Ngành công nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam trong hơn 10 năm từ năm 2000 - 2011 đã đạt đƣợc rất nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngành công nghiệp CNTT đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển đất nƣớc, góp phần đƣa Việt Nam đuổi kịp các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển ngày càng đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT, nội dung số, phần cứng,... Công nghiệp phần mềm trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao cả về doanh số và thị trƣờng và đang trở thành một ngành kinh tế đầy hứa hẹn của đất nƣớc. Cụ thể, ngành công nghiệp phần
mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã phát triển nhanh, đạ ệ tăng trƣởng hằng
năm ở mức 25-35%, cao gấp 3-5 lần tỷ lệ tăng trƣởng GDP chung của cả nƣớc (Sơn Hà, 2010).
Ông Phạm Tấn Công - Tổng Thƣ ký Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) cho biết: Doanh thu phần mềm từ năm 2005 đến năm 2011 đã tăng hơn 4 lần, với con số cụ thể là 250 triệu USD năm 2005, 325 triệu USD năm 2006, 458 triệu USD năm 2007, 680 triệu USD năm 2008, 850 triệu USD năm 2009, 1,050 tỷ USD năm 2010, 1, 2 tỷ USD năm 2011, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 35%. Các thị trƣờng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là Nhật Bản và Bắc Mỹ. Việt Nam thƣờng xuyên đƣợc các tổ chức tƣ vấn hàng đầu thế giới nhƣ KPMG, Gatner, A.T.Kearney,... đánh giá cao trong danh sách các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm (theo xếp hạng của tập đoàn A.T Kearney công bố năm 2011, Việt Nam đƣợc xếp hạng thứ 8 trong số các nƣớc hấp dẫn nhất về gia công phần mềm).
Hình 2.1 Doanh thu ngành phần mềm Việt Nam 2005 – 2012, riêng 2012 là số liệu ƣớc đạt (đơn vị tính: triệu USD)
Nguồn: P.V (2012) Số lƣợng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT tăng nhanh, tính đến năm 2012, cả nƣớc có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh, thành phố lớn với nhân lực trên 70.000 ngƣời. Một số doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 nhân viên nhƣ FPT, TMA, PSV,... còn lại là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, đa phần ở khoảng 20-30 nhân viên.
Nhà nƣớc cũng đang có nhiều chính sách ƣu đãi cho ngành công nghiệp phần mềm nhằm khuyến khích đầu tƣ. Thủ tƣớng Chính phủ cũng phê duyệt nhiều chƣơng trình, kế hoạch trọng điểm nhƣ Chƣơng trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 51/2007/QĐ – TTg), Chƣơng trình phát triển công nghiệp nội dung số (theo quyết định 50/2009/QĐ – TTg). Những chƣơng trình, kế hoạch này đã góp phần quan trọng trong việc định hƣớng và thúc đẩu phát triển ngành công nghiệp CNTT đầy tiềm năng này của Việt Nam.
Với việc tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngành CNTT, đặc biệt là phần mềm, Việt Nam hi vọng tới năm 2015 sẽ đào tạo đƣợc gần 1 triệu kỹ sƣ CNTT và mức
tăng trƣởng của ngành đạt trung bình từ 30 đến 40%, trở thành nhà cung cấp phần mềm đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực đó, Nhà nƣớc ta cũng rất quan tâm tới việc thành lập các khu công nghệ cao tập trung. Đầu tiên phải kế tới Công viên phần mềm Sài Gòn (Saigon Software Park) đƣợc thành lập vào tháng 6/2000 với tổng vốn đầu tƣ 14,9 tỉ đồng. Nhờ cơ sở hạ tầng hiện đại, trung tâm đã thu hút đầu tƣ của hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc với số lƣợng kỹ sƣ làm việc tại đây đạt hơn 585 ngƣời. Các công ty xuất khẩu và phát triển phần mềm tại đây có: Crown Systems (Singapore), Data Design (Nhật Bản), …Ngoài ra còn có Công viên phần mềm Quang Trung (Quang Trung Software Park) đƣợc thành lập vào năm 2001 theo Quyết định về việc thành lập và phát triển công nghiệp phần mềm trong giai đoạn 2000 - 2005 của Chính phủ. Đây là khu phần mềm tập trung lớn nhất Việt Nam, đã thu hút hơn 74 doanh nghiệp CNTT với tổng vốn đăng kí đầu tƣ là 30,4 triệu USD với hơn 6.300 nhân viên, trong đó bao gồm 42 doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.
Đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về CNTT – TT” do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 22/09/2010 (theo quyết định số 1755/QĐ – TTg) đã xác định các mục tiêu phát triển cho ngành công nghiệp CNTT, trong đó nhấn mạnh: Việt Nam nằm trong số 15 nƣớc dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm. Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đƣợc nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và khu vực. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam làm chủ thị trƣờng trong nƣớc và tham gia xuất khẩu. Công nghiệp CNTT đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế kỹ thuật, chiếm tỉ trọng cao trong GDP của cả nƣớc.