0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Mục tiêu, vai trò và nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -36 )

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Mục tiêu, vai trò và nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dƣỡng

kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ CĐCS

1.4.1. Mục tiêu củaquản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ CĐCS

Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XV Công đoàn tỉnh Phú Thọ [2013] đã đƣa Chƣơng trình hành động thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị quyết “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ

công đoàn” với mục tiêu:

- Nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện chuẩn hóa cán bộ CĐCS, tăng tỷ lệ cán bộ CĐCS có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn về tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn

- Nâng cao vai trò, vị trí, uy tín của cán bộ công đoàn trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội và trong CNVCLĐ.

1.4.2. Vai trò của bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ CĐCS

Trong hệ thống chính trị và bộ máy nhà nƣớc dù ở vị trí nào cán bộ công chức (CBCC) đều có vai trò nhất định đối với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, trong đó có CBCĐ các cấp;

- Góp phần biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch của Nhà nƣớc thành hiện thực thông qua công tác TTVĐ của cán bộ CĐCS đến ngƣời lao động.

- Thực hiện việc thu thập, nắm bắt những tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời lao động; là cầu nối giữa Đảng, nhà nƣớc với công đoàn cấp trên, là ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận với ngƣời lao động, công việc của cán bộ CĐCS gắn liền với cuộc sống của CNVC và ngƣời lao động và mục tiêu của công việc là góp phần cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của CNVC và ngƣời lao động.

- Bằng công việc cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVC và ngƣời lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS

1.4.3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS

Là việc thiết kế tiến trình thực hiện một hoạt động bồi dƣỡng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS phải đảm bảo trả lời chính xác các câu hỏi: làm gì? Vì sao cần phải làm? Làm với ai? Ai làm? Làm ở đâu? Thời gian làm? Và cần những gì để thực hiện đƣợc việc đó?

Các nội dung của bản kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể nhƣ sau:

- Mục đích yêu cầu của hoạt đồng bồi dưỡng: Hoạt động bồi dƣỡng

nhằm mục đích gì? Chƣơng trình bồi dƣỡng cần đảm bảo những yêu cầu gì? Cán bộ sau bồi dƣỡng sẽ đạt đƣợc những kiến thức, kỹ năng nào?

- Đối tượng: ngƣời học là ai? Số lƣợng? Trình độ, kiến thức của đổi

tƣợng cần bồi dƣỡng?

- Nội dung: Bao gồm kiến thức gì? Nội dung nâng cao hay nội dung mới

đối với cán bộ CĐCS, nội dung bồi dƣỡng phải đảm bảo thiết thực, khả thi và có thế áp dụng trong thực tế. Nội dung bồi dƣỡng cần đƣợc xác định kỹ năng TTVĐ nào là cần thiết cho hoạt động công đoàn và cho cán bộ CĐCS.

- Thời gian: Tổ chức bao nhiêu ngày? Địa điểm tổ chức đảm bảo phù hợp? - Hình thức và phương pháp: Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề, đối

thoại trực tiếp, thăm quan, nghiên cứu...

- Công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động bồi dƣỡng cụ thể cần xác định đƣợc sự tham gia của các bộ phận và cá nhân

Chi tiết hóa kế hoạch thành các công việc cụ thể nhƣ: Ra quyết định tổ chức khóa bồi dƣỡng, triệu tập học viên, phát hành in ấn tài liệu, mời giảng viên, chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ hoạt động bồi dƣỡng, phân công bộ phận giám sát hoạt động dạy và học, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động bồi dƣỡng sau khi kết thƣc khóa bồi dƣỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.4.3.2. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng:

Đây là chức năng thứ 3 trong quá trình quản lý hoạt động bồi dƣỡng, cùng với chức năng tổ chức, chỉ đạo có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng. Chức năng chỉ đạo đƣợc xác định từ việc điều hành và hƣớng dẫn các hoạt động bồi dƣỡng nhằm đảm bảo các mục tiêu đạt đƣợc thực hiện hiệu quả.

Để thực hiện tốt chức năng chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS các cấp công đoàn cần thực hiện các nội dung:

Chỉ đạo và hƣớng dẫn hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS của LĐLĐ tỉnh đến LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc.

Đôn đốc LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai, duy trì hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS một cách hệ thống, nhằm nâng cao năng lực cán bộ CĐCS.

Việc bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS là mục tiêu mà các cấp công đoàn đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhằm phát huy năng lực cán bộ CĐCS trong việc triển khai các nội dung đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thực hiện tại cơ sở.

1.4.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Là chức năng cuối cùng của quá trình quản lý, nó có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết đƣợc đối tƣợng quản lý thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào, đồng thời cũng biết đƣợc những quyết định bồi dƣỡng ban hành có phù hợp thực tế không? trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động bồi dƣỡng để nâng cao hiệu quả, hỗ trợ tập thể và cá nhân đạt đƣợc các mục tiêu bồi dƣỡng đã để ra.

Chức năng kiểm tra, đánh giá cung cấp thông tin cho LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ huyện, thành, thị, ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc biết đƣợc nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS theo kế hoạch và mục tiêu đã xác định có đảm bảo không?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với vai trò quan trọng, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình bồi dƣỡng mà còn là tiền đề cho một quá trình bồi dƣỡng và quản lý tiếp theo, kiểm tra gồm các nội dung sau:

- Đánh giá: Xác định mức độ kết quả đạt đƣợc của mỗi cán bộ CĐCS

sau khi hoàn thành khóa bồi dƣỡng, đánh giá đảm bảo tính khách quan, đầu vào, đầu ra....

- Phát hiện: Những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của hoạt động bồi

dƣỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia hoạt động bồi dƣỡng, xác định đƣợc nguyên nhân của những tồn tại và đƣa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại đó

- Điều chỉnh: tƣ vấn (uốn nắn, chỉnh sửa) thực hiện những biện pháp bổ sung nhằm thúc đẩy hoạt động bồi dƣỡng đạt mục tiêu đề ra. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền vận động truyền vận động

1.5.1. Các yếu tố khách quan

- Những tác động của bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng và yêu cầu nhiệm vụ công tác của cán bộ công đoàn với chức năng đại diện, bảo vệ ngƣời lao động, do đó cán bộ CĐCS cần đƣợc trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến ngƣời lao động, kỹ năng phƣơng pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức

- Sự quan tâm của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ và của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ CĐCS nói riêng, giúp cho việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đảm bảo mang tính toàn diện và đồng đều trong các cấp công đoàn. - Cơ chế chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam giành cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn đã đƣợc quan tâm, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nói chung và hoạt động bồi dƣỡng kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng TTVĐ của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở riêng, thúc đẩy cán bộ tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, đồng thời không ngừng học tập và tự học tập nâng cao trình độ kỹ năng và rèn luyện bản thân.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Đối với cán bộ CĐCS: Do đặc thù của hệ thống công đoàn có nhiều loại

hình hoạt động nên cơ cấu tổ chức, cán bộ đƣợc sắp xếp theo loại hình hoạt động cơ sở. Nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ CĐCS cũng khác nhau, đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng.

Về đội ngũ giảng viên: LĐLĐ tỉnh luôn kịp thời đào tạo, kiện toàn, bổ sung đội ngũ giảng viên kiêm chức của hệ thống công đoàn, các đồng chí giảng viên kiêm chức đều là Trƣởng, phó các ban chuyên môn LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch, Phó chủ tịch LĐLĐ các huyện, thành, thị... nhiệt tình và có trách nhiệm, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình tham gia hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS dễ tiếp thu và áp dụng tại cơ sở

Tuy nhiên, một số giảng viên kiêm chức chƣa đƣợc qua các lớp đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm nên phƣơng pháp sƣ phạm còn hạn chế; giảng viên kiêm chức chủ yếu là các đồng chí lãnh đạo nên bị chi phối bởi thời gian công tác, ít thời gian nghiên cứu nên đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng bài giảng

1.5.3. Yêu cầu đối với chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TTVĐ

Theo Nghị quyết Đại hội XV Công đoàn tỉnh Phú Thọ [2013] xác định việc tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cán bộ đƣợc Ban Thƣờng vụ LĐLĐ tỉnh chỉ đạo nghiêm túc, thiết thực, phù hợp với từng đối tƣợng cán bộ, đảm bảo tính đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Các cấp công đoàn cần xác định nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ CĐCS bao gồm những kiến thức về công tác công đoàn và các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Bổ sung kiến thức mới và nâng cao, rèn luyện các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ CĐCS; chú trọng bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ của cán bộ CĐCS, đây là nội dung bồi dƣỡng thiết thực và hiệu quả đối với cán bộ CĐCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức bồi dƣỡng lồng ghép linh hoạt với các hình thức nhƣ hội thảo, tạo đàm, chia sẻ, giải quyết tình huống, thuyết trình, đối thoại ...giúp cán bộ CĐCS dễ nhớ, dễ hiểu và hào hứng tham gia các hoạt động bồi dƣỡng. Tuy nhiên việc đổi mới phƣơng thức bồi dƣỡng đòi hỏi ngƣời quản lý hoạt động bồi dƣỡng và các giảng viên tham gia giảng dạy phải nắm bắt đƣợc nhu cầu cần của cán bộ CĐCS, phải có kiến thức, tâm huyết, đầu tƣ thời gian, trí tuệ để thiết kế xây dựng chƣơng trình, nội dung bài giảng hấp dẫn, hiệu quả; cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đƣợc tăng cƣờng để đáp ứng đƣợc quá trình đổi mới phƣơng thức bồi dƣỡng.

Chủ động lựa chọn hình thức bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng cán bộ CĐCS đảm bảo hiệu quả, có thể tổ chức hình thức bồi dƣỡng tập trung có thể lƣu động, trải nghiệm thực tế thông qua xây dựng các mô hình.... Các hình thức này đều mang lại lợi ích cho ngƣời học, tuy nhiên đòi hỏi ngƣời quản lý phái mất nhiều công sức trong công tác xây dựng và chuẩn bị cho một nội dung hoạt động bồi dƣỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích các khái niệm, xác định rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS và rút ra một số kết luận sau:

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho cán bộ CĐCS bản chất là quá trình giáo dục, do đó có thể vận dụng cơ sở lý luận và các khái niệm trong việc tổ chức quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã phƣờng, thị trấn…

Bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ cán bộ CĐCS là một trong những nội dung của quản lý phát triển nguồn nhân lực. Do đó, vận dụng lý luận quản lý phát triển nguồn nhân lực vào đề tài để xác định các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho cán bộ CĐCS, giúp các cấp công đoàn thực hiện có hiệu quả công tác bồi dƣỡng cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ CĐCS nói riêng, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ.

Mặt khác hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ là hoạt động đặc thù của tổ chức công đoàn, do đó cần đƣợc căn cứ bằng văn bản pháp quy và định hƣớng mục tiêu của Tổng LĐLĐ Việt Namvề công tác cán bộ. Đồng thời dựa vào yêu cầu nhiệm vụ của Quản lý, Quản lý giáo dục… để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nội dung của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng cán bộ CĐCS. Từ cơ sở lý luận khoa học cần phải có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp, vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng TTVĐ cho cán bộ CĐCS ở chƣơng 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY (2010 – 2013)

2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư

Phú Thọ là tỉnh miền núi, đƣợc tái lập năm 1997 theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 10, khoá IX. Là tỉnh có các điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai, tài nguyên môi trƣờng là những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.533,3 km2, dân số trung bình năm 2013 là 1.351,1 nghìn ngƣời; tổng nguồn lao động xã hội 880,5 nghìn ngƣời, chiếm 65,1% dân số. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố loại I, 01 thị xã và 11 huyện, trong đó 01 huyện nghèo và 9 huyện mi núi); với 277 xã, phƣờng, thị trấn (xã miền núi 218, xã đặc biệt khó khăn 72)

Phú Thọ là một trong 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc, ranh giới tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp với Hòa Bình và thành phố Hà Nội (mới), phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái; là tỉnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phú Thọ có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy từ các tỉnh phía Tây Bắc về thành phố Việt Trì (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -36 )

×