3 Tỷ suất sinh lờ
1.2.5.3. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn
Việc thẩm định dự án đầu tư vay vốn sẽ tập trung và phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án vay vốn. Đối với các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung và nói riêng cũng sẽ được đề cập tới tùy thuộc theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án cụ thể. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích và đánh giá bao gồm:
* Sự cần thiết phải đầu tư
Đối với bất kỳ dự án nào thì việc phân tích và đánh giá nhằm mục đích làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiep tục hoạch định các nội dung khác: Lựa chọn hnh thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, linh vực, quy mô đầu tư phù hợp.
Thông thường thì việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu đầu tư của dự án vay vốn. Đối với các dự án đầu tư mới thì căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, knh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tư, cơ hội thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án..Tuy nhiên đối với các dự án mở rộng sản xuất và chuyển đổi công nghệ,.. Ngoài những căn cứ ở trên thì cần phải dựa vào các thông tin và căn cứ về: Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng hoạt động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng của khách hàng và hiệu quả sản xuất của các dây chuyền ở hiện tại để đánh giá và nhận xét.
Ngoài việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư thì các CBTĐ còn có thể xem xét đánh giá sơ bộ một số nội dung như sau:
- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không phù hợp: Nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính và yêu cầu của thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững trên thị trường của dự án là như thế nào?
- Lựa chọn quy mô đầu tư và hình thức đầu tư có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường và khả năng chiếm lĩnh thâm nhập thị trường trong thời gian nhất định hay không?
- Quy mô dự án, tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đã phù hợp chưa?
- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư dự án hay không? Việc xây dựng tiến độ dự án thì có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay không? Chú ý đến những dự án chịu sự chi
phối nhiều bởi cơ hội đầu tư khác nhau như: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tư bất động sản..
Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá cụ thể tại các phần tiếp theo. Việc đánh giá dự án ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giá khái quát về dự án. Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được những thuận lợi và khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không. Nếu mà hợp lý, tiếp tục phân tích những nội dung trên cụ thể trong các phần dưới đây.
* Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu của sản phẩm của dự án
Để đánh giá được nhu cầu về sản phẩm của dự án cần tìm hiểu các nội dung như sau:
+ Tổng nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ của các sản phẩm và dịch vụ thay thế tại thời điểm thẩm định.
+ Ước tính gia tăng sản phẩm trong tương lai và nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài về sản phẩm và dịch vụ của dự án.
- Đánh giá về cung sản phẩm cảu dự án.
Đánh giá mối quan hệ cung - cầu để xem xét sản phẩm của dự án có khả thi hay không, hay nói cách khác là sản phẩm của dự án được sản xuất ra phải được tiêu thụ trên thị trường. Chỗ trống giữa cung và cầu của thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Cũng như việc xem xét nhu cầu sản phẩm thì việc đánh giá cung sản phẩm theo các nội dung như sau:
+ Năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm, dịch vụ của dự án như thế nào? Nó đáp ứng được bao nhiêu phần tram và nhập khẩu bao nhiêu phần trăm? Việc nhập khẩu là do sản phẩm trong nước không đủ cung cấp hay do chất lượn của sản phẩm nhập khẩu tốt hơn?
+ Dự kiến sự thay đổi của thị trường trong tương lai khi mà có các dự án khác xuất hiện sản xuất cùng loại sản phẩm của dự án.
+ Từ những mối quan hệ cung - cầu và tín hiệu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ của dự án mà đưa ra nhận xét về tính hợp lý của dự án và sự cần thiết phải thực hiện dự án tại thời điểm hiện tại.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Việc đánh giá thị trường mục tiêu để xem xét được tnh khả thi của sản phẩm của dự án. Đánh giá xem sản phẩm của dự án là thay thế sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm để xuất khẩu hay sản phẩm dùng để chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm khác. Cần xem xét trên hai thị trường: nội địa và nước ngoài.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Để sản xuất ra sản phẩm là việc khó nhưng tiêu thụ như thế nào là vấn đề rất quan trọng trong một dự án. Ngân hàng sẽ xem xét các nội dung sau đây:
+ Sản phẩm đầu ra cần tiêu thụ theo phươn thức nào, có cần hệ thống phân phối hay không?
+ Mạng lưới phân phoi sản phẩm của dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điem của thị trường hay không?
+ Ước tính chi phí cho việc thanh lập mạng lưới phân phối. - Đánh giá và dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Việc đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sẽ giúp cho Ngân hàng có thể lượng hóa các con số để tính doanh thu sản phẩm và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Nên việc đánh giá này dùng cho tại thời điểm hiện tại và tương lai:
+ Theo như ước tính thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là khoảng bao nhiêu?
+ Khách hàng có kp thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường khi có nhiều sản phẩm cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiêu dùng hay không?
+ Giá cả sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?
*Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
Trên cơ sở hồ sơ dự án vay vốn và các đac điểm dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vat liệu và các yếu tố đầu vào của dự án như sau:
- Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu đầu vào để phụ vụ cho việc sản xuất hàng năm.
- Có bao nhiêu nhà cung cap nguyên liệu đầu vào, họ là những nhà cung cấp có quan hệ từ trước hay mới thiết lập và khả năng cung cấp của họ là bao nhiêu?
- Chinh sách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như thế nào? - Biến động của giá mua cảu sản phẩm.
* Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
- Địa điểm xây dựng dự án.
Đánh giá địa điểm xây dựng chính là bước đầu tiên xem xét tính khả thi của dự án. Xem xét mức độ thuận lợi của dự án về xây dựng, san xuất và tiêu thụ:
+ Xem xét, đánh giá đa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Nó có gần với nguồn cung cap nguyên vật liệu đầu vào, nguồn cung cấp điện nước hay không? Địa điểm của dự án có nằm trong quy hoach của đa phương nơi dự an được xây dựng hay không?
+ Cơ sở hạ tầng hiện đáng có tại địa điểm so với ở các địa điểm khác.
+ Địa điểm thực hiện có gần nơi tiêu thụ hàng hóa không? Nó có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư hay giá thành của sản phẩm hay không?
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Công suất thiết kế dự kiến của dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm và khả năng tiêu thụ, …hay không?
+ Sản phẩm của dự án là mới hay cũ trên thị trưong, phẩm chất và mau mã như thế nào?
+ Yêu cầu về tay nghe để sản xuất sản phẩm có cao hay không? - Công nghệ và thiết bị.
Đánh giá về công nghệ và thiết bị là đánh giá về máy móc và uy tín của nhà sản xuất cung cấp máy móc:
+ Đánh giá về quy trình công nghệ có tiên tiến và hiện đại hay không?
+ Công nghệ và thiết bị có phù hợp với trình độ lao động của người Việt Nam không?
+ Uy tín của nhà cung cap máy móc, thiết bị; gia cả thiết bị và phương thức thanh toán hợp lý không?
+ Xem xét và đánh giá về chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Môi trường và phòng cháy chữa cháy.
Đánh giá các tác động của dự án đến môi trường xung quanh và các giải phap về môi trường. Đánh giá việc phòng cháy, chữa cháy của du án như thế nào? Xem xét các giải pháp đó đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay chưa?
* Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Xem xét kinh nghiệm và trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ và thiết bị mới của dự án.
- Đánh giá khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào trong khi thị trường mục tiêu dự kiến bị mất.
- Đánh giá về nguon nhân lực của dự án: Số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đào tạo và chnh sách thu hút nguồn nhân lực như thế nào?
* Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Việc thẩm định tổng von đầu tư rất quan trọng để tránh tình trạng vốn đầu tư trong quá trình thực hiện tăng lên hoặc giảm đi so với dự kiến ban đầu là quá lớn nên dẫn đến không cấn đối được nguồn vốn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và hiệu quả của dự án đầu tư. Chính vì điều này, cán bộ thẩm định phải đánh giá và xem xét tổng vốn của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, trong tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết hay chưa, xem xét các yếu tố làm thay đổi giá và thay đổi tỷ giá ngoại tệ,…
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo một tiến độ thực hiện dự án: Cán bộ thẩm định xem xét và đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào và có hợp lý hay không? Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đó trong tung giai đoạn để đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án hay không? Trong việc đánh giá này cần xem xet tỷ lệ nguồn vốn tham gia trong tung giai đoạn có hợp lý hay không, và để xác định được tiến độ giải ngân hợp lý và xác định thời gian vay trả,…
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, thì cán bộ thẩm định phải rà soát lại từng nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đnh giá khả năng tham gia của các nguồn vốn và đặc biệt là vốn chủ sở hữu, thông qua việc phân tích tài chnh của khách hàng, cân đối giưaa vốn chủ sở hữu và vốn tài trợ cũng như vốn đi vay,…
* Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Đánh giá hiệu quả về khía cạnh tài chnh của dự án là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình thẩm đnh một dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở bên trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tnh toán, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Cụ thể bao gồm:
- Đánh gia cơ cấu nguồn von, tính khả thi của nguồn vốn để nhằm mục đích tính toán chi phí ban đầu, chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm.
- Căn cứ vào kết quả thẩm định và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và vật liệu đầu vào cùng dây chuyền sản xuất để nhằm xác định giá thành và tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào kết quả thẩm định và đánh giá về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm để nhằm tính toán công suất và doanh thu dự kiến hàng năm của dự án.
- Việc xem xét tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án và của khách hàng để xác đnh nhu cầu vốn lưu động và chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành và các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ đầu tư đối với ngân sách.
Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các bảng bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định bao gồm: Báo cáo kết quả knh doanh, dự kiến nguồn vốn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án vay vốn có hai nhóm chỉ tiêu cần phải thiết lập bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lời của dự án vay vốn: Dòng tiền hiện tại thuần (NPV), tỷ suất sinh lời (IRR) và tỷ suất snh lời vốn chủ sở hữu (ROE) nếu là dự án có vốn tự có tham gia.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án vay vốn: Nguồn trả nợ hàng năm và thời gian hoàn trả vốn vay.
Ngoài ra tùy theo những dự án khác nhau mà có những chỉ tiêu khác nhau như: Khả năng tạo công ăn việc làm và khả năng đổi mới công nghệ, …
Phương pháp thẩm định và ví dụ minh họa
Trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MSB Bắc Ninh CBTĐ đã sử dụng cả 4 phương pháp thẩm định: so sánh đối chiếu, theo trình tự, dự báo, phân tích độ nhạy.
Ví dụ minh họa: Thẩm định thị trường của “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gang thép Long Dương” của Công ty gang thép Long Dương, sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu.
* Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
Dự án lựa chọn đầu tư nhà máy sản xuất thép theo công nghệ thiêu kết – lò cao – lò thổi – lò tinh luyện – đúc liên tục – cán, công suất 300.000 tấn thép thành phẩm/năm (cho 01 dây chuyền khép kn, mở rộng có thể nâng công suất lên gấp