Xu hƣớng phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam từ nay đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 80)

năm 2020:

Trong những năm qua, nhà nƣớc đã không ngừng đầu tƣ cho ngành công nghiệp phần mềm, đặc biệt là các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành tại các cơ quan nhà nƣớc gắn với thực hiện cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đối với doanh nghiệp nhà nƣớc có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, ban hành và triển khai việc thi hành luật CNTT nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất phần mềm đƣợc tốt hơn. Vừa qua ngày 09/06/2014 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 880/QĐ-TTg, “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có nội dung vắn tắt nhƣ sau:

- Xây dựng ngành điện tử, CNTT trở thành ngành công nghiệp chủ lực để

tạo điều kiện cơ sở cho các ngành khác phát triển

- Khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm phần mềm tin học phục

vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu

- Tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông

tin giai đoạn tới năm 2020 đạt 17-18%, giai đoạn đến 2030 đạt 19-21% - Năm 2020 tỷ trọng ngành điện tử, công nghệ thông tin chiếm 9-10%

trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65-70% nhu cầu thị trƣờng, năm 2030 chiếm 12-13% và đáp ứng 75-80% nhu cầu thị trƣờng

Với Quyết định số 880/QĐ-TTg, càng thể hiện việc đầu tƣ mạnh mẽ cho CNTT sẽ là xu hƣớng tất yếu cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính trong thời gian tới, theo nhận định của các chuyên gia xu thế phát triển ngành công nghiệp phần mềm tới năm 2020 sẽ là:

Nền tảng thƣơng mại điện tử: Nền tảng thƣơng mại trực tuyến sẽ bắt đầu

“lấn sân” sang thị trƣờng bán lẻ. Thƣơng mại số đƣợc dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp hơn nữa với mức tăng trƣởng bình quân 17% trong vòng 3 năm tới.

Điện toán đám mây: Sự chuyển dịch sang điện toán đám mây đã thay đổi

hoàn toàn bộ mặt của hoạt động lƣu trữ và chia sẻ dữ liệu số lƣợng lớn và nó còn đem đến cho chúng ta những mô hình kinh doanh kiểu mới. Cụ thể, theo ông Geogre Lee, lãnh đạo phòng công nghệ, truyền thông và viễn thông của Goldman cho biết: “Các công ty ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thành công nhất là những doanh nghiệp có khả năng tích hợp công nghệ điện toán với công việc hằng ngày của chúng ta, khiến chúng trở nên cần thiết giống nhƣ Internet với cuộc sống.”

Công nghệ chăm sóc sức khỏe: Các bác sĩ ngày nay có thể sử dụng công

nghệ để phát hiện sớm các căn bệnh khó chữa nhƣ ung thƣ hay các mầm bệnh truyền nhiễm. Điển hình nhƣ hãng cung cấp thiết bị y tế có trụ sở ở Massachusetts, Mỹ – Hologic đã phát triển thành công “công nghệ chụp X quang ba chiều” cho phép các bác sĩ phát hiện mầm bệnh gây ung thƣ mà trƣớc đây chúng ta vẫn chƣa thể làm đƣợc điều này.

Tăng trƣởng quy mô chƣa từng có: Các tập đoàn công nghệ là những

doanh nghiệp có quy mô lớn nhất thế giới với những hoạt đông kinh doanh có tầm ảnh hƣởng lớn nhất. “Họ đang phát triển nhanh hơn các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác và đƣa ra các quyết định mang tính chiến lƣợc trong thời gian ngắn hơn.”

Các nguồn lợi từ di động: Doanh thu điện thoại thông minh và máy tính

bảng giờ đây đã vƣợt qua PC và laptop. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cũng đang cố gắng hƣớng tới các dịch vụ nhƣ “thanh toán di động, nội dung di động, dịch vụ xác định địa điểm hay khai thác dữ liệu sử dụng của ngƣời dùng thiết bị di động”. Và còn nhiều loại hình dịch vụ khác dành cho các công ty khai thác.

Sự lan tỏa của công nghệ: Công nghệ không chỉ dừng lại ở hoạt động tăng

trƣởng mà nó còn là “sự lan tỏa”. Hơn 4 tỷ ngƣời trên khắp thế giới hiện đang sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động và trong vòng 5 đến 10 năm tới, hầu hết trong số họ sẽ tiến tới sử dụng các dạng công nghệ điện toán khác. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi cách con ngƣời tiêu thụ và chất lƣợng tiêu thụ. Khi công nghệ trở thành một phần trong đời sống của họ thì nó sẽ lại tiếp tục tăng trƣởng và lan tỏa theo một cách mới.

Những làn sóng công nghệ mới: In 3D, giải pháp dữ liệu (dữ liệu đƣợc thu

thập từ các thiết bị khác nhau và đồng bộ thông tin), mạng điều khiển bởi phần mềm (SDN) là những làn sóng công nghệ sẽ phát triển trong thời gian tới. Theo Goldman “công nghệ in ba chiều sẽ đƣợc phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu chi phí cho các thiết kế phức tạp và sớm đƣợc phổ cập trong đời sống. Trong khi đó, SDN sẽ giải phóng mạng máy tính khỏi các thiết bị phần cứng đắt tiền, làm cho nó rẻ hơn và dễ sử dụng hơn, đáp ứng nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp.”

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 80)