Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Bắc Ninh (Trang 73)

o Phân tích biến động một chiều của giá nguyên liệu, chi phí, danh thu

1.4.2.1. Những hạn chế

Mặc dù có nhiều ưu điểm song công tác thẩm đnh dự án của Ngân hàng còn có một số hạn chế như sau:

Về nợ xấu, nợ khó đòi, nợ không thu hồi: Mặc dù tỉ lệ nợ xấu, nợ khó

đòi ngày càng giảm xuống nhưng hiên tại Ngân hàng vẫn còn một số khách hàng chưa đòi được tiền vay khi tài sản đảm bảo đang trong tình trạng có tranh chấp.

Về quy trình thẩm định:

Quy trình thẩm định DA của MSB Bắc Ninh đã rõ ràng tuy nhiên chưa thực sự chi tiết. Cán bộ phòng QHKH chỉ làm theo một quy trnh lớn còn các bước phân

tích nhỏ bên trong một quy trình chưa được quy định cụ thể. Ví dụ: trong nội dung phân tch rủi ro DA cần phân tích các nội dung nào, theo trnh tự như thế nào để đảm bảo việc đánh giá rủi ro là khoa học và toàn diện; và việc thẩm đnh bảo đảm tiền vay còn sơ sài và chưa được quy định. CBTĐ chỉ dựa nhiều vào kinh nghiệm và chưa đi vào thực tế của DA. Ngoài ra, Ngân hàng chưa có văn bản quy định chi tiết quy trình cho các loại DA khác nhau. Ví dụ như: với những DA vốn đầu tư nhỏ, tnh chất không phức tạp có thể giảm bớt một số bước thuận lợi cho khách hàng….

Về phương pháp thẩm định

Mặc dù Ngân hàng đã sử dụng các phương pháp thẩm định như : phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, theo trình tự, dự báo, phân tích độ nhạy nhưng khi áp dụng vào thẩm đnh các dự án thì sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu và phương pháp thẩm định theo trình tự và còn chưa quan tâm nhiều đến phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Mà trong khi hiện nay các điều kiện và yếu tố thay đổi thường xuyên thì việc phân tích độ nhạy và dự báo được những khả năng xảy ra trong tương lai là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho việc đưa ra nhận xét, đánh giá đầy đủ, chính xác hơn và tránh được những quyết định sai lầm.

Về nội dung thẩm định

- Trong nội dung thẩm đnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm còn chưa đánh giá kỹ về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của sản phẩm: Xác định các chiến lược cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và có số liệu chứng minh cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Trong nội dung thẩm đnh kỹ thuật đánh giá công nghệ, kỹ thuật và máy móc thiết bị chưa có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn mực phục vụ cho công tác thẩm đnh.

- Trong nội dung thẩm đnh hiệu quả tài chính còn nhiều bất cập. Trong đa số các dự án được thẩm đnh, cán bộ thẩm định mới chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản để tính toán như : NPV, IRR, T mà các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu điểm hòa vốn, lợi ích- chi phí và năng lực hòa vốn,… chưa được quan tâm và thông thường là bị bỏ qua.

Các chỉ tiêu NPV, T đã được CBTĐ tính toán với một mức lãi suất không đổi. Nhưng trên thực tế thì lãi suất thường xuyên thay đổi dưới tác động của nhiều nhân tố theo thời gian. Vì vậy mà các chỉ tiêu NPV, T bị tác động ít nhiều, không còn mang đầy đủ ý nghĩa và nhất là đối với những dự án trung- dài hạn vì tính toán các chỉ tiêu đó phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu.

Trong một số trường hợp, thì các cán bộ thẩm định khi tính toán các chỉ tiêu trên đã không chú ý đến giá trị thời gian của tiền, không quy đổi các khoản thu - chi về cùng một mặt bằng thời gian để tính toán, phân tích, vì thế dẫn đến làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu trên.

Về cán bộ thẩm định

Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo trong các trường đại học có trình độ và có chuyên môn. Nhưng các ngành nghề khác họ lại không đi sâu và nắm vững mà trong công tác thẩm định cần phải hiểu biết và nắm bắt tất cả các kiến thức về pháp luật, kinh tế- xã hội, công nghệ-kỹ thuật của các lĩnh vực và các ngành có liên quan. Các cán bộ thẩm định còn rất trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc tuy nhiên họ còn thiếu knh nghiệm và bãn lĩnh thương trường.

Về công nghệ, thông tin, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án

Việc tìm kiếm thông tin còn gặp rất nhiều hạn chế. Những thông tin vẫn còn mang nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định bởi vì đã chủ yếu sử dụng nguồn tin của khách hàng là nhiều và chưa thu thập nhiều thông tin ở bên ngoài như ở : trên mạng, trên báo chí, tìm kiếm thông tin qua các đối tác, ngân hàng khác hay đi thu thập thông tin thực tế và trong khi những thông tin đó sẽ có tính chính xác cao hơn.

Các trang thiết bị, các chương trình phần mềm ứng dụng và các chương trình tiện ích, đặc biệt là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý tín dụng vẫn chưa được đầu tư hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Bắc Ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w