Mô tả cách thức khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ công đoàn cơ sở tỉnh Phú Thọ (Trang 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Mô tả cách thức khảo sát

Để xác định thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ công đoàn và kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS, Luận văn đã xây dựng phiếu hỏi với hệ thống câu hỏi (Đơn vị đồng chí có tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán

bộ CĐCS thường xuyên không? Việc lập Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS được thực hiện dựa trên cơ sở nào?...” và thu thập thông tin

của 230 phiếu ý kiến trả lời cán bộ công đoàn cấp cơ sở và kết quả của phiếu khảo sát theo chƣơng trình thực hiện Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đề án 231 của Chính Phủ về nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động và trình độ kỹ năng của cán bộ công đoàn các cấp, để bổ sung xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho ngƣời lao động nói chung và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp nói riêng.

Sau khi thu thập phiếu khảo sát, tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu, phân tích các dữ liệu và đánh giá số liệu khảo sát theo các nội dung thông tin khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS và bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS. Bên cạnh đó, trong Luận văn đã tổng hợp các báo cáo, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm của LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, CĐCS trực thuộc về việc lập kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS trong các năm 2011, 2012, 2013. Từ những kết quả khảo sát, phân tích số liệu, trao đổi thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin và nghiên cứu các báo cáo chuyên đề, Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng cán bộ công đoàn và hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ của cán bộ CĐCS, đồng thời dự kiến đƣa ra các giải pháp kiến nghị đối với các cấp về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ CĐCS trong thời gian tới.

2.3.2. Thực trạng công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS

Trong quá trình thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ CĐCS, Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét và tạo nguồn cán bộ theo chức danh, nhiệm vụ công tác của từng nhiệm kỳ đại hội. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, LĐLĐ tỉnh tiến hành công tác đào tạo, tổ chức bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ CĐCS theo một số chƣơng trình bồi dƣỡng có tính đồng bộ và nhất quán.

Hiện nay, Công đoàn tỉnh Phú Thọ có đội ngũ cán bộ CĐCS là 6.255 ngƣời (cán bộ công đoàn không chuyên trách), tỷ lệ cán bộ CĐCS đã qua bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp. Trên thực tế, đa số cán bộ CĐCS không chuyên trách đều đƣợc lựa chọn từ phong trào công nhân và công đoàn, những Công đoàn viên tâm huyết, gắn bó với tổ chức Công đoàn và đƣợc ngƣời lao động tín nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng hy sinh quyền, lợi ích bản thân trong việc đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động.

Tuy nhiên trong số đó, đại đa số họ chƣa có kiến thức về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn. Nhiều ngƣời đã đƣợc đào tạo cơ bản từ các chuyên môn khác, có trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, song trong hoạt động công đoàn chủ yếu họ hoạt động bằng kinh nghiệm, do đó chƣa có kiến thức, kỹ năng TTVĐ và tổ chức các phong trào quần chúng, cũng nhƣ kỹ năng trong đàm phán, thƣơng thuyết với giới chủ. Bên cạnh đó, nhiều CBCĐ đã qua đào tạo, giàu kinh nghiệm thực tiễn... nhƣng do không thƣờng xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, các kỹ năng mới, nên dẫn đến không theo kịp với yêu cầu của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ thực tế đó đặt ra cho tổ chức Công đoàn các cấp, bên cạnh việc chú trọng công tác rà soát, quy hoạch cán bộ rất cần quan tâm đầy đủ đến công tác bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ CĐCS, những ngƣời đang trực tiếp lãnh đạo và tổ chức các hoạt động CĐCS ở các đơn vị, doanh nghiệp.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ

Qua khảo sát và nắm bắt thực tế của hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua cho thấy, việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc các cấp công đoàn trong tỉnh quan tâm và tổ chức thƣờng xuyên, định kỳ hàng năm. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng còn có những vấn đề cần xem xét. Qua khảo sát và trao đổi với cán bộ công đoàn các cấp đánh giá về công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ nói chung và quản lý hoạt động kỹ năng TTVĐ cho đội ngũ cán bộ CĐCS riêng trong những năm qua, đa số các ý kiến của cán bộ CĐCS và cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở đều phản ảnh, công tác quản lý các lớp bồi dƣỡng nói chung và các lớp bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS nói riêng chƣa đƣợc quan tâm nhiều, công tác quản lý và cách thức quản lý còn lỏng lẻo, chƣa kiểm tra chặt chẽ về nội dung, chƣơng trình và kết quả bồi dƣỡng của các lớp. Do đó chất lƣợng bồi dƣỡng cán bộ CĐCS chƣa đƣợc nâng cao. Số lớp bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ chƣa có nhiều, nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa đƣợc đổi mới, còn nghèo nàn về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ

Cấp tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng Công tác tổ chức và quản lý lớp Chƣơng trình bồi dƣỡng KNTTVĐ

Hiệu quả Hiệu quả thấp Phù hợp Chưa phù hợp

SL % SL % SL % SL %

LĐLĐ huyện, thành, thị,

và tƣơng đƣơng(n= 120) 36 30 84 70 54 45 66 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, các lớp kỹ năng TTVĐ chƣa đƣợc tổ chức riêng biệt, chuyên sâu, mà đang đƣợc tổ chức lồng ghép với các lớp kỹ năng xây dựng đời sống văn hóa hoặc các hội nghị truyền thông, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ CĐCS. Do đó chất lƣợng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên chƣa nâng cao, việc phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế.

2.3.4. Thực trạng công tác lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ CĐCS

Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí, đăng ký các lớp tập huấn, bồi dƣỡng để Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh phê duyệt và quyết định việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ CĐCS. Cùng với việc tổ chức tại cơ sở, các đơn vị còn có trách nhiệm cử cán bộ cơ sở tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng do LĐLĐ tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cho cán bộ cơ sở đã đảm bảo đúng mục đích yêu cầu.

Kết quả công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ công đoàn và kỹ năng TTVĐ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở từ năm 2010 đến 2013 đƣợc tổ chức lồng ghép nhƣ sau

Bảng 2.10.Số lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS

Cấp tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng

2010 2011 2012 2013

Lớp Người Lớp Người Lớp Người Lớp Người

LĐLĐ tỉnh - Cán bộ chuyên trách - CB không chuyên trách 03 02 150 80 04 02 352 85 05 02 350 95 02 03 200 112 LĐLĐ huyện, thành, thị 35 3.100 41 4.360 40 4.500 32 3.647 CĐ cơ sở trực thuộc 25 2.300 46 4.616 50 4.900 30 2.350

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn vào bảng thống kê công tác tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS luôn đƣợc các cấp công đoàn quan tâm và tổ chức duy trì theo hàng năm, số lƣợng cán bộ và số lớp bồi dƣỡng hàng năm cơ bản ổn định.

Tuy nhiên, những năm trƣớc và sau đại hội (2011, 2012), các cấp công đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ CĐCS, nên số lớp và số ngƣời tham gia bồi dƣỡng tăng hơn gấp đôi, so với những năm thƣờng kỳ. Năm 2010 và 2013 số lƣợng cán bộ chỉ hơn 2.000 ngƣời, tuy nhiên năm 2011 và 2012 là thời điểm chuẩn bị đại hội và sau đại hội của CĐCS nên số lƣợng cán bộ tham gia bồi dƣỡng đƣợc tăng lên.

Bảng 2.11. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ

năng công tác TTVĐ cho cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ

Đối tƣợng Phƣơng án trả lời Thường xuyên Không T.xuyên Chưa có kế hoạch Có nhu cầu bồi dưỡng hàng năm Cần xây dựng SL % SL % SL % SL % SL % Cấp huyện, ngành (n= 120) 24 20 78 65 18 15 108 90 120 100 Cấp cơ sở trực thuộc (n= 110) 11 10 88 80 11 10 110 100 110 100

Từ bảng trên cho thấy việc lập kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS chƣa đƣợc các cấp công đoàn quan tâm đầy đủ, nên số lƣợng đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức còn hạn chế, cả cấp trên cơ sở và cấp cơ sở chỉ đạt 30% số đơn vị còn lại chƣa chú trọng.

Qua trao đổi với các đơn vị về hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ cơ sở đƣợc biết, các đơn vị chỉ tập trung lập kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS vào mỗi dịp đầu nhiệm kỳ đại hội, để tổ chức tuyên truyền, triển khai Nghị quyết của nhiệm kỳ. Trong những năm tiếp theo việc tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS đƣợc lồng ghép với các chuyên đề hoạt động của tổ chức công đoàn hoặc thông qua các hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghị, các đội, nhóm tuyên truyền tự bổ sung, bồi dƣỡng, nên số lƣợng lớp và cán bộ làm công tác tuyên truyền các cấp còn hạn chế thiếu kỹ năng hƣớng dẫn và tổ chức hoạt động.

Số lƣợng lớp bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cũng nhƣ nội dung bồi dƣỡng và công tác tổ chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế của cán bộ cơ sở... Hàng năm các đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ CĐCS nhƣng chƣa gắn việc bồi dƣỡng kỹ năng theo nhu cầu thực tế của cơ sở; nội dung bồi dƣỡng có những chuyên đề còn chƣa phù hợp với một số đối tƣợng cán bộ cơ sở khi tham gia bồi dƣỡng. Do đó hiệu quả hoạt động còn thấp chƣa thu hút đƣợc sự tham gia nhiệt tình của cán bộ CĐCS, đặc biệt là cán bộ CĐCS thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cán bộ đƣợc triệu tập tham gia các lớp bồi dƣỡng còn đông trong mỗi đợt, nên chƣa có chiều sâu; Số CBCĐ không chuyên trách ở những doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thƣờng chƣa giành chọn thời gian cho hoạt động bồi dƣỡng, do phụ thuộc nhiều vào sự tạo điều kiện của ngƣời sử dụng lao động và thời gian lao động sản xuất của đơn vị, nên phần nào đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ CĐCS. Kinh phí tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS có nơi chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế của hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS.

2.3.5. Thực trạng nội dung, chương trình bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ CĐCS

Nội dung bồi dưỡng (năm 2011 – 2013) các chuyên đề hoạt động công

đoàn và phong trào CNVCLĐ. Nhằm nâng cao chất lƣợng các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS, Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh đã lựa chọn và chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các lớp bồi dƣỡng cán bộ CĐCS đảm bảo phù hợp với yêu cầu trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.12. Nội dung và số lượng cán bộ CĐCS tham gia bồi dưỡng kỹ năng (2013)

Nội dung tập huấn Số

lớp Cán bộ tham gia Tổng số Chủ tịch CĐCS Phó CT CĐCS Tổ CĐ

Kỹ năng tuyên truyền, vận động trực tiếp 6 25 31 76 132

Kỹ năng tuyên truyền, vận động gián tiếp 5 30 40 50 120

Kỹ năng tuyên truyền miệng 12 48 37 155 240

Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi làm việc 30 50 120 1.570 1.740

Kỹ năng phƣơng pháp xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa cơ sở

20 60 150 1.230 1.440

Kỹ năng tuyên truyền vận động trong đàm phán thƣơng lƣợng

10 30 75 115 195

Qua Bảng 2.11. cho thấy:

- Số lƣợng các lớp bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS đƣợc tổ chức khá nhiều hàng năm, nhƣng vẫn còn nhiều cán bộ CĐCS chƣa đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng kỹ năng hoạt động của tổ chức Công đoàn.

- Số lớp và số cán bộ CĐCS tham gia chủ yếu chỉ tập trung ở 2 nội dung “bồi dƣỡng kỹ năng phƣơng pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” (23,1%), và “kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi làm việc”(27,8%).

- Các lớp bồi dƣỡng kỹ năng khác, số lƣợng lớp và số cán bộ tham gia có tỷ lệ rất thấp so với tổng cán bộ CĐCS toàn tỉnh.

Cụ thể: Số cán bộ CĐCS tham gia lớp bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi làm việc chiếm 27,8% (1.740 cán bộ được bồi dưỡng/6.255 cán

bộ CĐCS toàn tỉnh);

Lớp bồi dƣỡng kỹ năng phƣơng pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chiếm 23,1%. Các khóa bồi dƣỡng kỹ năng còn lại số lƣợng lớp và số cán bộ tham gia rất ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lý do, các cấp công đoàn tổ chức tập trung vào 2 lớp kỹ năng giao tiếp ứng xử và kỹ năng xây dựng đời sống văn hóa vì: Trên thực tế đời sống tinh thần của đoàn viên CNLĐ trong các khu cụm công nghiệp chƣa đƣợc quan tâm nhiều, CNLĐ còn thiếu điều kiện giái trí, điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa còn khó khăn.

Ngoài ra, số CNLĐ trong các khu cụm công nghiệp đều xuất thân từ các vùng nông thôn lân cận, chƣa quen với tác phong làm việc công nghiệp, do đó để hình thành tác phong cho CNLĐ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH các cấp công đoàn đã đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng mềm cho CNLĐ.

Bên cạnh đó, đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ trong xây dựng đời sống của CNLĐ trong khu công nghiệp theo Quyết định 1780 và 1610, nên đã dành kinh phí để các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ trong các khu cụm công nghiệp và phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đây là điều kiện và nguồn kinh phí để tổ chức các kỹ năng mềm cho cán bộ CĐCS.

Mặc dù, các lớp kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS ít, nhƣng qua khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ công đoàn cơ sở tỉnh Phú Thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)