Tính đến hết năm 2013, MISA đã có trên 100.000 khách hàng là các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp 63 tỉnh, thành phố. Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, MISA đã cung cấp phần mềm kế toán và các giải pháp quản trị doanh nghiệp cho hơn 60.000 khách hàng, một số khách hàng tiêu biểu có thể kể đến là:
- Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Cafe Trung Nguyên
- Tổng công ty Mía đƣờng I
- Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam dƣợc Bảo Long
- Tập đoàn Cavico
- Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
- Công ty cổ phần Đầu tƣ tài chính (BIDV)
- Công ty Cấp thoát nƣớc Gia Lai
- Công ty cổ phần Rạng Đông
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng
- ...
Đối với khối khách hàng hành chính sự nghiệp, MISA đang cung cấp phần mềm kế toán cho trên 300.000 đơn vị hành chính sự nghiệp và trên 10.000 xã/phƣờng các Bộ ngành trung ƣơng đến các địa phƣơng, một số khách hàng tiêu biểu:
- Văn phòng Bộ Ngoại Giao - Văn phòng Chính phủ - Bộ Tƣ Pháp - Bộ Nội vụ - Bộ Công Thƣơng - Bộ Y tế (Dự án LIFE GAP) - Tổng Cục Thống Kê - Tổng Cục Thi hành án 2.2.3 Sản phẩm và dịch vụ
Với chiến lƣợc sản xuất phần mềm đóng gói, hiện nay MISA tập trung chủ yếu vào thị trƣờng nội địa với các sản phẩm phục vụ công tác quản lý tài chính, kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các giải pháp quản trị doanh nghiệp, cụ thể:
Nhóm sản phẩm dành cho các doanh nghiệp bao gồm:
- Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2012: là phần
mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp đƣợc xây dựng theo Quyết định 15, 48
- Phần mềm Quản trị nhân sự MISA HRM.NET 2012: là phần mềm
phục vụ công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp
- Phần mềm Quản trị Bán hàng MISA CRM.NET 2012: là phần mềm
phục vụ công tác quản lý bán hàng tại các doanh nghiệp.
- Phần mềm Quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN: là giải pháp
phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp, đƣợc tích hợp từ Quản trị bán hàng, Quản trị tài chính – kế toán, Quản trị nhân sự, Quản trị công việc, Quản trị truyền thông,.... vào thành một hệ thống duy nhất, tƣơng tác trao đổi với nhau một cách chặt chẽ.
- Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA Mimosa.NET 2012: là phần mềm kế toán phục vụ cho các cơ quan hành chính sự nghiệp tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 19/2006/QĐ – BTC.
- Phần mềm kế toán xã/phƣờng MISA Bamboo.NET 2012: là phần
mềm kế toán phục vụ cho các UBND xã/phƣờng/thị trấn, tuân thủ đúng chế độ kế toán theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tƣ 146/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Phần mềm kế toán Thi hành án MISA Panda.NET 2012: là phần mềm
kế toán phục vụ cho Tổng cục Thi hành án – Bộ tƣ pháp tuân thủ đúng chế độ kế toán của ngành Thi hành án theo Thông tƣ số 91/2010/TT- BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 17/06/2010 về việc hƣớng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
- Phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN: là phần mềm phục vụ cho các
đơn vị HCSN theo dõi tài sản công, tuân thủ đúng Nghị định 52 của chính phủ về quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc.
MISA là doanh nghiệp phần mềm luôn tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm theo công nghệ tiên tiến nhất nhằm mang lại tiện ích, hiệu quả cao nhất cho ngƣời dùng. Các sản phẩm của MISA đã và đang dịch chuyển theo hƣớng SaaS (Software as a Service) tức sản phẩm nhƣ là dịch vụ theo công nghệ điện toán đám mây chạy hoàn toàn trên nền tảng web. Các sản phẩm SaaS luôn mang lại những hiệu quả tối ƣu cho cả ngƣời dùng lẫn nhà cung cấp, là xu hƣớng của toàn thế giới hiện nay.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013)
2.2.5. Nhân sự
Tính đến đầu năm 2013, MISA đã có trên 600 cán bộ nhân viên trên toàn
quốc. Liên tục trong nhiều năm, MISA liên tục tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân sự cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Hình 2.3 Biểu đồ tăng trƣởng nguồn nhân lực 2009 – 2013 của MISA
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh những kiến thức mới về công nghệ, về kỹ thuật đồng thời luôn phải sáng tạo, năng động. Cơ cấu nhân sự của MISA có hơn 80% nhân viên trong độ tuổi trẻ (dƣới 30 tuổi), đó là một thế mạnh của công ty.
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi của MISA
Về trình độ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 75%, 17% là Cao đẳng và chỉ 3% là Trung cấp, trung học phổ thông, đây cũng là một thế mạnh của MISA.
Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của MISA
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012a)
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của MISA
MISA luôn giữ vững tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm trên 20%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trƣởng doanh số tăng 70% so với năm 2010.
Song song với hoạt động kinh doanh và phát triển phần mềm, MISA cũng chú trọng tới việc đƣa phần mềm vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc, giúp sinh viên làm quen, sử dụng thành thạo phần mềm. Tính đến hết năm 2013, đã có 550 trƣờng đƣa phần mềm MISA vào giảng dạy (Công ty cổ phần MISA, 2013)
2.3. Thực trạng mô hình phát triển phần mềm và mô hình CMMI mức 3 đang áp dụng tại công ty cổ phần MISA đang áp dụng tại công ty cổ phần MISA
2.3.1. mô hình phát triển
Trƣớc khi áp dụng CMMI, thì công ty MISA đã quản lý việc sản xuất phần mềm dựa theo kinh nghiệm thực tế, công ty cũng đã xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm từ giai đoạn khởi đầu đến khi chuyển giao sản phẩm, nhƣng việc xây dựng sản phẩm đến khi phát hành tới tay khách hàng còn phải mất rất nhiều thời gian, không đúng tiến độ đề ra, sản phẩm chuyển giao cho khách hàng còn gặp nhiều lỗi, có những sản phẩm xây dựng xong nhƣ MISA SME7.0 phải huỷ bỏ để xây dựng mới lại từ đầu, để hiểu rõ hơn về việc phát triển sản phẩm của MISA năm 2012 trở về trƣớc, tôi xin trình bày mô hình phát triển sản phẩm tại MISA trƣớc khi triển khai CMMI:
Hình 2.7 Mô hình phát triển phần mềm MISA trƣớc năm 2013
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012) Hình 3.3 cho thấy việ
Ngày 14/5/2012, sau khi trải qua kỳ đánh giá Công ty Cổ phần MISA đã chính thức đƣợc Viện công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI - Software Engineering Institute) công nhận đạt chuẩn CMMI level 3, từ khi quyết tâm áp dụng CMMI ban lãnh đạo đã quyết định xây dựng và hoàn thiện mô hình phát triển các sản phẩm từ 2013 đến hiện tại đƣợc mô tả nhƣ hình 3.4 dƣới đây:
Hình 2.8 Mô hình phát triển các sản phẩm từ 2013 đến hiện tại
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2012) Từ đây, tất cả các dự án phát triển sản phẩm của MISA đề
nghiêm CMMI
CMMI. Kết quả việc áp dụng này đạt đƣợc nhƣ sau:
- Việc tổ chức thành các ban quản lý dự án giúp toàn bộ nhân viên có
trách nhiệm cao, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao đồng thời đánh giá chính xác năng lực của nhân viên
- Sản phẩm ra đời đúng hạn trung bình đạt trên 90% (trƣớc năm 2012
chỉ đạt 40%), thời gian trễ hạn trong việc phát hành sản phẩm trung bình là 30 ngày (trƣớc năm 2012 là 90 ngày)
- Lỗi phát sinh giảm xuống trung bình còn 3.534 lỗi code/1 sản phẩm (trƣớc năm 2012 trung bình khoảng 6.203 lỗi/1 sản phẩm. Số lỗi trung bình này tạm tính từ khi phát hành sản phẩm đến khi ra thị trƣờng đƣợc 1 năm.
2.3.2 Hệ thống mô hình CMMI mức 3 đang đƣợc triển khai và áp dụng tại công ty cổ phần MISA công ty cổ phần MISA
2.3.2.1. Quản lý cấu hình (CM: Configuration Management)
Hình 2.9: Sơ đồ xây dựng, quản lý dự án mới
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Mục đích của quản lý cấu hình là thiết lập và duy trì tính toàn vẹn của các sản phẩm làm ra bằng cách sử dụng chu trình, vòng lặp để xác định, kiểm soát, tính toán và kiểm duyệt cấu hình. Quản lý cấu hình gồm sáu bƣớc liên quan tới việc xác định các ranh giới (baselines), theo dõi và kiểm soát các thay đổi, và thiết lập tính toàn vẹn của các ranh giới đó.
Thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý cấu hình (danh mục cấu hình, baseline, các sản phẩm bàn giao cho khách hàng, cũng nhƣ báo cáo tình trạng cấu hình,…) cho mỗi dự án, đồng thời áp dụng và thiết lập tính toàn vẹn cho việc quản lý cấu hình cho toàn bộ sản phẩm công ty.
Với quy trình lập kế hoạch dự án, MISA đã triển khai quy định quản lý cấu hình của mô hình CMMI qua 6 bƣớc. (vui lòng xem chi tiết tại phụ lục quy trình lập kế hoạch dự án)
Hình 2.10: Lƣu đồ quy trình sản xuất phần mềm
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013)
2.3.2.2. Đo lƣờng và phân tích (Measurement and Analysis)
Mục đích của hoạt động đo lƣờng và phân tích (Measurement anh Analysis – MA) là để phát triển và duy trì khả năng đo lƣờng đƣợc, và qua đó sẽ cung cấp cho những thông tin đáp ứng nhu cầu về quản lý.
MISA đã tích hợp các hoạt động đo lƣờng và phân tích vào trong qui trình quản lý cấu hình của dự án sẽ đem lại những hỗ trợ nhƣ sau:
- Khả năng lập kế hoạch và lập dự báo kết quả trên cơ sở các mục tiêu
đã xác định của dự án
- Giám sát kết quả đạt đƣợc trong thực tế so với kế hoạch và mục tiêu
đã đƣợc xác định
- Phát hiện và khắc phục sự cố liên quan đến quy trình.
- Đƣa ra những thông số đánh giá cơ bản để đánh giá sự thực hiện của
các qui trình tiếp sau
Với quy trình này có MISA xác lập rõ mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Đo lƣờng: Sắp xếp các hoạt động đo tƣơng ứng với các nhu cầu về thông tin Cần xác định các mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu thông tin, xác định các phép đo đáp ứng các mục tiêu đó, chỉ ra cách lấy và lƣu trữ dữ liệu, xác định cách phân tích và báo cáo dữ liệu
Cung cấp các kết quả đo lƣờng – cần thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích các dữ liệu thu thập đƣợc, quản lý và lƣu trữ cả các dữ liệu và kết quả phân tích, trao đổi các kết quả với
Việc thực hiện việc đo lƣờng và phân tích đƣợc xây dựng từ đầu năm, bằng việc quy định phạm vi thực hiện, công thức tính, nguồn dữ liệu, các bƣớc thực hiện, ngƣời thực hiện, tần suất thực hiện. (Vui lòng xem phụ lục Quy trình giám sát dự án)
Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM), nhân viên thực hiện dự án, nhóm đảm bảo chất lƣợng (QA) và nhân viên Ban ISO.
2.3.2.3. Giám sát và kiểm soát dự án (Project Monitoring and Controlling)
Qui trình này đƣợc thiết lập để theo dõi tiến trình hoàn thành dự án nhằm có sự điều chỉnh kịp thời mỗi khi thực tế dự án có những phát sinh, sai lệch nghiêm trọng so với kế hoạch
Kế hoạch dự án (đã đƣợc lập thành tài liệu) là cơ sở để tiến hành kiểm tra các hoạt động dự án, trao đổi về tình trạng dự án và thực hiện các hoạt động đều chỉnh. Mức độ hoàn thành dự án đƣợc xác định chủ yếu bằng cách tại các mốc thời gian thực hiện dự án hoặc tại những mức nhất định trong bảng danh mục phân cấp các công việc của dự án, đem so sánh kết quả làm việc và thuộc tính công việc thực tế, nhân lực, chi phí và thời gian sử dụng trong thực tế so với kế hoạch.
Ban giám đốc Trung tâm PTPM MISA thƣờng xuyên kiểm tra tình trạng thực tế việc phát triển sản phẩm có sai lệch đáng kể so với dự kiến cần thực hiện các hành động khắc phục thích hợp.
Đối với các dự án bị sai sót nghiêm trọng, hoặc phát sinh các lỗi Những hành động này có thể đòi hỏi phải lập lại kế hoạch (việc này có thể bao gồm việc xem xét lại kế hoạch ban đầu, thiết lập các cam kết mới, hoặc bổ sung các hoạt động mới vào kế hoạch hiện tại.
Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: quản lý dự án (PM), trƣởng nhóm (TL) nhân viên đội dự án.
2.3.2.4. Lập kế hoạch dự án (Project Planning(PP))
Hình 2.11: Lƣu đồ quy trình lập kế hoạch dự án
Nguồn: Công ty cổ phần MISA (2013) Tại MISA việc lập kế hoạch dự án bao gồm: lập kế hoạch triển khai tổng thể, lập kế hoạch tổng thể dự án, lập kế hoạch triển khai mốc số 1, lập kế hoạch vòng lặp giai đoạn định hình, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), điều chính kế hoạch dự án, lập kế hoạch triển khai mốc tiếp theo, lập kế hoạch vòng lặp giai đoạn, kết thúc dự án.
Do tính chất quan trọng của việc lập kế hoạch dự án, ban lãnh đạo MISA đã xác lập thêm việc lập kế hoạch dự án bao gồm các vấn đề sau:
Phát triển kế hoạch của dự án.
Trao đổi với những những ngƣời có trách nhiệm. Đạt đƣợc cam kết thực hiện đối với dự án.
Duy trì kế hoạch.
Việc xây dựng kế hoạch đƣợc bắt đầu từ những yêu cầu xác định nên sản phẩm và dự án.
Kế hoạch dự án thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá tiến độ thực hiện của dự án, để đánh giá những thay đổi về yêu cầu và cam kết hành động, những ƣớc đoán không chính xác, những hoạt động chính xác và những thay đổi về quy trình.
Thành phầm tham gia vào quy trình gồm có: chuyên gia an ninh phần mềm, PMO, quản lý dự án (PM), GĐ TTPTPM và nhân viên Ban ISO. Xem thêm phụ lục quy trình lập kế hoạch dự án)
2.3.2.5. Bảo đảm chất lƣợng quy trình và chất lƣợng sản phẩm (Process and Product Quality Assurance Process)
Mục đích của quy trình Bảo đảm chất lƣợng quy trình và sản phẩm (PPQA) là cung cấp cho Ban lãnh đạo và thành viên những đán giá đúng đắn, khách quan về các quy trình vá các sản phẩm đƣợc áp dụng quy trình.
Trong toàn bộ các giai đoạn sản xuất sản phẩm, các lĩnh vực quy trình Bảo đảm chất lƣợng quy trình và sản phẩm (PPQA) thì MISA đã chú trọng những vấn đề chủ yếu sau:
- Việc đánh giá khách quan các quy trình đã đƣợc áp dụng thực hiện, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ đối với các thủ tục, các tiêu chuẩn, các mô tả quy trình thích hợp tƣơng ứng
- Ban ISO đã xác định và tài liệu hóa các vấn đề quy trình không đƣợc
tuân thủ, không đúng theo quy định sau các đợt đánh giá nội bộ, bên ngoài, đánh giá định kỳ của tổ chức cấp chứng chỉ.
- Ban ISO báo cáo và đƣa ra phản hồi với các thành viên dự án và Ban
lãnh đạo về kết quả thực hiện công tác Bảo đảm chất lƣợng
- Ban ISO tiếp tục theo dõi đảm bảo các vấn đề đƣợc giải quyết