Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lƣợng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 29)

Quản lý chất lƣợng có một số nguyên tắc sau:

Hướng vào khách hàng: vì khách hàng là đối tƣợng phục vụ của sản phẩm, là động lực thúc đẩy sản xuất và dịch vụ nên phải nắm bắt và hƣớng sản phẩm của mình theo nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của khách hàng.

Sự lãnh đạo: nhằm thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đƣờng lối và môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp. Ngƣời lãnh đạo phải tham gia chỉ đạo, xây dựng các chiến lƣợc, hệ thống và tìm các biện pháp huy động mọi ngƣời tham gia và phát huy tính sáng tạo, ý thức về chất lƣợng sản phẩm để đạt đƣợc mục tiêu chung.

Sự tham gia của mọi thành viên: Sự hiểu biết thấu đáo mục tiêu chất lƣợng kết hợp với lòng nhiệt tình, kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu chất lƣợng đề ra.

Cách tiếp cận theo quá trình: Đó là quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tƣơng tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra và gia tăng giá trị sản phẩm. Một hoạt động sản xuất bao gồm nhiều quá trình, đầu vào quá trình này là đầu ra của quá trình kia. Quản lý chất lƣợng hiểu theo khía cạnh này thực chất là quản lý các quá trình liên lục và mối quan hệ giữa chúng.

Cách tiếp cận theo hệ thống: Bài toán chất lƣợng không thể giải bằng cách xem xét các yếu tố đơn lẻ trong cả quá trình hình thành sản phẩm, ngƣợc lại phải biết cách kết hợp các yếu tố đó một cách đồng bộ, tƣơng tác để thấy đƣợc nguyên nhân chính của vấn đề và đƣa ra hƣớng cải tiến cho phù hợp và kịp phát triển và cạnh tranh. Việc nghiên cứu và tạo cho sản phẩm của mình sự khác biệt hấp dẫn so với các sản phẩm cùng loại cũng đòi hỏi phải đƣợc thực hiện đồng bộ trong cả quá trình, qua sự hiểu biết của từng cá nhân về phƣơng pháp và công cụ cải tiến.

Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định về chất lƣợng phải dựa trên nguồn thông tin thị trƣờng đầy đủ, chính xác, chọn lọc và phƣơng pháp phân tích khoa học.

Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: mối quan hệ, sự cộng tác trong và ngoài doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiêu thụ sản phẩm. Mối quan hệ nội bộ tạo không khí làm việc lành mạnh, hiệu quả; tăng cƣờng đƣợc tính linh hoạt từ quyết định tới việc thực thi. Mối quan hệ ngoại giao giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng, định hƣớng đƣợc sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng mức áp dụng mô hình CMMI tại công ty cổ phần Misa từ mức 3 lên mức 5 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)