8. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ
Tổng số cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ thống kê tại thời điểm tháng 12/2013 là 6.255 ngƣời. Tuy nhiên số lƣợng cán bộ CĐCS thƣờng xuyên có sự biến động, thay đổi do đặc thù nhiệm kỳ đại hội ngắn, đa số cán bộ CĐCS làm kiêm nhiệm nên thay đổi thƣờng xuyên
Bảng 2.5. Bảng cơ cấu cán bộ công đoàn cơ sở
Cán bộ CĐCS Năm 2011 (Ngƣời) Năm 2012 (Ngƣời) Năm 2013 (Ngƣời)
Khu vực Nhà nƣớc 4.890 4670 4750
Khu vực ngoài Nhà nƣớc 1.420 1.573 1.505
Tổng cộng 6.310 6.243 6.255
Bảng 2.6.Trình độ của CBCĐ chuyên trách tỉnh Phú Thọ năm 2013
Cán bộ cơ quan LĐLĐ tỉnh Cán bộ CĐ các huyện, thành, thị ngành và cơ sở trực thuộc (Ngƣời)
Trình độ Ch.môn Trình độ Lý luận Trình độ Ch. môn Trình độ Lý luận
Thạc sỹ ĐH, CĐ TC SC Cử nhân Cao cấp Trung cấp cấp Sơ Thạc sỹ ĐH, CĐ TC SC Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 3 27 6 3 1 12 10 9 2 68 0 0 28 30 4
Công tác phát triển đổi ngũ đƣợc Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh Phú Thọ quan tâm, tạo điều kiện, hàng năm cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng, nên chất lƣợng cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh Phú Thọ đƣợc nâng lên. Từ trƣớc nhiệm kỳ Đại hội XV Công đoàn tỉnh Phú Thọ đến nay, thì chất lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cán bộ có sự thay đổi từ trình độ chuyên môn, đến trình độ lý luận chính trị; kỹ năng nghiệp vụ công tác.
Bảng 2.7. Trình độ đào tạo bồi dưỡng của CBCĐ các cấp
STT Trình độ Năm 2011 (%) Năm 2013 (%) Tăng Giảm 1 Trình độ chuyên môn Trình độ trên đại học 0,9 4,5 3,6 Đại học, cao đẳng 77,2 85,5 8,3 Trung cấp 6,36 5,4 0.96 2 Sơ cấp nghề 3,63 2,7 0,93 Trình độ chính trị Cử nhân 0,9 0,9 Cao cấp 24,5 36,0 11,5 Trung cấp 21,8 36,0 14,2 3 Trình độ ngoại ngữ, tin học 48,1 81,0 32,9 4 Bồi dƣỡng nghiệp vụ CĐ 19,0 63,9 44,9
Nhìn vào bảng trên cho thấy: các cấp công đoàn trong tỉnh thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhìn chung là tỷ lệ đƣợc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng còn rất thấp và không đều qua các năm: năm 2011 tỷ lệ chỉ đạt 19% nhƣng đến năm 2013 đạt 63,9%.
Bảng 2.8.Bảng cơ cấu giới và độ tuổi cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ
Năm Tổng số Giới tính Độ tuổi Số đảng
viên Nam Nữ <30 31-40 41-50 >50 2011 110 60 50 13 55 30 12 90 2012 107 55 52 10 54 28 15 97 2013 111 50 61 13 50 31 17 100 Nguồn Ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh
Từ năm 2011 đến năm 2013, cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ có sự thay đổi về số lƣợng, cơ cấu và độ tuổi, tỷ lệ nữ là cán bộ công đoàn và số lƣợng cán bộ là Đảng viên ĐCS Việt Nam tăng năm hơn năm trƣớc. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn của tỉnh Phú Thọ nhìn chung đƣợc nâng lên phần nào đã đáp ứng với yêu cầu của tình hình thực tiễn hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá về mức độ cần thiết của công tác phát triển đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh Phú Thọ, qua quá trình phỏng vấn cán bộ quản lý (một số đồng chí
Chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ các huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ) cho
thấy: Với số lƣợng CBCĐ đang đƣợc bố trí, sắp xếp ở các cấp, đặc biệt là công đoàn cấp trên cơ sở chƣa đƣợc hợp lý và chƣa đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, vì với chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đã đƣợc quy định trong Luật Công đoàn thì trên thực tế số lƣợng CBCĐ đang đảm nhận thực hiện nhiệm vụ ở công đoàn cấp trên cơ sở chƣa đảm bảo đủ số quy định, ví dụ trong công tác tài chính Công đoàn, một cán bộ phải kiêm nhiệm 2 đến 3 nhiệm vụ khác nhau, vừa làm công tác kiểm tra và kiêm thủ quỹ, hoặc kế toán của đơn vị. Do đó trong thực hiện nhiệm vụ có sự trùng chéo, dễ dẫn đến thiếu khách quan và vi phạm. Việc bổ sung CBCĐ cho công đoàn cấp trên cơ sở là điều cần thiết và đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó, đội ngũ CBCĐ ở cơ quan LĐLĐ tỉnh phần đông lớn tuổi, có kinh nghiệm và trải qua thực tế, nhƣng tính năng động và năng lực nghiên cứu và đề xuất những vấn đề mới có tính trái ngƣợc vẫn còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, có khả năng nghiên cứu, nhƣng thiếu kinh nghiệm và năng lực hƣớng dẫn thực tiễn và phƣơng pháp tiếp cận cơ sở.
Nhiệm kỳ 2013 – 2018 công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBCĐ các cấp đƣợc Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh xác định là nhiệm vụ then chốt, quan trọng nhằm kịp thời bổi sung nguồn nhân lực, trong đó đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng CBCĐ các cấp và bồi dƣỡng và đào tạo những cán bộ trong nguồn quy hoạch của tổ chức Công đoàn.
2.2.5. Khái quát về chất lượng hoạt động cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ
Đến tháng 12 năm 2013, số lƣợng cán bộ CĐCS từ ủy viên BCH trở lên là 6.255 ngƣời; ủy viên Ủy ban kiểm tra CĐCS là 1.718; ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở là 549 ngƣời.
Đội ngũ cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ cơ bản nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, có trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động và khả năng vận dụng đƣờng lối,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan điểm của Đảng, triển khai thực hiện nghị quyết của công đoàn cấp trên vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn tại cơ sở; luôn gƣơng mẫu và phát huy tốt vai trò trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tích cực trong học tập nâng cao trình độ mọi mặt, từng bƣớc thích ứng với điều kiện hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Nội dung hoạt động của cán bộ CĐCS có nhiều đổi mới đã từng bƣớc thích ứng dần trƣớc những chuyển đổi các loại hình đơn vị doanh nghiệp; mô hình tổ chức CĐCS (cấp cơ sở) hiện nay về cơ bản đã thu hút, tập hợp đông đảo CNVCLĐ tham gia vào hoạt động của CĐCS và tổ chức Công đoàn; Tuy nhiên về đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động của các CĐCS có những đặc điểm và khó khăn riêng.
Đội ngũ cán bộ CĐCS của thuộc khu vực ngoài Nhà nước chủ yếu dựa vào các quy định của pháp luật, thông qua các chế định pháp luật lao động nhƣ: HĐLĐ, TƢLĐTT, nội quy, quy chế của đơn vị, tham gia giải quyết tranh chấp lao động và để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, đa số cán bộ CĐCS còn tham gia quản lý công tác nhân sự và tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp; số CBCĐ này cùng lúc tham gia nhiều “vai”: công việc chuyên môn và giúp chủ doanh nghiệp quản lý nhân sự, nhân công, tăng doanh thu kinh tế của doanh nghiệp... không phải là CBCĐ chuyên trách, nên hiệu quả các hoạt động công đoàn còn hạn chế, việc phát huy dân chủ cơ sở, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời lao động.
Đối với cán bộ CĐCS trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc thực hiện dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, do đó hoạt động của cán bộ CĐCS trong khối HCSN có nhiều kiện thuận lợi hơn cán bộ CĐCS khu vực ngoài nhà nƣớc; các nội dung hoạt động triển khai bài bản và toàn diện, công tác phối hợp với chuyên môn để triển khai các hoạt động đƣợc thuận lợi, thông qua quy chế phối hợp và quy chế dân chủ cơ sở để tổ chức các phong trào thi đua, tuyên truyền giáo dục, các hoạt động xã hội, phong trào VHVN, thể thao, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp của cho cán bộ CCVC...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay 95% cán bộ CĐCS trong tỉnh là kiêm nhiệm, trong quá trình hoạt động công đoàn có sự chi phối của công tác chuyên môn, nên cán bộ CĐCS cũng chƣa giành nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hiện tốt chức năng của tổ chức CĐCS đại diện cho ngƣời lao động. Đặc biệt đội ngũ cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn bị phụ thuộc vào ngƣời sử dụng lao động, do đó một số nội dung hoạt động của công đoàn chƣa đƣợc tạo điều kiện, đời sống vật chất tinh thần của CNLĐ chƣa đƣợc quan tâm, ngƣời sử dụng lao động chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi ích kinh tế của đơn vị, doanh nghiệp; một số cán bộ CĐCS chƣa phát huy đƣợc vai trò đại diện cho ngƣời lao động, dẫn đến quan hệ lao động chủ - thợ diễn biến sâu sắc và phức tạp; bên cạnh đó, trình độ năng lực hiểu biết chính sách pháp luật và kỹ năng hoạt động công đoàn của một bộ phận cán bộ CĐCS còn hạn; theo thống kê chỉ có 35% cán bộ CĐCS biết tổ chức các hoạt động và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của công đoàn cơ sở.
Công tác bồi dƣỡng cán bộ CĐCS chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng về kinh phí, nội dung và hình thức; phƣơng pháp tổ chức hoạt động bồi dƣỡng còn chậm đổi mới, chƣa sát với yêu cầu thực tế, chƣa chú trọng đến bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ và kỹ tổ chức các hoạt động cho đội ngũ cán bộ tổ công đoàn, cũng có không ít cán bộ CĐCS còn hạn chế về hiểu biết kinh tế, pháp luật, không đủ năng lực để tham gia quản lý, thiếu tính năng động, linh hoạt; hoạt động công đoàn còn ảnh hƣởng theo tƣ duy cũ, nặng về hành chính, sự vụ, chƣa sâu sát cơ sở, ngại học tập... đây là một trong những khó khăn đối với tổ chức Công đoàn...
Năng lực hƣớng dẫn của một số CBCĐ cấp trên trực tiếp CĐCS còn yếu; chƣa đầu tƣ nghiên cứu, vận dụng các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và Tổng LĐLĐ vào đặc thù của địa phƣơng, đơn vị.
Do đó, nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ CĐCS là nhiệm vụ cấp bách của tổ chức Công đoàn, trƣớc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế quốc tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhƣng cũng có những khó khăn, thách thức đòi hỏi đội ngũ cán bộ CĐCS phải đƣợc thƣờng xuyên nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng hoạt , nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc; nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phát triển, cơ cấu đa dạng đòi hỏi cần có một lực lƣợng cán bộ CĐCS giỏi chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ công tác.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ động cho cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Mô tả cách thức khảo sát
Để xác định thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ công đoàn và kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS, Luận văn đã xây dựng phiếu hỏi với hệ thống câu hỏi (Đơn vị đồng chí có tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán
bộ CĐCS thường xuyên không? Việc lập Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS được thực hiện dựa trên cơ sở nào?...” và thu thập thông tin
của 230 phiếu ý kiến trả lời cán bộ công đoàn cấp cơ sở và kết quả của phiếu khảo sát theo chƣơng trình thực hiện Nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đề án 231 của Chính Phủ về nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động và trình độ kỹ năng của cán bộ công đoàn các cấp, để bổ sung xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho ngƣời lao động nói chung và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp nói riêng.
Sau khi thu thập phiếu khảo sát, tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu, phân tích các dữ liệu và đánh giá số liệu khảo sát theo các nội dung thông tin khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS và bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS. Bên cạnh đó, trong Luận văn đã tổng hợp các báo cáo, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm của LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, CĐCS trực thuộc về việc lập kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS trong các năm 2011, 2012, 2013. Từ những kết quả khảo sát, phân tích số liệu, trao đổi thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tin và nghiên cứu các báo cáo chuyên đề, Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng cán bộ công đoàn và hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ của cán bộ CĐCS, đồng thời dự kiến đƣa ra các giải pháp kiến nghị đối với các cấp về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ CĐCS trong thời gian tới.
2.3.2. Thực trạng công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS
Trong quá trình thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ CĐCS, Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét và tạo nguồn cán bộ theo chức danh, nhiệm vụ công tác của từng nhiệm kỳ đại hội. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, LĐLĐ tỉnh tiến hành công tác đào tạo, tổ chức bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ CĐCS theo một số chƣơng trình bồi dƣỡng có tính đồng bộ và nhất quán.
Hiện nay, Công đoàn tỉnh Phú Thọ có đội ngũ cán bộ CĐCS là 6.255 ngƣời (cán bộ công đoàn không chuyên trách), tỷ lệ cán bộ CĐCS đã qua bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp. Trên thực tế, đa số cán bộ CĐCS không chuyên trách đều đƣợc lựa chọn từ phong trào công nhân và công đoàn, những Công đoàn viên tâm huyết, gắn bó với tổ chức Công đoàn và đƣợc ngƣời lao động tín nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng hy sinh quyền, lợi ích bản thân trong việc đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động.
Tuy nhiên trong số đó, đại đa số họ chƣa có kiến thức về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn. Nhiều ngƣời đã đƣợc đào tạo cơ bản từ các chuyên môn khác, có trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, song trong hoạt động công đoàn chủ yếu họ hoạt động bằng kinh nghiệm, do đó chƣa có kiến thức, kỹ năng TTVĐ và tổ chức các phong trào quần chúng, cũng nhƣ kỹ năng trong đàm phán, thƣơng thuyết với giới chủ. Bên cạnh đó, nhiều CBCĐ đã qua đào tạo, giàu kinh nghiệm thực tiễn... nhƣng do không thƣờng xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, các kỹ năng mới, nên dẫn đến không theo kịp với yêu cầu của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ thực tế đó đặt ra cho tổ chức Công đoàn các cấp, bên cạnh việc chú trọng công tác rà soát, quy hoạch cán bộ rất cần quan tâm đầy đủ đến công tác bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ CĐCS, những ngƣời đang trực tiếp lãnh đạo và tổ chức các hoạt động CĐCS ở các đơn vị, doanh nghiệp.
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS tỉnh Phú Thọ