Các giải pháp xây dựng hệ thống CMMI đạt mức 5:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 83)

3.3.1. Giải pháp đo lƣờng

MISA phải lập kế hoạch và triển khai các lộ trình theo dõi, đo lƣờng, phân tích và cải tiến tình hình triển khai mức 3 để:

- Đảm bảo hệ thống các quy trình mức 3 vẫn phải đạt yêu cầu của mô hình: biện pháp thực hiện là đánh giá nội bộ thƣờng xuyên trong năm: MISA nên xây dựng chế độ đánh giá thƣờng xuyên trong năm nhiều hơn, nhằm đảm bảo tất cả nhân viên thấu hiểu và nắm vững toàn bộ quy trình, quy định sản xuất phần mềm, đồng thời phát hiện các điểm thực hiện chƣa tốt để đào tạo lại nhân viên hoặc phải cải tiến cho phù hợp với thực tế triển khai

- Tổ chức các khóa đào tạo về CMMI, để khuyến khích và nâng cao chất

lƣợng nhân viên, nhằm biến tất cả quy trình quy định áp dụng tốt trong thực tế, nâng cao chất lƣợng của các khóa đào tạo, đồng thời công ty nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CMMI góp phần làm cho các quy trình trở nên bình thƣờng và gần gũi hơn với nhân viên để nhân viên có thể áp

dụng một cách thuần thục, tự nguyện mà không mang tâm lý đối phó để lấy chứng chỉ cho xong.

3.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Để MISA chuẩn bị tốt cho việc áp dụng và triển khai thành công mức CMMI mức 5 thì cần phải xem xét khía cạnh nhân sự ở 3 khâu: tuyển dụng, đào tạo: bao gồm đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài và tái đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá lại nguồn nhân lực định kỳ. Vì chúng ta đã biết tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp hiện nay là nhân viên, nếu doanh nghiệp không thể giúp đƣợc cho nhân viên của mình thực hiện công việc, áp dụng tốt quy trình, nếu bạn không thể thuyết phục đƣợc họ rằng bạn có thể giúp cho họ giải quyết các vấn đề này, nỗ lực cải tiến của doanh nghiệp sẽ thất bại, mọi ngƣời sẽ không thực hiện, mọi quy trình, quy định nên bỏ đi. Nếu doanh nghiệp không chăm nom về cải tiến thực mà chỉ muốn có chứng chỉ thì doanh nghiệp đó đang trả quá nhiều tiền cho một mảnh giấy.

3.3.2.1. Chính sách tuyển dụng

Thực hiện việc chuẩn hoá toàn bộ hoạt động tuyển dụng sẽ giúp MISA chọn đƣợc những nhân sự tốt nhất cho công việc của công ty, đồng thời nó còn giúp cho công ty có thể chủ động trong các việc:

- Lên kế hoạch tuyển dụng cụ thể đảm bảo đáp ứng thời gian yêu cầu

- Tìm kiếm các ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển: ngoài các yêu cầu

về chuyên môn, nghiệp vụ còn các yêu cầu về ngoại ngữ là anh văn, phải đƣợc kiểm tra, test kỹ càng để sau này công ty không phải mất thời gian, chi phí đào tạo lại.

- Đánh giá, lựa chọn đƣợc các ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển dụng

- Thực hiện các thủ tục (tiếp nhận, đào tạo, đánh giá, thẩm tra, khám sức

khỏe...) đến khi nhân sự đƣợc tiếp nhận chính thức.

3.3.2.2. Chính sách đào tạo:

MISA phải xây dựng một kế hoạch đào tạo cụ thể để đáp ứng nhu cầu nhân sự trong công việc cũng nhƣ đáp ứng mô hình CMMI mức 5, việc này sẽ giúp:

đào tạo từ việc lập kế hoạch, lựa chọn giảng viên, xây dựng/ chỉnh sửa nội dung đào tạo, chuẩn bị các công tác hậu cần, khảo sát và báo cáo hiệu quả đào tạo 6 tháng/ 1 lần với ban lãnh đạo.

- Giúp các Trƣởng bộ phận biết các thủ tục khi có nhu cầu đề xuất đào tạo

gửi tới bộ phận nhân sự, hỗ trợ nhân viên biết thủ tục đăng ký, trách nhiệm và yêu cầu khi tham gia các lớp đào tạo.

Đồng thời, trong phần này tôi cũng xin trình bày kế hoạch đào tạo và dự toán

Đào tạo nội bộ:

Để triển khai dự án CMMI mức 5 thành công, tổ chức cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực đầy đủ về chuyên môn. Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay vấn đề đào tạo nhân lực nghành công nghệ thông tin đƣợc đánh giá lá khá yếu và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Trong bối cảnh đó yêu cầu MISA không ngừng khuyến khích đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

- Trƣớc hết là việc hoàn thiện mô hình đào tạo trong tổ chức. Đây là một

mô hình đào tạo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Theo tiêu chí này các kỹ sƣ lành nghề có kinh nghiệm sẽ đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức các khóa huấn luyện thƣờng xuyên để nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên. Để khuyến khích mô hình này, công ty cần có những chính sách cụ thể nhƣ là qui định một nguyên tắc rõ ràng trong việc đào tạo nội bộ. Theo đó các nhân viên ở vị trí cao phải tổ chức tối thiểu các khóa huấn luyện cho nhân viên cấp dƣới nhƣ một tiêu chuẩn để đánh giá khen thƣởng cuối năm. Các nhân viên có tay nghề cao ở vị trí cấp thấp sẽ đƣợc thƣởng ngay sau khi tổ chức các các khóa huấn luyện.

- Đồng thời MISA cần cho triển khai nhiều các hình thức cho các hoạt động đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo qua sinh hoạt câu lạc bộ, đào tạo qua trang E-Learning nội bộ, đào tạo qua hƣớng dẫn trực tiếp trong công việc.

viên chính thức,... cũng đang đƣợc thực hiện chuẩn tắc hơn.

Nhƣng để áp dụng đƣợc CMMI mức 5 cần phải lập kế hoạch đào tạo nhân sự bài bản, thƣờng xuyên và có một lộ trình rõ ràng tới năm 2017.

Đào tạo bên ngoài hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài về đào tạo tại công ty

- MISA nên thuê chuyên gia đầu ngành có những buổi nói chuyện trao đổi

trực tiếp với cán bộ, đội ngũ nhân viên của công ty. Điều này sẽ giúp nhân viên cập nhật xu hƣớng công nghệ mới, thay đổi liên tục trong tình hình ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển với tốc độ chóng mặt cả về tốc độ tăng trƣởng lẫn công nghệ nhƣ hiện nay.

- MISA nên đầu tƣ kinh phí đặt mua các sách chuyên ngành, các tài liệu

kỹ thuật từ nƣớc ngoài, hỗ trợ kinh phí cho nhân viên của mình đƣợc tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nƣớc trong một thời gian ngắn hằng năm, cũng nhƣ hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới nhƣ Microsoft, IBM…

- MISA cần liên kết với các tổ chức giáo dục đào tạo. Công ty cần liên kết

với các tổ chức giáo dục đào tạo để tạo ra một nguồn lực vững chắc cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. MISA cần ký kết hợp đồng liên kết đào tạo lập trình viên với các trƣờng đại học, đặc biệt là hợp tác với các công ty chuyên đào tạo các lập trình viên hàng đầu trên thế giới nhƣ Ấn Độ, Mỹ, …

- MISA cần tổ chức cho đội ngũ quản lý dự án đƣợc đi học và đào tạo bài

bản tại các tổ chức đào tạo chuyên gia quản lý dự án tại Ấn Độ, Mỹ,… đồng thời kết hợp với việc tổ chức nghiên cứu học hỏi tại các công ty đã hoàn thành việc lấy chứng chỉ CMMI tại Mỹ để có thể trở thành nguồn nhân lực chủ chốt sau này khi làm việc tại MISA.

Với các biện pháp của việc đào tạo nguồn nhân lực lâu dài sẽ giúp MISA khắc phục những khó khăn lớn nhất trong quá trình hội nhập đó là nguồn nhân lực.

3.3.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên

Tiếng Anh là ngôn ngữ sử dụng duy nhất trong quá trình phỏng vấn đánh giá CMMI các nhân viên của toàn công ty. Nhƣ vậy để áp dụng thành công CMMI, cũng nhƣ mở đƣờng tiến bƣớc vào hoạt động kinh doanh quốc tế thì các doanh nghiệp phần mềm nên chú trọng nâng cao khả năng năng lực ngoại ngữ của mọi nhân viên, xây dựng phong trào học ngoại ngữ ở các cấp tổ chức từ lãnh đạo đến đội ngũ lập trình viên. Trong khi chúng ta đang chờ sự cải tiến về chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ ở các trƣờng phổ thông và đại học thì các doanh nghiệp vẫn cần phải đào tạo Ngoại ngữ cho nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. Công ty MISA cần coi chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ nhƣ một yêu cầu bắt buộc cho mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hàng quý có các kỳ thi kiểm tra, kết quả đƣợc tính nhƣ là một nhân tố trong việc xét thành tích công việc để phát lƣơng, tiền thƣởng. Công ty cũng nên hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí cho các nhân viên học ngoại ngữ nhƣ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Pháp.

3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất

Công ty MISA cần công cụ để hỗ trợ cho qui trình của mình và làm cho các hoạt động phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, MISA phải nhận ra rằng chính ngƣời của họ làm việc đó bằng cách tuân theo qui trình, và dùng công cụ. Do đó, nếu MISA muốn cải tiến, cách tốt nhất là hội tụ vào nhân viên của bạn vì họ chịu trách nhiệm cho thành công hay thất bại của nỗ lực cải tiến của bạn.

Nhận thấy đƣợc điều này MISA đã đầu tƣ sử dụng công cụ Visual Studio 2010 Team Foundation Server (TFS) của hãng Microsoft. TFS là hệ thống quản lý

vòng đời phần mềm tích hợp tất cả trong một: lƣu trữ, chia sẻ ản lý kế

hoạch kiểm thử, quản lý lỗi, giao việ ạng chất lƣợng và tiến độ

Ứng dụ ội phát triển có thể ực tuyến, kết

hợp liên hoàn chức năng, theo những mẫu quy trình thông minh đƣợc TFS dựng sẵn tại mỗi thời điểm trong vòng đời phát triển phần mềm. Vì vậy ngoài TFS MISA cần phải đầu tƣ công nghệ mới, tiên tiến nhất cho công tác hỗ trợ cho quy trình

3.3.4. Giải pháp bổ sung và hoàn thiện mô hình và quy trình:

3.3.4.1. Thiết lập vòng hỗ trợ các quy trình cần thiết để có thể đạt tiêu chuẩn CMMI mức 4 và mức 5: CMMI mức 4 và mức 5:

Để đạt đƣợc CMMI mức 5, bộ tiêu chuẩn CMMI yêu cầu MISA phải bổ sung thêm các bộ quy trình sau:

- Để đạt đƣợc CMMI mức 4 thì phải đo lƣờng và chuẩn hóa. Đo lƣờng hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hoá hoặc phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi.

- Để đạt đƣợc CMMI mức 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt

động tổ chức, tìm kiến các phƣơng pháp đổi mới để nâng cao năng lực làm việc của lực lƣợng lao động trong tổ chức, hỗ trợ cá nhân phát triển sở trƣờng chuyên môn.

Qua đó có thể thấy, CMMI mức 4 và mức 5 này sẽ chú trọng vào những ngƣời đứng đầu của một công ty, khả năng quản lý, phát triển năng lực của nhân viên, huấn luyện nhân viên trở thành các chuyên gia.

Vì vậy, tôi đề xuất một số nhóm quy trình mà MISA cần tập trung trong phát triển để đạt CMMI mức 5 (mức cao nhất của việc quản lý theo quy trình).

3.3.4.2. Xây dựng sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án và các các lĩnh vực quy trình cần thiết để áp dụng CMMI mức 4 và mức 5 lĩnh vực quy trình cần thiết để áp dụng CMMI mức 4 và mức 5

Xây dựng sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án

Đồng thời bên cạnh việc xây dựng vòng đời của các nhóm quy trình, MISA cần phải xây dựng việc tra cứu các quy trình theo vòng đời của dự án, đây là một trong những sơ đồ tôi nhận thấy sơ đồ tra cứu sẽ giúp cho nhân viên phát triển sản phẩm, các bộ phận hỗ trợ có thể tra cứu và triển khai công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, vui lòng xem hình vẽ dƣới đây:

Hình 3.2: Sơ đồ tra cứu các quy trình theo vòng đời dự án

Xây dựng Hiệu suất quy trình tổ chức

Mục tiêu của hiệu suất quy trình tổ chức (OPP) là thiết lập và duy trì một sự hiểu biết định lƣợng về hiệu suất của một bộ các quy trình tổ chức trong việc hỗ trợ về chất lƣợng và mục tiêu quá trình thực hiện, và để cung cấp các quy trình dữ liệu thực hiện, và các mô hình định lƣợng quản lý dự án của tổ chức.

một quy trình. Quá trình thực hiện đƣợc đặc trƣng bởi việc đo lƣờng các quy trình (Ví dụ: công sức, thời gian chu kỳ, và hiệu quả loại bỏ các lỗi) và đo lƣờng sản phẩm (Ví dụ: độ tin cậy, mật độ lôi, thời gian đáp ứng và chi phí).

Việc thực hiện quy trình dự kiến có thể đƣợc sử dụng trong việc thiết lập chất lƣợng của dự án và mục tiêu hiệu suất quy trình, có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cơ sở dựa vào đó hiệu suất dự án thực tế có thể đƣợc so sánh. Thông tin này đƣợc sử dụng để định lƣợng quản lý dự án. Mỗi dự án đƣợc quản lý về số lƣợng, trình tự, cung cấp kết quả thực hiện thực tế trở thành một phần của dữ liệu cơ sở cho các tài sản quy trình tổ chức..

MISA cần tiến hành một số sau đây để đảm bảo cho việc triển khai quy trình này một cách hiệu quả:

- Xác định xem các quy trình đang thực hiện (ở CMMI mức 3) có nhất quán và ổn định (ví, có thể dự đoán).

- Các quy trình đang đƣợc thực hiện một cách hiệu quả ớ các dự án.

- Xây dựng các tiêu chí để xác định xem một quy trình hoặc tiến trình có

đƣợc quản lý thống kê và xác định các đo lƣờng thích hợp, các kỹ thuật phân tích đƣợc sử dụng trong quản lý.

- Xác định các quy trình có biểu hiện không bình thƣờng (ví dụ, không thƣờng xuyên hoặc không thể đoán trƣớc)

- Xác định các khía cạnh của quy trình có thể đƣợc cải thiện trong thiết lập

của tổ chức của các quá trình tiêu chuẩn.

- Xác định tính khả thi của một quy trình có thể đƣợc thực hiện tốt nhất.

Xây dựng quy trình quản lý dự án định lƣợng, đo lƣờng và chuẩn hoá:

Mục tiêu của quản lý dự án định lƣợng là quản lý quy trình đƣợc định nghĩa của dự án để đạt đƣợc chuẩn chất lƣợng đã thiết lập của dự án và các mục tiêu đo lƣờng, chuẩn hoá và hiệu suất thực hiện các quy trình.

MISA cần thực hiện các hoạt động sau đây để xây dựng và quản lý quy trình này:

- Thiết lập và duy trì chất lƣợng của dự án và mục tiêu quy trình thực hiện.

- Việc lựa chọn các tiến trình của quy trình đƣợc định nghĩa trong dự án

phải đƣợc quản lý thống kê.

- Xác định các tiến trình phù hợp để soạn quy trình đƣợc định nghĩa của

dự án dựa trên sự ổn định lịch sử và dữ liệu tìm thấy trong các mô hình.

- Giám sát các dự án để xác định xem mục tiêu của dự án về chất lƣợng và

hiệu suất quy trình đƣợc thỏa mãn, và xác định các hoạt động khắc phục thích hợp.

- Lựa chọn các biện pháp và kỹ thuật phân tích đƣợc sử dụng trong việc quản lý thống kê, đo lƣờng các tiến trình lựa chọn.

- Giám sát việc thực hiện các tiến trình để xác định xem chúng có khả năng đáp ứng đƣợc chất lƣợng và mục tiêu quy trình thực hiện và xác định các hoạt động khắc phục.

- Ghi quản lý dữ liệu thống kê và chất lƣợng trong kho đo lƣờng, chuẩn hoá các mục tiêu dự án của tổ chức.

Để giải quyết có hiệu quả các hoạt động cụ thể trong quy trình này MISA phải có một bộ quy trình chuẩn và các tài sản quy trình tổ chức có liên quan, chẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)