0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kỹ năng tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -27 )

8. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Kỹ năng tuyên truyền, vận động

1.2.6.1. Kỹ năng

Kỹ năng là sự thuần thục về cách thức tiến hành các biện pháp trợ giúp,

hỗ trợ ngƣời làm công tác tuyên truyền vận động thực hiện hoạt động phù hợp với mục tiêu của họ; giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình và cải thiện cuộc sống.

1.2.6.2. Kỹ năng tuyên truyền, vận động

Kỹ năng tuyên truyền, vận động (kỹ năng TTVĐ) là sự vận dụng những

tri thức, kinh nghiệm hoạt động đoàn thể, tổ chức của ngƣời làm công tác tuyên truyền, vận động trong điều kiện thực tế công tác nhất định, thể hiện ở các cách

thức tiến hành các biện pháp trợ giúp, hỗ trợ các đối tượng (cá nhân, nhóm, cộng đồng) nhằm nâng cao nhận thức, hoặc làm thay đổi thái độ, hành vi, phát triển năng lực của họ, từ đó giúp họ thực hiện các hành động thực tiễn, giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình và cải thiện cuộc sống cộng đồng phù hợp với mục tiêu của đoàn thể, tổ chức đề ra.

1.2.6.3. Các loại kỹ năng tuyên truyền, vận động

Dựa theo các hình thức, phương tiện của tuyên truyền, vận động:Hình thức tuyên truyền vận động từng cá nhân, theo nhóm tập thể, hội nghị…Phƣơng tiện tuyên truyền gồm: Tuyên truyền miệng, Diễn văn, Báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, Internet, Phim ảnh, hoạt động Văn nghệ- Nghệ thuật, tờ rơi, tờ gấp, panô, áp phích, bích chƣơng và những biểu tƣợng nơi công cộng ... nhiều phƣơng thức khác nhau: hoạt động trực tiếp của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng; thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; thông qua các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, các phong trào thi đua yêu nƣớc, hoạt động của đội ngũ thông tin viên, tuyên truyền viên và báo cáo viên các cấp

Theo quan điểm phân loại xã hội học, phân loại kỹ năng tuyên truyền thành những kỹ năng chung và những kỹ năng chuyên biệt (trong các lĩnh vực cụ thể).

Nhóm kỹ năng chung

1. Kỹ năng tuyên truyền miệng,

2. Kỹ năng tuyên truyền vận động bằng thuyết phục

3. Kỹ năng tuyên truyền vận động bằng nêu gương người tốt, việc tốt, 4. Kỹ năng tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội

5. Kỹ năng tổ chức thực hiện phong trào thi đua;

6. Kỹ năng vận động bằng sự gương mẫu của bản thân

Nhóm kỹ năng chuyên biệt

1.Kỹ năng viết bài (bài thuyết trình, bài báo, bài đọc trên đài phát thanh ...) 2.Kỹ năng viết và phát tờ rơi,tờ gấp

3.Kỹ năng biện soạn tài liệu, sách bỏ túi, hình ảnh trực quan 4.Kỹ năng đàm phán, thương lượng

5.Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi làm việc

1.2.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động

1.2.7.1. Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động

Bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền vận động là hình thức bổ sung, trang bị các kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên, góp phần đổi mới công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, nâng cao nhận thức cho quần chúng trong tổ chức. Đây là một nhiệm vụ quan trọng thƣờng xuyên, liên tục của một tổ chức vận động quần chúng, qua đó nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào tổ chức, từ đó xây dựng tổ chức vững mạnh.

Do đó, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động là hình thức bổ sung các kỹ năng, phương pháp truyền bá, vận động, giải thích của đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức; tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người trong cùng tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chức hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

1.2.7.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền vận động

Là hệ thống tác động quản lý được thực hiện có chủ đích, kế hoạch nhằm thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ làm công tác vận động quần chúng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thông qua hình thức bồi dưỡng phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo đúng mục tiêu và đạt hiệu quả đề ra.

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền vận động là một hình thức nhằm đánh giá hiệu quả công tác tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền vận động và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tổ chức bồi dƣỡng, những nội dung kỹ năng phù hợp với thực tiễn, những thuận lợi khó khăn, phân tích đối tƣợng tham gia bồi dƣỡng phù hợp hiệu quả …. từ đó đƣa ra những giải pháp thiết thực, đồng bộ trong công tác tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ CĐCS.

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bồi dƣỡng cán bộ công đoàn

1.3.1. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tổng LĐLĐ Việt Nam

1.3.1.1. Khái quát về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội

rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những ngƣời lao động tự nguyện lập ra, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lƣợng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng; có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, ngƣời lao động; tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế -xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân viên chức và lao động phát huy quyền làm chủ đất nƣớc, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng LĐLĐ Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nƣớc và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ: Cơ quan lãnh đạo của mỗi cấp do bầu cử lập ra; quyền quyết định cao nhất là Đại hội; giữa hai nhiệm kỳ là Ban Chấp hành; Ban Chấp hành hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức…

1.3.1.2. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Hệ thống đào tạo, bồi dƣỡng do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức và quản lý, chỉ đạo gồm:

- Các cơ sở đào tạo cấp trung ƣơng gồm: Trƣờng Đại học Công đoàn, trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng.

- Các cơ sở đào tạo công đoàn cấp ngành và địa phƣơng (Trường Trung

cấp Nghiệp vụ Công đoàn Giao thông vận tải; Trường Đào tạo cán bộ Công đoàn Hà Nội,...

- Hoạt động bồi dƣỡng CBCĐ do LĐLĐ cấp tỉnh, thành tổ chức, quản lý gồm:

+ Tổ chức bồi dƣỡng cho CBCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở (là cán bộ

chuyên trách công đoàn, làm việc tại LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành và công đoàn cơ sở trực thuộc).

+ Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS (là ủy viên Ban

Chấp hành CĐCS tại các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp) đƣợc tổ chức bồi dƣỡng tại các huyện, thành, thị, ngành.

1.3.1.3. Vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở

Cán bộ công đoàn trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN không chỉ có chức năng trong công tác TTVĐ, tập hợp CNVCLĐ vào tổ chức Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoàn, mà còn có chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời lao động, đại diện cho CNVCLĐ tham gia quản lý kinh tế, xã hội, quản lý cơ quan đơn vị... Để phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn cũng nhƣ vai trò trách nhiệm của CBCĐ ở các cơ sở, đòi hỏi công tác bồi dƣỡng cán bộ CĐCS cần đƣợc quan tâm và đẩy mạnh, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ CĐCS có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, am hiểu chính sách pháp luật và kịp thời nắm bắt thông tin và xử lý thông tin đảm bảo chính xác và hiệu quả. Từ đó mới phát huy đƣợc vai trò trách nhiệm của cán bộ CĐCS và hiệu quả hoạt động trong xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

1.3.2. Đặc điểm và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng cán bộ CĐCS

1.3.2.1. Vị trí, chức năng và đặc điểm của cán bộ CĐCS

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI [2013] quy định: CBCĐ là những ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ công đoàn, có phẩm chất đạo đức, luôn tin tƣởng vào đƣờng lối của Đảng; nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết, đƣợc quần chúng tín nhiệm, luôn cố gắng trong nhiệm vụ đƣợc giao, gắn bó với tổ chức Công đoàn và ngƣời lao, tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt...

Là ngƣời đại diện trực tiếp tại cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động.

Cán bộ CĐCS thực hiện hai chức năng chính mà pháp luật đã quy định đó là:

+ Chức năng đại diện hợp pháp chính đáng cho người lao động

+ Chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động và chăm lo đời sống cho người lao động

+ Là người liên kết, gắn bó những người lao động với nhau và với tổ chức công đoàn; là ngƣời TTVĐ Công đoàn viên và ngƣời lao động thực hiện

chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nghị quyết của CĐCS; nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của đoàn viên và ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Ngƣời hƣớng dẫn đoàn viên và ngƣời lao động tham gia quản lý nhà nƣớc, cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nƣớc về thực hiện các chế độ chính sách cho ngƣời lao động.

1.3.2.2. Đặc điểm của hoạt động bồi dưỡng cán bộ CĐCS

Hoạt động CĐCS có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh thƣờng xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ CĐCS.

- Bồi dƣỡng cán bộ CĐCS đƣợc Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh xác định trên chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tổng LĐLĐ Việt Nam bẳng các quan điểm của Đảng; Nghị quyết Đại hội của Công đoàn để xây dựng chƣơng trình nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ CĐCS;

- Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh thƣờng xuyên phối hợp với Trƣờng Đại học Công đoàn, các Ban và Trung tâm trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam để tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng cho cán bộ công đoàn các cấp;

- Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, hàng năm Ban Thƣờng vụ, định hƣớng cho các cấp công đoàn tổ chức hoạt động bồi dƣỡng những cán bộ trong nguồn quy hoạch của các cấp công đoàn;

- Căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu của các đơn vị và đội ngũ cán bộ CĐCS, Ban Thƣờng vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức bồi dƣỡng cho cán bộ CĐCS theo từng chuyên đề;

- Nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng đƣợc triển khai trên cơ sở thống nhất trong hệ thống công đoàn và phù hợp với từng đối tƣợng cán bộ CĐCS hoạt động trong các loại hình cơ sở...

- Giảng viên tham gia các hoạt động bồi dƣỡng đảm bảo là những giảng viên có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực, có kiến thức, kỹ năng cần và đủ để truyền đạt cho cán bộ cơ sở có thể triển khai thực hiện tại cơ sở đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.3. Một số quan điểm chỉ đạo trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Định hƣớng nhiệm kỳ 2013 – 2018 của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam [2013] xác định công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố tiền đề, bảo đảm cho sự thành công của hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ với những quan điểm sau:

- Thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống, có phân công, phân cấp hợp lý, tôn trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, ngƣời đứng đầu tổ chức trong công tác cán bộ.

- Xây dựng đội ngũ CBCĐ chuyên trách và không chuyên trách đủ về số lƣợng, trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Nâng cao giác ngộ giai cấp cho đội ngũ CBCĐ các cấp; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào CNVCLĐ để lựa chọn cán bộ và rèn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, bản lĩnh CBCĐ, xây dựng đội ngũ CBCĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh dân tộc.

- Mỗi CBCĐ phải luôn coi trọng việc tự học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của bản thân. Kết hợp chặt chẽ giữa tự học tập, học ở trƣờng, rèn luyện trong thực tiễn công tác với việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. - Xây dựng đội ngũ CBCĐ phải thực hiện tốt các khâu của công tác cán bộ, từ tuyển chọn, bố trí, phân công công tác, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, quản lý, khen thƣởng, kỷ luật, nghỉ hƣu và thực hiện chính sách cán bộ.

1.3.4. Mục tiêu, nội dung, phương thức bồi dưỡng cán bộ CĐCS

1.3.4.1. Mục tiêu và các yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng

Để nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ CĐCS trong nhiệm kỳ 2013- 2018. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xác định mục tiêu và đề ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một số yêu cầu đối với công tác cán bộ các cấp công đoàn trong hệ thống, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở

Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ CBCĐ làm công tác đào tạo, bồi dƣỡng

ở các cấp công đoàn và đội ngũ giảng viên kiêm chức trong hệ thống công đoàn có đủ trình độ, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ CĐCS.

Đến năm 2018 phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu sau.

+ 100% CBCĐ chuyên trách đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn về lý luận và

nghiệp vụ công tác công đoàn.

+ 70% CBCĐ không chuyên trách đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn về nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động công đoàn và các kiến thức liên quan đến chế độ chính sách của ngƣời lao động.

Yêu cầu: Hoàn thiện hệ thống các quy định quản lý chỉ đạo công tác đào

tạo, bồi dƣỡng cán bộ từ LĐLĐ tỉnh đến các CĐCS, phát huy hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng để có đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết 20 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khoá X).

1.3.4.2. Nội dung bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Thực hiện Nghị quyết 4a/ NQ- TLĐ ngày 4 tháng 3 năm 2010 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa X) về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -27 )

×