Các lợi ích này cũng phải xảy ra đồng thời thì mới đảm bảo được tnh hiệu quả. Tùy từng loại rủi ro mà Ngân hàng nên có các biện pháp phòng ngừa, cụ thể như các rủi ro liên quan đến cơ chế chính sách, thì cán bộ thẩm định nên tuân thủ các quy đinh hiện hành và khuyên các chủ đau tư mua bảo hiểm, bảo hành hay bảo lãnh của chính phủ phòng trường hợp bất khả kháng. Hoặc các loại rủi ro về thị

trường yếu tố đầu vào, từ đầu cán bộ thẩm đnh nên lượng hóa các yếu tố chưa chắc chắn, và yêu cầu doanh nghiệp vay vốn nên có những biện pháp dự phòng khác….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Bắc Ninh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w