Nhóm các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 132)

3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thực hiện các cam kết WTO và tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại

Thể chế, chính sách chính hoàn thiện chính là môi trường vĩ mô lý tưởng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung, cho việc nâng cao NLCT và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Trong những năm tới, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh mới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các DNNN, và nhất là nâng cao sức cạnh tranh của các DNNN trong điều kiện mới.

Thứ nhất, phải thiết lập, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của KTTT, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết. Đồng thời việc này cũng tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hoạt động của các DNNN. Tất cả các DNNN đều phải hoạt động như các doanh nghiệp tư nhân trong sân chơi chung, công bằng.

Thứ hai, hệ thống chính sách, chiến lược phải được thiết lập minh bạch, rõ ràng và nhất quán, đồng thời có tính chất đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn. Các chính sách đưa ra phải phù hợp với những quy tắc của WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện đấy đủ theo các cam kết WTO. Có sự đối xử công bằng giữa các DNNN và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, đồng thời đẩy mạnh công tác CPH.

122

Thứ tư, tăng cường các quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do thương mại. Tham gia vào quá trình TCH, thực hiện theo pháp chế thương mại chung của WTO và kinh tế toàn cầu.

3.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty nhà nước

Do yêu cầu về tích tụ và tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu dẫn đến việc hình thành các TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi rộng lớn tầm quốc gia và quốc tế. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNN nói riêng vón có tiềm lực nhỏ bé, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn kém. Do đó, vai trò chủ động của Nhà nước trong việc hình thành các TĐKT là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổicó bối cảnh đặc thù như ở nước ta.

Các TĐKTNN đầu tiên ở nước ta chủ yếu được hình thành trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước. Xu hướng này phần nào xuất phát từ tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các tổng công ty nhà nước và phù hợp với quy luật vận hành của nền KTTT, nhất là trong bối cảnh HNKTQT, dưới tác động mạnh mẽ của TCH. Cho đến cuối năm 2007 nước ta có 8 TĐKTNN, 18 tổng công ty 91 và 73 tổng công ty 90 mang dáng dấp các TĐKT quốc doanh hoặc công ty mẹ - công ty con. Toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số các DNNN khi đó. Đến nay, cả nước có 12 TĐKT lớn, khoảng 1.207 DNNN là công ty TNHH một thành viên và 1.900 doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần chi phối. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, DNNN tạo ra 25% - 27% doanh thu hàng năm của cả khu vực doanh nghiệp Việt Nam, tổng lợi nhuận trước thuế chiếm 35-40%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng

123

vốn kinh doanh của DNNN tăng từ 2,4% năm 2000 lên 4,3% năm 2007, 3,5% năm 2008 và 3,7% năm 2009. Hiện nay đang có xu thế đôn lên hoặc sáp nhập, hoặc tổ chức lại nhiều tổng công ty 90 và 91 để thành các TĐKT quốc doanh. Tái cấu trúc các DNNN đang là một quá trình tất yếu ở Việt Nam hiện nay để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như NLCT của các DNNN trong bối cảnh kinh tế mới của thế giới cũng như trong điều kiện mới của đất nước. Việc tăng cường đổi mới quản lý và nâng cao NLCT đối với các TĐKTNN nên bằng cách tiếp cận mới, mang tính thị trường phù hợp với xu thế HNKTQT mà trực tiếp là tham gia WTO, vì vậy cần có những giải pháp cụ thể:

Một là, yêu cầu các TĐKTNN hiện có phải lập báo cáo tổng kết đánh giá quá trình hoạt động vừa qua của tập đoàn và trình Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan xem xét. Sau đó, căn cứ vào các bất cập, nguyên nhân đã được phát hiện, cần tiến hành ra soát, sổ sung, chỉnh sửa các quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn theo hướng nhằm khắc phục tất cả những gì có thể được về những bất cập, nguyên nhân đã làm rõ của tập đoàn.

Hai là, yêu cầu các TĐKTNN xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của mình (có thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050) và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Chiến lược của tập đoàn phải được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược phát triển KT – XH của cả nước, các vùng miền, địa phương liên quan cũng như chiến lược và quy hoạch phát triển của các ngành liên quan. Tập đoàn sẽ phải nghiêm chỉnh thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đã được phê duyệt đó, chỉ khi nào có biến động lớn thì mới được đề nghị Chính phủ điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Đây vừa là giải pháp đảm bảo tăng cường sự tự chủ, năng động, tự chịu trách nhiệm của các tập đoàn, xóa bỏ cơ chế xin cho, đồng thời cũng là cách để Chính phủ và các bộ ngành

124

liên quan quản lý các tập đoàn theo định hướng, mục tiêu đã đề ra, tránh các hiện tượng đầu tư ngoài ngành một cách tràn lan như thời gian vừa qua.

Ba là, rà soát các chế độ, chính sách hiện hành đối với các TĐKTNN nói riêng và các ngành nói chung trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và KTTT có sự hội nhập, TCH để làm rõ những bất cập ảnh hưởng xấu hoặc gây cản trở cho hoạt động của các TĐKTNN. TRên cơ sở đó bổ sung, thay thế, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách cho phù hợp, nhất là với điều kiện hội nhập và TCH, nhằm khuyến khích các TĐKTNN hướng tới các mục tiêu KT – XH quan trọng của đất nước trong từng giai đoạn.

Bốn là, xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành cho các TĐKTNN. Có thể nói rằng cho đến nay, đào tạo về quản trị điều hành doanh nghiệp nói chung và TĐKTNN nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các chương trình đào tạo đã có vẫn còn mang nặng tính lý thuyết và xem nhẹ phần thực tiễn. Giải pháp trước mắt là thiết lập các chương trình liên kết với nước ngoài trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành TĐKTNN, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị một cách toàn diện, đủ năng lực.

Năm là, bản thân các TĐKTNN cần có chiến lược kinh doanh riêng biệt xác định rõ mục tiêu, định hướng, lộ trình và các giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc thù của ngành nghề hoạt động trong từng giai đoạn; tập trung đầu tư vào lĩnh vực trọng yếu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải không hiệu quả.

3.2.2.3. Đẩy mạnh CPH DNNN

CPH DNNN là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách và tái cấu trúc DNNN, là một nội dung mà chúng ta đã cam kết thực hiện trong điều khoản WTO. Đẩy mạnh CPH DNNN cho tới nay đã thực sự trở thành một trong những thách thức phải vượt qua. Bởi vì, làm thế nào để việc

125

thực hiện CPH các DNNN không gây ra những tiêu cực trong kiểm kê và định giá tài sản, thẩm định tổng lượng vốn của doanh nghiệp, đánh giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, định mức cổ phiếu và thu hút đông đảo công nhân tham gia cổ phần. Do đó cần tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát và phát huy được vai trò làm chủ của công nhân để ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.

Theo nhận định từ Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DNNN, cho đến nay vẫn còn một số hạn chế cơ bản cần phải khắc phục trong công tác CPH. Để thực hiện tốt hơn công tác CPH, khai thác, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, của các nhà đầu tư nước ngoài khi chúng ta gia nhập WTO, đồng thời nâng cao NLCT cho các DNNN, cần thực hiện nghiêm túc một số giải pháp như:

 Đẩy mạnh hơn nữa CPH DNNN, coi CPH là giải pháp quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của DNNN. Đối tượng CPH là những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, kể cả một số tổng công ty và DNNN lớn trong ngành, lĩnh vực quan trọng. Mở rộng diện các DNNN cần CPH, triển khai việc CPH Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với tổng công ty và DNNN quy mô theo tinh thần Nghị quyết TW9, khóa IX.

 Hoàn thiện thể chế, chính sách CPH, tạo lập môi trường pháp lý để khuyến khích, thúc đẩy CPH và đa dạng hóa hình thức sở hữu. Cơ chế và phương pháp định giá doanh nghiệp khoa học, hợp lý, thực hiện định giá qua các tổ chức chuyên nghiệp đủ uy tín, năng lực đảm bảo thực hiện nguyên tắc thị trường. Đẩy mạnh công khai việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo phương thức đấu giá để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý…

126

 Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Nhà nước tại các công ty cổ phần, tiêu chuẩn người trực tiếp quản lý phần vốn của Nhà nước; làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức cơ sở của Đảng – Hội đồng quản trị - Giám đốc doanh nghiệp trong công ty cổ phần, đặc biệt là về vấn đề tổ chức cán bộ.

 Tổng kết và phổ biến kịp thời kinh nghiệm công tác CPH. Trên cơ sở đó có những điều chỉnh kịp thời về môi trường pháp lý, kiện toàn công tác tổ chức và đưa ra các quyết sách lớn trong quá trình chỉ đạo CPH.

 Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp và đổi mới DNNN theo các Nghị quyết TW3 và 9 khóa IX, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình HNKTQT.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam ( FULL) (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)